label

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Gia đình hiệp nhất và hòa giải là giấc mơ của Thiên Chúa

Gia đình hiệp nhất và hòa giải là giấc mơ của Thiên Chúa

Sứ mệnh của gia đình là góp phần thực hiện giấc mơ của Thiên Chúa là sự hiệp nhất, hòa hợp và hòa bình, hoa trái của lòng trung thành, sự tha thứ và hòa giải. Gia đình Kitô là suối nguồn của ơn thánh liên lỉ giúp cùng nhau tiến bước và thắng vượt nền văn hóa tạm bợ.
Linh Tiến Khải - Vatican
ĐTC vừa mới công du Ailen về, nên trong bài huấn dụ, ĐTC đã chia sẻ với mọi người một số cảm tưởng trong hai ngày viếng thăm nhân cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình công giáo lần thứ 9. ĐTC giải thích sự hiện diện của ngài trong cuộc gặp gỡ là để củng cố các gia đình Kitô trong ơn gọi và sứ mệnh của mình. Hàng ngàn gia đình gồm ông bà, cha mẹ và con cái đã tụ tập về Dublin với tất cả sự khác biệt ngôn ngữ, nền văn hóa và kinh nghiệm, đã là dấu chỉ hùng hồn vẻ đẹp giấc mơ của Thiên Chúa cho toàn gia đình nhân loại.
Gia đình thực hiện giấc mơ hiệp nhất và hòa giải của Thiên Chúa
Giấc mơ của Thiên Chúa là sự hiệp nhất, hòa hợp, và hòa bình, trong các gia đình và trong thế giới hoa trái của lòng chung thủy, sự tha thứ và hòa giải mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Chúa Kitô. Thiên Chúa mời gọi các gia đình tham dự vào giấc mơ đó và làm cho thế giới trở thành một ngôi nhà, nơi không ai phải cô đơn, không ai cảm thấy không được thương mến và bị loại trừ. Vì thế thật là thích hợp khi đề tài của cuộc gặp gỡ quốc tế này là “Tin Mừng gia đình, niềm vui cho thế giới”.
Tiếp đến, ĐTC chia sẻ với tín hữu các sinh hoạt khác nhau trong hai ngày viếng thăm: Khi nói chuyện với chính quyền tại lâu đài Dublin, tôi đã nhấn mạnh rằng Giáo hội là gia đình của các gia đình và như là một thân mình, Giáo Hội nâng đỡ các tế bào của nó trong vai trò không thể thiếu cho sự phát triển một xã hội huynh đệ và liên đới.
Chứng từ của các gia đình trong chuyến viếng thăm Dublin là những điểm sáng
Các điểm sáng đích thực của các ngày này là các chứng từ của tình yêu hôn nhân của các cặp vợ chồng thuộc mọi lứa tuổi. Các câu chuyện của họ đã nhắc nhớ rằng tình yêu hôn nhân là một món quà đặc biệt của Thiên Chúa, cần vun trồng mỗi ngày trong “Giáo hội tại gia” là gia đình. Thế giới cần một cuộc cách mạng của tình yêu, một cuộc cách mạng của sự hiền dịu biết bao để cứu chúng ta khỏi nền văn hóa của sự tam bợ! Và cuộc cách mạng này bắt đầu trong con tim của gia đình.
Trong nhà thờ đồng chính tòa Dublin  tôi đã gặp gỡ các đôi vợ chồng dấn thân và biết bao nhiêu cặp vợ chồng trẻ với nhiều trẻ em. Thế rồi tôi đã gặp vài gia đình đang phải đương đầu với các thách đố và khó khăn đặc biệt. Nhờ các tu sĩ Phanxicô luôn luôn gần gũi dân chúng và nhờ gia đình giáo hội rộng rãi hơn, họ đã sống kinh nghiệm tình liên đới và nâng đỡ là hoa trái của lòng bác ái.
Cao điểm chuyến viếng thăm của tôi là đại lễ với các gia đình chiều thứ bẩy tại vận động trường Dublin, theo sau là thánh lễ Chúa Nhật tại công viên Phoenix. Trong buổi canh thức chúng tôi đã lắng nghe các chứng từ rất đánh động của các gia đình đã đau khổ vì chiến tranh, các gia đình được canh tân bởi sự tha thứ, các gia đình được tình yêu thương cứu thoát khỏi vòng xoáy của sự tùy thuộc nghiện ngập, các gia đình đã học sử dụng tốt các điện thoại di dộng, máy vi tính và dành ưu tiên cho thời gian sống với nhau; và đã nêu bật giá trị của sự thông truyền giữa các thế hệ và vai trò chuyên biệt của các ông bà trong việc củng cố các mối dây gia đình và thông truyền kho tàng đức tin. Ngày nay thật khó nói lên điều này… xem ra các ông bà có vẻ quấy rầy! Trong nền văn hóa gạt bỏ này, các ông bà bị gạt bỏ, lảng xa ra. Các ông bà là sự khôn ngoan, là ký ức của một dân tộc, là ký ức của các gia đình! Và các ông bà phải thông truyền ký ức ấy cho các cháu bé. Các người trẻ và trẻ em phải nói chuyện với các ông bà. Xin làm ơn đừng gạt bỏ các ông bà. Ước chi các vị gẫn gửi con cái cháu chắt cho ông bà.
Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: Sáng Chúa Nhật tôi đã hành hương tới đền thánh Đức Bà Knox, rất thân yêu đối với nhân dân Ailen. Ở đó, trong nhà nguyện được xây trên nơi Đức Trinh Nữ hiện ra, tôi đã phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ mọi gia đình, cách riêng các gia đình của nước Ailen. Và tuy chuyến viếng thăm của tôi không bao gồm miền Bắc Ailen tôi đã hướng lời chào thân ái của tôi tới dân chúng và đã khích lệ tiến trình hòa giải, hòa bình, tình bạn và cộng tác đại kết.
Đương đầu với tệ nạn lạm dụng cách chân thực và can đảm
Đề cập tới vết thương của các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên xảy ra tại Ailen ĐTC nói: Ngoài niềm vui lớn, chuyến viếng thăm này của tôi tại Ailen cũng phải lãnh trách nhiệm sự đau đớn và cay đắng vì các khổ đau đã xảy ra tại nước này vì nhiều hình thức lạm dụng khác nhau, kẻ cả từ phía các thành phần của Giáo Hội, và của sự kiện các vị thẩm quyền giáo hội trong quá khứ đã không luôn luôn biết đương đầu một cách thích hợp với với tội phạm ấy.
Cuộc gặp gỡ với vài nạn nhân còn sống sót đã để lại một vết sâu đậm. Họ là 8 người. Và nhiều lần tôi đã xin lỗi Chúa vì các tội lỗi này, vì gương mù gương xấu và cảm tưởng bị phản bội đã gây ra. Các Giám Mục Ailen đã bắt đầu một lộ trình nghiêm chỉnh thanh tẩy và hòa giải với những người đã đau khổ vì các vụ lạm dụng và với sự trợ giúp của các quyền bính quốc gia, các vị đã thiết lập một loạt các luật lệ nghiêm khắc để bảo đảm an ninh cho giới trẻ. Rồi trong buổi gặp gỡ của tôi với các Giám Mục tôi đã khích lệ các vị trong nỗ lực sửa chữa các thất bại quá khứ với lòng liêm chính và can đảm, tín thác nơi các lời Chúa hứa và tin cậy nơi đức tin sâu xa của dân tộc Ailen, để khai mào một mùa canh tân của Giáo Hội Ailen.
Cầu nguyện cho ơn gọi
Tại Ailen có đức tin, có người có đức tin: một đức tin với các gốc rễ lớn. Nhưng anh chị em có biết một điều không? Rằng có ít ơn gọi linh mục. Làm sao đức tin này lại không thành công? Nhé.. đối với các vấn đề, các gương mù gương xấu, biết bao nhiêu chuyện…
Chúng ta phải cầu nguyện để Chúa gửi các linh mục thánh thiện tới Ailen, gửi các ơn gọi mới. Và chúng ta cùng nhau làm điều này bằng cách đọc một Kinh Kính Mừng dâng Đức Bà Knock . ĐTC và mọi người đã đọc kinh Kinh Mừng rồi ngài nói: Lậy Chúa Giêsu xin gừi các linh mục thánh thiện tới cho chúng con.
Ly dị không phải là lý tưởng. Gia đình hiệp nhất mới là kiểu mẫu
Anh chị em thân mến, Cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình tại Dublin đã là một kinh nghiệm ngôn sứ, khích lệ của biết bao nhiêu gia đình dấn thân trong cuộc sống phúc âm của hôn nhân và của cuộc sống gia đình, các gia đình môn đệ và truyền giáo, men của lòng tốt, sự thánh thiện, công lý và hòa bình. Chúng ta quên biết bao gia đình – biết bao gia đình – làm cho gia đình tiến tới, các con cái với lòng trung thành bằng cách xin lỗi khi có các vấn đề. Chúng ta quên bởi vì ngày nay trên các nguyệt san, các nhật báo người ta theo mốt nói như thế này: “A, ông này đã ly dị với bà này. Bà đó đã ly dị với ông kia… Và ly thân”. Tôi xin anh chị em: đây là một điều xấu xa.  Đúng: tôi tôn trọng mỗi người, chúng ta phải tôn trọng người khác nhưng lý tưởng không phải là ly dị, lý tưởng không phải là ly thân, không phải là việc phá hủy gia đình, Lý tưởng là gia đình hiệp nhất. Như vậy hãy tiến bước: đó là lý tưởng!
Cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình tới đây sẽ diễn ra tại Roma vào năm 2021: anh chị em hãy chuẩn bị nhé! Chúng ta hãy tín thác mọi gia đình cho sự chở che của Thanh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse, để trong các nhà, các giáo xứ và cộng đoàn các gia đình có thể thực sự là “niềm vui cho thế giới”.

Photogallery

Những hình ảnh đẹp trong buổi ĐTC Phanxicô tiếp kiến chung các tín hữu 29.08.2018

Tượng Đức Mẹ Fatima được rước đến ĐHGT ở Panama

Tượng Đức Mẹ Fatima được rước đến ĐHGT ở Panama vào tháng 01/2019

Lần đầu tiên sau 18 năm, tượng Đức Mẹ Fatima sẽ được rước ra khỏi Bồ đào nha đến Panama nhân dịp Đại hội Giới trẻ thế giới (ĐHGT) vào tháng 01/2019.
Hồng Thủy - Vatican
Ngày 27/08, Đức cha José Domingo Ulloa Mendieta, tổng Giám mục Panama, thông báo rằng tượng Đức Mẹ Fatima sẽ được đưa đến Panama nhân dịp Đại hội Giới trẻ thế giới (ĐHGT) được tổ chức tại đây từ ngày 22-27/01/2019.
Tượng Đức Mẹ Fatima đầu tiên được làm theo sự chỉ dẫn của sơ Lucia – một trong 3 trẻ mục đồng được Đức Mẹ hiện ra ở Fatima – và được đức tổng Giám mục của Évora đội triều thiên vào năm 1947, được tôn kính trong đền thánh ở Fatima, Bồ đào nha, và trong các cuộc thánh du từ 80 năm nay.
Vinh danh thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô – người thành lập ĐHGT thế giới
Đây là lần đầu tiên từ năm 2000 tượng Đức Mẹ Fatima được đưa ra khỏi Fatima. Văn phòng giám đốc đền thánh đã quyết định tượng Đức Mẹ sẽ được đặt tại đền thánh, sau khi đã thánh du 64 quốc gia, nhưng ĐHGT năm 2019 đã xin một ngoại lệ.
Trong một cuộc họp báo, cha Carlos Cabecinhas, giám đốc đền thánh Đức Mẹ Fatima, khẳng định rằng quyết định này dựa trên tầm quan trọng của sự kiện, và trên hết là mối liên hệ với thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người sáng lập ĐHGT thế giới, và là người có lòng sùng kính đặc biệt Đức Mẹ Fatima; và nguyên nhân cuối cùng là lòng sùng kính sâu sắc của người dân Panama đối với Đức Mẹ. Một phái đoàn đại diện của đền thánh Fatima do cha Marco Daniel Duarte, giám đốc bảo tàng đền thánh Fatima, đã đến Panama để thông báo tin này.
Tượng Đức Mẹ sẽ đến Panama vào ngày 21/01/2019
Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ đến Panama vào lúc 17 giờ 15 ngày 21/01/2019 và sẽ được kính viếng tại đây cho đến 17 giờ ngày 29/01. Trong thời gian này, đầu tiên tượng Đức Mẹ sẽ được đặt tại nhà thờ Lộ đức, sau đó từ thứ ba ngày 22/01, tượng sẽ được rước đến nhà nguyện Thánh Thể tại Công viên Tha thứ do các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa coi sóc. Tại công viên sẽ có những thời điểm liên kết với chương trình của ĐHGT, từ khi bắt đầu với Thánh lễ khai mạc vào thứ 3. Vào thứ bảy 26/01 và Chúa nhật 27/01, tượng sẽ hiện diện trong trong buổi canh thức, giờ lần hạt Mân côi, và trong Thánh lễ kết thúc vào Chúa nhật. 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Tổng thống Indonesia mời gọi bảo vệ sự đa dạng tôn giáo

Tổng thống Indonesia mời gọi bảo vệ sự đa dạng tôn giáo


  •  
  •  
  •  
Tổng thống Indonesia mời gọi bảo vệ sự đa dạng tôn giáo
INDONESIA - Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã viếng thăm trụ sở Hội đồng Giám mục nước này ở thủ đô Jakarta vào ngày 24.8.2018 nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa chính phủ với Giáo hội.
Ông Widodo kêu gọi các tín hữu Công giáo chung tay bảo vệ sự đa dạng về tôn giáo và tinh thần đoàn kết của quốc gia. Vị nguyên thủ được Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia, Đức cha Ignatius Suharyo - Tổng Giám mục Jakarta, và Tổng thư ký Hội đồng Giam mục, Đức cha Antonius Subianto Bunjamin - Giám mục Bangdung, cùng 8 vị giám mục khác chào đón.
Trong suốt buổi gặp mặt, các Đức giám mục đã chia sẻ với ông Widodo về tình hình của các giáo phận. Vị tổng thống cũng bày tỏ mong muốn viếng thăm Vatican.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Widodo đến thăm Hội đồng Giám mục với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Ông đã từng thực hiện việc này hai lần khi còn làm thống đốc Jakarta từ năm 2012 đến 2014. Vào Quốc khánh Indonesia (17.8), Tổng thống Widodo kêu gọi người dân hãy mở rộng tấm lòng với người khác, chấp nhận những khác biệt về tôn giáo, quan điểm chính trị.
Ngày 18.8 vừa qua, ông đã khai mạc Á Vận Hội lần thứ 18 được tổ chức tại Jakarta và Palembang. Hội đồng Giám mục Indonesia cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với sự kiện thể thao hàng đầu châu lục và đánh giá đây là dịp để xây dựng hòa bình.
Vatican News, 27.8.2018
Gia Hy

GIÁO PHẬN LONG XUYÊN XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA HIỆP THÔNG ĐỒNG TRÁCH NHIỆM HƯỚNG ĐẾN NHIỆM KỲ MỚI

GIÁO PHẬN LONG XUYÊN XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
THAM GIA HIỆP THÔNG ĐỒNG TRÁCH NHIỆM
HƯỚNG ĐẾN NHIỆM KỲ MỚI

Anh chị em thân mến,
Nhiệm kỳ 5 năm (2013–2018) của các nhân sự trong tổ chức của giáo phận sắp kết thúc. Trước hết, chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì những ân huệ mà Chúa đã thương ban cho Giáo phận qua các nhân sự nhiệt tình hy sinh phục vụ giáo phận. Chúng ta cũng bày tỏ lòng tri ân đến với cá nhân và tập thể, đã cộng tác với các giám mục của giáo phận để phục vụ cộng đồng dân Chúa trong nhiệm kỳ qua. Và, chúng ta hướng đến việc chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới (2018 – 2023) với ý thức về những thuận lợi và khó khăn của thời đại cũng như bối cảnh đặc thù của Giáo Phận Long Xuyên. Đặc biệt là hướng đến sự kiện kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận (1960-2020), thư mục vụ tháng 9 có chủ đề “Giáo Phận Long Xuyên Xây Dựng Cộng Đoàn Tham Gia Hiệp Thông Đồng Trách Nhiệm - Hướng Đến Chuẩn Bị Nhân Sự Cho Nhiệm Kỳ Mới”.

Trước hết, chúng ta dùng mô hình Cộng đoàn Kitô hữu thời các Tông đồ trong sách Công Vụ Tông Đồ để soi chiếu vào chủ đề của thư mục vụ. Theo đó, 3 ý tưởng giúp chúng ta suy tư.

Thứ nhấtHội thánh là Mầu nhiệm với đức tin, đức cậy, và đức mến. Đối với giáo hội thời các tông đồ, đức tin thiết yếu là tin vào màu nhiệm Chúa Kitô phục sinh. Đức Cậy thiết yếu tập trung vào sự hiện diện thiêng liêng của Chúa Phục Sinh, cùng với niềm hy vọng Chúa đang đến trong vinh quang. Và Đức Mến từ lời trăn trối giới luật yêu thương của Đức Kitô trong bữa tiệc ly, là luật tối thượng của cộng đoàn sơ khai. Với đức tin, đức cậy và đức mến này, hội thánh lữ hành, trong đó có Giáo phận Long Xuyên, tuyên xưng hằng ngày trong Thánh lễ: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”.

Thứ đếnHội Thánh là Hiệp Thông. Đức tin, đức cậy và đức mến của Giáo hội sơ khai được thể hiện trong cách sống hiệp thông. Hiệp thông chủ yếu là hiệp thông với các tông đồ để hiệp thông với nhau. Chính trong sự hiệp thông này mà Giáo hội thời sơ khai được tổ chức: Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung... Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.” (Cv 2, 42-47).

Cuối cùngHội Thánh là Sứ Vụ, Sứ vụ rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Sống hiệp thông trong đức tin, đức cậy, và đức mến, Giáo hội sơ khai thi hành lệnh truyền của Chúa Kitô, “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Và, với lễ Ngũ Tuần, Giáo hội sơ khai thi hành sứ vụ với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vòa đần cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau tùy theo khả năng thánh thần ban cho…” (Cv 2, 1-4)

Công đồng Vaticanô II đã áp dụng cụ thể cho các giáo phận của Giáo hội toàn cầu, trong đó có Long Xuyên, với định nghĩa: “Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám Mục chăn dắt, với sự cộng tác của linh mục đoàn, nhờ sự gắn bó với chủ chăn của mình và được ngài tập hợp trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc Âm và Thánh Thể, phần dân ấy tạo thành một Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự” (GL. Điều 369).

Như vậy, xét về các yếu tố cấu thành của một Giáo phận, chúng ta có thể nhận ra có hai yếu tố chính để làm nên một Giáo phận, đó là yếu tố hữu hình và yếu tố thần linh. (1) Yếu tố hữu hình bao gồm (*) Cộng đoàn dân Chúa và (*) Giám mục giáo phận cùng với linh mục đoàn, là những chủ chăn chăm sóc và cai quản cộng đoàn dân Chúa. (2) Yếu tố thần linh bao gồm (*) Lời Chúa và Thánh Thể: Không như những cộng đoàn xã hội khác, cộng đoàn dân Chúa được triệu tập do Lời Chúa, để nghe Lời Chúa và được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Và (*) Chúa Thánh Thần như nguồn sống của cộng đoàn.

Như vậy, những yếu tố làm nên một Giáo phận vừa nói trên đây, giúp chúng ta có một cái nhìn rõ nét hơn về bản chất và mục đích của một Giáo phận.
Trước hết, Giáo phận phải diển tả được bản chất thần linh của mình. Giáo phận phát triển không phải chỉ chú tâm xây cất nhiều cơ sở đồ sộ, nhưng là do việc loan báo Tin Mừng, củng cố đức tin, đức cậy, đức mến, và nhất là sống liên kết mật thiết với Đức Kitô. Như vậy, vai trò tiên vàn của các Đức Giám Mục và linh mục đoàn là rao giảng Tin Mừng, cử hành Thánh Thể, và phục vụ công đoàn. Còn những công việc khác, chỉ được coi là phương thế giúp các mục tử thi hành vai trò chủ chăn của mình.

Ngoài ra, Giáo phận như một tổ chức hữu hình và vì thế, cần có những cá nhân cũng như các ủy ban và các đoàn thể khác cùng cộng tác với Đức giám mục trong việc tổ chức và điều hành Giáo phận.
Với những nét đặc thù của Giáo phận Long Xuyên và tiếp nối đường hướng của các Đức Giám Mục tiền bối, Giáo phận Long Xuyên đã không ngừng cỗ võ cho mọi thành phần dân Chúa luôn kín múc sức mạnh từ Lời Chúa và Thánh Thể; nhất là sống và làm chứng cho Tin Mừng giữa vùng sông nước của miền đồng bằng sông Cửu Long này.
Cụ thể là hướng về kỷ niệm 60 năm thành lập, Giáo phận đề ra 3 đường hướng hoạt động: (1)  Xây dựng Giáo phận thành gia đình của Thiên Chúa; (2) Con người là đối tượng phục vụ trong mọi sinh hoạt của Giáo phận; và (3) Màu nhiệm Chúa Kitô phải là cách sống của toản thể cộng đoàn dân Chúa trong Giáo phận.
Để thực hiện sứ vụ của mình cách hiệu quả trong tinh thần hiệp nhất với Giáo hội Toàn cầu và với Giáo hội Việt Nam, Giáo phận hiện đang tổ chức giáo phận với trên 230.000 tín hữu thuộc về 212 giáo xứ giáo họ, được phân chia thành 9 giáo hạt. Cộng tác với Đức giám mục chăm sóc cộng đoàn dân Chúa là linh mục đoàn bao gồm 315 linh mục. Ngoài ra, cộng tác với Đức giám mục giáo phận là Hội đồng Linh mục, Ban tư vấn, 18 Ban trực thuộc các Ủy ban của HĐGM Việt Nam.

Tới đây, Giáo phận không thể không nhắc đến những con người đã âm thầm phục vụ và hy sinh cho cánh đồng truyền giáo Long Xuyên. Cách riêng, chúng ta trân trọng các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân, những người luôn sẵn sàng đảm nhận những trách vụ để cùng cộng tác với Đức giám mục Giáo phận trong việc tổ chức, xây dựng và phát triển Giáo phận.

Đồng thời, Giáo phận cổ vũ và kêu mời toàn thể cộng đoàn dân Chúa, đặc biệt lá linh mục đoàn, tiếp tục thực hiện đường hướng “Tham gia, hiệp thông đồng trách nhiệm vì sứ vụ”khi hướng đến nhiệm kỳ mới trong giáo phận.

Anh chị em thân mến,
Giáo phận Long Xuyên cùng hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh mừng kỷ niệm 30 năm 117 vị tử đạo tại Việt Nam được tuyên Thánh (1988 - 19/6 - 2018). Đồng thời, chúng ta cũng hướng đến kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Giáo phận (1960 - 24/11 - 2020). Quả thật, đây là những mốc thời gian quan trọng và ý nghĩa. Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại một chặng đường đã qua với biết bao hồng ân mà Chúa đã thương ban cho Giáo Hội Việt nam nói chung, cho Giáo phận Long Xuyên nói riêng. Nhìn lại để tạ tội vì những lỗi lầm thiếu xót. Nhìn lại để tạ ơn vì bao ơn lành đã lãnh nhận. Xin tri ân các bậc tiền nhân đã làm cho hạt giống đức tin đã sinh nhiều hoa trái trên miền Tây Nam Bộ này.

Hướng đến việc chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới, ước mong mọi thành phần dân Chúa cùng quan tâm và cầu nguyện cho Giáo Phận. Nguyện xin Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của hai thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Emmanuel Lê Văn Phụng chúc lành cho tất cả chúng ta.


Giuse Trần Văn Toản                                                           Giuse Trần Xuân Tiếu
    Giám mục phó                                                         Giám mục Giáo phận Long Xuyên