label

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Giám đốc Vatican News: Chúng tôi chờ những chứng tá từ Việt Nam

Giám đốc Vatican News: Chúng tôi chờ những chứng tá từ Việt Nam

2019.09.27 incontro del direttore editoriale Andrea Tornielli e il vescovo Peter Kham
Trong cuộc gặp gỡ với Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục giáo phận Mỹ Tho, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, thành viên của Bộ Truyền thông Tòa Thánh, ông Andrea Tornielli, giám đốc biên tập Vatican News, mong chờ được lắng nghe những chứng tá đến từ Việt Nam, cũng như những bước tiến mới của truyền thông Công giáo Việt Nam.
Vatican - Hôm 26/09/2019, nhân chuyến đi Roma tham dự hội nghị do Bộ truyền thông của Tòa Thánh tổ chức tại Vatican từ 23-25/09/2019, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục giáo phận Mỹ Tho, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, thành viên của Bộ Truyền thông Tòa Thánh, đã đến thăm Radio Vatican, gặp gỡ ông Andrea Tornielli, Giám đốc Biên tập Vatican News. Đây là cuộc gặp chính thức của một giám mục đại diện HĐGM Việt Nam và giám đốc biên tập mới của Vatican News. 
Trần Đỉnh, SJ - Vatican News
Làm truyền thông là làm chứng như các vị tử đạo
Trong buổi gặp gỡ, ông Andrea Tornielli nhấn mạnh đến việc làm truyền thông là làm chứng tá như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong cuộc tiếp kiến dành cho Bộ Truyền Thông vào ngày khai mạc Hội nghị. Ông nói: “Truyền thông là làm chứng như các vị tử đạo được xem như là hướng đi của truyền thông của Giáo hội: dám nói về sự thật, và dám làm chứng cho sự thật bằng chính đời sống của mình.”
Nói về Giáo hội Việt Nam, ông Tornielli nhấn mạnh đến việc làm chứng với niềm vui. Các vị tử đạo, dù trong những hoàn cảnh khó khăn, vẫn sống với niềm vui. Và Giáo hội Việt Nam vẫn đang tiếp tục làm chứng với niềm vui như vậy. Dù bị bách hại, nhưng chữ “hận thù” không có trong ngôn ngữ và lối sống của các Kitô hữu. Họ tiếp tục sống tha thứ, quảng đại, hiến mình vì Thiên Chúa và vì Giáo Hội.
Một bước tiến mới trong truyền thông tại Việt Nam
Về phần mình, Đức cha Phêrô, cũng nhấn mạnh đến tương quan giữa truyền thông của Tòa Thánh và của Giáo hội Việt Nam, cách cụ thể là tương quan giữa Vatican News và Ủy ban truyền thông xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài hy vọng một bước tiến mới trong việc mở ra những cánh cửa thông tin để hiệp thông giữa giáo hội địa phương và giáo hội hoàn vũ.
Theo đó, Đức cha Phêrô, thành viên của Bộ Truyền thông Công giáo, đề cao Vatican news như là tiếng nói chính thức của Đức Thánh Cha, nguồn cung cấp những thông tin xác thực về Tòa Thánh, về Đức Thánh Cha với những bài giáo lý và huấn dụ, những cuộc gặp gỡ và đối thoại của Ngài. Nhờ đó, Giáo hội Việt Nam được hiệp thông cách cụ thể và nhanh chóng với những chuyển động của Giáo hội hoàn vũ. Bên cạnh đó, ngài cũng hy vọng sự cộng tác hơn nữa giữa truyền thông của Giáo hội Việt Nam và Vatican News để những thông tin về Giáo hội Việt Nam có thể đến với thế giới.
Vatican News chờ những chứng tá từ Việt Nam
Tiếp đến, ông Tornielli cũng đề cập đến những chứng tá của Kitô hữu đến từ những nền văn hóa và vùng miền khác nhau. Những chứng tá có sức mạnh biến đổi và nối kết trong một đức tin. Ông nhấn mạnh: “Vatican News chờ đợi những câu chuyện cuộc đời, những chứng ta đời sống trong một Giáo Hội nhiều sức sống như Giáo hội VN - một Giáo hội đang cố gắng làm truyền thông bằng chứng tá cụ thể, hiệp thông hơn là chia rẽ, tình yêu hơn là hận thù.”
Trong bài phát gần đây, ông chỉ ra rằng truyền thông trong Giáo hội không chỉ theo đuổi số lượng like và view (xem và thích) nhưng là tạo nên mối dây liên kết hướng tới vẻ đẹp, sự thật và hy vọng cho các độc giả.
Vatican News hiện có 40 ngôn ngữ được phát trên sóng ngắn, sóng trung, sóng FM, vệ tinh và internet. Vatican News trực thuộc Bộ Truyền thông và đang hoạt động tại 61 quốc gia khác nhau.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Dù chúng ta tội lỗi, Giáo hội vẫn đứng vững, vì có Chúa ở cùng

Dù chúng ta tội lỗi, Giáo hội vẫn đứng vững, vì có Chúa ở cùng

Dựa trên đoạn sách Cv 5, 34-39, ĐTC nói về sức mạnh của các Tông đồ khi có Thiên Chúa ở cùng. Họ can đảm và không ngần ngại làm chứng tá cho Chúa Phục sinh cho đến hy sinh mạng sống. Đó cũng chính là sức mạnh thúc đẩy các vị tử đạo của mọi thời đại không sợ hãi tuyên xưng mình là Kitô hữu. ĐTC cũng đề cao ông Gamaliel, một Pharisêu nhìn ra được sự thật, nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi các Tông đồ. Ông phân định đâu là kế hoạch của Thiên Chúa, đâu là chương trình của con người.
Hồng Thủy - Vatican
Trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 18/9, ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Tông đồ Công vụ. Bắt đầu buổi tiếp kiến, các tín hữu nghe đọc đoạn sách trích từ sách Tông đồ Công vụ 5, 34-35.38-39:
Bấy giờ có một người Pharisêu tên là Gamaliel đứng lên giữa Thượng Hội Đồng; ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các đương sự ra ngoài một lát. Rồi ông nói với Thượng Hội Đồng: “Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này. Vậy giờ đây, tôi xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa.” Họ tán thành ý kiến của ông.
Dựa trên đoạn sách thánh vừa nghe, ĐTC nói về sức mạnh của các Tông đồ khi có Thiên Chúa ở cùng. Họ can đảm và không ngần ngại làm chứng tá cho Chúa Phục sinh cho đến hy sinh mạng sống. Đó cũng chính là sức mạnh thúc đẩy các vị tử đạo của mọi thời đại không sợ hãi tuyên xưng mình là Kitô hữu. ĐTC cũng đề cao ông Gamaliel, một Pharisêu nhìn ra được sự thật, nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi các Tông đồ. Ông phân định đâu là kế hoạch của Thiên Chúa, đâu là chương trình của con người. Trong bài huấn dụ, ĐTC giải thích về sức mạnh của Giáo hội, của các Kitô hữu khi có Chúa. ĐTC cũng mời gọi tập phân định để nhận ra đâu là chương trình của Thiên Chúa, đâu là kế hoạch của con người.
ĐTC bắt đầu bài huấn dụ như sau:
Sức mạnh từ Chúa Thánh Thần 
Trước lệnh cấm của người Do Thái: không được giảng dạy nhân danh Chúa Kitô, thánh Phêrô và các Tông đồ đã can đảm trả lời rằng họ không thể vâng lời những người muốn ngăn chặn Tin Mừng được rao truyền trên thế giới.
Qua đó, Mười Hai Tông đồ cho thấy rằng các ngài có “sự vâng lời của đức tin” và muốn khơi dậy nó nơi tất cả mọi người (xem Rm 15). Thực tế là từ ngày lễ Hiện Xuống, các ngài không còn là những con người “đơn độc” (cv 5,32). Các ngài có một sức mạnh tổng hợp đặc biệt giúp các ngài không còn chú trọng đến mình và nói : “chúng tôi và Chúa Thánh Thần” (Cv 5,32); các ngài cảm thấy không thể chỉ nói là “tôi”, nhưng là “chúng tôi”; và “Chúa Thánh Thần và chúng tôi” (Cv 15,28). Các ngài không còn là những người tập trung vào chính mình. Được mạnh mẽ nhờ sự liên kết này, các Tông đồ không còn sợ hãi điều gì. Lòng can đảm của các ngài thật ấn tượng. Các ngài đã từng là những kẻ hèn nhát, chạy trốn khi Chúa Giêsu bị quân lính bắt. Nhưng từ hèn nhát giờ đây trở thành can đảm. Tại sao? Bởi vì các ngài có Chúa Thánh Thần ở cùng. Điều này cũng xảy đến với chúng ta: nếu chúng ta có Chúa Thánh Thần trong lòng mình, chúng ta sẽ có can đảm tiến bước, can đảm chiến thắng trong các cuộc chiến chống tội lỗi, không phải nhờ chúng ta mà nhờ Chúa Thánh Thần ở với chúng ta.
Các Tông đồ là "loa phát thanh" của Chúa Thánh Thần
Các Tông đồ không lùi bước trong cuộc biểu dương làm chứng tá can trường của Đấng Phục Sinh, giống như các vị tử đạo của mọi thời đại, kể cả các vị tử đạo trong thời đại chúng ta. Các vị tử đạo trao tặng sự sống, không dấu diếm mình là Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến các Kitô hữu Chính Thống Copte, tất cả họ bị cắt cổ tại bãi biển ở Libia. Lời cuối cùng họ thốt ra là “Giêsu”. Họ đã không bán rẻ đức tin của mình, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần ở cùng. Đó là những vị tử đạo ngày nay. Các Tông đồ là "loa phát thanh" của Chúa Thánh Thần, được Đấng Phục sinh gửi đến để sẵn sàng và không ngần ngại truyền bá Lời Chúa, Lời ban ơn cứu độ.
Nghệ thuật phân định
Thật sự là quyết tâm này làm cho "hệ thống tôn giáo" của người Do Thái rung động; họ cảm thấy bị đe dọa và phản ứng bằng bạo lực và án tử hình. Việc bách hại các Kitô hữu luôn giống như vậy: những người không thích Kitô giáo cảm thấy bị đe dọa và họ sát hại các Kitô hữu. Nhưng, ở giữa Thượng Hội đồng, một tiếng nói khác của một người Pharisêu vang lên, người chọn ngăn cản phản ứng của dân mình: đó là ông Gamaliel, “tiến sĩ luật, được mọi người quý trọng”. Tại trường học của ông, thánh Phaolô đã học cách tuân thủ "luật của cha ông" (xem Cv 22,3). Ông Gamaliel lên tiếng, chỉ cho anh em của mình cách thực hiện nghệ thuật phân định trước các tình huống vượt ra ngoài các mô hình thông thường.
Chương trình của Thiên Chúa sẽ bền vững, còn của con người sẽ bị phá hủy
Bằng cách trích dẫn một số nhân vật đã xuất hiện như Đấng Mêsia, ông chỉ cho thấy rằng mọi kế hoạch của con người, ban đầu có thể nhận được sự hoan nghênh nhưng rồi sau đó chìm nghỉm, trong khi mọi thứ đến từ trên cao và mang "chữ ký" của Thiên Chúa sẽ tồn tại. Các kế hoạch của con người luôn thất bại; nó chỉ có một thời gian, như chúng ta. Anh chị em hãy nghĩ đến rất nhiều kế hoạch chính trị, và chúng thay đổi thế nào, từ bên này sang bên kia, ở tất cả các quốc gia. Hãy nghĩ về các đế chế vĩ đại, nghĩ về các chế độ độc tài của thế kỷ trước. Họ cảm thấy rất mạnh mẽ, có thể thống trị thế giới. Và rồi tất cả đều sụp đổ. Ngay cả ngày nay, hãy nghĩ về các đế chế ngày nay: họ sẽ sụp đổ, nếu Thiên Chúa không ở bên họ, bởi vì sức mạnh của con người không tồn tại dài lâu. Chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa bền vững.
Dù chúng ta tội lỗi, Giáo hội không sụp đổ, vì có Chúa ở cùng
Chúng ta hãy nghĩ về lịch sử của các Kitô hữu, bao gồm cả lịch sử của Giáo hội, với rất nhiều tội lỗi, với rất nhiều vụ bê bối, với rất nhiều điều tồi tệ. Và tại sao nó không sụp đổ? Vì có Chúa ở đó. Chúng ta là những kẻ tội lỗi, và thậm chí rất nhiều lần chúng ta tạo ra các vụ bê bối, nhiều lần, nhiều lần. Nhưng Chúa luôn luôn cứu chúng ta. Sức mạnh chính là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Do đó, ông Gamaliel kết luận rằng, nếu các môn đệ của Chúa Giêsu thành Nazareth tin vào một kẻ mạo danh, thì cuối cùng họ sẽ biến mất trong hư không; ngược lại, nếu họ theo một người đến từ Thiên Chúa, tốt hơn là đừng chiến đấu với họ nữa; và ông cảnh báo: "Đừng để quý vị trở thành những kẻ chống lại Thiên Chúa" (CV 5,39). Ông dạy chúng ta cách phân định này. ĐTC giải thích:
Những lời bình tĩnh và có tầm nhìn xa của ông Gamaliel giúp chúng ta nhìn sự kiện Kitô giáo dưới ánh sáng mới và chúng đưa ra các tiêu chí "biết phúc âm", bởi vì chúng mời gọi chúng ta nhận ra cây từ trái của nó (xem Mt 7,16). Những lời này chạm đến trái tim và đạt được hiệu quả mong muốn: các thành viên khác của Thượng Hội đồng làm theo ý kiến của ông và từ bỏ những ý định giết các Tông đồ
Tập quán phân định
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hành động trong chúng ta, cả cá nhân và cộng đồng, để chúng ta có thể có được tập quán phân định. Chúng ta hãy xin Người để luôn luôn biết nhìn thấy sự hiệp nhất của lịch sử cứu độ thông qua các dấu chỉ của hiện diện của Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta và trên khuôn mặt của những người xung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta biết rằng thời gian và khuôn mặt của con người là sứ giả của Thiên Chúa hằng sống.

Tân Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt

Tân Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt
Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:
Hôm nay, ngày 14 tháng 9 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Antôn Vũ Huy Chương từ nhiệm sứ vụ quản trị mục vụ giáo phận Đà Lạt.
Kế nhiệm Đức cha Antôn Vũ Huy Chương là Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục phó của giáo phận này.
* * *

Tiểu sử Đức cha Antôn Vũ Huy Chương
– 14/09/1944:  sinh tại làng Bến Thôn, tỉnh Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội), thuộc giáo phận Hưng Hóa.
– 1956–1963:  học tại Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê (Bùi Chu), Sài Gòn.
– 1963:  gia nhập giáo phận Cần Thơ.
– 1963–1971:  học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt (Khoá 6).
– 18/12/1971:  thụ phong linh mục tại Sài Gòn.
– 1972–1975:  phục vụ tại Tiểu chủng viện Thánh Quí, Cái Răng, giáo phận Cần Thơ.
– 1975–1976:  quản nhiệm họ đạo Ba Rinh, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
– 1976–2003:  phục vụ tại Đại chủng viện Thánh Quí, Cái Răng, giáo phận Cần Thơ
– 1990–1995:  kiêm nhiệm họ đạo Cái Răng.
– 2000:  tu nghiệp tại Manila, Philipinnes.
– 05/08/2003:  được Đức thánh cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Hưng Hóa.
– 01/10/2003:  lễ truyền chức Giám mục tại Sơn Tây.
– 01/03/2011:  được Đức thánh cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính toà giáo phận Đà Lạt.
Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đảm nhiệm nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp (từ năm 2004 đến năm 2019)

* * *

Tiểu sử Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh
– 12/08/1955: sinh tại Cần Thơ.
– 13/08/1955: nhận bí tích Thánh Tẩy do cha Grannec, MEP, tại Nhà thờ họ đạo Cần Thơ (khi đó thuộc giáo phận Nam Vang), nay là Nhà thờ Chính tòa giáo phận Cần Thơ.
– 1966–1973 : học tại Tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt.
– 1973–1980 : học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt (Khoá 16).
– 1980–1994 : Làm việc mục vụ tại giáo xứ Tân Thanh, giáo phận Đà Lạt.
– 29/5/1994 : được Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm truyền chức Linh mục.
– 1994–2003 : Phó Xứ Tân Hóa, Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt.
– 2003–2009 : du học tại Rôma về Giáo luật; tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo luật tại Đại Học Giáo Hoàng Urbaniana.
– Từ 2009 : Đại diện Tư pháp giáo phận Đà Lạt.
– 08/04/2017: được Đức thánh cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phó giáo phận Đà Lạt.
– 31/05/2017: lễ truyền chức Giám mục tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Đà Lạt.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ

Dù chúng ta tội lỗi, Giáo hội vẫn đứng vững, vì có Chúa ở cùng

Dù chúng ta tội lỗi, Giáo hội vẫn đứng vững, vì có Chúa ở cùng

Dựa trên đoạn sách Cv 5, 34-39, ĐTC nói về sức mạnh của các Tông đồ khi có Thiên Chúa ở cùng. Họ can đảm và không ngần ngại làm chứng tá cho Chúa Phục sinh cho đến hy sinh mạng sống. Đó cũng chính là sức mạnh thúc đẩy các vị tử đạo của mọi thời đại không sợ hãi tuyên xưng mình là Kitô hữu. ĐTC cũng đề cao ông Gamaliel, một Pharisêu nhìn ra được sự thật, nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi các Tông đồ. Ông phân định đâu là kế hoạch của Thiên Chúa, đâu là chương trình của con người.
Hồng Thủy - Vatican
Trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 18/9, ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Tông đồ Công vụ. Bắt đầu buổi tiếp kiến, các tín hữu nghe đọc đoạn sách trích từ sách Tông đồ Công vụ 5, 34-35.38-39:
Bấy giờ có một người Pharisêu tên là Gamaliel đứng lên giữa Thượng Hội Đồng; ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các đương sự ra ngoài một lát. Rồi ông nói với Thượng Hội Đồng: “Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này. Vậy giờ đây, tôi xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa.” Họ tán thành ý kiến của ông.
Dựa trên đoạn sách thánh vừa nghe, ĐTC nói về sức mạnh của các Tông đồ khi có Thiên Chúa ở cùng. Họ can đảm và không ngần ngại làm chứng tá cho Chúa Phục sinh cho đến hy sinh mạng sống. Đó cũng chính là sức mạnh thúc đẩy các vị tử đạo của mọi thời đại không sợ hãi tuyên xưng mình là Kitô hữu. ĐTC cũng đề cao ông Gamaliel, một Pharisêu nhìn ra được sự thật, nhìn ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi các Tông đồ. Ông phân định đâu là kế hoạch của Thiên Chúa, đâu là chương trình của con người. Trong bài huấn dụ, ĐTC giải thích về sức mạnh của Giáo hội, của các Kitô hữu khi có Chúa. ĐTC cũng mời gọi tập phân định để nhận ra đâu là chương trình của Thiên Chúa, đâu là kế hoạch của con người.
ĐTC bắt đầu bài huấn dụ như sau:
Sức mạnh từ Chúa Thánh Thần 
Trước lệnh cấm của người Do Thái: không được giảng dạy nhân danh Chúa Kitô, thánh Phêrô và các Tông đồ đã can đảm trả lời rằng họ không thể vâng lời những người muốn ngăn chặn Tin Mừng được rao truyền trên thế giới.
Qua đó, Mười Hai Tông đồ cho thấy rằng các ngài có “sự vâng lời của đức tin” và muốn khơi dậy nó nơi tất cả mọi người (xem Rm 15). Thực tế là từ ngày lễ Hiện Xuống, các ngài không còn là những con người “đơn độc” (cv 5,32). Các ngài có một sức mạnh tổng hợp đặc biệt giúp các ngài không còn chú trọng đến mình và nói : “chúng tôi và Chúa Thánh Thần” (Cv 5,32); các ngài cảm thấy không thể chỉ nói là “tôi”, nhưng là “chúng tôi”; và “Chúa Thánh Thần và chúng tôi” (Cv 15,28). Các ngài không còn là những người tập trung vào chính mình. Được mạnh mẽ nhờ sự liên kết này, các Tông đồ không còn sợ hãi điều gì. Lòng can đảm của các ngài thật ấn tượng. Các ngài đã từng là những kẻ hèn nhát, chạy trốn khi Chúa Giêsu bị quân lính bắt. Nhưng từ hèn nhát giờ đây trở thành can đảm. Tại sao? Bởi vì các ngài có Chúa Thánh Thần ở cùng. Điều này cũng xảy đến với chúng ta: nếu chúng ta có Chúa Thánh Thần trong lòng mình, chúng ta sẽ có can đảm tiến bước, can đảm chiến thắng trong các cuộc chiến chống tội lỗi, không phải nhờ chúng ta mà nhờ Chúa Thánh Thần ở với chúng ta.
Các Tông đồ là "loa phát thanh" của Chúa Thánh Thần
Các Tông đồ không lùi bước trong cuộc biểu dương làm chứng tá can trường của Đấng Phục Sinh, giống như các vị tử đạo của mọi thời đại, kể cả các vị tử đạo trong thời đại chúng ta. Các vị tử đạo trao tặng sự sống, không dấu diếm mình là Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến các Kitô hữu Chính Thống Copte, tất cả họ bị cắt cổ tại bãi biển ở Libia. Lời cuối cùng họ thốt ra là “Giêsu”. Họ đã không bán rẻ đức tin của mình, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần ở cùng. Đó là những vị tử đạo ngày nay. Các Tông đồ là "loa phát thanh" của Chúa Thánh Thần, được Đấng Phục sinh gửi đến để sẵn sàng và không ngần ngại truyền bá Lời Chúa, Lời ban ơn cứu độ.
Nghệ thuật phân định
Thật sự là quyết tâm này làm cho "hệ thống tôn giáo" của người Do Thái rung động; họ cảm thấy bị đe dọa và phản ứng bằng bạo lực và án tử hình. Việc bách hại các Kitô hữu luôn giống như vậy: những người không thích Kitô giáo cảm thấy bị đe dọa và họ sát hại các Kitô hữu. Nhưng, ở giữa Thượng Hội đồng, một tiếng nói khác của một người Pharisêu vang lên, người chọn ngăn cản phản ứng của dân mình: đó là ông Gamaliel, “tiến sĩ luật, được mọi người quý trọng”. Tại trường học của ông, thánh Phaolô đã học cách tuân thủ "luật của cha ông" (xem Cv 22,3). Ông Gamaliel lên tiếng, chỉ cho anh em của mình cách thực hiện nghệ thuật phân định trước các tình huống vượt ra ngoài các mô hình thông thường.
Chương trình của Thiên Chúa sẽ bền vững, còn của con người sẽ bị phá hủy
Bằng cách trích dẫn một số nhân vật đã xuất hiện như Đấng Mêsia, ông chỉ cho thấy rằng mọi kế hoạch của con người, ban đầu có thể nhận được sự hoan nghênh nhưng rồi sau đó chìm nghỉm, trong khi mọi thứ đến từ trên cao và mang "chữ ký" của Thiên Chúa sẽ tồn tại. Các kế hoạch của con người luôn thất bại; nó chỉ có một thời gian, như chúng ta. Anh chị em hãy nghĩ đến rất nhiều kế hoạch chính trị, và chúng thay đổi thế nào, từ bên này sang bên kia, ở tất cả các quốc gia. Hãy nghĩ về các đế chế vĩ đại, nghĩ về các chế độ độc tài của thế kỷ trước. Họ cảm thấy rất mạnh mẽ, có thể thống trị thế giới. Và rồi tất cả đều sụp đổ. Ngay cả ngày nay, hãy nghĩ về các đế chế ngày nay: họ sẽ sụp đổ, nếu Thiên Chúa không ở bên họ, bởi vì sức mạnh của con người không tồn tại dài lâu. Chỉ có sức mạnh của Thiên Chúa bền vững.
Dù chúng ta tội lỗi, Giáo hội không sụp đổ, vì có Chúa ở cùng
Chúng ta hãy nghĩ về lịch sử của các Kitô hữu, bao gồm cả lịch sử của Giáo hội, với rất nhiều tội lỗi, với rất nhiều vụ bê bối, với rất nhiều điều tồi tệ. Và tại sao nó không sụp đổ? Vì có Chúa ở đó. Chúng ta là những kẻ tội lỗi, và thậm chí rất nhiều lần chúng ta tạo ra các vụ bê bối, nhiều lần, nhiều lần. Nhưng Chúa luôn luôn cứu chúng ta. Sức mạnh chính là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Do đó, ông Gamaliel kết luận rằng, nếu các môn đệ của Chúa Giêsu thành Nazareth tin vào một kẻ mạo danh, thì cuối cùng họ sẽ biến mất trong hư không; ngược lại, nếu họ theo một người đến từ Thiên Chúa, tốt hơn là đừng chiến đấu với họ nữa; và ông cảnh báo: "Đừng để quý vị trở thành những kẻ chống lại Thiên Chúa" (CV 5,39). Ông dạy chúng ta cách phân định này. ĐTC giải thích:
Những lời bình tĩnh và có tầm nhìn xa của ông Gamaliel giúp chúng ta nhìn sự kiện Kitô giáo dưới ánh sáng mới và chúng đưa ra các tiêu chí "biết phúc âm", bởi vì chúng mời gọi chúng ta nhận ra cây từ trái của nó (xem Mt 7,16). Những lời này chạm đến trái tim và đạt được hiệu quả mong muốn: các thành viên khác của Thượng Hội đồng làm theo ý kiến của ông và từ bỏ những ý định giết các Tông đồ
Tập quán phân định
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hành động trong chúng ta, cả cá nhân và cộng đồng, để chúng ta có thể có được tập quán phân định. Chúng ta hãy xin Người để luôn luôn biết nhìn thấy sự hiệp nhất của lịch sử cứu độ thông qua các dấu chỉ của hiện diện của Thiên Chúa trong thời đại của chúng ta và trên khuôn mặt của những người xung quanh chúng ta, bởi vì chúng ta biết rằng thời gian và khuôn mặt của con người là sứ giả của Thiên Chúa hằng sống.

Lời chứng của bà Emma, người Italia đón tiếp người tị nạn

Lời chứng của bà Emma, người Italia đón tiếp người tị nạn

"Nếu bạn mở con tim và cánh cửa ngôi nhà của bạn cho mọi người thì điều tốt lành sẽ đến. Trước đây đối với tôi, tôi không thể tin điều này, nhưng bây giờ đó là một thực tế trước mắt tôi». Đây là một thông điệp được tóm gọn đơn giản nhưng sâu sắc kinh nghiệm của bà Emma Benedetti, 52 tuổi hiện đang sống ở Pescantina, Italia. Hơn 2 năm qua gia đình bà đã đón một gia đình Syria ở cùng với gia đình.
Ngọc Yến - Vatican
Bà Emma kể lại: Người đến đầu tiên là người mẹ, tên Fatima với hai con nhỏ, một hơn 4 tháng tuổi và một 7 tuổi. Vài tháng sau Akram, người cha đến, dấu ấn cuộc chiến còn hiện rõ trên khuôn mặt. Gia đình người tị nạn sống ở Damasco trong một khu vực đón tiếp khoảng 250.000 người tị nạn Palestina. Akram người Palestina, Fatima người Syria. Một quả bom đã phá hủy hoàn toàn ngôi nhà của họ. Trong vụ nổ, Akram bị mất một chân, bây giờ anh đi bằng chân giả.
Chia sẻ không gian chung
Vào năm 2013 họ buộc phải chạy trốn đến Lebanon, tại đây họ sống 5 năm trong một nhà để xe ẩm ướt. Bây giờ gia đình đang ở trong một ngôi nhà rộng 150 mét vuông có vườn của bà Emma. Tất cả đều chia sẻ không gian chung.
Ngày 27/4/2017 họ đến nhà của Emma. Emma kể lại: “Vào lúc đó cha xứ hỏi tôi nếu tôi có thể đón tiếp một gia đình xin tị nạn; tôi đáp: vâng, con có thể. Tôi chỉ viết tên của họ 10 ngày trước đó. Một gia đình Hồi giáo, chỉ nói tiếng Ả Rập. Lúc đầu họ có vẻ lo lắng nhưng rồi mọi sự diễn ra tốt đẹp. Ba tháng đầu chúng tôi nói chuyện bằng cử chỉ, và nhờ Google dịch. Chúng tôi đã có những trận cười vui thích vì những lần không hiểu nhau».
Bà tiếp tục: “Với Fatima, 27 tuổi, chúng tôi có một mối quan hệ khắn khít ngay lập tức, một sự thấu hiểu của hai phụ nữ. Mẹ tôi đã cho Fatima lời khuyên về việc cho con bú. Nhưng với tôi, tôi phải suy nghĩ đến việc học của cô gái lớn, và ngay lập tức bé được đưa vào lớp một. Tôi xem Fatima như em gái mà tôi chưa bao giờ có. Chúng tôi rất thân mật, bất chấp sự khác biệt văn hóa, tôn giáo».
Hạnh phúc khi được chia sẻ
Điều gì thúc đẩy một phụ nữ Italia, một nhà tư vấn cho một công ty máy tính độc lập, đưa một gia đình tị nạn về nhà? Bà Emma giải thích: "Khi tôi thừa kế ngôi nhà này, tôi đã quyết định chia sẻ nó, để không rơi vào những ảo tưởng nhỏ nhoi của những người sống một mình. Trong một năm tôi đã có một người thuê nhà. Và rồi tôi thích ý tưởng đón tiếp những người có hoàn cảnh khó khăn. Không phải ai cũng có chung một ý tưởng. Mọi người xung quanh tôi đều không hiểu điều tôi làm, mẹ tôi chống lại điều đó. Chỉ có chị dâu chia sẻ sự lựa chọn này. Mặt khác, tôi không nghi ngờ gì về thành công của việc sống chung». Đối với bà Emma gia đình này như với một món quà bất ngờ. Trước khi họ đến, bà đã sống độc thân trong nhiều năm. Bây giờ bà cho biết không còn cảm thấy đơn độc nữa.
Bà Emma cho biết hiện bà có một cuộc sống chung thanh thản, an bình. Buổi sáng tất cả cùng nhau thức dậy, nhưng cũng có những ngày được sống tự do hoàn toàn. Emma làm việc, Fatima và Akfram tham gia vào các khóa học và hoạt động, các bé gái ở trường. Họ đi mua sắm hàng tuần và ăn trưa cùng nhau vào thứ bảy.
Sau hơn hai năm Fatima và các bé nói tiếng Ý tốt. Chỉ trong 8 tháng, họ đã được công nhận tình trạng tị nạn. Họ nhận được điều này không phải trả bất kỳ chi phí nào cho Nhà nước.
Tình gia đình
Fatima luôn mang mạng che mặt, trung thành với tôn giáo của mình. Việc chung sống đức tin và những hình thức hoạt động không có vấn đề nào. Như Fatima nói: "Chúa yêu mọi người, nâng đỡ tất cả". Mẹ của Emma, 81 tuổi, xem các bé gái như cháu. Và các bé gọi bà là bà. Mỗi lần bà đi tham dự thánh lễ và đi thăm mộ chồng hai bé gái đi cùng với bà.
Quá trình hòa nhập của gia đình, bị trì hoãn một năm rưỡi do chân giả của Akram. Vào tháng 9, Fatima và Akram bắt đầu đi làm. Akram làm việc trong một cơ sở sản xuất quần áo. Fatima tham gia nấu ăn cho một hiệp hội nấu các bữa ăn dân tộc tại nhà. Bà Emma cho biết: Mục tiêu của tự chủ kinh tế và nhà ở của gia đình này là rất gần. Sẽ có một ngôi nhà mới cho họ, một cuộc sống mới. Nhưng những con đường của trái tim sẽ không bao giờ mất.
 

Một giám mục tham gia cuộc đua Marathon “Via Pacis”

"Lần đầu tiên" một giám mục tham gia cuộc đua Marathon “Via Pacis”

Vào Chúa nhật ngày 22 tháng 9, Đức cha Jean-Paul Vesco, người đóng vai trò quan trọng trong việc đối thoại với Hồi giáo ở Algeria, sẽ tham gia cuộc đua Marathon. Cuộc đua có tên gọi “Via Pacis”, đường hòa bình. Đức cha sẽ tham gia trong tư cách là vận động viên của Hiệp hội các vận động viên của Vatican, "Athletica Vaticana".
Ngọc Yến - Vatican
Lần đầu tiên Giam mục tham gia cuộc đua Via Pacis
“Lần đầu tiên” một giám mục tham gia hoạt động này; điều này mang lại ý nghĩa quan trọng cho một cuộc đua Marathon vì hòa bình. Đức cha sẽ chạy một nữa chặng đường, khoảng 21 km, cùng với 7 ngàn vận động viên khác. Các vận động viên sẽ chạy qua các nơi thờ phượng quan trọng của các tôn giáo.
Đức cha Jean-Paul Vesco, người Pháp, tu sĩ dòng Đaminh, Giám mục Oran ở Algeria cho biết, ngài sẽ tham gia cuộc đua dưới màu áo của Hiệp hội vận động viên Vatican "Athletica Vaticana". Ngài sẽ bắt đầu cuộc đua ở điểm xuất phát.
Đại diện cho Vatican, ngoài Đức cha Jean-Paul Vesco còn có 30 vận động viên khác: lính Thụy sĩ, hiến binh, đại diện các cơ quan Tòa Thánh, các vị giám chức, ngoài ra còn có sơ Marie-Théo, nữ tu dòng Đaminh, người Pháp. Trong cuộc đua này, có một điều đặc biệt Hiệp hội vận động viên của Vatican sẽ đồng hành với các trung tâm hiện nay đang họat động giúp đỡ người nghèo, người di cư, các bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn, người bệnh như: Tổ chức Auxilium; trung tâm “Mond Mond Migliore”, ở Rocca di Papa; Trung tâm “Emilo Giaccone”. Hàng trăm người đang được các trung tâm này giúp đỡ cũng sẽ tham gia cuộc đua.
Tại cuộc đua này còn có sự hiện diện đặc biệt của bé Sara Vargetto, 11 tuổi, nữ vận động viên "danh dự", đại diện chính thức của Tòa thánh. Sara sẽ đến Via Pacis cùng với chiếc xe lăn, nhưng trên hết là với nụ cười mặc dù em bị bệnh thoái hóa thần kinh nghiêm trọng. Sara đã trở thành một biểu tượng thực sự của một cuộc sống có thể vượt qua những trở ngại qua thể thao. (CSR_5354_2019)
 

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Trực tuyến: Thánh lễ Khai giảng Học viện Công Giáo Việt Nam Niên Khoá 2019 - 2020

Trực tuyến: Thánh lễ Khai giảng Học viện Công Giáo Việt Nam Niên Khoá 2019 - 2020


  •  
  •  
  •  


Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh dự buỗi khai giảng Học viện Công Giáo Việt Nam niên khóa 2019 - 2020

Đức Tổng trao bằng tốt nghiệp khoá cử nhân Thần Học đầu tiên của Học Viện
Thánh lễ Khai giảng Học viện Công Giáo Việt Nam niên khóa 2019 - 2020 sẽ được trực tuyến vào lúc 10 giờ 15 ngày 14 tháng 09 năm 2019, tại Học viện Công Giáo Việt Nam, Số 25, Đường  số 9, Khu phố 1, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM.

Nguồn: Ban Truyền Thông Tổng Giáo Phận Sài Gòn


ĐTC Phanxicô tiếp Dòng Thánh Augustinô

ĐTC Phanxicô tiếp Dòng Thánh Augustinô

ĐTC Phanxicô tiếp Dòng Thánh Augustinô
Sáng 13/9 ĐTC tiếp các tu sĩ Dòng Thánh Augustinô nhân dịp Tổng hội dòng. ĐTC nhắn nhủ các tu sĩ: những vấn đề mà anh em đang quan tâm cho lần gặp gỡ này, hãy đặt tất cả dưới ánh sáng Lời Chúa, giáo huấn của Giáo hội và của Thánh Augustinô.
Ngọc Yến - Vatican
ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến đời sống cộng đoàn. Ngài nói: “Đời sống cộng đoàn của những người thánh hiến là nơi Thiên Chúa muốn hiện diện và điểm xuất phát của đời sống nội tâm và hiệp thông với anh em. Cộng đoàn tu sĩ được tạo ra từ những chi tiết nhỏ hàng ngày. Vì thế, cộng đoàn cũng là nơi gìn giữ những chi tiết nhỏ bé của tình yêu, là nơi các thành viên chăm sóc lẫn nhau và tạo thành một không gian cởi mở và loan báo Tin Mừng, là nơi có sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, chính Ngài đang thánh hóa cộng đoàn theo kế hoạch của Chúa Cha”.
Liên quan đến việc tìm kiếm Thiên Chúa, ĐTC nhắc nhở các tu sĩ không để mình bị các mục đích khác làm lu mờ, mặc dù các mục đích này xem ra có vẻ quảng đại và mang đặc tính tông đồ. Bởi vì sứ mạng đầu tiên của anh em là ở đây, giữa anh em, đó là hành trình tiến về Thiên Chúa. Và bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu, chúng ta tiến đến Ngài trong tình yêu. Như thánh Augustinô đã viết: “Theo Quy luật Dòng, bác ái không chỉ là mục đích và phương thế của đời sống tu sĩ, mà còn là trung tâm: Bác ái dẫn dắt, định hướng mọi tư tưởng, tình cảm, thái độ và hành động của chúng ta”.
“Hiến pháp của anh em gọi bác ái huynh đệ này là ‘một dấu chỉ ngôn sứ’, và chính Hiến pháp cũng đưa ra những lời cảnh báo khôn ngoan: ‘chúng ta sẽ không thực hiện được tất cả điều này nếu chúng ta không vác thập giá chúng ta mỗi ngày vì tình yêu Chúa Kitô với sự khiêm nhường và hiền lành’”.
Dòng Thánh Augustinô, được thành lập năm 1244, sống và quảng bá tinh thần của đời sống cộng đoàn như các cộng đoàn Kitô Hữu sơ khai (Công Vụ Tông Đồ 4, 32-35). Theo niên giám năm 2019 của Tòa Thánh, dòng có 4523 tu sĩ, hoạt động tại 421 nhà trên thế giới.

ĐTC giải thích về hộp xương thánh Phêrô ngài đã tặng cho Đức Thượng phụ Bartolomaios

ĐTC giải thích về hộp xương thánh Phêrô ngài đã tặng cho Đức Thượng phụ Bartolomaios

ĐTC Phanxicô và Đức Thượng Phụ Bartolomaios

Trong thư gửi Đức Thượng Phụ Bartololmaio của Giáo hội Chính thống Constantinople, ĐTC Phanxicô đã giải thích lý do ngài tặng các mảnh xương, thánh tích của thánh Phêrô Tông đồ cho Đức Thượng phụ, qua phái đoàn của Tòa Thượng phụ đến Vatican mừng lễ thánh Phêrô Tông đồ ngày 29/6 năm nay.
Hồng Thủy - Vatican
Audio
Thánh Giáo hoàng Pio XII và việc khám phá ra huyệt mộ có tên Phêrô
Trong lá thư, ĐTC nhắc lại hoàn cảnh tìm thấy thánh tích của thánh Phêrô: vào tháng 6/1939, ngay sau khi được bầu làm Giáo hoàng, ĐGH Pio XII đã quyết định khai quật bên dưới đền thờ thánh Phêrô. Lần đó, nơi an táng chính xác thánh Phêrô đã được tìm thấy. Trong lần sau đó vào năm 1952, việc khai quật đã tìm thấy dưới bàn thờ chính của đền thờ, một huyệt mộ tại bức tường đỏ có từ năm 150 và được phủ với những hình vẽ quý giá, bao gồm một trong những điều quan trọng nhất, đó là chữ viết bằng tiếng Hy lạp: “Phêrô ở đây”. Trong quan tài này chứa các xương mà có thể được xem là của thánh Phêrô.
9 mảnh xương đặt trong nhà nguyện Giáo hoàng
Từ các thánh tích được đặt trong hầm mộ dưới đền thờ thánh Phêrô, thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã lấy 9 mảnh để đặt trong nhà nguyện trong căn hộ Giáo hoàng ở dinh Tông tòa. Trong Thánh lễ kết thúc Năm Đức Tin vào ngày 24/11/2013, hộp thánh tích này được mở ra ở sân đền thờ thánh Phêrô và ĐTC Phanxicô đã muốn đặt bên cạnh bàn thờ.
ĐTC viết tiếp trong thư: 9 mảnh xương này được giữ trong một hộp bằng đồng bên trên có khắc dòng chữ: “Các xương được tìm thấy dưới đền thờ Vatican được xem là xương của thánh Phêrô”. Tôi muốn tặng cho ngài và cho Giáo hội Constantinope mà ngài tận tâm lãnh đạo, chính cái hộp có chứa 9 mảnh xương của thánh Tông đồ này”.
Thánh tích của thánh Phêrô được đặt bên cạnh thánh tích của thánh Anrê
Giải thích cho cử chỉ của mình, ĐTC nói rằng khi ngài suy tư về quyết định chung tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn của Giáo hội, ngài nhớ đến món quà mà Đức Thượng phụ Atenagoras đã tặng cho ĐGH Phaolô VI. Đó là bức vẽ hai thánh Phêrô và Anrê đang ôm nhau, kiên kết trong đức tin và tình yêu của Chúa của các ngài. ĐTC cảm thấy thật là ý nghĩa khi vài mảnh thánh tích của thánh Phêrô được đặt bên cạnh thánh tích của thánh Anrê, vị thánh bổn mạng của Giáo hội Chính thống Constantinople.
Tiếp tục hành trình chung
Cử chỉ này, được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần, được ĐTC xem như là lời khẳng định về hành trình mà các Giáo hội cùng đi với nhau, trong một phúc lành, trong cầu nguyện chung, để tiến đến gần nhau hơn, để phục vụ cho một gia đình nhân loại mà ngày nay đang muốn xây dựng một tương lai không có Thiên Chúa.

Tám mối phúc là thuốc giải chống hạnh phúc ích kỷ, là men của hạnh phúc đích thực

Tám mối phúc là thuốc giải chống hạnh phúc ích kỷ, là men của hạnh phúc đích thực

Trong bài chia sẻ, ĐTC khẳng định lý do chuyến đi thăm 3 nước Mozambique, Madagascar và Maurice là để mang Tin Mừng của huynh đệ, hòa giải, bình an và hòa bình cho các dân tộc.
Hồng Thủy - Vatican
Sáng thứ tư 11/9, dưới bầu trời chớm thu trong xanh gió mát của Roma, rất đông khách hành hương đã quy tụ về quảng trường thánh Phêrô để tham dự buổi tiếp kiến chung của ĐTC.
Trước 9,30, ĐTC đã đi xe mui trần vòng quanh quảng trường chào hàng chục ngàn tín hữu, giữa tiếng reo vui mừng của mọi người. Lên đến sân đền thờ, ĐTC đã chào các linh mục chuyển dịch các ngôn ngữ chính.
Khi buổi tiếp kiến bắt đầu, các tín hữu lắng nghe một đoạn trích từ Tin Mừng thánh Mátthêu 13, 31-33, so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, giống như chút men, nhỏ bé, ít ỏi, nhưng lại sinh kết quả to lớn gấp bội.
Sau một tuần viếng thăm 3 nước Mozambique, Madagascar và Maurice, ĐTC đã dành bài huấn dụ hôm nay để chia sẻ về hành trình của ngài.
Trước hết ĐTC cám ơn Chúa đã cho ngài được thực hiện cuộc hành trình như người hành hương của hòa bình và hy vọng. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn với chính quyền các nước, cũng như các HĐGM, đã mời và đón tiếp ngài cách nồng nhiệt và chân thành. ĐTC không quên các Sứ thần Tòa Thánh tại 3 nước này đã tích cực làm việc để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ĐTC.
Tin Mừng của Chúa Kitô là men của huynh đệ, tự do, công bằng và hòa bình
ĐTC khẳng định rằng hy vọng của thế giới là Chúa Kitô và Tin Mừng của Người là men nồng nhất của tình huynh đệ, tự do, công bình và hòa bình cho mọi dân tộc. Và với chuyến viếng thăm theo bước các thánh truyền giáo, ngài đã cố gắng mang men này đến cho các dân tộc Mozambique, Madagascar và Maurice.
Viếng thăm Mozambique
ĐTC bắt đầu với chuyến viếng thăm Mozambique, ngài kể:
Tại Mozambique, tôi đã gieo vãi hạt giống của hy vọng, hòa bình và hòa giải tại miền đất đã chịu nhiều đau khổ trong quá khứ, do cuộc xung đột vũ trang kéo dài, và trong mùa xuân năm nay, bị tàn phá nặng nề bởi hai trận cuồng phong. Giáo hội tiếp tục đồng hành trong tiến trình hòa bình; đã có một bước tiến. đó là hôm 1/8 vừa qua, một Hiệp định mới đã được ký kết giữa các phe liên quan.
Theo ý nghĩa này, tôi đã khuyến khích các chính quyền, mời gọi họ cùng hoạt động với nhau vì lợi ích chung. Tôi khuyến khích các bạn trẻ, những người tập hợp từ các tôn giáo khác nhau, xây dựng đất nước, vượt qua sự cam chịu và lo lắng, để truyền bá tình huynh đệ trong xã hội và trân trọng truyền thống của người cao niên.
Tôi đã gặp các Giám mục, linh mục và tu sĩ tại nhà thờ chính tòa Maputo, dâng kính Đức Trinh nữ Vô nhiễm, và đề nghị với họ “con đường Nazareth”, con đường “xin vâng” cách quảng đại với Thiên Chúa, trong ký ức biết ơn về ơn gọi và nguồn gốc của mình. Một dấu hiệu mạnh mẽ của sự hiện diện truyền giáo này là bệnh viện Zimpeto, ở ngoại ô thủ đô, được xây dựng với sự dấn thân của Cộng đồng thánh Egidio. Đỉnh điểm chuyến thăm Mozambique của tôi là Thánh lễ, được cử hành dưới mưa tại sân vận động lớn: ở đó, lời mời gọi của Chúa Giêsu đã vang vọng: "Hãy yêu kẻ thù của các con" (Lc 6:27), là hạt giống của cuộc cách mạng thực sự, của tình yêu, nó dập tắt bạo lực và kiến tạo tình huynh đệ.
Viếng thăm Madagascar
Nói về đất nước Madagascar, điểm đến thứ hai trong hành trình, ĐTC nhận xét: “Một quốc gia giàu vẻ đẹp và tài nguyên thiên nhiên, nhưng lại đánh dấu bởi nghèo khổ. Tôi hy vọng rằng, được thúc đẩy bởi tinh thần liên đới có từ lsâu đời của mình, người Madagascar có thể vượt qua nghịch cảnh và xây dựng một tương lai phát triển bằng cách kết hợp sự tôn trọng môi trường và công bằng xã hội. Như một dấu hiệu ngôn sứ theo đường hướng này, tôi đã đến thăm "Thành phố tình bạn" - Akamasoa, được thành lập bởi một nhà truyền giáo, cha Pedro Opeka: ở đó họ cố gắng kết hợp việc làm, nhân phẩm, chăm sóc người nghèo khổ nhất, giáo dục cho trẻ em. Tất cả được linh hoạt bởi Tin Mừng. Ở Akamasoa, gần mỏ đá granit, tôi đã cầu nguyện cho những người thợ.
Tại Madagascar, các hoạt động tôn giáo bắt đầu với cuộc gặp gỡ với các nữ tu chiêm niệm: thực tế, không có đức tin và cầu nguyện thì không thể xây dựng một thành phố xứng đáng cho con người. Với các Giám mục của nước này, chúng tôi đã canh tân cam kết trở thành "những người gieo hòa bình và hy vọng", chăm sóc cho dân Chúa, đặc biệt là người nghèo và các linh mục của chúng tôi. Chúng tôi cùng nhau tôn kính chân phước Victoire Rasoamanarivo, người Madagascar đầu tiên được tôn vinh trên bàn thờ. Với nhiều bạn trẻ, tôi đã có một đêm canh thức đầy những chứng từ, bài hát và điệu nhảy. Tôi khuyến khích họ luôn luôn bước đi trên hành trình, đáp lại cách quảng đại với Thiên Chúa, Đấng gọi đích danh mỗi người và giao phó cho họ  một sứ vụ, luôn tin tưởng rằng Người hằng sống và ở cùng chúng ta.
Tại Antananarivo, chúng tôi đã cử hành Thánh lễ Chúa nhật tại "Cánh đồng Giáo phận" rộng lớn: như trên các nẻo đường của Galilê, những đám đông tụ tập quanh Chúa Giêsu. Và cuối cùng, tại Học viện thánh Micae, tôi đã gặp các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh của Madagascar. Một cuộc gặp gỡ trong tinh thần ngợi khen Thiên Chúa.
Viếng thăm Maurice
Tiếp đến, ĐTC kể về hành trình thăm viếng Maurice trong ngày thứ hai 9/9 vừa qua. ĐTC nói: Maurice, điểm đến du lịch nổi tiếng, nhưng tôi đã chọn nó như là nơi hội nhập giữa các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau. Trên thực tế, trong hai thế kỷ qua, nhiều sắc dân khác nhau đã đến quần đảo đó, đặc biệt là từ Ấn Độ; và sau khi độc lập, nó đã có sự phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ.
Thánh lễ được cử hành tại Tượng đài Đức Maria Nữ vương Hòa bình, để kính nhớ chân phước Jacques-Désiré Laval, người được gọi là "tông đồ hiệp nhất Maurice". Bài Tin Mừng về các mối phúc, thẻ căn cước của các môn đệ của Chúa Kitô, trong bối cảnh đó, là một liều thuốc giải chống lại cám dỗ của thứ hạnh phúc cá nhân ích kỷ và phân biệt đối xử, và là men của hạnh phúc đích thực, thấm nhuần lòng thương xót, công lý và hòa bình. Sau đó, trong cuộc gặp gỡ với chính quyền Maurice, tôi đã đánh giá cao về dấn thân hòa hợp các sự khác biệt trong một dự án chung và tôi khuyến khích, ngay cả ngày nay, tiếp tục khả năng đón tiếp, cũng như nỗ lực duy trì và phát triển đời sống dân chủ.
Cuối cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu hiện diện tại quảng trường dâng lời tạ ơn Chúa và cầu xin Người để những hạt giống đã được gieo vãi trong chuyến tông du này trổ sinh hòa trái dồi dào cho các dân tộc Mozambico, Madagascar e Maurice.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Thánh Lễ an táng Đức Hồng Y Roger Etchegaray

Thánh Lễ an táng Đức Hồng Y Roger Etchegaray






Thánh Lễ an táng Đức cố Hồng Y Roger Etchegaray 

Lúc 10 giờ sáng thứ Hai, ngày 9 tháng 9, thánh lễ an táng Đức Hồng Y Roger Etchegaray đã được cử hành tại nhà thờ chính tòa Đức Bà Bayonne, thuộc giáo phận Basque là giáo phận sinh quán của ngài.
 
Đức Hồng Y Dominique Mamberti, Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh, đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxicô trong đám tang này được cử hành tại quê hương của Đức Hồng Y Etchegaray. Năm 2017, Đức Hồng Y đã quyết định rời Rôma về sống trong một viện dưỡng lão quê hương ở Cambo-Les-Bains.
 
Trong đoàn đồng tế chúng tôi thấy có các vị Hồng Y khác như Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản, Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard và Đức Hồng Y Philippe Barbarin, và đông đảo các Giám Mục Pháp.
 
Tiểu sử Đức Hồng Y Etchegaray
 
Kính thưa quý vị và anh chị em,
 
Đầu thánh lễ, Đức Cha Marc Marie Aillet, là Tổng Giám Mục Bayonne đã đọc tiểu sử của Đức Hồng Y Etchegaray .
 
Đức Hồng Y Roger Etchegaray là một viên chức lâu năm của Vatican và là đặc phái viên của Đức Giáo Hoàng được phái đến một số nơi chịu nhiều thương tích và đầy thách đố nhất trên thế giới, đã qua đời tại Pháp vào ngày 4 tháng 9, thọ 96 tuổi.
 
Đức Hồng Y người Pháp đã là người xây dựng các nhịp cầu không mệt mỏi. Bên cạnh đó, ngài cũng đóng vai trò quan trọng trong các mối quan hệ đại kết, bao gồm cả với Đức Thượng Phụ Chính Thống Alexy II của Mạc Tư Khoa, và trong các cuộc đối thoại liên tôn. Ngài là một trong những người tổ chức chính của Ngày cầu nguyện đầu tiên vì hòa bình ở Assisi năm 1986, nơi đã đưa 160 nhà lãnh đạo tôn giáo đến với nhau tại thời điểm những căng thẳng của thế giới liên tục gia tăng đến mức đã có những lo ngại chiến tranh hạt nhân.
 
Nhưng nổi bật hơn cả là những nỗ lực của ngài kéo dài trong hai thập kỷ với tư cách là nhà đàm phán xuất sắc của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài được gửi đến Trung Đông để tìm kiếm hòa bình, gặp gỡ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein với hy vọng tránh chiến tranh năm 2003, đến quốc gia cộng sản Cuba để gặp Fidel Castro, giám sát các tiến trình sau cuộc diệt chủng ở Rwanda và khuyến khích Li Băng xây dựng lại sau 16 năm nội chiến.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô, đang viếng thăm Mozambique ngày 4 tháng 9, đã bày tỏ nỗi buồn sau khi nghe tin tức về cái chết của Đức Hồng Y.
 
Đức Hồng Y “đã ảnh hưởng sâu sắc đến hành trình” của Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội ở Pháp, Đức Thánh Cha đã viết như trên trong một bức điện chia buồn do Vatican công bố vào ngày 05 tháng Chín.
 
Đức Giáo Hoàng viết tiếp: “Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với con người có đức tin sâu sắc này,” là người được coi trọng đáng kể và lắng nghe như một vị cố vấn, “đặc biệt trong những tình huống nhạy cảm đối với đời sống của Giáo Hội trong các phần khác nhau của thế giới.”
 
Sinh ngày 25 tháng 9 năm 1922, tại Espelette, Pháp, cậu Etchegaray đã theo học tại Rôma trước và sau khi được thụ phong linh mục vào năm 1947. Ngài đã từng phục vụ tại Giáo phận Bayonne, bên Pháp, làm thư ký cho giám mục, giám đốc cơ quan từ thiện giáo phận và là người đứng đầu Công Giáo Tiến hành Pháp.
 
Ngài tham dự Công đồng Vatican II với tư cách là một chuyên gia trong Hội Đồng Giám Mục Pháp. Trong thời gian diễn ra Công Đồng, ngài đã tổ chức một nhóm các Giám Mục quốc tế không chính thức gồm khoảng 20 Giám Mục – trong đó có cả vị Giáo Hoàng tương lai là Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - để xem xét sâu hơn về một số vấn đề nhất định và tìm ra các phương pháp phối hợp tốt hơn.
 
Sau khi Công Đồng kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khuyến khích Đức Hồng Y tổ chức một cách nào đó để các giám mục Âu châu có thể hợp tác với nhau. Nỗ lực của ngài đã xây dựng nên sự khởi đầu của những gì sau này sẽ trở thành Hội đồng Giám mục Âu Châu trong đó ngài là vị chủ tịch tiên khởi trong nhiệm kỳ 1971-1979. Đức Hồng Y Etchegaray đã được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp vào năm 1975 và đảm nhận liên tục hai nhiệm kỳ cho đến năm 1981.
 
Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Paris vào năm 1969 và, chưa đầy hai năm sau, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Marseille - một thành phố cảng có một trong cộng đồng Hồi giáo lớn nhất ở châu Âu vào thời đó, cùng với các cộng đồng lớn của người Do Thái, Hy Lạp và Armenia.
 
Ngài nói với tờ Quan Sát Viên Rôma, vào năm 2014, rằng thi hành chức vụ chủ chăn trong một giáo phận đa dạng như vậy đã là “một trường học tốt cho tôi” trong việc mời gọi những người thuộc các tôn giáo khác gặp gỡ chứ không phải là xung đột.
 
Sau khi tấn phong Hồng Y cho ngài trong công nghị tấn phong đầu tiên của mình với tư cách là Giáo Hoàng vào năm 1979, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu Đức Hồng Y đến Rôma vào năm 1984 để lãnh đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình và Hội đồng Giáo Hoàng “Cor Unum”, là cơ quan điều phối các hoạt động cứu trợ của Vatican. Vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan ngay lập tức cho ngài biết các vấn đề đại kết là ưu tiên hàng đầu và đã phái ngài thực hiện nhiều chuyến đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Mạc Tư Khoa, Canterbury và Geneva.
 
Đức Gioan Phaolô II đã gửi ngài đến Rwanda ngay sau khi kết thúc cuộc diệt chủng năm 1994 khiến 800,000 người thiệt mạng khi những kẻ cực đoan người Hồi giáo sát hại những người Tutsi và Hutus ôn hòa.
 
Là một nhân chứng mắt thấy tai nghe trước những hậu quả thê thảm của cuộc diệt chủng này, Đức Hồng Y nói rằng các vụ thảm sát này “không chút nghi ngờ nào là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử hiện đại”. Ngài thường xuyên trở lại đó trong những năm tiếp theo, lưu ý rằng cả một thập kỷ sau đó, hòa giải vẫn còn “một đồi Canvê đầy các vết thương vẫn còn mưng mủ” khi nhìn thấy những người sống sót phải sống chung với “một cộng đồng những tên đao phủ.”
 
Đức Hồng Y đã cử hành thánh lễ nửa đêm Giáng sinh tại Havana năm 1988 và gặp gỡ Fidel Castro trong nhiều cuộc nói chuyện. Ngài cũng là vị Hồng Y Công Giáo đầu tiên đến thăm nước Trung Quốc cộng sản. Bắt đầu từ năm 1980, ngài không bao giờ viếng thăm quốc gia này trong tư cách là một nhà ngoại giao, nhưng “trong tư cách cá nhân” để nói chuyện với các quan chức Trung Quốc và ghé thăm các chủng viện do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước kiểm soát.
 
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái ngài đến Li Băng năm 1985 và năm 1991, và ngài nói rằng mình bị choáng ngợp bởi sự tàn phá kinh hoàng của cuộc nội chiến tại đó. Ngài chuyển đạt mong muốn của Đức Giáo Hoàng là quốc gia này cần phải là một tấm gương cho thế giới về sự sống chung hòa bình giữa các nền văn hóa và các tôn giáo.
 
Năm 1989, ngài được Thánh Giáo Hoàng Ba Lan cử sang Việt Nam để tìm cách khai thông những bế tắc tại đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhận định rằng “Chuyến đi lịch sử đã thành công.” Cụ thể, vị Tổng Giám Mục Huế, ở Trung phần Việt Nam, cho biết nhà cầm quyền và toàn thể dân Chúa tại Việt Nam yêu mến ngài. “Sứ mạng của ngài đã trở thành chiếc cầu lịch sử đưa Việt Nam đến với thế giới Công Giáo trên lộ trình mỗi lúc một thông thoáng hơn và mở rộng đến ngày hôm nay.”
 
Trong tư cách là “sứ giả của Đức Thánh Cha,” Đức Hồng Y đã đến Giêrusalem vào năm 2002 để tìm kiếm một dấu chấm hết cho một bế tắc giữa Israel và Palestine tại Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem. Ngài đã nhiều lần đến các địa điểm tại Thánh địa để gặp gỡ các nhà lãnh đạo, để đích thân thực hiện mong muốn hòa bình của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở đó.
 
Đức Hồng Y Etchegaray đã tới Iraq một tháng trước cuộc xâm lược do Hoa Kỳ lãnh đạo vào năm 2003. Ngài gặp gỡ Sadam Hussein trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Đức Hồng Y đã đưa cho nhà lãnh đạo Iraq một lá thư riêng của Đức Gioan Phaolô II, trong mong muốn làm mọi thứ có thể được để giúp ngăn chặn một cuộc chiến. Ngài cho biết trong cuộc gặp gỡ này, ngài có thể nghe thấy âm thanh phát ra khi Hussein bấm vào chuỗi hạt cầu nguyện của ông ta trong cuộc họp.
 
Ngài được bầu làm chủ tịch ủy ban trung ương giám sát việc tổ chức Đại Năm Thánh 2000 và, và với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Công lý và Hòa bình, ngài chịu trách nhiệm về việc ban hành các tài liệu mang tính bước ngoặt của Vatican về nạn phân biệt chủng tộc, nợ quốc tế và tình trạng vô gia cư trên thế giới.
 
Năm 2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã phê chuẩn việc đề cử Đức Hồng Y làm Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, là một trách vụ mà ngài đã giữ cho đến khi xin được nghỉ vào năm 2017, ở tuổi 94.
 
Đức Hồng Y bị gãy xương hông sau khi một phụ nữ bị tâm thần lao vào Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, lúc ấy 82 tuổi, khi đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm 2009. Đức Giáo Hoàng không hề hấn gì, nhưng Đức Hồng Y đã lãnh đủ và bắt buộc phải thay khớp háng toàn phần.
 
Bài giảng của Đức Hồng Y Dominique Mamberti
 
Đức Hồng Y Mamberti bắt đầu bài giảng của mình với những lời này của Đức Hồng Y Etchegaray được viết vào những ngày cuối đời của ngài: “Lạy Chúa, là Thiên Chúa thật và là người thật, Chúa là chìa khóa mà con luôn mang theo trong tay con để hướng dẫn con tại thời điểm cái chết con. Một ngày nào đó, xin mở cho con cánh cửa đôi dẫn đến nước Người, nơi Thiên Chúa và con người sẽ sống cùng nhau, trong sự tươi mát của buổi bình minh Sáng thế”
 
“Những lời này đem lại ý nghĩa cho cuộc sống nhất định, trong đó Chúa Kitô là chìa khóa,” Đức Hồng Y Mamberti giải thích. Đó là một cuộc đời hướng đến ngày gặp gỡ với Chúa của mình, một ngày mà ngài đã hằng khao khát khôn nguôi.
 
Đức Hồng Y Chủ tịch Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh nhận xét rằng từ thời thơ ấu ở quê hướng Basque cho đến suốt thời gian phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh với Đức Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Etchegaray luôn cho thấy mình là con người của “Tám Mối Phúc Thật”, đã được đề cập trong bài Tin Mừng vừa được đọc trong thánh lễ.
 
“Phúc cho ai có lòng khó khăn” - Đức Hồng Y Roger Etchegaray để cho Chúa Kitô chiếm hữu toàn bộ con người của mình, ngài sống nghèo khó thanh bần, ít chú ý đến phúc lợi bản thân, nhưng luôn để cho Chúa thành chìa khóa cho cuộc sống của mình, như chính ngài đã viết. Chính mối quan hệ mật thiết của ngài với Chúa Kitô đã hướng dẫn ngài qua các chức vụ khác nhau và mê hoặc ngài đến mức ngài thực sự trở thành người tôi tớ cho mọi người, cống hiến cả đời cho các sứ mạng khó khăn của Giáo Hội.
 
“Phúc cho ai khóc lóc, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy” – “Chỉ có đôi mắt đã khóc mới có thể hiểu được những điều nào đó,” Đức Hồng Y Etchegaray đã nói như thế, và ngài đã khóc rất nhiều lần cho những khổ đau của thế giới, cho những tình huống bi thảm, thường không thể tưởng tượng nổi. Chính vì thế ngài luôn muốn chia sẻ những đau khổ của những người đau khổ, hiểu được nỗi thống khổ của họ, và góp phần vào việc cứu trợ của họ.
 
“Phúc cho ai làm cho người hòa thuận, phúc cho ai chịu khốn nạn vì đạo ngay” Việc tìm kiếm công lý cho người nghèo và người yếu thế là cam kết hàng ngày của Đức Hồng Y với Đức Gioan Phaolô II, đặc biệt là trong tư cách nhà lãnh đạo Ủy ban Công lý và Hòa bình và Hội đồng Giáo Hoàng “Cor Unum” nơi ngài phát hiện ra rất nhiều đau khổ của con người và các quốc gia. Ngài xin các nước giàu tha nợ cho các nước nghèo vì nợ mẹ đẻ nợ con khiến thu nhập của nhiều quốc gia không đủ trả nợ quốc tế.
 
“Phúc thay ai xót thương” - Thông qua vô số các cuộc hành trình của mình, Đức Hồng Y đã có mối quan tâm chính này: làm sao lập lại hòa bình và hòa giải giữa các chủng tộc và giữa các dân nước. Chính trong ý nghĩa này ngài thực sự là một con người của tình huynh đệ phổ quát.
 
Đức Hồng Y Mamberti cũng trích dẫn những lời của cố Hồng Y về tình yêu vô điều kiện dành cho Giáo Hội, và giải thích rằng những lời này có một ý nghĩa đặc biệt tại những thời điểm khó khăn trong đời sống của Giáo Hội. Đức Hồng Y Etchegaray thường hỏi những người thăm viếng ngài “Anh chị có yêu mến Giáo Hội này không?”
 
Đức Hồng Y Mamberti kết luận bằng cách trích dẫn bài đọc thứ Nhất từ Sách Khôn Ngoan: “Những ai trông cậy vào Người, sẽ am tường sự thật; những ai trung thành, sẽ được Người yêu thương và cho ở gần Người, vì Người ban ân phúc và xót thương những ai Người tuyển chọn.”
 
Nhà sử học Philippe Levillain, thay mặt Viện hàn lâm khoa học chính trị và đạo đức, đã lên tiếng ca ngợi những đóng góp của Đức Hồng Y cho một thế giới tốt hơn và huynh đệ hơn.
 
Cuối cùng, Đức Cha Jean-Marc Aveline, người sẽ đảm nhận nhiệm vụ tổng giám mục của Marseille vào ngày Chúa Nhật 15 Tháng Chín, nói về ký ức của ngài với Đức Hồng Y Etchegaray, là giám mục của mình khi ngài còn là một chủng sinh.
 
Nguồn: Đặng Tự Do, VietCatholic, El funeral del Cardenal Etchegaray se celebró en Bayona