label

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Ở LẠI TRONG THẦY (29.4.2018 – Chúa nhật 5 Phục sinh, Năm B)

Ở LẠI TRONG THẦY
Lời Chúa: Ga 15, 1-8
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin. anh em sẽ được như ý. Ðiều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”
Suy nim:
Thế giới hôm nay tiến bộ nhanh chóng về nhiều mặt:
nghiên cứu sự sống trên sao Hỏa, nối mạng Internet,
thành công trong phương pháp sinh sản vô tính...
Tưởng như chẳng có gì con người không làm được.
Nhưng thế giới vẫn lo âu vì chất thải ở khắp nơi,
môi trường sống bị hư hoại, chênh lệch giữa giàu nghèo,
nạn tham nhũng ở châu Á, sự hư hỏng của các bạn trẻ.
Cái vòng luẩn quẩn: ma túy, tình dục, AIDS, tội phạm
dẫn đến các chết bi đát cho nhiều thanh thiếu niên.
Con người đủ thông minh để tạo ra sản phẩm
nhưng lại không đủ bản lãnh để làm chủ chúng,
nên chúng quay trở lại làm chủ con người.
Khoa học vừa giải quyết, vừa gây thêm rắc rối.
Con người hôm nay bơ vơ, loay hoay, không cứu nổi mình.
Thế giới bế tắc, cần đến ơn cứu độ.
Ðoạn Tin Mừng mời ta nhìn lại sự cằn cỗi
của mình, của Hội Thánh, của cả thế giới.
Ðức Giêsu phục sinh như cây nho, các Kitô hữu là cành.
Cây và cành có cùng một sự sống, cùng một dòng nhựa.
Sự sống từ cây, làm cho cành sinh trái.
Cụm từ sinh hoa trái được nhắc đến 6 lần.
Cụm từ ở lại trong Thầy được nhắc đến 5 lần.
Không ở lại trong Thầy thì không thể sinh hoa trái.
Cứ nhìn hoa trái thì biết mức độ gắn bó của cành.
Có cành chỉ vờ gắn liền với cây nên không có trái.
Có cành đã sinh trái, nhưng cần sinh hoa trái hơn (c.2),
sinh hoa trái nhiều (c.8), sinh hoa trái bền vững (c.16).
Chúng ta vẫn chưa sinh trái như lòng Chúa mong
vì chúng ta không chịu để Ngài cắt tỉa.
Vinh quang của Thiên Chúa là chúng ta sinh nhiều hoa trái.
Thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của con người.
Hoa trái là ước mơ của người trồng nho,
và cũng là sự triển nở của cây và cành nho.
Chẳng hề có sự xung đột giữa vinh quang Thiên Chúa
và vinh quang đúng nghĩa của con người.
Chỉ trong Chúa, con người mới thực sự triển nở, hạnh phúc.
Một sự độc lập khờ khạo sẽ dẫn đến héo khô.
Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.
Một lời mời gọi gần như là một lời nài van.
Sự ở lại chỉ hoàn hảo khi có đủ hai chiều.
Con người mãi mãi có tự do khước từ nguồn sống.
Ở lại trong Chúa không phải là lối nói văn chương.
Ðể ở lại cần phải trả giá.
Muốn được hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh,
ta cũng phải chia sẻ thập giá của Ngài.
Chính Ðức Giêsu cũng được cắt tỉa qua khổ đau và cái chết.
Hãy đón lấy sự sống của Chúa Phục Sinh,
như dòng nhựa nguyên tươi mới.
Hãy đóng góp những hoa trái tốt lành cho nhân loại,
để nhân loại nhận ra Cây Nho thật là Ðức Kitô,
và Người Trồng Nho là chính Thiên Chúa.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
sống cho Chúa thật là điều khó.
Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con.
Chúa đòi con cho Chúa tất cả
để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.

Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa
để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa.
Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà
để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh phục con
cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.

Xin cho con dám ra khỏi mình,
ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan
để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa,
dù phải chịu mất mát và thua thiệt.

Ước gì con cảm nghiệm được rằng
trước khi con tập sống cho Chúa
và thuộc về Chúa
thì Chúa đã sống cho con
và thuộc về con từ lâu. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Linh mục 64 tuổi dự thi Got Talent

Linh mục 64 tuổi dự thi Got Talent đã làm nhiều người rơi lệ trong bài Everybody Hurts




Cha Ray Kelly, sinh tháng 4 năm 1953 tại Tyrrellspass, Quận Westmeath, Ái Nhĩ Lan là một linh mục Công Giáo nổi tiếng về ca hát. Ngài là linh mục chánh xứ St. Brigid′s & St. Mary ở Oldcastle, Quận Meath.

Cha Kelly trở nên nổi tiếng vào năm 2014 sau khi một đoạn video ngài hát bài hát Hallelujah của Leonard Cohen trong khi cử hành lễ cưới được tung lên YouTube. Đến tháng 4 năm 2018, video này đã nhận được hơn 60 triệu lượt truy cập.

Tuần qua, vị linh mục 64 tuổi đã dự thi trong chương trình Got Talent của Anh với nhạc phẩm Everybody Hurts của REM.

Chỉ trong 4 ngày sau khi video bài Everybody Hurts được tung lên Youtube đã có gần 2 triệu người xem.

Cha Kelly nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ các giám khảo nổi tiếng khó tình là Simon Cowell và Alesha Dixon, là những người đã mô tả màn trình diễn của ngài là “quá đẹp” và ủng hộ ngài đi tiếp vào vòng bán kết.

Cha Kelly nói: “Tôi biết tôi có thể có một màn trình diễn khá tốt nhưng tôi đã rất ngạc nhiên trước những bình luận của ban giám khảo. Tôi kinh ngạc và khiêm tốn bởi tôi thực sự không mong đợi được như vậy.”

Cha Kelly cũng đã được hoan nghênh nhiệt liệt bởi anh chị em giáo dân vào ngày Chúa Nhật 22 tháng Tư vừa qua sau buổi biểu diễn của ngài.

Everybody Hurts - R.E.M.

When your day is long
And the night
The night is yours alone
When you're sure you've had enough
Of this life
Well hang on
Don't let yourself go
'Cause everybody cries
And everybody hurts sometimes

Sometimes everything is wrong
Now it's time to sing along
When your day is night alone (hold on)
(Hold on) if you feel like letting go (hold on)
If you think you've had too much
Of this life
Well, hang on
'Cause everybody hurts
Take comfort in your friends
Everybody hurts
Don't throw your hand
Oh, no
Don't throw your hand
If you feel like you're alone
No, no, no, you're not alone

If you're on your own
In this life
The days and nights are long
When you think you've had too much
Of this life
To hang on
Well, everybody hurts sometimes
Everybody cries
And everybody hurts sometimes
And everybody hurts sometimes
So, hold on, hold on
Hold on, hold on
Hold on, hold on
Hold on, hold on
Everybody hurts
You are not alone
Đặng Tự Do (VCN)

Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đội mũ và đeo Thánh giá cho Tân Giám mục Thanh Hóa

Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đội mũ và đeo Thánh giá cho Tân Giám mục Thanh Hóa


Lúc 17g chiều ngày 25.4, linh mục đoàn cùng đông đảo tín hữu trong giáo phận Đà Lạt đã tập trung về tại nhà thờ Bảo Lộc tham dự thánh lễ. Mọi người đã vui mừng khi nghe văn thư của Tòa Thánh bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Đức Cường, một người con trong Giáo phận, làm Giám mục Chánh Tòa Giáo phận Thanh Hóa. Thánh lễ đồng tế do Đức cha Antôn Vũ Huy Chương - Giám mục giáo phận chủ tế, cùng với Đức cha Phó Đaminh Nguyễn Văn Mạnh. Trong Thánh lễ, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đã đội mũ và đeo Thánh giá cho vị Giám mục tân cử.


Sau dây là vài hình ảnh:











Ảnh: Văn Quý
Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn
.

Đức Thánh Cha tiếp 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sức khỏe

Đức Thánh Cha tiếp 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sức khỏe


Đức Thánh Cha tiếp 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sức khỏe VATICAN. ĐTC khuyến khích cộng đồng khoa học, y tế, văn hóa và kỹ thuật tăng cường nỗ lực trong việc phòng ngừa, chữa trị, chăm sóc và chuẩn bị tương lai cho nhân loại.

 VATICAN. ĐTC khuyến khích cộng đồng khoa học, y tế, văn hóa và kỹ thuật tăng cường nỗ lực trong việc phòng ngừa, chữa trị, chăm sóc và chuẩn bị tương lai cho nhân loại.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây dành cho 700 tham dự viên Hội nghị quốc tế về chủ đề ”Đâu sẽ là ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật và y khoa trong thế kỷ 21 này trên nền văn hóa và xã hội?”.
 Hội nghị tiến hành tại Vatican từ ngày 26 đến 28-4-2018 và do Hội đồng Tòa Thánh về văn hóa cùng với Hội Cura ở Mỹ tổ chức, và tiến hành tại Hội trường mới của Thượng HĐGM ở nội thành Vatican.
 Đặc biệt về vấn đề phòng ngừa, ĐTC gọi đây là một cái nhìn sáng suốt về con người và môi trường chúng ta đang sống. Điều này có nghĩa là nghĩ đến một nền văn hóa quân bình, trong đó mọi nhân tố thiết yếu như giáo dục, hoạt động thể lý, ăn uống, bảo vệ môi trường, tuân giữ các qui luật sức khỏe xuất phát từ việc thực hành tôn giáo, chẩn bệnh sớm, có thể giúp sống tốt đẹp hơn và ít nguy hiểm đối với sức khỏe”.
 ĐTC cũng nói rằng ”chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến các trẻ em và người trẻ ngày càng bị những nguy cơ bệnh tật gắn liền với những thay đổi quá sâu rộng của nền văn minh hiện đại. Chỉ cần nghĩ đến ảnh hưởng của khói thuốc đối với sức khỏe, rượi và những chất độc thải ra trong không khí, trong nước và đất”.
 Về việc chữa trị và chăm sóc, ĐTC nhận xét rằng ”hễ chúng ta càng quyết tâm cổ võ sự nghiên cứu, thì việc chữa trị và să sóc ngày càng quan trọng và hữu hiệu, giúp đáp ứng một cách quyết liệt và thích hợp đối với những nhu cầu của người bệnh”.
 Tuy nhiên, ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Trong khi Giáo Hội ca ngợi mọi nỗ lực nghiên cứu và áp dụng nhắm săn sóc người đau khổ vì bệnh tât, nhưng cũng cần nhắc lại một trong những nguyên tắc căn bản là” ”Không phải tất cả những gì có thể làm được về mặt kỹ thuật, đều là điều có thể chấp nhận được về mặt luân lý đạo đức.” Khoa học, cũng như các hoạt động khác của con người, biết mình có những giới hạn phải tôn trọgn vì thiện ích của chính nhân loại, và cần phải có ý thức trách nhiệm về mặt luân lý đạo đức” (Rei 28-4-2018)
 G. Trần Đức Anh OP 

Joaquín Vergara, người đã dùng khả năng hiểu biết về công nghệ tạo ra các bộ phận giả miễn phí.

Joaquín Vergara, người đã dùng khả năng hiểu biết về công nghệ tạo ra các bộ phận giả miễn phí.

Tình yếu đối với người nghèo đã giúp Joaquín Vergara có sáng kiến tạo ra các bộ phẩn giả miễn phí - RV
Joaquín Vergara, 18 tuổi, một khuôn mặt hiện đang được các bạn trẻ chia sẻ cho nhau rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Tất nhiên, tin tức về anh sẽ không xuất hiện trên các trang bìa của các tờ báo bởi vì anh không  phải là một diễn viên, một nam tài tử, một cầu thủ bóng đá nổi tiếng, một thanh niên có những sáng kiến về làm giàu. Nhưng tại sao Joaquin vergara lại được chia sẻ một cách yêu mến như vậy? Tìm hiểu về cuộc đời của anh cũng như công việc cùng đam mê của anh mọi người sẽ có thể hiểu.
Anh chia sẻ động lực lớn nhất của anh trong cuộc đời là giúp đỡ người khác.
Hiện nay Joaquín Vergara chuyên sản xuất các bộ phận giả cho những người cần đến nó, đặc biệt là cho trẻ em và người lớn thiếu tay chân. Trên tài khoản Twitter của mình, anh đã đăng một video vượt quá hai triệu lượt xem, trên tài khoản của mình anh giải thích về sáng kiến của mình: "Tôi đăng đoạn video này để mong ước có nhiều người đang cần đến sự trợ giúp của tôi họ có thể liên lạc với tôi».
Đối với các nhà xã hội học, Joaquín là một phần của cái gọi là thế hệ Z, nhóm nhân khẩu học giữa năm 1994 và năm 2010 và chiếm 25,9% dân số thế giới. Họ là những người trẻ  sinh ra hoặc lớn lên trong sự suy thoái và trong một thế giới với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Có lẽ đây là lý do tại sao, khi hai máy in 3D đến nhà mình, Joaquín biết cách sử dụng chúng theo cách tốt nhất có thể, tạo ra một khuôn mặt con người có tình thân ái trong thời khủng hoảng.
Đối với người trẻ Argentina này, người sống ở một ngôi làng gần Mendoza, cách Buenos Aires gần chín trăm cây số, mối quan tâm chính của anh là để có  thể giải quyết, thậm chí chỉ một phần cuộc sống của người dân.
Sau khi kiểm tra và nghiên cứu trường hợp, Joaquín phân loại các bộ phận giả phù hợp nhất cho mỗi người, anh chia sẻ: “Để có thể làm tốt nhất có thể, việc đầu tiên là tôi cần có hình ảnh của người cần giúp đỡ, tôi không muốn tạo ra những kỳ vọng giả tạo. Vì vậy, nhìn vào hình ảnh, tôi đảm bảo rằng có thể làm các bộ phận giả. Ở các nước châu Mỹ Latinh, công nghiệp sản xuất các bộ phận giả  có thể tốn hàng ngàn đô la và do đó vượt ra khỏi tầm tay của nhiều người cần đến chúng. Thay vào đó, giá của vật liệu được sử dụng để tạo ra một bộ phận giả bằng một máy in 3D khoảng 20 USD”.
Theo Joaquin, vật liệu có thể được mua ở Buenos Aires hoặc đặt mua trên internet, sau đó "các tập tin được xử lý, bản vẽ được hoàn thành và in; bây giờ tôi chỉ sản xuất các bàn tay". Vật liệu được sử dụng là một loại nhựa được biết đến như PLA, một chất được lấy từ bắp, không độc và được tái chế. Các bộ phận giả là «hoàn toàn có chức năng». Với các bộ phận này các ngón tay có thể di chuyển và đóng lại với các khớp cổ tay. Anh sinh viên nói thêm: "Nó cho phép nắm lấy các đồ vật, không phải là hoàn toàn chính xác, nhưng nó có thể cùng cử động với bàn tay khác". Mặc dù không chính xác hay hoàn hảo như những nhà sản xuất trên thị trường, nhưng những người theo dõi anh trên mạng cảm ơn anh vì công việc của anh như những bàn tay mới cho phép bệnh nhân có “một cuộc sống mới”.
Chỉ trong vài ngày, anh đã nhận được hai ngàn yêu cầu. Để có thể đáp ứng cho tất cả trong tương lai, Joaquín đã yêu cầu thị trưởng giúp anh đưa việc làm của mình vào một hội thảo với các kỹ thuật in ở thành phố. Hiện tại anh đang làm việc trên năm bộ phận giả và anh nói rằng anh sẽ đảm bảo nhớ tất cả những người đang tìm cách liên lạc với anh để có thể giúp họ.
Anh chia sẻ: "Tôi không biết tôi có thể chăm sóc tất cả mọi người, vì mọi người trên khắp thế giới viết cho tôi, nhưng tôi sẽ làm tất cả mọi cách bằng sức mạnh của tôi càng nhanh càng tốt". Để làm được một bàn tay, người thanh niên cần khoảng hai mươi lăm giờ làm việc. Gia đình, đặc biệt cha mẹ là một điểm tựa cho anh, hỗ trợ anh vô điều kiện. Giống như nhiều người trẻ trong thế hệ của mình, Joaquín là một người thực dụng và có mối tương quan rộng lớn với thế giới, nhưng anh đã biết tận dụng điều này để có thể làm những gì tốt nhất có thể cho mọi người. (L’Osservatore Romano 16-4-2018)
Ngọc Yế
n

Thiên đàng ở đâu?

Thiên đàng ở đâu?

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 27.04.2018
Có người nghĩ rằng thiên đàng là nơi nhàm chán. Sự thực không phải thế, vì thiên đàng là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Chân tiến bước mà lòng ấp ủ lời Thiên Chúa hứa
Với lời hứa của Chúa mang trong tim, dân vững tâm tiến bước trên suốt hành trình vì biết rằng mình là dân được chọn. Thường thì dân Chúa không trung tín, nhưng họ vẫn tin vào lời Thiên Chúa hứa, vì họ biết rằng Chúa luôn thành tín. Dân bất trung nhưng họ tin vào sự trung tín của Thiên Chúa.
Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đang tiến bước. Chúng ta đang đi trên một hành trình, nhưng chúng ta tự hỏi mình rằng: Tôi đang đi, nhưng mà đi đâu? Vâng, đi về quê trời, đi về thiên đàng! Vâng, nhưng thiên đàng là gì? Chúng ta bị khựng lại trước câu hỏi này, vì không biết phải nói làm sao. Nhiều lần chúng ta nghĩ về thiên đàng, nghĩ về quê trời cách trừu tượng xa xôi… Ồ, trên trời thì cũng tốt… Nhưng mà có người nghĩ, ở đó đời đời thì có vẻ chán lắm? Thế nhưng, sự thực không phải thế, thiên đàng không phải thế. Bởi lẽ, chúng ta đang tiến bước về quê trời, có nghĩa là chúng ta đang tiến bước đến một cuộc gặp gỡ, gặp gỡ Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đang  cầu nguyện cho từng người
Về phần mình, chúng ta đang tiến về cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu. Thế thì, trong thời gian đợi chờ, Chúa Giêsu làm gì? Chúa không ngồi đợi, nhưng vẫn đang làm việc không ngừng. Chúa đã nói: “Hãy tin vào Thầy, nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở. Thầy đi trước để dọn chỗ cho anh em.” Hiện tại Chúa không ngừng cầu nguyện cho mỗi người chúng ta.
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho tôi, cho từng người chúng ta. Điều này chúng ta cần nhẩm đi nhắc lại để khắc ghi rằng: Chúa là Đấng tín trung và Chúa cầu nguyện cho tôi ngay trong lúc này đây.
Chúa đang dọn chỗ cho chúng ta
Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu từng nói với thánh Phêrô rằng: Thầy sẽ cầu nguyện cho anh. Và điều ấy Chúa cũng nói với từng người chúng ta. Mỗi người cần ghi nhớ rằng: Chúa Giêsu đang cầu nguyện cho tôi, Chúa đang không ngừng lao tác vì tôi, và Chúa đang dọn chỗ cho chúng ta. Thiên đàng, quê trời sẽ là nơi gặp gỡ, là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Chúa đi trước để dọn chỗ cho chúng ta, để chuẩn bị cuộc gặp gỡ với từng người chúng ta. Điều ấy mang lại cho chúng ta niềm tin tưởng, và gia tăng niềm tín thác.
Chúa Giêsu là vị linh mục cầu thay nguyện giúp chúng ta, Chúa tiếp tục làm như thế cho đến tận cùng thế giới, tận cùng thời gian. Xin Chúa ban ơn để ta có thể ý thức về sự hiện diện của Người trong hành trình thực thi lời Thiên Chúa hứa. Xin cho ta ơn biết nhìn lên và ngẫm suy rằng: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang cầu nguyện cho con!
Tứ Quyết S
J

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Phanxicô bổ nhiệm Tân Giám mục Chính toà giáo phận Thanh Hoá

Phanxicô bổ nhiệm Tân Giám mục Chính toà giáo phận Thanh Hoá



WHĐ (25.04.2018) – Lúc 12g00 ngày hôm nay thứ Tư 25-04-2018 tại Roma, tức 17g00 cùng ngày tại Việt Nam, Phòng Báo chí Toà Thánh công bố: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường, linh mục giáo phận Đà Lạt, hiện là Phó Giám đốc Chủng viện Minh Hoà Đà Lạt, làm Giám mục Chính toà giáo phận Thanh Hoá.

Hoà chung niềm vui với giáo phận Thanh Hoá, ngay sau khi Toà thánh công bố tin vui này, Đức Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ: “Trong tư cách Giám quản Tông toà và Giám mục tiền nhiệm, tôi hiệp ý với đại gia đình giáo phận Thanh Hoá để tạ ơn Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương an bài cho đoàn chiên của Ngài có mục tử chăm sóc. Trong tâm tình đó, tôi rất an tâm chuyển giao giáo phận cho Đức giám mục tân cử Giuse Nguyễn Đức Cường. Tôi hiệp ý với mọi người để xin Chúa chúc lành người Chúa đã chọn”.

Giáo phận Thanh Hoá trống toà từ ngày 29-10-2016, khi giám mục giáo phận là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế - kiêm Giám quản giáo phận Thanh Hoá.
***

Tiểu sử Đức Tân giám mục Giuse Nguyễn Đức Cường:

Sinh ngày 14 tháng 10 năm 1953 tại xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, là người con thứ hai trong một gia đình 10 anh chị em, 5 gái, 5 trai.
1964 – 1972:
Học tại Tiểu chủng viện Thánh Simon Hoà Đà Lạt
1972 – 1975:
Học tại Đại chủng viện Thánh Philiphê Minh Đà Lạt và Đại học Công giáo Đà Lạt
1975 – 1986:
Thực tập mục vụ tại giáo xứ Thánh Tâm, Bảo Lộc
1986 – 1992:
Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
27/6/1992:
Được Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình truyền chức linh mục tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
1992 – 2001:
Phó xứ Tân Thanh, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt
2001 – 2005:
Phó xứ Tân Bùi, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt
2005 – 2014:
Quản xứ Tân Bùi, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt
2014 – 2017:
Quản xứ Madaguôi kiêm Quản Hạt giáo hạt Madaguôi, giáo phận Đà Lạt
2002 – 2017:
Trưởng Ban Giáo lý Đức tin giáo phận Đà Lạt
2005 – 2017:
Phó Trưởng Ban Giáo lý Giáo tỉnh Sài Gòn
Từ 2009:
Thành viên Uỷ ban Giáo lý Đức tin thuộc HĐGMVN
2014 – 2017:
Trưởng Ban Giáo lý Giáo tỉnh Sài Gòn; Phó Ban Giáo lý toàn quốc
2010 – 2017:
Thẩm phán Toà án Hôn phối giáo phận Đà Lạt
Thành viên Hội đồng Linh mục (từ 2010)
Thành viên Ban Tư vấn giáo phận Đà Lạt (từ 2014)
2012 – 2013:
Tu nghiệp tại Học viện Mục vụ Đông Á Manila, Philippines
2017:
Phó Giám đốc Chủng viện Minh Hoà, giáo phận Đà Lạt

Văn phòng HĐGM