label

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

CHÚC MỪNG NGÂN KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐỨC TỔNG NGÔ QUANG KIỆT VÀ CHA SỞ MAI ĐỨC VƯỢNG

CHÚC MỪNG NGÂN KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐỨC TỔNG NGÔ QUANG KIỆT 
VÀ CHA SỞ MAI ĐỨC VƯỢNG


Kính dâng lẵng hoa chúc mừng
 
Ngày mai 31-05 mừng ngân khánh linh mục của Đức Tổng 
và Cha sở (1991-2016)
Giuse Ngô Quang Kiệt
Phêrô Mai Đức Vượng 


Toàn thể giáo dân Cần Xây xin chúc mừng Ngân khánh linh mục Đức Tổng và Cha Sở, nguyện xin Thiên chúa ban nhiều hồng ân và sức khỏe để Đức Tổng và cha sở hoàn thành sứ vụ chúa trao phó. 25 năm trôi qua trong sứ vụ linh mục với biết bao thăng trầm nhưng các ngài đã giữ vững và sẽ đi đền cùng đường. Chúng con sẽ cầu nguyện thật nhiều cho Đức Tổng và cha sở  trong thánh lễ ngày mai.
                                                            Giáo dân Cần xây
Hình ảnh thánh lễ mừng ngân khánh tại nhà thờ Cần Xây sáng 31/5/2016
Đại diện Hội đồng giáo xứ chúc mừng


Tặng hoa Đức cha kỷ niệm 2 năm chịu chức Giám Mục

Tặng hoa Cha sở



 

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Singapore

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Singapore


 
Vatican – Sáng nay, 28/5/2016, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến Tổng thống Singapore Tony Trần Khánh Viêm. Đây là lần đầu tiên một Đức Giáo hoàng tiếp kiến người đứng đầu nhà nước của quốc gia nhỏ bé này.
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, “trong cuộc thảo luận thân tình, những quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Singapore đã được nhắc đến, cũng như sự hợp tác giữa Giáo Hội và Nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục và xã hội”. Sau đó hai bên cũng chú ý đến những đề tài thời  sự quốc tế và các vấn đề liên quan đến tình hình chính trị trong khu vực, đề cập đặc biệt đến tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và liên văn hóa để thúc đẩy nhân quyền, sự ổn định, công lý và hòa bình ở Đông Nam Á.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, Tông thống Tony Trần cũng đã gặp Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và đức Giám mục Ngoại trưởng Paul Richards Gallagher. Đức Hồng Y Pietro Parolin đã viếng thăm Singapore vào tháng 8 năm ngoái trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày độc lập của nước này.
Đức Tổng Giám mục Singapore William Gore đã chào đón cuộc viếng thăm Italia và Vatican của Tổng thống Trần. Đức cha nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Sìgapore và Giáo hội, ngài nói: “Chính quyền Singapore thì thế tục nhưng mà không bị thế tục hóa vì họ hiểu tầm quan trọng của tôn giáo trong sự phát triển luân lý của nhân dân”. (Asia News 28/5/2016)
Hồng Thủy OP

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt

 
Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ mừng ngân khánh linh mục vào ngày 31 tháng 5 năm 2016 tới đây. Hiện nay Ngài đang sống tại Đan Viện Xitô, Nho Quan, Châu Sơn, Ninh Bình.
 
DTGM.jpg  
Đã từ lâu, Ngài ít xuất hiện trên các trang báo và đặc biệt Ngài không bao giờ hiện diện trong các dịp đại lễ. Ngài sống âm thầm tại Đan viện. Tuy âm thầm, nhưng Ngài như một thỏi “ nam châm” có thể “hút” rất nhiều người cả Công Giáo lẫn những người chưa biết Thiên Chúa. Giọng nói tràn đầy nội lực và nhiệt huyết. Ngài vẫn mang trong mình phong cách và tinh thần “Ngô Quang Kiệt”.

Nhân dịp mừng Ngân Khánh linh mục,VietCatholic “ năn nỉ” mãi mới được Ngài dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.


Nt. Maria Minh Du: Chúng con xin gửi đến Đức Tổng Giuse lời chào thăm của VietCatholic và của độc giả, khán giả của VietCatholic.

Xin Đức Tổng cho độc giả của VietCatholic biết về một ngày sống của Đức Tổng hiện nay ạ.

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi xin kính chào quý anh chị em. Việc chính của tôi là nghỉ ngơi. Đan viện là nơi thích hợp để nghỉ ngơi. Vì cảnh thiên nhiên thoáng đãng. Bầu khí yên tĩnh. Làm việc với đất đai, cây cỏ và súc vật rất thú vị. Ở đây có nhiều đá rất đẹp. Có thể chiêm ngắm suốt ngày không chán. Đặc biệt bầu khí cầu nguyện. Những giờ kinh của đan viện rất sốt sắng giúp nâng tâm hồn lên. Và bầu khi huynh đệ bác ái. Cộng đoàn sống rất thân tình. Nên theo sát chương trình của đan viện là một cách nghỉ ngơi rất hữu ích. Ngoài ra tôi cũng có thời giờ đón tiếp khách hành hương cầu nguyện. Giúp các đoàn tĩnh tâm Đặc biệt giới trẻ.

Nt. Maria Minh Du: Thưa Đức Tổng, Đức Tổng đã sống nhiều năm tại Đan Viện Xitô, Châu Sơn, Ninh Bình. Đức Tổng có nghĩ một ngày nào đó Đức Tổng sẽ trở thành một đan sĩ không ạ ?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi đi lại đan viện nhiều năm. Chính thức sống đã sang năm thứ 6. Thế nào là đan sĩ. Nếu sống như mọi người. Tham dự vào đời sống cộng đoàn. Chia sẻ với anh em. Thì tôi đã là đan sĩ rồi. Nhưng nếu là kết hợp mật thiết với Chúa. Tiến sâu xa hơn trong đời sống chiêm niệm. Thì còn một quãng đường dài. Có lẽ phải phấn đấu suốt cuộc đời còn lại mới có hi vọng thành một đan sĩ đúng nghĩa.

Nt. Maria Minh Du: Trên kệ của những nhà sách Công Giáo, chúng con nhìn thấy những đầu sách của Đức Tổng. Chắc Đức Tổng viết nhiều?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Viết và đọc. Đó là sở thích. Nhưng với sức khoẻ và tuổi tác. Tôi phải tự giới hạn. Giới hạn thời giờ. Giới hạn lãnh vực. Giới hạn sức lực. Càng ngày tôi càng ý thức sự nghèo nàn của mình để sống khiêm tốn hơn.

Nt. Maria Minh Du: " Chạnh Lòng thương" ( Mt 9,36) là khẩu hiệu Đức Tổng đã chọn 25 năm năm trước. Năm nay mừng ngân khánh lại trùng dịp năm Lòng Thương Xót, Đức Tổng có thể chia sẻ thêm cho chúng con một đôi điều về câu lời Chúa mà Đức Tổng đã chọn không ạ ?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi gắn bó với những hoàn cảnh nghèo khổ. Chịu chức linh mục thời đất nước đi vào nghèo khổ. Tôi đã sống giữa người nghèo mới. Những sĩ quan đi học tập cải tạo về. Những đại gia phá sản. Đặc biệt sau thất bại của chính sách giá, lương, tiền khiến người nghèo càng nghèo hơn. Tôi về Lạng sơn là một giáo phận không chỉ nghèo mà còn tang thương. Người chết hết. Các nhà thờ đổ nát. Không có toà giám mục. Không có nhà thờ chính toà. Giáo dân tất tưởi bơ vơ không người chăn dắt. Hôm nay tôi kỷ niệm 25 năm linh mục trong năm Lòng Thương Xót. Đúng thời điểm cá chết, Kéo theo cái chết của thiên nhiên. Của vũ trũ. Của ngư dân. Của biết bao người. Thông điệp Laudato Si vọng lên tiếng "kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dung". Tất cả là lời Chúa nhắn nhủ tôi đừng thờ ơ vô trách nhiệm. Đừng dửng dưng vô cảm. Đừng như thày tư tế tránh qua bên kia đương lần trổn. Nhưng hãy có lòng thương xót. Hãy quan tâm. Liên đới. chia sẻ.

Nt. Maria Minh Du: Một điều mà tất cả chúng con đều quan tâm là hiện nay sức khỏe của Đức Tổng thế nào ạ?

Đức TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt: Sức khoẻ tôi khá hơn. Nhưng mong manh. Tôi không còn sử dụng sức khoẻ. Nhưng phải nương theo sức khoẻ. Và phải biết chăm sóc cho nó. Đó là công bằng. Chị sức khoẻ đã được Chúa ban để giúp tôi bao nhiêu năm nay. Giờ đây đến lượt tôi phải quan tâm chăm sóc cho chị.

Chúng con xin cảm ơn Đức Tổng đã dành cho VietCatholic cuộc phỏng vấn và sẻ chia cho quý độc giả những tâm tình. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Mẹ Maria ban cho Đức Tổng dồi dào ân phúc và luôn luôn làm “viên nam châm” hút mọi người đến với Thiên Chúa.

Vì thời gian của Ngài hạn hẹp, chúng tôi không dám nài ép Ngài chia sẻ về “ Vườn Fatima”, một công trình tại Đan viện mà Ngài đang để tâm, sức và trái tim để hoàn thiện, mong sẽ khánh thành vào dịp mừng kỷ niệm 100 năm Mẹ hiện ra ở Fatima ( 2017). Một công trình mà từ viên đá, nhánh cây cũng mang những giá trị và ý nghĩa. Xin cùng cầu nguyện cho Ngài và những ấp ủ và dự định Thiên Chúa mong muốn nơi Ngài.
 
(Nữ Tu Maria Minh Du, VCN 29.05.2016)

ĐTC tiếp đón 400 trẻ em Calabria tại nhà ga xe lửa Vaticăng

ĐTC tiếp đón 400 trẻ em Calabria tại nhà ga xe lửa Vaticăng

ĐTC Phanxicô đón tiếp 400 trẻ em Calabria tại nhà ga xe lửa Vaticăng trưa 28-5-2016 - AP
28/05/2016 17:14
ĐTC ĐÓN TIẾP 400 TRẺ EM ĐI XE LỬA TỚI NHÀ GA VATICĂNG
VATICĂNG: Trưa hôm qua (28-5) ĐTC Phanxicô đã ra nhà ga xe lửa trong nội thành Vaticăng đón tiếp 400 trẻ em vùng Calabria đến thăm Toà Thánh.
Chuyến xe lửa trẻ em năm nay có khẩu hiệu là “Đuợc các làn sóng đưa đi”, do sáng kiến “Sân Dân Ngoại” của Hội Đồng Toà Thánh Văn Hoá tổ chức. 400 trẻ em nói trên đến từ các trường khác nhau vùng Calabria nam Italia, là nơi có đông người di cư tỵ nạn cặp bến. Linh Mục Laurent Mazas, giám đốc điều hành Sân của dân ngoại,  cho biết chuyến xe lửa năm ngoái gồm con cái của các cha mẹ bị tù. Năm nay nó gồm phân nửa trẻ em Ý phân nửa trẻ em con của những người di cư tỵ nạn đã trở thành bạn của nhau trong các trường học. Hằng năm Bộ Hoả Xa Italia dành cho cha một chuyến xe lửa miễn phí chở các trẻ em về Vaticăng đi về trong một ngày. Truớc chuyến đi các em đã được chuẩn bị tinh thần và sư phạm để hiểu biết ý nghĩa của các chuyến xe lửa viếng thăm này.
Đón tiếp các em tại nhà ga xe lửa trong nội thành Vaticăng cũng có các trẻ em thuộc Dàn nhạc thiếu nhi “Bốn bài ca” tình Palermo, và Hiệp hội “Thể thao vô biên giới”. Cha Mazas cho biết lần trước cha đã hỏi ĐTC “Thưa ĐTC chúng ta làm thêm một chuyến xe lửa nữa chăng?” Ngài đã tươi cười trả lời: “Ồ có chứ, tôi thích nó, tôi thích nó”. Và lần này cũng có 400 trẻ em được ĐTC tiếp đón tại nhà ga Vaticăng. Ngoài việc gặp gỡ ĐTC các em cũng được hướng dẫn viếng thăm quốc gia thành phố Vaticăng, cầu nguyện bước qua Cửa Thánh để lãnh ơn Toàn Xã, và viếng thăm đền thờ Thánh Phêrô (SD 27.28-5-2016)
Linh Tiến Khải

Thánh lễ của Đức Thánh Cha nhân ngày Năm Thánh cho các phó tế

Thánh lễ của Đức Thánh Cha nhân ngày Năm Thánh cho các phó tế

Thánh lễ của Đức Thánh Cha nhân ngày Năm Thánh cho các phó tế - AFP
29/05/2016 16:36
VATICAN. ĐTC nhắn nhủ các phó tế chu toàn chức năng phục vụ, quên mình và luôn sẵn sàng, hiền dịu và không câu nệ thời khóa biểu.
 Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng chúa nhật 29-5-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân Ngày Năm Thánh của các phó tế vĩnh viễn.
 Tham dự thánh lễ có khoảng 30 ngàn người, trong đó có hơn 2 ngàn thầy phó tế trong phẩm phục phụng vụ, ngồi hai bên lễ đài, và có 250 phó tế đặc trách việc phân phát Mình Thánh Chúa ở khu vực vốn dành cho ca đoàn. Từ Hoa Kỳ có hơn 15 phó tế vĩnh viễn người Việt, cùng với phu nhân và nhiều thân hữu tháp tùng, tổng cộng khoảng hơn 70 người. Đồng tế với ĐTC có 12 Hồng Y và Giám Mục cùng với khoảng 50 LM.
 Các lời nguyện và bài đọc được lấy từ chúa nhật thứ 9 thường niên, vì tại Vatican, lễ kính Mình Thánh Chúa đã được cử hành hôm thứ năm, 26-5 vừa qua.
 Bài giảng thánh lễ
 Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn chức năng phục vụ của các phó tế và các điều kiện để thi hành nhiệm vụ này. Ngài nói:
 ”Tôi tớ Đức Kitô” (Gl 1,10). Chúng ta đã nghe thành ngữ này, thánh Phaolô thường dùng để mô tả mình, khi viết cho các tín hữu thành Galát. Đầu lá thư, ngài tự giới thiệu là ”tông đồ” do thánh ý Chúa Giêsu (Xc Gl 1,1). Hai từ ngữ, 'tông đồ và tôi tớ', đi chung với nhau, không bao giờ có thể tách biệt nhau; đó là hai mặt của cùng một mềđai: ai loan báo Chúa Giêsu thì được kêu gọi phục vụ và ai phục vụ thì loan báo Chúa Giêsu.
 Chúa đã tỏ cho chúng ta điều đó trước tiên: Ngài là Lời của Chúa Cha, là người mang tin vui cho chúng ta (Is 61,1). Chính Ngài là tin vui (Xc Lc 4,18), đã trở nên tôi tớ chúng ta (Pl 2,7). ”Ngài trở nên người phục vụ (diacono) mọi người”, như một Giáo Phụ đã viết (Policarpo, Ad Phil. V,2). Như Chúa đã làm, những người được kêu gọi trở thành người loan báo cũng được mời gọi làm như vậy. Các môn đệ của Chúa Giêsu không thể đi con đường khác với con đường của Thầy, nếu họ muốn loan báo thì cũng phải noi gương Chúa như thánh Phaolô đã làm, nghĩa là mong ước trở nên người tôi tớ phục vụ. Nói khác đi, nếu loan báo Tin Mừng là sứ mạng được ủy thác cho mỗi Kitô hữu khi chịu phép rửa tội, thì phục vụ chính là cách thức sống sứ vụ, là cách duy nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu. Họ là một chứng nhân làm như Chúa: là người phục vụ anh chị em mình, không mỏi mệt vì Chúa Kitô khiêm hạ, không mệt mỏi vì đời sống Kitô là một đời sống phục vụ.
 ĐTC đặt câu hỏi: Bắt đầu từ đâu để trở thành ”những người tôi tớ tốt lành và trung tín” (Xc Mt 25,21)? Như bước đầu tiên, chúng ta được mời gọi hãy sống sẵn sàng. Người tôi tớ hằng ngày học cách từ bỏ thái độ muốn thu xếp mọi sự cho mình và tự quyết định như mình muốn. Mỗi sáng họ tập luyện hiến mạng sống, nghĩ rằng mỗi ngày không phải là của mình, nhưng cần phải sống ngày ấy như một sự giao nạp chính mình. Thực vậy, người phục vụ không phải là người giữ chặt thời gian riêng cho mình, trái lại họ từ bỏ không trở thành chủ nhân ông ngày của mình. Họ biết rằng thời gian mình sống không thuộc về mình, nhưng là một hồng ân lãnh nhận từ Thiên Chúa để cống hiến cho tha nhân: chỉ như thế họ mới có thể mang lại hoa trái thực sự. Người phục vụ không phải là đầy tớ chương trình hành động mà họ thiết định, nhưng với tâm hồn ngoan ngoãn, họ sẵn sàng đối với những gì không được đề ra trong chương trình: họ sẵn sàng đối với người anh em, và cởi mở đối với những gì bất ngờ, chẳng bao giờ thiếu và thường là sự bất ngờ của Thiên Chúa. Người phục vụ biết mở cửa thời gian và không gian của mình cho người ở cạnh và cả những người gõ cửa ngoài giờ, dù phải hy sinh, gián đoạn điều họ thích hoặc sự nghỉ ngơi mà họ đáng được hưởng. Người phục vụ không giữ chặt thời khóa biểu. Tôi cảm thấy đau lòng khi thấy thời khóa biểu trong các giáo xứ, từ giờ này đến giờ này. Và rồi chẳng có cánh cửa mở rộng, không có linh mục, không có phó tế, cũng chẳng có giáo dân đón tiếp.. Thật là điều đau lòng. Hãy có can đảm coi nhẹ thời khóa biểu. Vì thế, các phó tế thân mến, khi sống thái độ sẵn sàng, việc phục vụ của anh em sẽ không có sự tính toán hơn thiệt và được phong phú theo tinh thần Phúc Âm.
 Tiếp tục bài giảng, ĐTC nói:
 ”Bài Tin Mừng hôm nay cũng nói với chúng ta về việc phục vụ, trình bày cho chúng ta 2 người đầy tớ, từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học quí giá: người đầy tớ của quan bách quân, được Chúa Giêsu chữa lành, và chính quan bách quân ấy, phục vụ hoàng đế. Những lời của ông nói với Chúa Giêsu, để Ngài khỏi mất công đến nhà ông, thật là gây ngạc nhiên và thường trái ngược với kinh nguyện của chúng ta: ”Lạy Chúa, xin đừng mất công! Con không đáng Chúa ngự vào nhà con” (Lc 7,,6); ”Con không thấy mình xứng đáng được đến cùng Chúa” (v.7); ”cả tôi cũng ở thân phận bề dưới” (v.8). Đứng trước những lời này, Chúa Giêsu tỏ ra ngưỡng mộ. Ngài cảm kích vì lòng khiêm tốn sâu xa của quan bách quân, sự dịu dàng hiền từ của ông. Sự hiền từ là một trong những nhân đức của các phó tế. Khi phó tế hiền từ, thì thầy là người phục vụ, và không chơi trò bắt chước các linh mục.. Đứng trước vấn đề đang làm ông bận tâm, lẽ ra ông có thể hành động một cách khác và đòi được nghe lời, dùng quyền uy của mình; lẽ ra ông có thể nài nỉ, nhấn mạnh và thậm chí có thể buộc Chúa Giêsu đến nhà ông. Trái lại, ông trở nên bé nhỏ, kín đáo, không lên giọng, không muốn làm phiền. Có lẽ vô tình, ông đã hành động theo kiểu của Thiên Chúa, là ”Đấng hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Thực vậy, Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu Ngài hạ mình đến độ phục vụ chúng ta: Ngài kiên nhẫn, từ nhân, luôn mau mắn và sẵn sàng đối với chúng ta, chịu đau khổ vì những lầm lỗi của chúng ta và tìm cách giúp đỡ, làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Đây cũng là những nét hiền lành và khiêm tốt trong việc phục vụ theo tinh thần Kitô, đó là ”bắt chước Thiên Chúa trong việc phục vụ tha nhân: đón nhận họ với lòng yêu thương kiên nhẫn, cảm thông họ mà không mệt mỏi, làm cho họ cảm thấy được đón nhận, thoải mái, trong cộng đoàn Giáo Hội, nơi mà người cai quản không phải là người lớn, nhưng là người phục vụ (Xc Lc 22,26). Vì thế, hỡi các phó tế, trong sự dịu dàng, ơn gọi của các thầy là người phục vụ bác ái được trưởng thành”
 ĐTC cũng nhận xét rằng:
 ”Sau thánh Phaolô Tông Đồ và viên bách quân, trong các bài đọc hôm nay, có một người tôi tớ thứ ba, đó là người được Chúa Giêsu chữa lành. Trong trình thuật có kể rằng người đầy tớ ấy rất được chủ thương và lúc ấy đang bị bệnh, ta không biết đó là bệnh nặng hay không (v. 2). Một cách nào đó chúng ta cũng có thể nhận ra mình nơi người đầy tớ ấy. Mỗi người chúng ta cũng rất được Thiên Chúa thương yêu, được Chúa chọn, và được kêu gọi phục vụ, nhưng trước tiên cần được chữa lành trong nội tâm. Để có thể phục vụ, chúng ta cần sức khỏe tâm hồn, một con tim được Thiên Chúa chữa lành, cảm thấy được tha thứ, và không khép kín, cũng chẳng cứng cỏi.. Mỗi ngày chúng ta nên cầu nguyện để được ơn này, xin Chúa Giêsu chữa lành chúng ta, trở nên giống Chúa, Đấng không ”gọi chúng ta là tôi tớ nữa, nhưng là bạn hữu” (Xc Ga 15,,15). Các phó tế thân mến, anh em có thể cầu xin mỗi ngày ơn này trong kinh nguyện, trong kinh nguyện nơi mà anh em trình bày những vất vả, những bất trắc, những mệt mỏi, và hy vọng: một kinh nguyện chân thành, trình bày cuộc sống cho Chúa, và mang Chúa vào trong cuộc sống. Và khi phục vụ bàn tiệc Thánh Thể, nơi anh em sẽ tìm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng hiến mình cho chúng ta, để anh em có thể hiến mình cho tha nhân.
 Trong số 5 ý nguyện được xướng lên trong phần lời nguyện phổ quát sau kinh Tin Kính, cũng có 1 ý nguyện tiếng Việt được thày phó tế Giuse Nguyễn Sĩ Bạch thuộc tổng giáo phận Galveston Houston, Texas.
 Trong phần dâng lễ vật, có 3 phó tế vĩnh viễn cùng với phu nhân và con cái đã mang bánh rượu cho ĐTC..
 Kinh truyền tin
 Thánh lễ kéo dài 1 giờ 20 phút và kết thúc lúc gần 12 giờ. ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh truyền tin ngay lúc đó. Lúc này số người hiện diện tại Quảng trường tăng lên 50 ngàn người. Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC đặc biệt chào thăm các thày Phó tế đến từ Italia và các nước khác. Ngài nói:
 Cám ơn sự hiện diện của anh em hôm nay, nhất là sự hiện diện của anh em trong Giáo Hội!
 Tôi chào thăm tất cả các tín hữu hành hương, cách riêng hiệp hội Âu Châu những người bảo vệ lịch sử, những người tham gia Con đường Tha thứ do phong trào thánh Celestino cổ võ..
 Ngoài ra tôi cũng nhắc đến Ngày Toàn Quốc Thoa dịu, nhắm giúp đỡ con người sống trọn giai đoạn chót của cuộc sống trần thế; tôi cũng nhắc đến cuộc hành hương truyền thống ngày hôm nay ở Ba Lan tại Đền thánh Đức Mẹ Piekary: Xin Đức Mẹ từ bi nâng đỡ các gia đình và người trẻ đang tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Cracovia.
 Sau cùng, ĐTC nhắc thêm rằng ngày 1-6 tới đây, nhân Ngày Thế Giới các trẻ em, các cộng đoàn Kitô ở Siria, công giáo cũng như chính thống giáo, cùng đặc biệt cầu nguyện với nhau cho hòa bình, và những người nắm vai chính trong ngày cầu nguyện này là các trẻ em.. Các trẻ em Siria mời gọi các trẻ em thế giới hãy hiệp ý với các em để cầu nguyện cho hòa bình.
 Chúng ta hãy khẩn cầu sự chuyển cầu của Mẹ Maria cho các ý nguyện đó, đồng thời chúng ta phó thác cho mẹ cuộc sống và sứ vụ của tất cả các phó tế trên thế giới.
 G. Trần Đức Anh OP

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

NGÀI CẦM BÁNH BẺ RA (29.5.2016 – Chúa nhật 9 Thường niên - Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)


NGÀI CẦM BÁNH BẺ RA 
Lời Chúa: Lc 9, 11b-17
Khi ấy, Đức Giêsu tiếp đón dân chúng, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa. Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Ðức Giêsu thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đấy, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” Ðức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Ðức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy cho họ ngả lưng thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” Các môn đệ làm y như vậy, và cho mọi người ngả lưng xuống. Bấy giờ Ðức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
Suy nim:
Ăn uống là chuyện bình thường của mọi sinh vật.
Khi tôi ăn uống, đồ ăn thức uống trở thành tôi.
Tôi sống, tôi hoạt động, tôi lớn lên,
nhờ chút rau xanh, cá tươi, đậu trắng.
Tôi được nuôi bằng trời cao, đất rộng và biển cả.
Từ lâu Ðức Giêsu mang một khát vọng lớn,
đó là nuôi sống linh hồn con người,
nuôi mọi tín hữu thuộc mọi thời đại,
và nuôi họ bằng chính bản thân Ngài,
bằng cái chết và sự sống của Ngài.
Ngài có mắc bệnh hoang tưởng không?
Cái chết trên thập giá và sự phục sinh vinh hiển
cho ta thấy Ðức Giêsu là con người bình thường
khi Ngài cử hành bữa Tiệc Ly tối hôm đó.
Ngài muốn ta tham dự vào cuộc Vượt Qua của Ngài,
Ngài muốn trở thành đồ ăn thức uống cho ta;
thành đồ ăn bằng cách biến tấm bánh thành Thịt Mình Ngài,
thành thức uống bằng cách biến rượu nho thành Máu Ngài.
Như thế ai ăn Tấm Bánh và uống Chén Rượu
đã được Ngài biến đổi nhờ quyền năng Thánh Thần,
người ấy nên một với Ngài.
Không phải Ngài trở thành người ấy,
cho bằng người ấy trở thành Ngài.
“Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Mỗi thánh lễ là một lần nhớ đến và làm sống lại
hy tế duy nhất năm xưa trên Núi Sọ.
Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến của Tình Yêu.
Tình Yêu luôn có nhiều sáng kiến bất ngờ và kỳ diệu.
Cần ngắm nhìn cử chỉ bẻ bánh của Ðức Giêsu,
Tấm bánh trở thành Tấm Thân Ngài
được bẻ ra và trao hiến trên thập giá.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Ðức Giêsu đã bẻ bánh để môn đệ phát cho dân.
Bẻ ra và trao đi trở thành phép lạ nhân lên mãi.
“Anh em hãy cho họ ăn đi.”
Như các môn đệ, chúng ta cũng lúng túng và bất lực
trước cơn đói của con người hôm nay,
đói cơm bánh, đói tình thương, đói được tôn trọng.
Nếu chúng ta dám trao cho Ðức Giêsu
tất cả những gì chúng ta có, dù chỉ là nhỏ nhoi;
nếu chúng ta chịu để cho Ngài bẻ ra,
và làm vỡ tan mọi tính toán ích kỷ,
thì chúng ta có thể nuôi được cả thế giới.
Thỉnh thoảng bạn nên cầu nguyện trước Thánh Thể.
Bạn có thể học được nhiều điều.
Con Thiên Chúa vinh quang rất mực,
lại khiêm tốn hiện diện dưới dạng tấm bánh
mong manh, lặng lẽ, đơn sơ.
Tấm bánh không biết nói, không sống cho mình.
Tấm bánh hiện diện là để cho người ta thưởng thức,
và tan biến ngay sau khi được hưởng dùng.
Chúng ta có thể bắt chước
lối hiện diện ấy của Chúa Giêsu Thánh Thể không?
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
có một ngọn đèn dầu gần Nhà Tạm,
ngọn đèn đỏ mời con dừng bước chân,
và nhắc con về sự hiện diện của Chúa.
Con mong sự hiện diện ấy lan toả khắp nơi,
để đâu đâu cũng thấy những ngọn đèn đỏ.
Nơi xóm nghèo mùa mưa nhớp nháp,
nơi lớp học tình thương lúc chiều tà,
nơi những trung tâm phục hồi nhân phẩm,
nơi bảo sanh viện nâng niu sự sống của trẻ thơ,
nơi khách sạn năm sao, nơi quán bia đầu ngõ,
nơi các tiệm cho mướn băng video,
nơi tình yêu trong ngần của đôi bạn trẻ...
Nhưng lạy Chúa, trước hết,
xin cho đời con là một ngọn đèn,
xin cho chúng con là những ngọn đèn màu đỏ,
mời người ta dừng lại, trầm tư,
và gặp được Chúa.
 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thiếu nhi Công giáo và Chính thống giáo ở Syria cùng nhau cầu nguyện cho hoà bình






Thiếu nhi Công giáo và Chính thống giáo Syria cùng nhau cầu nguyện cho hoà bình
WHĐ (27.05.2016) Tại Syria, vào Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01 tháng Sáu tới đây, dự kiến sẽ có hàng trăm thiếu nhi thuộc nhiều hệ phái Kitô giáo khác nhau cùng quy tụ tại Damascus, Aleppo, Homs, Tartus và Marmarita để cầu nguyện cho hoà bình.
Chương trình này được các nhà lãnh đạo Giáo hội Syria ủng hộ, đã được nói đến trong một thông điệp chung của các vị Thượng phụ Công giáo và Chính thống giáo.
Thông điệp viết: Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, các Kitô hữu thiếu nhi tại nhiều thị trấn và thành phố của Syria sẽ quy tụ cùng nhau để cầu nguyện cho hoà bình đến với đất nước này”.
Các vị Thượng phụ nói thêm: “Các thiếu nhi ở đất nước Syria chúng ta là những người em nhỏ của Chúa Giêsu Hài đồng đang đau khổ”.
“Hơn năm năm qua chúng đã bị giằng kéo bởi một cuộc chiến tranh tàn nhẫn, bị thương tích, bị tổn thương về tinh thần hoặc thậm chí bị giết chết.
Nhiều em mất cả cha mẹ và mọi thứ mình yêu quý. Biết bao thiếu nhi đã sinh ra trong chiến tranh và chưa bao giờ được hưởng hoà bình. Nước mắt và nỗi đau của chúng vang thấu đến Trời cao”.
Chương trình cầu nguyện trên đây xuất phát từ một sáng kiến ​​của Hội giáo hoàng “Trợ giúp các Giáo hội lâm nguy” (KIN).
Tháng trước, Hội này đã sắp xếp cho một phái đoàn Công giáo-Chính thống quốc tế đến thăm các đại diện của tất cả các Giáo hội Kitô ở Syria để nói về các sáng kiến ​​chung về hoà bình và tái thiết ở Syria.
Syria là quốc gia được KIN dành ưu tiên trong việc cung cấp thức ăn, chỗ ở, thuốc men và chăm sóc mục vụ cho các Kitô hữu và những người khác lâm cảnh nghèo đói và bị bách hại.
Đức cha Antoine Chbeir, giám mục giáo phận Lattakia (Công giáo nghi lễ Maronite) nói với KIN rằng ngài hy vọng việc cầu nguyện chung của thiếu nhi sẽ khởi đầu cho sáng kiến canh tân ​​cầu nguyện tại Syria.
Đức cha Chbeir nói: Chúng tôi hy vọng sáng kiến này sẽ tiếp tục, để ánh sáng hoà bình có thể tỏa sáng rực rỡ”.
KIN cũng mời gọi thiếu nhi ở các trường học và các giáo xứ trên khắp thế giới hiệp thông với thiếu nhi Syria cầu nguyện cho hoà bình.
Thông điệp của các Thượng phụ viết tiếp: “Hài nhi yếu đuối, mà Thiên Chúa đã chọn nhập thể trong hình hài ấy để làm người, cũng là Chúa của lịch sử.
Tiên tri Isaia đã gọi Hài nhi này là Hoàng tử Bình an” “Cố vấn Kỳ diệu”.
Đó là lý do tại sao Hài nhi Giêsu thường được miêu tả, không chỉ như một em bé trần truồng nằm trong máng cỏ, mà còn như một vị Vua, tay trái cầm quả địa cầu tượng trưng cho thế giới, và tay phải chúc lành cho toàn trái đất.
Chúa Hài nhi Giêsu đã đến để mang lại hoà bình
Chương trình cầu nguyện chung của các thiếu nhi Syria Công giáo và Chính thống giáo được đặt dưới sự bảo trợ của Chúa Hài nhi Giêsu có hai bức hình Chúa Giêsu mặc cẩm bào được dùng để cổ động cho chương trình này: một là hình Hài nhi Giêsu của Prahamột là hình icôn “Đức Mẹ Thiên Chúa như Hoa Hồng chẳng hề tàn phai” của Giáo hội Chính thống, trong đó Đức Trinh Nữ Maria ẵm Hài nhi Giêsu đầu đội vương miện.
Các thiếu nhi sẽ mang theo những bức hình này trong cuộc rước vào ngày 01 tháng Sáu.
Các vị Thượng phụ kết luận thông điệp với lời cầu khẩn: Chúng tôi cầu xin Chúa Kitô, Vua Vũ Trụ, Đấng cầm thế giới trong bàn tay mình, và Chúa lại ở trong vòng tay của M chúc lành cho tất cả các thiếu nhi Syria.
Chúng con cầu xin Chúa, chỉ mình Ngài mới có thể đem lại hoà bình: Xin hãy bảo vệ và cứu vớt các thiếu nhi của đất nước này! Xin nghe lời chúng con cầu nguyện, ngay lúc này! Xin đừng trì hoãn nữa, và hãy ban hoà bình cho đất nước chúng con!
“Xin nhìn đến những giọt nước mắt của các thiếu nhi; xin lau khô những giọt nước mắt của các bà mẹ; và xin hãy làm cho tiếng khóc than đau buồn cuối cùng sẽ phải lặng thinh!
(Theo Zenit)
 
Minh Đức

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ DỰ TU TERESA, AN CHÂU

LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ DỰ TU TERESA, AN CHÂU
 
Sáng nay ngày 27/05/2016, Quý đức cha và hơn 100 cha trong giáo phận đã đến An Châu(Chắc Cà Đao) để cử hành thánh lễ tạ ơn và làm phép Nhà Dự Tu Teresa.
 
 
Đây là công trình được quý Đức cha, quý Cha và bà con giáo dân trong và ngoài Giáo phận, trong nước cũng như ngoài nước rất quan tâm và nhiệt tình giúp đỡ nên chỉ trong vòng một năm, công trình xây dựng đã hoàn thành. Cũng chính vì lòng yêu mến và muốn chứng kiến ngôi nhà mới được xây dựng ra sao nên đông đảo bà con giáo dân từ khắp nơi đã không quản ngại đường xá xa xôi và trời mưa để đến tham dự và chia sẻ niềm vui với giáo phận.
 
Mở đầu thánh lễ, Đức cha đã làm phép tượng Thánh Teresa, bổn mạng của Nhà Dự tu. Đây là bức tượng của chủng viện Teresa trước năm 1975 vẫn còn được cất giữ cho đến giờ này. Chính Thánh Teresa đã đổ mưa hoa hồng ơn thiêng tràn ngập trên giáo phận trong thời gian qua. Đặc biệt là Thánh Teresa đã soi lòng mở trí để rất nhiều các bạn trẻ ở vùng đất Cai Sắn này dám dấn thân trong đời sống tu trì. Tiếp đến, cha Giám đốc Nhà Dự Tu Teresa Vinc. Nguyễn Văn Thanh đã bày tỏ lời tri ân đến quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sỹ nam nữ, anh em Cựu Chủng sinh Teresa và bà con giáo dân đã quan tâm đặc biệt đến công cuộc đào tạo linh mục trong những năm qua và đặc biệt là ngôi nhà mới này. Kể từ niên khóa 2016-2017, các chú dự tu sẽ được đào tạo tại đây trong vòng 2 năm  trước khi thi vào chủng viện Thánh Quý Cần Thơ. Ngôi nhà mới hoàn thành có thể tiếp nhận được 40 em dự tu , và nó được coi như tiểu chủng viện.
 
Trong thánh lễ, Đức cha cũng gửi lời cám ơn đến quý cha và mọi người đã chung tay góp sức để xây dựng công trình này. Xin Chúa Thánh Thần- Người đào tạo chính chúc lành cho tất cả mọi người, và khi chúng ta đang góp sức xây dựng cho công cuộc đào tạo các linh mục là chúng ta đang nỗ lực cộng tác với Chúa Thánh Thần trong việc loan báo Tin mừng. 
 
 
 
Phòng truyền thống lưu niệm các sinh hoạt của các lớp thuộc CV Teresa trước 1975
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thư kêu gọi giúp đồng bào nạn nhân thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển Miền Trung












 
UB Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam

ĐTC chia buồn về cái chết của ĐHY Loris Capovilla

ĐTC chia buồn về cái chết của ĐHY Loris Capovilla

ĐTC Phanxicô gửi diện tín chia buồn về cái chết của ĐHY Loris Capovilla 26-5-2016 - AFP
27/05/2016 15:31
ĐTC CHIA BUỒN VỀ CÁI CHẾT CỦA ĐHY CAPOVILLA
VATICĂNG: Nghe tín ĐHY Loris Capovilla qua đời tại Bergamo ngày 26 tháng 5 vừa qua, ĐTC Phanxicô đã gửi diện tín chiá buồn với ĐC Francesco Beschi, GM Bergamo và toàn giáo phận, đặc biệt các thân nhân bạn bè và các nữ tu  Nghèo Ca’Maitino in sotto il monte đã yêu thương săn Đức cố Hồng Y.

ĐTC nghĩ tới người anh em đã có cuộc sống tươi vui làm chứng cho Tin Mừng và ngoan ngoãn phục vụ Giáo Hội trong giáo phận Venezia, rồi như là bí thư của ĐGH Gioan XXIII. Sau đó như là Giám Mục Chieti Vasto, và đặc sứ tông toà tại đền thánh Đức Bà Loreto ngài đã là một chủ chăn luôn luôn tận tụy với các linh mục và tín hữu, trung thành với tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăng II. ĐTC xin Thiên Chúa từ nhân đón nhận nguời tôi trung vào niềm vui an bình vĩnh cửu qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria và thánh sử Marco.

Với 100 tuổi ĐHY là Giám mục cao niên nhất Italia, và thứ tư trên thế giới. Ngài sinh ngày 14 tháng 10 năm 1915, thụ phong linh mục năm 1940, làm tuyên uý nhà tù của trẻ vị thành niên và làm giám đốc chủng viện. Trong các năm 1953-1963 cha Capovilla đã là thư ký riêng của ĐGH Gioan XXIII. Năm 1967 ĐGH Phaolo VI chỉ định cha làm TGM Chieti. Năm 1971 ngài đươc chỉ định làm dặc sứ tông toà đền thánh Đức Bà Loreto. Ngài về hưu năm 1988 và được ĐGH Phanxicô vinh thăng Hồng Y ngày 12 tháng giêng năm 2014.

Với sự qua đi của ĐHY Capovilla Hồng Y  đoàn còn lại 213 vị trong đó có 114 vị còn quyền bầu Giáo Hoàng và 99 vị không có quyền bầu Giáo Hoàng (SD 26.27-5-2016)