Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ
VATICAN. Sáng ngày 28-11-2014, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm Thổ Nhĩ kỳ trong 3 ngày, cho đến chiều chúa nhật 30-11 tới đây.
Cơ hội chính trong cuộc viếng thăm của ngài lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là Giáo Hội đứng đầu trong số 15 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới.
ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 đến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Vị đầu tiên là Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6, đến thăm nước này cách đây 47 năm, tức là trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967.
Vài nét về Thổ Nhĩ kỳ
Thổ nhĩ kỳ có diện tích rộng gấp đôi Việt Nam, với gần 780 ngàn cây số vuông, và hiện có 76 triệu dân cư, trong đó 98% là tín hữu Hồi giáo gồm 68% là người Sunnit và 30% là người Shiite. Giáo Hội Công Giáo chỉ là một đoàn chiên rất bé nhỏ với 53 ngàn người, tương đương với 0,07% thuộc 7 giáo phận với 54 giáo xứ và 13 trung tâm mục vụ khác. Nhân sự mục vụ của Công Giáo tại đây chỉ có 6 GM phụ trách 3 hạt đại diện tông tòa theo lễ nghi la tinh, với sự cộng tác của 58 LM, trong số này chỉ có 6 LM giáo phận, phần còn lại 52 vị thuộc các dòng tu. Cả nước chỉ có 7 tu huynh và 54 nữ tu, 4 chủng sinh.
Cách đây 8 năm khi ĐGH Biển Đức 16 thăm Thổ nhĩ kỳ, số LM giáo phận tại đây là 13 vị, như vậy, có nghĩa là số LM tại đây trong thời gian qua bị giảm mất quá một nửa!
Theo Hiệp ước hòa bình ký ở Lausanne Thụy Sĩ hồi năm 1923, các tôn giáo thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ được bình đẳng về quyền lợi như các công dân Hồi giáo khác và được hưởng các quyền tự do lương tâm, tín ngưỡng và tư tưởng, như hiến pháp quốc gia qui định. Nhưng trong thực tế, Kitô hữu vẫn còn bị kỳ thị về nhiều mặt, Giáo Hội Công Giáo vẫn không được công nhận về mặt pháp lý, và người dân Thổ nhĩ kỳ vẫn coi Kitô giáo là đạo từ nước ngoài.
Viếng thăm lăng Ataturk
Ngày đầu tiên trong cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thổ Nhĩ kỳ được dành cho các nghi thức ngoại giao: viếng thăm lăng nhà lập quốc Thổ, thăm Tổng thống và chính quyền, gặp Phân bộ tôn giáo vụ.
ĐTC đã tới phi trường Ankara lúc 1 giờ trưa sau 3 giờ bay từ Roma. Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được một vị Bộ trưởng đại diện chính quyền cùng với giáo quyền địa phương tiếp đón. Liền đó ngài đến viếng lăng của Mustafa Kemal Ataturk cách đó 45 cây số. Ông là nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ kỳ từ năm 1923 đến 1938, và thường được gọi là ”Người cha già của dân tộc Thổ nhĩ kỳ”. Với chế độ Cộng hòa, Thổ Nhĩ Kỳ vĩnh biệt chế độ Vương quốc Ottoman trước kia, Hồi giáo không còn được coi là quốc giáo, Nhà Nước Thổ giữ vị thế ”đời”, trung lập đối với tôn giáo, bãi bỏ chế độ Vua Hồi giáo, thay luật Coran bằng dân luật, bỏ mẫu tự Arập và thay bằng mẫu tự la tinh.
Tại lăng Ataturk, ĐTC và đoàn tùy tùng đã được vị Chỉ Huy Trưởng binh đoàn canh giữ đón tiếp và ngài đã đặt vòng hoa màu trắng và đỏ trước mộ bằng cẩm thạch của nhà lập quốc Thổ, trước khi tiến sang sảnh đường ở nhà bên cạnh để ký tên vào sổ vàng.
Ngài viết trong sổ này: ”Tôi chân thành cầu chúc cho Thổ Nhĩ kỳ, chiếc cầu thiên nhiên nối liền giữa hai Đại Lục, không những là ngã tư đường, nhưng còn là nơi gặp gỡ, đối thoại và sống chung thanh thản giữa những con người nam nữ thiện chí thuộc mọi nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo”.
Gặp tổng thống
Rời lăng vị lập quốc, ĐTC đã tới phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cách đó 8 cây số, nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.
Dinh tổng thống này mới được khánh thành cách đây 2 năm, quen gọi là Dinh Thự trắng, thay thế phủ tổng thống cũ. Dinh mới này có 1 ngàn căn phòng, và có một Đền thờ Hồi giáo có thể chứa được 5 ngàn tín hữu.
Có nhiều người phê bình việc xây phủ Tổng thống nguy nga như vậy, trên một diện tích hơn 300 ngàn mét vuông, hơn cả Tòa Bạch Cung của Mỹ, điệm Kremli của Nga hoặc điện Buckingham của Anh quốc. Chi phí xây tòa nhà này lên tới 350 triệu Euro. Có những người xin ĐGH đừng đến đó, nhưng Cha Lombardi Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết lời yêu cầu này không để nhận được theo nghi thức ngoại giao quốc tế: vị quốc khách phải chấp nhận nơi mình được tiếp đón.
Tại Phủ tổng thống lúc quá 2 giờ rưỡi chiều hôm qua, giờ địa phương, đã diễn ra nghi thúc đón tiếp chính thức, với các kỵ, đoàn quân danh dự và quốc ca, và sự giới thiệu hai phái đoàn. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan năm nay 60 tuổi, đón tiếp ĐTC tại cổng vào dinh. Ông nguyên là thị trưởng thành Istanbul rồi làm thủ tướng trong 11 năm trời, trước khi được bầu tổng thống ngày 28-8 năm nay.
ĐTC và tổng thống đã giới thiệu hai phái đoàn liên hệ, trước khi hội kiến riêng trong dinh, rồi tiến ra sảnh đường trước sự hiện diện của đông đảo các giới chức chính quyền Thổ Nhĩ kỳ và ngoại giao đoàn.
Diễn văn của ĐTC
Cơ hội chính trong cuộc viếng thăm của ngài lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là Giáo Hội đứng đầu trong số 15 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới.
ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 đến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Vị đầu tiên là Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6, đến thăm nước này cách đây 47 năm, tức là trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967.
Vài nét về Thổ Nhĩ kỳ
Thổ nhĩ kỳ có diện tích rộng gấp đôi Việt Nam, với gần 780 ngàn cây số vuông, và hiện có 76 triệu dân cư, trong đó 98% là tín hữu Hồi giáo gồm 68% là người Sunnit và 30% là người Shiite. Giáo Hội Công Giáo chỉ là một đoàn chiên rất bé nhỏ với 53 ngàn người, tương đương với 0,07% thuộc 7 giáo phận với 54 giáo xứ và 13 trung tâm mục vụ khác. Nhân sự mục vụ của Công Giáo tại đây chỉ có 6 GM phụ trách 3 hạt đại diện tông tòa theo lễ nghi la tinh, với sự cộng tác của 58 LM, trong số này chỉ có 6 LM giáo phận, phần còn lại 52 vị thuộc các dòng tu. Cả nước chỉ có 7 tu huynh và 54 nữ tu, 4 chủng sinh.
Cách đây 8 năm khi ĐGH Biển Đức 16 thăm Thổ nhĩ kỳ, số LM giáo phận tại đây là 13 vị, như vậy, có nghĩa là số LM tại đây trong thời gian qua bị giảm mất quá một nửa!
Theo Hiệp ước hòa bình ký ở Lausanne Thụy Sĩ hồi năm 1923, các tôn giáo thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ được bình đẳng về quyền lợi như các công dân Hồi giáo khác và được hưởng các quyền tự do lương tâm, tín ngưỡng và tư tưởng, như hiến pháp quốc gia qui định. Nhưng trong thực tế, Kitô hữu vẫn còn bị kỳ thị về nhiều mặt, Giáo Hội Công Giáo vẫn không được công nhận về mặt pháp lý, và người dân Thổ nhĩ kỳ vẫn coi Kitô giáo là đạo từ nước ngoài.
Viếng thăm lăng Ataturk
Ngày đầu tiên trong cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thổ Nhĩ kỳ được dành cho các nghi thức ngoại giao: viếng thăm lăng nhà lập quốc Thổ, thăm Tổng thống và chính quyền, gặp Phân bộ tôn giáo vụ.
ĐTC đã tới phi trường Ankara lúc 1 giờ trưa sau 3 giờ bay từ Roma. Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được một vị Bộ trưởng đại diện chính quyền cùng với giáo quyền địa phương tiếp đón. Liền đó ngài đến viếng lăng của Mustafa Kemal Ataturk cách đó 45 cây số. Ông là nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ kỳ từ năm 1923 đến 1938, và thường được gọi là ”Người cha già của dân tộc Thổ nhĩ kỳ”. Với chế độ Cộng hòa, Thổ Nhĩ Kỳ vĩnh biệt chế độ Vương quốc Ottoman trước kia, Hồi giáo không còn được coi là quốc giáo, Nhà Nước Thổ giữ vị thế ”đời”, trung lập đối với tôn giáo, bãi bỏ chế độ Vua Hồi giáo, thay luật Coran bằng dân luật, bỏ mẫu tự Arập và thay bằng mẫu tự la tinh.
Tại lăng Ataturk, ĐTC và đoàn tùy tùng đã được vị Chỉ Huy Trưởng binh đoàn canh giữ đón tiếp và ngài đã đặt vòng hoa màu trắng và đỏ trước mộ bằng cẩm thạch của nhà lập quốc Thổ, trước khi tiến sang sảnh đường ở nhà bên cạnh để ký tên vào sổ vàng.
Ngài viết trong sổ này: ”Tôi chân thành cầu chúc cho Thổ Nhĩ kỳ, chiếc cầu thiên nhiên nối liền giữa hai Đại Lục, không những là ngã tư đường, nhưng còn là nơi gặp gỡ, đối thoại và sống chung thanh thản giữa những con người nam nữ thiện chí thuộc mọi nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo”.
Gặp tổng thống
Rời lăng vị lập quốc, ĐTC đã tới phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cách đó 8 cây số, nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.
Dinh tổng thống này mới được khánh thành cách đây 2 năm, quen gọi là Dinh Thự trắng, thay thế phủ tổng thống cũ. Dinh mới này có 1 ngàn căn phòng, và có một Đền thờ Hồi giáo có thể chứa được 5 ngàn tín hữu.
Có nhiều người phê bình việc xây phủ Tổng thống nguy nga như vậy, trên một diện tích hơn 300 ngàn mét vuông, hơn cả Tòa Bạch Cung của Mỹ, điệm Kremli của Nga hoặc điện Buckingham của Anh quốc. Chi phí xây tòa nhà này lên tới 350 triệu Euro. Có những người xin ĐGH đừng đến đó, nhưng Cha Lombardi Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết lời yêu cầu này không để nhận được theo nghi thức ngoại giao quốc tế: vị quốc khách phải chấp nhận nơi mình được tiếp đón.
Tại Phủ tổng thống lúc quá 2 giờ rưỡi chiều hôm qua, giờ địa phương, đã diễn ra nghi thúc đón tiếp chính thức, với các kỵ, đoàn quân danh dự và quốc ca, và sự giới thiệu hai phái đoàn. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan năm nay 60 tuổi, đón tiếp ĐTC tại cổng vào dinh. Ông nguyên là thị trưởng thành Istanbul rồi làm thủ tướng trong 11 năm trời, trước khi được bầu tổng thống ngày 28-8 năm nay.
ĐTC và tổng thống đã giới thiệu hai phái đoàn liên hệ, trước khi hội kiến riêng trong dinh, rồi tiến ra sảnh đường trước sự hiện diện của đông đảo các giới chức chính quyền Thổ Nhĩ kỳ và ngoại giao đoàn.
Diễn văn của ĐTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét