Linh cữu Giáo hoàng Francis được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng
Hàng chục lãnh đạo thế giới và 250.000 người tập trung tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican để dự tang lễ Giáo hoàng Francis, linh cữu sau đó được chuyển đến nơi an táng là Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome.
Các em nhỏ mang giỏ hoa đến ban thờ trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Khi Giáo hoàng Francis xuất viện từ Rome trở về Vatican ngày 23/3, ông đã dừng lại tại nhà thờ này và để lại một bó hoa.
Ảnh: Vatican News
Ảnh: Vatican News
Linh cữu Giáo hoàng Francis đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa vào trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, nơi an nghỉ cuối cùng. Lễ an táng sẽ diễn ra riêng tư.
Hàng nghìn người tụ tập bên ngoài địa điểm này. Các nhóm nữ tu trẻ cầm tràng hạt Mân Côi và nhiều nhóm học sinh ở Rome đã xếp hàng trên các con phố gần Vương cung Thánh đường suốt nhiều giờ.
Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả nằm ở một trong những khu vực văn hóa đa dạng nhất của Rome. Những người xếp hàng dọc các con phố đến từ khắp nơi trên thế giới, một số người cầm cờ của đất nước họ.
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa vào trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Ảnh: Reuters
Vatican hôm 24/4 đăng ảnh ngôi mộ làm bằng đá cẩm thạch, thiết kế đơn giản, nằm trong một hốc nhỏ tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Bia mộ chỉ khắc dòng chữ "Franciscus", tông hiệu của Giáo hoàng Francis theo tiếng Latin, như di nguyện của ông.
Theo Vatican, đá cẩm thạch được lấy từ vùng Liguria ở tây bắc Italy, nơi tổ tiên của Giáo hoàng Francis từng sinh sống. Phía trên bia mộ là bản sao của thánh giá mà ông thường đeo khi sinh thời. Ngôi mộ nằm gần ban thờ Thánh Francis trong gian giữa của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Thiết kế ngôi mộ của Giáo hoàng Francisco do Vatican công bố. Ảnh: Vatican News
Linh cữu Giáo hoàng qua Đấu trường La Mã
Bộ Nội vụ Italy cho biết họ bố trí một sĩ quan cảnh sát và một binh sĩ trên mỗi 10 m dọc theo cung đường 6 km, cùng 5 trực thăng cảnh sát tuần tra trên trời.
Ảnh: Sky News
Ảnh: Sky News
Người dân đứng hai bên đường tiễn đưa Giáo hoàng
Ảnh: Reuters
Ảnh: Sky News
Đám đông tiễn đưa Giáo hoàng Francis trên đường phố ở Rome. Video: Sky News
Linh cữu Giáo hoàng Francis rời Vatican đến nơi an táng
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đặt trên chiếc Popemobile, bắt đầu hành trình dài khoảng 6 km từ Vatican đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Đoàn xe đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng ở Rome, như Đấu trường La Mã, Quảng trường Venezia.
Nhiều người dân đứng dọc bên đường để tiễn biệt Giáo hoàng Francis.
Xe chở linh cữu Giáo hoàng. Ảnh: Reuters
Các quan chức cho biết đoàn rước di chuyển với tốc độ đi bộ, để hàng nghìn người trên các đường phố của Rome được nhìn linh cữu Giáo hoàng lần cuối.
Lễ an táng không được truyền hình trực tiếp, nhưng một buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức bên ngoài Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Theo Vatican, khoảng 40 người đại diện cho các nhóm người thiểu số, nghèo khó và thiệt thòi sẽ đón linh cữu Giáo hoàng Francis tại cửa Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, phản ánh mối quan tâm của Giáo hoàng lúc sinh thời.
Lộ trình linh cữu Giáo hoàng được đưa đến nơi an táng. Đồ họa: CNN
Lễ tang kết thúc
Linh cữu Giáo hoàng Francis được rước trở lại Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Đám đông, phần lớn im lặng trong suốt tang lễ kéo dài 2 giờ 10 phút, đồng loạt vỗ tay. Các Hồng y cũng theo trở lại Vương cung Thánh đường. Tiếng chuông ngân vang khi linh cữu tiến đến bệ thờ chính của Vương cung Thánh đường.
Linh cữu Giáo hoàng sau đó được đưa lên xe, di chuyển tới Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome để an táng.
Nhóm khiêng quan tài di chuyển linh cữu Giáo hoàng. Ảnh: AFP
Vatican cập nhật thông tin cho biết 250.000 người dự tang lễ Giáo hoàng Francis.
Quang cảnh Quảng trường Thánh Peter trong tang lễ Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re làm lễ cạnh linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re (trái) làm lễ cạnh linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
Hồng y Re đọc lời ca ngợi và từ biệt
"Chúng ta hãy phó thác linh hồn Giáo hoàng Francis, lãnh đạo Giáo hội Công giáo và cũng là người đã củng cố đức tin của anh chị em đạo hữu về sự phục sinh, cho lòng thương xót của Chúa", Hồng Y Re nói bằng tiếng Latin.
Sau đó, các Hồng y cầu khẩn tên của hàng chục vị thánh Công giáo, mong cầu họ cầu nguyện cho Giáo Hoàng.
Giáo đoàn thực hiện nghi thức Chúc bình an
Sau khi Hồng y Re thánh hiến bánh, rượu, và ca đoàn hát Kinh Lạy Cha, Giáo đoàn gồm các Hồng y, lãnh đạo thế giới và công chúng thực hiện Chúc bình an, nghi lễ mà mọi người thể hiện hiệp thông và nhân ái với nhau, quay sang những người xung quanh để bắt tay, nói rằng: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em".
Trong lúc thực hiện nghi lễ này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt tay người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron.
Các giáo sĩ thực hiện nghi lễ Biểu tượng Hòa bình. Ảnh: Reuters
Nghi lễ Phụng vụ Thánh thể
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re chủ trì nghi lễ Phụng vụ Thánh thể, nghi thức trọng tâm của mọi Thánh lễ Công giáo La Mã.
Nghi lễ tưởng nhớ bữa Tiệc Ly, nơi Chúa Jesus bẻ bánh và chia sẻ ly rượu với các tông đồ. Nghi lễ bắt đầu bằng thánh ca dâng lễ, đoàn rước bánh và rượu đến bàn thờ. Hồng y Niên trưởng Battista Re chủ trì nghi lễ thánh hiến bánh và rượu để trở thành máu và mình Chúa Jesus. Ông bẻ bánh và nâng ly rượu trước đám đông.
Đây là nghi lễ tưởng niệm sự hy sinh và cứu chuộc của Chúa Jesus, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người.
Hồng y Niên trưởng Battista Re bẻ bánh trong nghi lễ Phụng vụ Thánh thể. Ảnh: Sky News
Cầu nguyện bằng nhiều thứ tiếng
Nghi thức tiếp theo là lời nguyện cộng đoàn. Lời cầu nguyện được đọc bằng 7 thứ tiếng là Italy, Pháp, Arab, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Đức và tiếng Trung. Đây là lần đầu tiên tiếng Trung được sử dụng trong tang lễ của một Giáo hoàng, đánh dấu sự thay đổi trong tang lễ Giáo hoàng Francis so với những người tiền nhiệm.
Trong thời gian tại nhiệm, Giáo hoàng Francis từng bày tỏ mong muốn đến thăm Trung Quốc, song chưa thể thực hiện.
Quang cảnh Quảng trường Thánh Peter trong thánh lễ an táng
Giới chức Vatican cập nhật thông tin rằng khoảng 200.000 người đã tập trung về dự tang lễ Giáo hoàng Francis.
Con số này tại tang lễ cựu Giáo hoàng Benedict XVI năm 2023 là khoảng 50.000 người, tại tang lễ Giáo hoàng John Paul II năm 2005 là khoảng 300.000 người.
Người dân dự thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Ảnh: AP
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Hồng y Niên trưởng đọc bài giảng
Giáo hoàng Francis đã chọn "đi theo con đường tận hiến đến ngày cuối cùng của cuộc đời trần thế. Hình ảnh cuối cùng về ngài sẽ mãi khắc ghi trong ký ức của chúng ta. Đó là hình ảnh vào ngày Lễ Phục sinh, Giáo hoàng vẫn muốn ban phước lành cho chúng ta từ ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter dù ngài đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng", Hồng y Niên trưởng Re nói trong bài giảng tại tang lễ.
"Sau đó, ngài đã xuống Quảng trường này và ngồi trên chiếc xe mui trần Popemobile để chào đón đám đông lớn tụ tập trong ngày Thánh lễ Phục sinh", Hồng y Re tiếp tục đọc. "Bằng lời cầu nguyện của mình, giờ đây chúng ta phó thác linh hồn Giáo hoàng kính yêu của chúng ta cho Chúa, để Người ban cho ngài hạnh phúc vĩnh cửu".
Theo Hồng y Re, Giáo hoàng Francis là "Giáo hoàng của dân, với trái tim quảng đại", người đã đấu tranh cho một Giáo hội Công giáo nhân ái hơn.
"Ngài đã tạo dựng mối liên hệ trực tiếp với các cá nhân và dân tộc, mong muốn gần gũi với mọi người, đặc biệt chú ý đến những người đang gặp khó khăn, tận hiến không biết mệt mỏi, đặc biệt đối với những người chịu thua thiệt nhất trong chúng ta", Hồng y Re cho hay.
Hồng y cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Giáo hoàng trong việc giúp đỡ người tị nạn, người di cư và người nghèo là "không thể kể hết".
"Giáo hoàng tin rằng Giáo hội là ngôi nhà cho tất cả mọi người", Hồng y Re nêu thêm. "Đối mặt với những cuộc chiến dữ dội những năm gần đây, với nỗi kinh hoàng về tình trạng vô nhân đạo và vô số cái chết cũng như sự tàn phá, Giáo hoàng không ngừng lên tiếng kêu gọi hòa bình, hành động lý trí và đàm phán trung thực để tìm ra giải pháp khả thi".
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re chủ trì tang lễ Giáo hoàng. Ảnh: Reuters
Cảm xúc của tín đồ tại tang lễ Giáo hoàng Francis
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re chủ trì thánh lễ tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Các giáo sĩ quỳ bên linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters
Quang cảnh Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: AP
Hồng y Niên trưởng cử hành nghi thức Thống hối
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re, 91 tuổi, cử hành nghi thức Thống hối (đọc kinh cầu nguyện thừa nhận tội lỗi, mong cầu sự tha thứ và xá tội). Ca đoàn sau đó hát Kinh Thương xót bằng tiếng Hy Lạp.
Biển người dự tang lễ Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters
Quảng trường Thánh Peter chật kín người dự tang lễ Giáo hoàng ngày 26/4. Ảnh: AP
Các tín đồ xếp hàng gần Quảng trường Thánh Peter dự tang lễ Giáo hoàng ngày 26/4. Ảnh: AP
Các Hồng y di chuyển ra Quảng trường Thánh Peter
Thánh lễ an táng bắt đầu bằng một bài thánh ca và thánh vịnh bằng tiếng Latin, do Ban hợp xướng Nhà nguyện Sistine thực hiện. Đây là ca đoàn riêng của Giáo hoàng, gồm 20 người đàn ông và khoảng 30 cậu bé, theo CNN.
Các Hồng y di chuyển từ Vương cung Thánh đường Thánh Peter ra Quảng trường Thánh Peter, theo thâm niên. Họ hôn ban thờ trước khi trở về vị trí của mình. Người sau cùng vào quảng trường là chủ trì buổi lễ, Hồng y Battista Re.
Các Hồng y di chuyển ra Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Sách Phúc Âm được đặt lên trên linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters
Các lãnh đạo thế giới tại sự kiện. Ảnh: AFP
Tang lễ bắt đầu
Đúng 10h (15h giờ Hà Nội), tang lễ bắt đầu. Các Hồng y xếp hàng đứng hai bên khi linh cữu được rước bên trong Vương cung Thánh đường thánh Peter.
Đám đông vỗ tay, reo vang khi linh cữu Giáo hoàng được đưa ra Quảng trường. Khác với những người tiền nhiệm được đặt trong ba lớp quan tài, linh cữu Giáo hoàng chỉ có một lớp.Di hài Giáo hoàng Francis được đưa ra Quảng trường Thánh Peter để cử hành thánh lễ an táng. Ảnh: Reuters
Linh cứu Giáo hoàng Francis được di chuyển từ Vương cung Thánh đường Thánh Peter ra Quảng trường Thánh Peter. Video: Sky News
Khoảng 140.000 người tham dự tang lễ
Cảnh sát Italy cho biết có khoảng 140.000 người tập trung tại Quảng trường Thánh Peter và các con phố xung quanh để dự tang lễ.
"Khoảng một giờ trước khi tang lễ bắt đầu, Quảng trường Thánh Peter với sức chứa 40.000 người gần như đã được lấp đầy. Ước tính khoảng 100.000 người có mặt tại Via della Conciliazione", đại lộ dẫn đến Vatican, và các con phố xung quanh, cảnh sát cho hay.
Người tham dự tang lễ tập trung trên đại lộ Via della Conciliazione. Ảnh: AFP
Các Hồng y vào vị trí của mình tại lễ tang. Ảnh: AFP
Các giáo sĩ tại sự kiện. Ảnh: AP
Các nữ tu cầu nguyện tại Quảng trưởng Thánh Peter trước thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
Người dân chờ đợi thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: AP
Vị trí ngồi của các lãnh đạo
Các lãnh đạo thế giới và hoàng gia ngồi phía bên phải bệ thờ chính. Lãnh đạo Argentina và Italy có vị trí ngồi trang trọng trong thứ tự chỗ ngồi, do Giáo hoàng là người Argentina và Vatican nằm trong thủ đô Rome của Italy.
Tiếng chuông của Vương cung Thánh đường Thánh Peter ngân lên chậm rãi khi những người tham dự di chuyển tới chỗ ngồi.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại sự kiện. Ảnh: AFP
Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy rời Vương cung Thánh đường Thánh Peter và bước ra Quảng trường, đám đông vỗ tay chào mừng ông. Phát ngôn viên Tổng thống Ukraine cho biết ông sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại tang lễ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến dự tang lễ Giáo hoàng Francis ngày 26/4. Ảnh: AFP
Tổng thống Trump và cựu tổng thống Biden đến Quảng trường
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania, và cựu tổng thống Joe Biden cùng vợ Jill Biden, đã đến Quảng trường Thánh Peter để chuẩn bị tham dự tang lễ. Sau khi đến, ông Trump tới viếng linh cữu Giáo hoàng tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter.
Vợ chồng ông Trump và vợ chồng ông Biden sẽ ngồi cùng phái đoàn Mỹ theo vị trí đã được sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Pháp. Thời tiết hôm nay tại Rome được dự báo ấm áp và có nắng.
Vatican cho biết 130 phái đoàn, trong đó có 55 nguyên thủ, 14 lãnh đạo chính quyền và 12 quốc vương đang trị vì đến dự sự kiện.
Cựu tổng thống Joe Biden và vợ Jill Biden tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania viếng linh cữu Giáo hoàng. Video: Vatican Media
Người dân tập trung tại Quảng trường Thánh Peter ngày 26/4. Ảnh: Reuters
Người dân tập trung tại Quảng trường Thánh Peter ngày 26/4. Ảnh: Reuters
Các giáo sĩ ngồi chuẩn bị cho thánh lễ an táng của Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Lễ niêm phong linh cữu Giáo hoàng
Lễ niêm phong linh cữu Giáo hoàng Francis do Hồng y Kevin Farrell chủ trì đêm 25/4. Tấm lụa trắng được phủ lên mặt Giáo hoàng, tượng trưng cho việc chuyển tiếp sang trạng thái an nghỉ vĩnh hằng.
Hồng y cũng đặt chiếc túi chứa những đồng tiền xu được đúc trong thời gian Giáo hoàng Francis tại nhiệm và tài liệu được gọi là rogito vào trong quan tài. Rogito, ghi lại cuộc đời và những thành tựu của Giáo hoàng, được đọc to trước khi niêm phong quan tài.
Lễ niêm phong linh cữu Giáo hoàng Francis đêm 25/4. Video: CBC News
An ninh được siết chặt
Tang lễ của Giáo hoàng Francis, người qua đời hôm 21/4 ở tuổi 88, sẽ diễn ra lúc 10h ngày 26/4 (15h giờ Hà Nội) tại Quảng trường Thánh Peter và dự kiến có khoảng 200.000 người tham dự, trong đó có Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thái tử William của Anh, bên cạnh các tín đồ và những người mến mộ Giáo hoàng.
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re sẽ chủ trì tang lễ kéo dài khoảng hai giờ. Phần lớn lễ tang diễn ra ngoài trời, song di hài Giáo hoàng Francis sẽ được đưa trở lại Vương cung Thánh đường Thánh Peter lần cuối. Đến đầu giờ chiều, di hài ông sẽ được di chuyển đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome, cách Vatican khoảng 6km, để an táng.
Đồ họa: AFP
Rào chắn an ninh đã được lắp đặt bên trong và xung quanh Vương cung Thánh đường Thánh Peter từ nhiều ngày trước để kiểm soát dòng người đông đúc. Công tác kiểm tra an ninh cũng được siết chặt, trong khi nhân viên cứu trợ phân phát nước uống miễn phí để tín đồ đảm bảo sức khỏe giữa thời tiết nắng nóng.
Cảnh sát trưởng Rome Marcello Fulvi cho biết khoảng 8.000 nhân viên an ninh sẽ được huy động cho tang lễ ở Vatican, trong đó có 2.000 sĩ quan làm nhiệm vụ tại Quảng trường Thánh Peter và đại lộ dẫn vào khu vực, cùng 1.400 cảnh sát mặc thường phục rải rác khắp thủ đô Rome. Ngoài ra, còn có 400 cảnh sát giao thông phụ trách điều phối các đoàn xe ngoại giao.
Vùng cấm bay đã được thiết lập, các máy bay chiến đấu trong tình trạng sẵn sàng và lính bắn tỉa sẽ được bố trí trên các mái nhà xung quanh Vatican.
Những người tham dự đến Quảng trường Thánh Peter trước tang lễ Giáo hoàng Francis ngày 26/4. Ảnh: AFP
Huyền Lê - Như Tâm (Theo AFP, Reuters, Guardian, Vatican News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét