label

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

HỐI HẬN NÊN LẠI ĐI (28.9.2014 – Chúa nhật 26 Thường niên, Năm A)

HỐI HẬN NÊN LẠI ĐI
Lời Chúa: Mt 21, 28-32
Một hôm, Ðức Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho”. Nó đáp: “Con không muốn đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây!” nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?” Họ trả lời: “Người thứ nhất”. Ðức Giêsu nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy”.
Suy nim:
“Người thu thuế và gái điếm vào Nước Trời trước các ông.”
Lời nói của Ðức Giêsu như một trái bom nổ
trước mặt các thượng tế, kinh sư, pharisêu,
những người đáng kính vì đạo đức và học thức,
những người đáng trọng vì chức vụ.
Làm sao những người hư hỏng và tội lỗi
lại có thể qua mặt các bậc đáng kính như vậy?
Ðức Giêsu đã soi sáng trước bằng một dụ ngôn.
Người cha sai hai đứa con đi làm vườn nho.
Ðứa con thứ nhận lời, nhưng sau lại không đi làm.
Ðứa con cả từ chối, sau hối hận nên lại đi.
Con thứ tượng trưng cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo.
Họ tuyên bố mình sống nghiêm chỉnh theo Lề Luật.
Tiếc thay chính sự đạo đức của họ
lại làm cho họ tự mãn và khép kín
đến nỗi không thể tin vào Ðức Giêsu
và đón lấy Ngài như quà tặng bất ngờ của Thiên Chúa.
Ðứa con cả tượng trưng cho những người tội lỗi,
những người bị đặt bên lề xã hội và tôn giáo.
Ðời sống của họ là một sự nhơ nhuốc đáng buồn.
Nhưng chính tội lỗi đã làm cho họ khiêm tốn
và dễ dàng hoán cải trước lời mời của Gioan.
Rốt cuộc, họ lại là những người tin vào Ðức Giêsu
và gặp được ơn cứu độ trước nhiều người khác.
Ði làm hay không đi làm vườn nho
đồng nghĩa với tin hay không tin vào Ðức Giêsu.
Niềm tin có khả năng biến đổi cuộc sống.
Niềm tin thực sự luôn chuyển thành hành động.
“Chúng tôi phải làm gì, dân chúng hỏi Ðức Giêsu,
để được gọi là làm việc của Thiên Chúa?”
“Làm việc của Thiên Chúa là tin vào Ðấng Ngài sai đến”
Ðó là câu trả lời của Ðức Giêsu (Ga 6,28-29).
Tin là một việc làm, một dấn thân nghiêm túc.
Niềm tin vào Ðức Giêsu
đòi hỏi một sự hoán cải và từ bỏ.
Giới lãnh đạo Do Thái Giáo sợ tin vào Ðức Giêsu.
Họ sợ mất chỗ đứng và quyền lợi,
sợ phải thay đổi quan niệm của họ về Thiên Chúa.
Kitô giáo là tôn giáo của lòng tin.
Lòng tin bên trong phải được biểu lộ ra bên ngoài:
“Ðức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17).
Lòng tin không phải chỉ là một tuyên xưng ngoài miệng
nhưng là một tuyên xưng bằng cuộc sống:
“Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa,
là sẽ được vào Nước Trời,
nhưng là kẻ làm ý Cha Thầy” (Mt 7,21).
Tôi phải tránh lối giữ đạo hình thức:
có tiếng là Kitô hữu, nhưng lại không thuộc về Ðức Kitô,
bởi có một khoảng cách rất xa
giữa điều tôi tuyên xưng và điều tôi sống.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.

Chúng con ngỡ ngàng
khi thấy Chúa là Đấng vô tội
mà lại đứng chung với các tội nhân,
chờ Gioan ban phép Rửa.

Chúa đã muốn nên bạn đồng hành
với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.

Xin cho chúng con biết thường xuyên điều chỉnh
lối nghĩ và lối sống của mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo tưởng,
thành thật để khỏi tự dối mình.

Ước gì Chúa ban cho chúng con ơn hoán cải,
dám đi đến những hành động cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con
niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và được yêu mến.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Biểu tượng chính thức chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Philippines


Biểu tượng chính thức chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Philippines
WHĐ (26.09.2014) – Biểu tượng chính thức chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Philippines (từ ngày 15 đến 19-01-2015) đã được công bố.Biểu tượng có ba màu xanh, đỏ và vàng, là những màu của quốc kỳ Philippines,tượng trưng cho đất nước và dân tộc này.
Philippines mệnh danh là viên ngọc của biển Đông”, được thể hiện bằng vòng tròn màu vàngThập giá màu trắng tượng trưng cho đức tin Kitô giáo.
Chủ đề được chọn cho chuyến viếng tông du của Đức Thánh ChaThương xót và nhân từ, được thể hiện bằng hai vòng tròn màu đỏ  màu xanh.
Hai vòng tròn xanh và đỏ ôm lấy vòng tròn màu vàng, tượng trưng cho vòng tay thương xót và nhân từ của Đức Thánh Cha.
Chỉ còn gần bốn tháng nữa sẽ diễn ra chuyến tông du của Đức Thánh ChaPhanxicô; thông tin chi tiết về chuyến tông du này được đăng tải trên trang webchính thứchttp://papalvisit.ph
(Rome Reports)

Minh Đức

Tòa Thánh kêu gọi chống khủng bố

Tòa Thánh kêu gọi chống khủng bố trong sự tôn trọng luật pháp





NEW YORK. Tòa Thánh kêu gọi thực thi các hoạt động chống khủng bố trong sự tôn trọng các giới hạn luân lý và luật pháp, đồng thời tìm cách bài trừ tận gốc rễ nạn khủng bố.

Lập trường trên đây được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trình bày tại Hội đồng bảo an LHQ hôm 24-9-2014, trong cuộc thảo luận về các chiến binh khủng bố ngoại quốc, liên quan tới vấn đề ”Những đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế do các vụ khủng bố gây nên”.

ĐHY Parolin xác quyết rằng các quốc gia phải cùng nhau chu toàn nghĩa vụ tiên quyết là bảo vệ những người bị bạo lực đe dọa và những vụ trực tiếp tấn công phẩm giá con người. Ngài nhắc lại lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã nói sau vụ khủng bố ngày 11-9 năm 2001 tại Mỹ, theo đó ”Quyền bảo vệ các quốc gia và dân tộc chống lại những hành vi khủng bố không cho phép sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực, nhưng đúng hơn ”quyền đó phải được thực thi trong sự tôn trọng các giới hạn luân lý và luật pháp khi tôn trong các mục đích và phương tiện. Kẻ có tội phải được xác định rõ, vì tội phạm gian ác luôn có tính chất bản thân và không thể nới rộng cho cả một quốc gia, một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo mà những khủng bố là có thể là phần tử”.

ĐHY Quốc vụ khanh nói thêm rằng: ”Sự cộng tác quốc tế cũng phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa tạo nên nạn khủng bố quốc tế. Trong thực tế, thách đố khủng bố hiện nay có một yếu tố mạnh mẽ về mặt văn hóa xã hội. Những người trẻ ra nước ngoài gia nhập các tổ chức khủng bố thường xuất thân từ những gia đình di dân nghèo, họ thất vọng vì cảm thấy như một tình trạng bị gạt bỏ, và thiếu sự hội nhập, thiếu các giá trị trong một số xã hội. Cùng với những phương tiện luật pháp và tài nguyên để ngăn cản các công dân của mình khỏi trở thành những chiến binh khủng bố, các chính quyền cũng cần phải làm việc với xã hội dân sự để giải quyết những vấn đề của cộng đồng có nguy cơ vị cực đoan hóa và bị tuyển mộ, để giúp họ hội nhập thỏa đáng vào xã hội”.

Trong bài tham luận, ĐHY Parolin cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của những người có tín ngưỡng, phải lên án những kẻ lợi dụng tín ngưỡng để biện minh cho bạo lực. Như ĐGH Phanxicô đã nói trong cuộc viếng thăm mới đây tại Albani: ”Đừng ai coi mình là khiên thuẫn của Thiên Chúa trong khi đề ra kế hoạch và thi hành những hành vi bạo lực và đàn áp! Ước gì đừng ai lạm dụng tôn giáo như cái cớ để thực thi những hành động chống lại phẩm giá con người và chống lại các quyền căn bản của mỗi người nam nữ, nhất là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của mỗi người”. (SD 25-9-2014)

Trong phiên nhóm hôm 24-9-2014, Hội đồng bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết có tính cách bắt buộc, đòi các nước thành viên phải ngăn chặn các công dân của mình, không được gia nhập các nhóm thánh chiến thuộc Nhà Nước Hồi giáo ở Irak và Siria.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã chủ tọa khóa họp. Ông kêu gọi các chính phủ hãy hết sức cố gắng ngăn chặn việc tuyển mộ và tài trợ các dân quân khủng bố Hồi giáo, đồng thời ông kêu gọi thiết lập một chiến dịch hoàn cầu nhắm phá vỡ phong trào khủng bố.

Nghị quyết trên đây đã được tất cả các nước thành viên Hội đồng bảo an LHQ thông qua.

Từ tháng trước Hoa Kỳ đã mở các cuộc không tập chống lại Nhà Nước Hồi giáo ở Irak và từ đêm 23-9-2014 trở đi, các cuộc oanh kích này cũng được thực hiện tại Siria với sự tham dự của 5 nước Arập. Theo tin từ Siria, các cuộc dội bom trong hai đêm đó đã làm cho ít nhất 14 chiến binh Hồi giáo và 5 thường dân bị thiệt mạng. Một nhà máy lọc dầu của Siria nằm trong tay các dân quân hồi giáo cũng bị oanh kích. Nhà máy này mang lại lợi nhuận mỗi ngày 2 triệu Mỹ kim cho Nhà Nước Hồi giáo (Asia News 25-9-2014)

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Albania là mẫu gương của sự chung sống hòa bình

 Albania là mẫu gương của sự chung sống hòa bình và cộng tác giữa tín hữu các tôn giáo khác nhau



Albania, vùng đất của các vị tử đạo, là mẫu gương của sự chung sống hòa bình và cộng tác giữa tín hữu các tôn giáo khác nhau.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hằng tuần với Đức Thánh Cha Phanxicô tại quảng trường thánh Phêrô ngày 24-9-2014. Trong các đoàn hành hương cũng có đoàn hành hương 37 tín hữu Canada do cha Trần Trung Dung dòng Đa Minh hướng dẫn và một số tín hữu đến từ các nước Âu châu.

Như quý vị đã biết Đức Thánh Cha Phanxicô mới công dụ mục vụ tại Albania hôm Chúa Nhật 21-9-2014, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với mọi người một số cảm tưởng của ngài. Đức Thánh Cha cảm tạ Thiên Chúa đã cho ngài viếng thăm dân nước Albania để biểu lộ sự gần gũi của ngài và của toàn thể Giáo Hội. Ngài cám ơn Hội Đồng Giám Mục Albania, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các giới chức đạo đời và tất cả những ai đã cộng tác vào việc tổ chức chuyến viếng thăm để mọi sự xảy ra tốt đẹp. Đề cập đến lý do chuyến viếng thăm Đức Thánh Cha nói:

Chuyến viếng thăm đã nảy sinh từ ước muốn đi đến một nước đang sống một kinh nghiệm chung sống hòa bình giữa các thành phần tôn giáo khác nhau, sau khi đã bị đàn áp lâu dài bởi một chế độ vô thần và vô nhân. Đối với tôi xem ra là điều quan trọng khích lệ dân nước Albania trên con đường này, để nó kiên trì tiếp tục con đường đó và đào sâu mọi mặt cho thiện ích chung. Vì vậy trung tâm điểm của chuyến viếng thăm đã là cuộc gặp gỡ liên tôn, nơi đó tôi đã có thể hài lòng nhận thấy rằng sự chung sống hòa bình và phong phú giữa những người thuộc các tôn giáo khác nhau không phải chỉ là điều đáng cầu chúc, nhưng một cách cụ thể là điều khả thể và làm được. Đây là một cuộc đối thoại đích thật và phong phú, khước từ chủ trương tương đối và chú ý tới căn tính của từng người. Thật thế, điều chung cho các biểu lộ tôn giáo khác nhau là con đường cuộc sống, thiện chí thực thi sự thiện cho tha nhân, mà không từ chối và giảm thiểu các căn tính của mình.

Cuộc gặp gỡ với các linh mục, các người sống đời thánh hiến, các chủng sinh và các phong trào giáo dân đã là dịp đặc biệt cảm động để tưởng niệm và nhớ ơn nhiều vị tử đạo của đức tin. Nhờ sự hiện diện của vài người cao niên đã sống trên da thịt mình các bách hại kinh khủng, được vang vọng lên đức tin của biết bao chứng nhân anh dũng của quá khứ, là những người đã theo Chúa Kitô cho tới các hậu quả tột cùng. Chính từ sự kết hiệp thân tình này với Chúa Giêsu, từ tương quan tình yêu với Người đã nảy sinh ra sức mạnh đối với họ cũng như đối với mọi vị tử đạo, giúp đương đầu với các biến cố đớn đau dẫn đưa họ tới chỗ tử đạo. Cả ngày nay cũng như hôm qua, sức mạnh của Giáo Hội không đến từ các khả năng tổ chức hay từ các cơ cấu, tuy đây cũng là những điều cần thiết. Sức mạnh của chúng ta là tình yêu của Chúa Kitô! Một sức mạnh nâng đỡ chúng ta trong những lúc khó khăn, và gợi hứng cho hoạt động tông đồ để cống hiến cho tất cả mọi người lòng tốt, sự tha thứ, và như thế chứng minh cho thấy lòng xót thương của Thiên Chúa.

Khi đi dọc con đường chính từ phi trường dẫn đến quảng trường trung ương thành phố Tirana, tôi đã có thể nhận ra chân dung của 40 linh mục đã bị sát hại trong thời độc tài cộng sản và hiện đang có án phong chân phước cho các vị. Đức Thánh Cha nói về các linh mục ấy như sau:

Các vị thêm vào con số hàng trăm tu sĩ, tín hữu kitô và hồi giáo đã bị ám sát, tra tấn, bỏ tù và đầy ải chỉ vì đã tin nơi Thiên Chúa. Đó là các năm đen tối, trong đó tự do tôn giáo đã bị san bằng, và việc tin nơi Thiên Chúa bị cấm ngặt; hàng ngàn nhà thờ Kitô và đền thờ hồi giáo đã bị phá hủy, biến thành các nhà kho và phòng chiếu bóng quảng bá ý thức hệ mác xít; các sách tôn giáo bị đốt, và người ta cấm các cha mẹ đặt các tên tôn giáo của cha ông cho con cái. Kỷ niệm các biến cố thê thảm này là điều nòng cốt đối với tương lai của một dân tộc. Ký ức về các vị tử đạo đã kháng cự trong niềm tin bảo đảm cho số phận của dân nước Albania; bởi vì máu đã không đổ ra vô ích, nhưng là một hạt giống sẽ đem lại hoa trái hòa bình và cộng tác huynh đệ.

Thật thế, ngày nay Albania không chỉ là một thí dụ sự tái sinh của Giáo Hội, nhưng cũng là gương mẫu của sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo nữa. Vì thế các vị tử đạo đã không phải là những kẻ bại trận, nhưng là những người chiến thắng: trong chứng tá anh hùng của họ rạng ngời lên quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn an ủi dân Người, bằng cách mở ra các con đường mới và các chân trời của niềm hy vọng.

Sứ điệp hy vọng này, dựa trên niềm tin nơi Chúa Kitô và trên ký ức của quá khứ, tôi đã tín thác cho toàn dân Albania, mà tôi thấy hứng khởi và tươi vui trong các nơi gặp gỡ và các buổi cử hành, cũng như trên đường phố thủ đô Tirana. Tôi đã khích lệ mọi người kín múc các năng lực luôn mới mẻ từ Chúa Phục Sinh, để có thể là men Tin Mừng trong xã hội và dấn thân như đã xảy ra, trong các sinh hoạt bác ái và giáo dục.

Một lần nữa tôi xin cảm ơn Chúa vì với chuyến viếng thăm này Người đã cho tôi gặp một dân tộc can đảm và mạnh mẽ, đã không để cho mình bị khổ đau bẻ gẫy. Tôi tái mời gọi các anh chị em Albani can đảm làm việc thiện để xây dựng hiện tại và tương lai cho đất nước và cho Âu châu. Tôi tín thác các hoa trái chuyến viếng thăm của tôi cho Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành được tôn kính tại Đền thánh Scutari, để Mẹ tiếp tục hướng dẫn con đường của dân tộc tử đạo này. Ước chi kinh nghiệm khó khăn của qúa khứ luôn đâm rễ sâu trong việc rộng mở cho tha nhân, đặc biệt cho các người yếu đuối nhất, và khiến cho nó trở thành tác nhân của năng động bác ái cần thiết trong bối cảnh xã hội văn hóa hiện nay.

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương Tây Âu và Bắc Mỹ cũng như các nhóm tín hữu đến từ Á châu như Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, hay từ Phi châu như Kenya, hoặc từ châu Mỹ Latinh như Porto Ricco, Mêhicô, Ecuador, El Salvador, Costa Rica, Uruguay, Argentina, Brasil.

Chào các tín hữu đến từ vùng Trung Đông ngài khích lệ họ luôn là các chứng nhân đích thực của Chúa Kitô và của sự thật, của hòa giải và sự hiệp nhất, chứng nhân của công lý, hòa bình và tình bác ái.

Nhắc tới các nạn nhân bệnh dịch Ebola tại nhiều nước Phi châu ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho họ. Ngài cũng cầu mong cộng đồng quốc tế trợ giúp người dân các nước này để làm vơi dịu các nỗi khổ đau của họ. Ngài đã cùng mọi người đọc một Kinh Kính Mừng cầu nguyện cho các anh chị em này.

Trong các nhóm nói tiếng Ý ngài chào các Tiểu Đệ Chúa Giêsu và các Thừa sai Đức Tin đang họp tổng tu nghị tai Roma, cũng như các tham dự viên Khóa đào tạo do Trung tâm linh hoạt truyền giáo tổ chức và các thành viên của Phong trào Cho một thế giới mới.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết thứ ba vừa qua Giáo Hội kính nhớ thánh Giáo Hoàng Lino. Ngài đã sống trong thời có các cuộc bách hại gắt gao các kitô hữu. Ngài cầu chúc gương yêu thương Giáo Hội của thánh nhân linh hứng cho cuộc sống tinh thần của từng người, giúp tập can đảm đương đầu với các lúc khó khăn thử thách, xác tín rằng Chúa không bao giờ để cho con cái Người thiếu sự đỡ nâng và ơn thánh.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Đức Thánh Cha lên án lạm dụng danh Thiên Chúa để giết người

Đức Thánh Cha lên án lạm dụng danh Thiên Chúa để giết người





TIRANA. ĐTC Phanxicô mạnh mẽ lên án những kẻ lạm dụng danh Thiên Chúa để giết người và gọi đó là hành động phạm thánh trầm trọng nhất.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo ở Albani tại trụ sở Đại Học Công Giáo ”Đức Bà chỉ bảo đàng lành”, ở Tirana, thủ đô Albani, chiều chúa nhật 21-9-2014.

Tham dự cuộc gặp gỡ có 6 Cộng đoàn tôn giáo chính ở Albani, gồm Hồi giáo, Huynh đoàn Hồi giáo Bektashi, Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành và Do thái giáo. Mỗi vị lãnh đạo có 3, 4 người tháp tùng. Ngoài ra có các GM Công Giáo Albani và các vị trong đoàn tùy tùng của ĐTC.

Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, ĐTC bày tỏ lòng tôn trọng sâu xa đối với các vị lãnh đạo và các cộng đồng tôn giáo ở Albani. Ngài nhắc đến lời ĐTC Gioan Phaolô 2 đã nói khi viếng thăm Albani hồi năm 1993: ”Tự do tôn giáo là một thành trì chống lại mọi chế độ độc đoán và là một đóng góp quyết định cho tình huynh đệ của nhân loại.. Tự do tôn giáo chân thực tránh mọi cám dỗ có thái độ bất bao dung và phe phái, trái lại, thăng tiến những thái độ đối thoại tôn trọng và xây dựng” (Sứ điệp gửi quốc dân Albani ngày 25-4-1993).

ĐTC nói: ”Chúng ta không thể không nhìn nhận rằng sự bất bao dung đối với những ngừơi có xác tín tôn giáo khác với xác tín của mình là một kẻ thù nguy hiểm, ngày nay đang biểu lộ tại nhiều miền trên thế giới. Trong tư cách là tín hữu, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác để tôn giáo và luân lý đạo đức mà chúng ta đang sống với xác tín và hăng say làm chứng luôn được biểu lộ qua những thái độ xứng đáng với mầu nhiệm mà chúng ta muốn tôn kính, quyết liệt loại bỏ - như điều không chân thật, vì không xứng đáng với Thiên Chúa và con người, - tất cả mọi hình thức lạm dụng tôn giáo một cách sai trái. Tôn giáo chân chính là nguồn an bình chứ không phải là nguồn sinh ra bạo lực! Không ai có thể sử dụng danh Thiên Chúa để phạm những hành vi bạo lực! Giết người nhân danh Thiên Chúa là một tội phạm thánh trầm trọng! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là điều vô nhân đạo”. ĐTC nói đến hai thái độ đặc biệt hữu ích để thăng tiến quyền tự do căn bản là tự do tôn giáo:

”Thứ nhất là nhìn nơi mỗi người nam nữ, kể cả những người không thuộc truyền thống tôn giáo của mình, không phải như những người cạnh tranh, và càng không phải là kẻ thù, nhưng như những anh chị em. Ai chắc chắn về xác tín tôn giáo của mình thì không cần phải áp đặt, tạo sức ép trên người khác: họ biết rằng chân lý có sức mạnh riêng lan tỏa ra. Xét cho cùng tất cả chúng ta là những người lữ hành trên mặt đất này, và trong hành trình của chúng ta, trong khi chúng ta khao khát sự thật và vĩnh cửu, chúng ta không sống như những thực tại độc lập và tự mãn, và càng không phải như những cá nhân hoặc nhóm quốc gia, văn hóa và tôn giáo, nhưng chúng ta lệ thuộc nhau, chúng ta được ủy thác cho sự chăm sóc của nhau. Mỗi truyền thống tôn giáo, từ bên trong của mình, phải làm sao để ý đến sự hiện hữu của người khác.

”Thái độ thứ hai là dấn thân bênh vực công ích. Mỗi lần sự gắn bó với truyền thống tôn giáo của mình làm nảy mầm một sự phục vụ xác tín hơn, quảng đại hơn, vô vị lợi hơn cho toàn thể xã hội, thì có một sự thực thi đích thực và phát huy tự do tôn giáo. Như thế tự do này không phải chỉ là một không gian tự lập được đòi hỏi một cách chính đáng, nhưng như một tiềm năng làm cho gia đình nhân loại được phong phú nhờ sự dần dần thực thi tự do tôn giáo. Càng phục vụ tha nhân, ta càng tự do! Chúng ta hãy nhìn chung quanh: bao nhiêu nhu cầu của người nghèo, xã hội chúng ta còn phải tìm ra những con đường tiến tới công bằng xã hội rộng lớn hơn, hướng tới sự phát triển kinh tế bao gồm mọi người! Tâm hồn con người cần phải để ý đến ý nghĩa sâu xa của những kinh nghiệm cuộc sống và phục hồi hy vọng dường nào! Trong lãnh vực hoạt động này, những người nam nữ được hướng dẫn nhờ các giá trị thuộc truyền thống tôn giáo của mình có thể cống hiến quan trọng, một sự đóng góp không thể thay thế được. Đây là môi trường đặc biệt phong phú cho việc đối thoại liên tôn.

Sau cùng, ĐTC còn nhấn mạnh nguyên tắc: ”không thể đối thoại nếu không khởi hành từ chính căn tính của mình. Không có căn tính thì không thể có đối thoại. Chẳng vậy đó chỉ là một thứ đối thoại ảo tưởng, đối thoại trên không khí, chẳng mang lại ích lợi gì. Mỗi người chúng ta có căn tính tôn giáo và phải trung thành với căn tính ấy.”

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô khóc công khai

Lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô khóc công khai



TIRANA. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm động đến rơi lệ khi nghe chứng từ của 1 LM Albani đã bị kết án tử hình và của một nữ tu tại nước này.

Chiều chúa nhật 22-9-2014, trong chuyến viếng thăm mục vụ ”chớp nhoáng” từ sáng tới chiều ở Albani, ĐTC đã chủ sự buổi hát kinh chiều tại Nhà thờ chính tòa thủ đô Tirana với 7 GM Albani, cùng với khoảng 150 LM, 400 tu sĩ nam nữ và các chủng sinh, các thành viên phong trào giáo dân.

Sau lời chào của Đức TGM sở tại, Rrok Mirdita, một linh mục và một nữ tu đã kể lại những gian khổ đã chịu trong thời kỳ bị bách hại.

Trước tiên là Cha Ernest Simoni, 84 tuổi, từng bị kết án tử hình, nhưng rồi được biến cải thành 27 năm lao động khổ sai trong các trại khác nhau. Cha bị nhà nước cộng sản bắt giam từ lễ giáng sinh năm 1963, kết án tử hình vì đã cử hành 3 lễ cầu nguyện cho Tổng thống Kennedy của Mỹ bị ám sát chết 1 tháng trước đó. Cha bị tra tấn và đối xử vô nhân đạo. Sau đó, án tử hình được biến cải thành 18 năm tù, trong đó có nhiều năm lao động khổ sai, và sau khi được trả tự do một thời gian, cha bị bắt trở lại, tổng cộng là 27 năm tù đày.

Trong thời gian đó, cha vẫn cử hành thánh lễ thuộc lòng bằng tiếng la tinh, cũng vậy con đã giải tội và bí mật phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.

Khi cha Simoni dứt lời, ĐTC đã tiến đến ôm vị linh mục thật lâu và khóc vì cảm động.
Chứng từ thứ hai được nữ tu Marije Kaleta, 85 tuổi, thuộc dòng Dấu Thánh Chúa Kitô, có chú là Cha Ndoc Suma, một linh mục đã chịu đau khổ nhiều năm trời trong cảnh tù ngục và lao động khổ sai. Ngày nay đang được giáo hội tiến hành án phong chân phước.
Sau 7 năm tu dòng, chị Kaleta phải hồi tục vì tu viện bị nhà nước đóng cửa. Nhưng chị vẫn âm thầm rửa tội cho các trẻ em, mang Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân. Chị kể:

”Hôm ấy con đi làm từ hợp tác xã trở về nhà. Dọc đường con nghe có tiếng người gọi con. Một phụ nữ chạy đến và xin con rửa tội rửa tội cho đứa con bà đang bồng trên tay. Con sợ vì biết đó là vợ một cán bộ cộng sản, con nói với bà ta là ”tôi không có gì để rửa tội”, vì bấy giờ chúng con đang ở trên đường. Nhưng bà rất tha thiết và nói với con rằng ở kênh gần đó có nước. Nhưng con nói với bà ấy là ”tôi không có gì để kín nước”. Nhưng bà ta cứ nài nỉ xin con rửa tội cho đứa con gái của bà. Sau khi thấy niềm tin của bà như thế, con cởi một cái dầy bằng plastic của con, để kín nước từ con kênh và rửa tội con đứa bé gái. Ngoài ra, nhờ quen biết các linh mục, con được may mắn giữ Mình Thánh Chúa trong tủ nhỏ ở nhà con, và con mang Mình Thánh cho các bệnh nhân và những người sắp qua đời.”

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

TÔI ĐÂU CÓ BẤT CÔNG (21.9.2014 – Chúa nhật 25 Thường niên, Năm A)

TÔI ĐÂU CÓ BẤT CÔNG
Lời Chúa: Mt 20, 1-16a
Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ dụ ngôn này: “Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho!” Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất”. Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”. Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?” Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.
Suy nim:
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15),
chúng ta đã từng thấy thái độ của người con cả
nổi giận không chịu vào nhà,
vì anh thấy cha tỏ ra quá bao dung
đối với đứa em hư đốn,
chẳng những cha tha thứ mà còn mở đại tiệc ăn mừng,
“Ðã bao năm con hầu hạ cha… thế mà chưa bao giờ…
còn thằng con của cha đó... Vậy mà...”
Anh thấy mình bị cha đối xử bất công !
Trong dụ ngôn trên đây, người làm sớm cũng cằn nhằn
vì ông chủ trả hậu hĩ cho người mới làm một tiếng.
Cả hai dụ ngôn đều phản ánh một căng thẳng có thực
do việc Ðức Giêsu thường giao du với tội nhân.
Ngài quý trọng từng con chiên lạc,
đem đến cho họ niềm vui sống và sự tự tin.
Ngài mời họ hoán cải và hứa ban cho họ Nước Trời.
Như thế, rốt cuộc những người Do Thái tội lỗi
cũng được hưởng hạnh phúc như các ông Pharisêu
suốt đời tuân giữ chi li Lề Luật.
Người Pharisêu bị sốc vì thái độ của Ðức Giêsu.
Họ cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Khi nhìn thái độ bực bội của người làm từ sớm,
chúng ta hiểu được thế nào là ghen tỵ.
Người làm sớm cằn nhằn ông chủ vườn nho
không phải vì ông đã đối xử bất công đối với họ
(họ vẫn được trả đủ tiền lương mà),
nhưng vì ông đã trả cho người làm sau
ngang hàng với họ, là những kẻ vất vả suốt ngày.
Nếu ông trả cho người làm sau ít hơn,
chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu.
Người ghen tỵ không vui được với người vui
vì họ không biết yêu thương.
Họ coi người kia là kẻ thù, chứ không phải là bạn,
nên sự thành công của ai đó trở thành mối đe dọa.
Ðức Giêsu mời chúng ta đổi cái nhìn về Thiên Chúa.
Ngài công bình, nhưng không cứng nhắc trong luật lệ.
Ngài có trái tim để tự do yêu,
có lòng tốt để bất ngờ trao tặng,
Thiên Chúa là Thiên Chúa của người trộm lành,
là chủ của người thợ chỉ làm có một tiếng.
Thiên Chúa công bình lại là người cha đầy yêu thương.
Ðức Giêsu cũng mời ta đổi cái nhìn về tha nhân,
bớt tự hào về mình, thêm trân trọng người khác,
phá bỏ những hàng rào của nhỏ mọn, ghen tương.
Ðến khi nào người con cả mới chịu vào nhà
để niềm vui của cha, của em là của anh?
Ðến khi nào người làm từ sáng sớm
biết chia vui cùng người mới làm buổi chiều?
Ðến khi nào tôi mới thật sự vui với người kế bên
chỉ vì người ấy là bạn tôi?
Cầu nguyn:

Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.

Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.

Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.

Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Đức Thánh Cha Phanxicô đến Albania, một đất nước đa tôn giáo


Biểu tượng và châm ngôn chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Albania: “Có Thiên Chúa - niềm cậy trông không bao giờ thất vọng”
Đức Thánh Cha Phanxicô đến Albania, một đất nước đa tôn giáo
WHĐ (20.09.2014) – Để gặp Đức giáo hoàng Phanxicô ở châu Âuđừng đến Paris, London hayBerlin nhưng trước hết… hãy đến Tiranathủ đô của Albania. Đây là một đất nước, sau rất nhiều thống khổ vì một chế độ vô thần tàn khốc, đã phát triển cuộc chung sống hài hòa giữa các tôn giáochính Đức Thánh Cha đã nói tóm tắt như trên khi kết thúc buổi tiếp kiến ​​chung hôm thứ Tư 17-09, như để giải thích lý do của sự lựa chọn Albania là quốc gia châu Âu đầu tiên bên ngoài Italia để thăm viếng; điều ấy không phải lúc nào cũng hiểu được, ngay cả ở Vatican.
Chuyến tông du này chỉ kéo dài một ngàyChúa nhật 21-09, sẽ đồng thời vừa hướng về quá khứ lẫn hiện tại của quốc gia nhỏ bé ở vùng Balkan này với đa số là người Hồi giáonhưng cũng có cả các cộng đồng Công giáo và Chính thốnggiáo.
Để đánh giá bầu khí tích cực, hài hòa, bình an giữa các tôn giáo này, như mô tả của cha Federico LombardiGiám đốc Phòng Báo chí Toà ThánhĐức Thánh Cha sẽ gặp tại Đại học Công giáo Tirana các vị lãnh đạo của sáu nhóm tôn giáo của AlbaniaSunniBektashi (một nhánh xuất phát từ phái Sufi của Hồi giáo), Chính thốngCông giáoTin Lành và Do TháiĐó sẽ là một sứ điệp cho các nơi khác trên thế giới, cha Lombardi nói về cuộc gặp gỡ quan trọngnày của chuyến tông du.
Các vị tử đạo của Giáo hội Albania bị bức hại trong chế độ Enver Hoxha người tuyên bố một hiến pháp vô thần– hẳnsẽ là trung tâm của lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha. Tại Tirana, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ ở quảng trường Mẹ Têrêsa (nơi đây cũng là sinh quán của Mẹ). 1.820 nhà thờ Chính thống và Công giáo đã bị phá hủy” vào giai đoạn nàyĐức Thánh Cha đã nhắc lại trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Vatican từ Seoul vào ngày 18-08.
Là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Albania vào năm 1993khi đất nước này vừa thoát khỏi chế độ độc tài, Đức Gioan Phaolô II đã giúp xây dựng lại một ngôi nhà thờ rất c kính đã bị san bằng.
Cũng rất quan tâm gần gũi với các vấn đề hiện nay của quốc gia này, trong số các quốc gia nghèo nhất của châu Âu,Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ kết thúc chuyến viếng thăm Albania bằng cuộc gặp gỡ các trẻ em mồ côi và người khuyết tật cùng với các nhà hữu trách các trung tâm bác ái của Albania, trước khi trở về Roma vào buổi tối cùng ngày.
Đang khi có nhiều tin đồn về các mối đe dọa của Hồi giáo nhắm vào vị giáo hoàng người Argentinacha Lombardinhắc lại rằng không có biện pháp tăng cường an ninh nào được tính đến​​. Đức Thánh Cha không chấp nhận việc không cho ngài tiếp xúc trực tiếp với đám đông và ngài sẽ di chuyển trên chiếc xe jeep không mui.

Chân dung các vị tử đạo trong chế độ Cộng sản
treo trên một đại lộ ở Tirana,
trong chuyến viếng thăm của Đức giáo hoàng đến Albania
(Ảnh: Gent Shkullaku/AFP)
(La Croix)