label

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Trực tuyến: Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an cho giáo phận

 

Trực tuyến: Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an cho giáo phận


Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an sẽ được Đức Giám mục giáo phận Giuse Trần Văn Toản cử hành lúc 18g00 ngày 24/11/2022

 

 

 

 

 

 

 

TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC 2022 (NGÀY THỨ 4)

 TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC 2022 (NGÀY THỨ 4)

(HOÀN THIỆN TRONG HỘI THÁNH HIỆP HÀNH)

 

 

Khởi đầu cho ngày tĩnh tâm thứ 4 trong tuần Tĩnh tâm Năm, anh em linh mục cùng nhau đọc kinh sáng và dành 30’ suy niệm với đề tài Ba phương diện nền tảng của chức Tư tế. Từ 3 phương diện này, anh em linh mục thực hiện tiếng xin vâng.

 

3 phương diện nền tảng này được thể hiện qua 3 động từ sau:

1/Cử hành: Câu hãy nhận lấy mà ăn trong thánh lễ mà các linh mục đọc luôn phải nền tảng của đời sống linh mục. Nó cần được sáp nhập vào chương trình của đời sống linh mục, và sống những lời này cho anh chị em. Cùng với Chúa Giesu, các linh mục nói lên điều này để linh mục phải là con người của dâng hiến. một sự hiến dâng không ngơi nghỉ. Đời linh mục là một sứ vụ, không phải là nghề nghiệp. Ngoài ra, câu nói Cha tha tội cho con còn là công thức căn bản, là niềm vui của sự tha thứ. Linh mục được mời gọi tha thứ cho mọi người, nên linh mục phải là nhân chứng: không hận thù, oán trách và bất mãn. Đặc biệt, linh mục phải là con người của lòng thương xót, nhất trong tòa giải tội.

 

2/ Đồng hành: Đồng hành là đá góc tường để kiến tạo mục tử ngày nay, là biểu tượng của sự sống động gần gũi vì chính Chúa đã làm như vậy. Tự hủy là hành động gần gũi nhất của Thiên Chúa. ĐGH Phanxico khuyên các linh mục là hãy học biết làm cho chân tay lấm bùn đất của giáo dân. Gặp gỡ, lắng nghe và chia sẻ là con đường của giáo hội.

 

3/ Làm chứng:

Vậy đâu là chứng nhân? Làm chứng bằng cách nào? Thưa bằng đời sống giản dị, và không đua đòi theo thói thế gian. Linh mục không tìm sự an ủi nơi trần thế này. Hãy đề phòng vì giáo dân có thể bị vấp phạm vì linh mục sống theo thói thế gian. Hãy nhớ rằng đời sống biểu lộ thì tốt hơn lời nói. Hãy biết làm chứng bằng đời sống phục vụ trong khiêm nhường, loại bỏ hình thức giáo sĩ trị. Linh mục hãy có một đời sống chân thực, không giả hình, cần phải xa tránh lối sống này. Hãy sống thanh thản và vui tươi.

 

Sau giờ điểm tâm sáng, anh em linh mục bắt đầu bước vào giờ cầu nguyện 6&7

Cha giảng phòng tiếp tục hướng ý cho anh em cầu nguyện với chủ đề: HOÀN THIỆN TRONG HỘI THÁNH HIỆP HÀNH

 

 

Ban sáng: Hoàn thiện trong chiều kích vương đế

1. Hiệp hành là gì?

- Hiệp hành: có từ nơi Chúa Giêsu là Đường, từ Giáo Hội sơ khai, từ công đồng Vat II.

- Hiệp hành là bản chất Giáo Hội, không chỉ là giải pháp chữa cháy.

- Bản chất Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, mọi người bình đẳng, đều là con cái Thiên Chúa.

- Thượng Hội Đồng là dịp nhắc lại và tập sống hiệp hành trở lại.

- Hiệp hành là lối sống, không phải khái niệm.

- Nên tiến trình từ 10.2021 tới 2024, không phải chỉ để ra các tài liệu, mà là để sống hiệp hành.

- Các cuộc gặp gỡ, chia sẻ không chỉ để đưa ra các giải pháp.

- Trước hết là để ngồi với nhau, lắng nghe nhau và nghe Thần Khí nói qua nhau.

- ĐGH Phanxico: không chỉ kết quả, mà chính tiến trình mới quan trọng.

- Nên các cuộc họp ở mọi cấp độ: đều có cầu nguyện, trải nghiệm thời gian với nhau, chứ không chỉ để viết tài liệu.

 

2. Vương đế: phương thế hiệp hành và nên thánh

a. Tầm quan trọng

- Chiều kích xã hội, trần thế của ơn cứu độ.

- Thiên Chúa cứu con người toàn diện, không chỉ cứu linh hồn con người, mà cả thân xác.

- Ngài cứu độ không chỉ riêng rẽ mà cả xã hội, và các cấu trúc xh nữa

→ Enrique Figerado: xe lăn là bí tích.

- Chiều kích thực hành của Đức tin: cần hình thức sống → tổ chức cuộc sống cho giáo dân.

- Nhớ các cha khi xưa: qui hoạch nhà cửa, ruộng vườn, đường xá cho dân.

- Tổ chức các khu, hội đoàn; ông Trùm, Câu, Biện; giữ lại các chức Tiên Chỉ, Hội, Bá.

b. Bản chất

- Mc 10,35-45 (2 người con Zebedee): lãnh đạo bằng cách phục vụ.

- Xây dựng Nước Trời ở trần gian, biến thế giới thành hình ảnh báo trước NT.

→ Các đan viện xưa, như thế giới khác, hiện thực Nước Trời.

 

3. Nước Trời (NT)

- Mc 4,26-29: NT là Nước của Chúa.

- Mc 4,30-32: NT bắt đầu từ những điều bé nhỏ.

- Ta xây dựng Nước Chúa thế nào? – ngang qua những cử chỉ và dấu chỉ hy vọng.

Dữ kiện:

- Sự ác tràn lan thế giới → Xây dựng NT rất khó.

- Con người sống không chỉ bằng cơm bánh, mà còn bằng các ý nghĩa, biểu tượng và dấu chỉ.

NT là một mầu nhiệm:

- NT khởi đầu từ những cái tưởng chừng nhý bé nhỏ, vô nghĩa.

- Ta chỉ đóng góp, làm những dấu chỉ của hy vọng: tình bạn, tôn trọng, liên đới.

- Chúa sẽ biến những dấu chỉ đó thành sức mạnh chống lại thế lực sự ác trên thế giới.

- Thành tựu của NT quá to lớn với sức của ta. Nhưng 5+2= 5000 (Mc 6,34-44).

→ Chứng tá của NT là chứng tá của hy vọng. Chúng ta đýợc quyền hy vọng, được quyền mơ.

 

4. Thi hành

- ĐGH Beneđettô XVI: Chúng ta không thuộc về mình, thuộc về giáo dân, không chỉ làm việc trong giờ hành chánh.

- Yêu thương và hiện diện, việc làm có thể khoán cho người khác.

- Nguyễn Trãi (bí mật vườn Lệ Chi): Giáo dục đạo đức là xây dựng đất nước.

- Mọi rối loạn xã hội đều do cái tâm vô đạo đức mà ra. Vd: Gc 3,16-4,3;

- Các tu viện Tây phương duy trì Triết học.

- Làng xã VN chống đồng hoá, xứ đạo là nôi văn hoá.

 

Sau giờ cầu nguyện ban sáng, Đức Giám mục giáo phận tiếp tục triển khai bài tu đức để giúp anh em linh mục sống kết hiệp với Chúa Giesu Thánh Thể qua việc chuẩn bị giờ CTT. Đức cha lấy gương sáng làm việc của Cha Thánh Gioan Maria Vianney để khuyên nhủ anh em linh mục hãy biết thánh hóa mình bằng tận dụng tối đa khả năng, sức khỏe và nhiệt thành tông đồ để thánh hóa bản thân mình và để phục vụ Dân Chúa.

 

BAN CHIỀU: HIỆP HÀNH TRONG GIÁO PHẬN LONG XUYÊN

 

 

 

- Synod chính yếu kg phải viết tài liệu, mà là đưa ra tầm nhìn, ước mơ, hy vọng, tương quan, hướng đến loan báo TM.

- Chủ đề: hiệp thông, tham gia, sứ mạng.

a. Hiệp thông

- Tinh thần đi trước việc làm; thiêng liêng chứ kg chỉ nhân bản.

- Bắt nguồn từ hiệp thông Ba Ngôi.

- Cách thức hiệp thông: Cầu nguyện, phụng vụ, bí tích (thiêng liêng).

- Lắng nghe thực sự, nhìn từ lăng kính người khác.

- Chia sẻ tâm tình mình (nhân bản); chia sẻ thiêng liêng.

- Thực tế: dự Lễ, nhưng kg hiệp thông cách ý thức, tự do.

- Hoặc chỉ hoà đồng ở chiều kích nhân bản nhưng không có tính thiêng liêng.

 

b. Tham gia

- Chiều kích trần thế và xã hội của Giáo Hội: ai cũng được tham gia vào các việc chung.

- Mỗi người một cách thế riêng, theo đặc sủng, tài năng riêng.

- Thực tế: ai cũng muốn thâu tóm, làm một mình nhanh hơn. Tham gia thì rối?

- ĐGH Phanxico: Tránh lối sống trưởng giả, quyền hành; nghĩ về ích chung của Giáo Hội.

- Nghĩ cho đoàn chiên thay vì cho "cái tôi"; cộng tác với tu sĩ, giáo dân.

- Chú ý đặc biệt tới người yếu thế, thiểu số, bị gạt ra lề.

 

c. Sứ mạng

- Hiệp hành không chỉ là ta với mình, mình với nhau.

- Mà còn để hướng ra, đến với người khác, đi vào thế giới.

- CG quy tụ môn đệ, để rồi sai họ ra đi, vào thế giới, đánh cá người.

- Ngoài kia còn nhiều nhu cầu, nhiều chuyện cần giải quyết, cần đến người môn đệ ĐK.

- Hiệp hành để thức tỉnh chúng ta truyền giáo, mang Chúa đến cho người khác.

- Thực tế: GH VN mấy chục năm nay, không tăng tỉ lệ dân số Công giáo.

- Chúng ta bảo trì GH, phòng thủ mà kg tấn công.

- Hình dung tương lai: nhà thờ bỏ hoang, bán như Tây phương? Lỗi tại ai?

- ĐGH Phanxicô: Tránh an nhàn, nhiều linh hồn cần đến tôi; cảm thức thúc bách.

 

Sau phần triển khai chủ đề và 30’ cầu nguyện buổi chiều nay, Cha TĐD Luy Huỳnh Phước Lâm thay mặt anh em linh mục cám ơn Cha Giảng Phòng đã dành thời gian quý báu để đến giúp anh em linh mục có những suy tư và chất liệu cầu nguyện rất sốt sáng và bổ ích.

 

 

 

 

Kết thúc ngày tĩnh tâm thứ 4, vào lúc 18g00, Đức cha giáo phận cùng anh em linh mục đã dâng lễ tạ ơn và cầu bình an cho giáo phận tại nhà thờ Chính tòa Long Xuyên.

 

 

 


TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC 2022(NGÀY THỨ 3)

TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC 2022(NGÀY THỨ 3)

HOÀN THIỆN TRONG 3 CHIỀU KÍCH NGÔN SỨ, TƯ TẾ VÀ VƯƠNG ĐẾ

 

Khởi đầu cho ngày tĩnh tâm thứ 3 trong tuần Tĩnh tâm Năm, anh em linh mục cùng nhau đọc kinh sáng và dành 30’ suy niệm với đề tài Thời Đại mới. Tiếp theo giòng suy niệm hôm qua, hôm nay, anh em tiếp tục  được gợi ý để cầu nguyện với tâm tình trở về với Lòng Thương xót của người Mục Tử tối cao là Đức Giesu Kito.

 

 

Hãy biết mở rộng tâm tình và có thái độ như Mẹ Maria, tránh có suy nghĩ như của ông Giacaria: muốn thu nhỏ mình lại và quy về mình. Các linh mục không nên theo đuổi lợi lộc cá nhân. Hãy có lòng thương xót như Chúa Giesu, biết rõ từng con chiên, vui và đau khổ với niềm vui và khổ đau của chiên, hãy phục vụ và gần gũi với Dân Chúa.  Đặc biệt, các linh mục hãy làm mới lại ơn gọi của mình. Khi gần gũi với giáo dân có thể làm ta mệt nhọc nhưng ta sẽ vui vì đó là tấm bánh mà ta nói với họ: hãy cầm lấy mà ăn. Linh mục cần có thinh lặng để nghe được tiếng Chúa. Các linh mục cần ra đi để gặp gỡ mọi người như cuộc thăm viếng của Mẹ Maria dành cho Isave, Gioan Tẩy Giả trong bụng mẹ. Cuộc găp gỡ này sẽ xóa đi các tảng băng nghi kỵ.

 

Sau giờ nguyện gẫm, anh em linh mục và Đức cha giáo phận dâng thánh lễ để cầu nguyện cho sự hiệp nhất trong giáo phận. Đức cha khuyên các anh em linh mục hãy biết lội ngược giòng, đây là nét khác biệt của các linh mục so với thế giới trần tục.

 

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Cha Giảng Phòng tiếp tục chia sẻ về để tài Cánh Chung nhưng mầu nhiệm này liên hệ trực tiếp đến các môn đệ chứ không phải đến vũ trụ bên ngoài. Các môn đệ sẽ bị giết chết. Vậy câu hỏi được đặt ra là đâu là lời hứa của TC khi các môn đệ bị bắt bớ, giết chết? Thưa đây là mầu nhiệm thập giá mà ta khó thấy bằng con mắt thường nhưng với cái nhìn đức tin, ta thấy thập giá có mối lợi, thấy thập giá nở hoa. Mặt khác nếu chúng ta đang suy tư về sự hoàn thiện thì phải vươn lên mãi thì thập giá đúng là đỉnh cao mà chúng ta phải đạt tới. Trên thập giá, Chúa Giesu được tách riêng ra để dành cho TC và các môn đệ cũng vậy. Thập giá cũng là sự toàn diện của con người, và đây là sự hoàn thiện không ngừng nghỉ. Thánh lễ và hy tế của CGS chính là đỉnh cao của sự hoàn thiện mà Thiên Chúa ban cho con người.

 

Sau buổi điểm tâm sáng, anh em linh mục tiếp tục suy tư và cầu nguyện với đề tài thứ 3 và 4:

SỰ HOÀN THIỆN CỦA LINH MỤC TRONG 2 CHIỀU KÍCH NGÔN SỨ VÀ TƯ TẾ

 

 

 

 

Ban sáng: hoàn thiện trong chiều kích ngôn sứ

1. Tầm quan trọng của tính ngôn sứ

- Presbyterorum Ordinis 4: Dân Chúa được qui tụ trước hết bởi Lời → chỉ có Giáo Hội khi có Lời.

- Linh mục không là một nghề (Am 7,14, nói với Amaziah), khác các nhà chuyên môn trong xã hội.

- Linh mục có thể cũng là thầy dạy, cũng là kỹ sư, v.v., nhưng vẫn là gì khác hẳn: là ngôn sứ.

- Xưa ngôn sứ thắp lên ngọn lửa hy vọng trong dân Israel.

- Lời đưa con người vươn lên mãi tới Thiên Chúa (làm cho con người hoàn thiện).

- Ta nên thánh và thánh hoá người khác qua sứ vụ Lời.

 

2. Bản chất của sứ vụ Lời

a. Lắng nghe

- Lắng nghe Lời Chúa thì mới có lời để nói.

- Lắng nghe qua Thánh Kinh, cầu nguyện, cuộc sống.

- Beneđettô XVI: Không dạy lý thuyết của mình, mà đức tin Giáo Hội. Không nhằm thu hút người khác về với mình, mà trao ban chính mình.

- Lắng nghe Lời trong cuộc sống: đi thăm người nghèo, v.v.

b. Hai nhiệm vụ của ngôn sứ:

- Vạch trần điều xấu: lên án, nói ngược trào lưu; Lời khác biệt với tiếng thế gian.

            + Giảng về ăn năn, phục hồi, đưa người ta về với Chúa; nói điều người ta cần nghe, không phải điều người ta thích nghe.

- Chỉ ra, khuyến khích thực hiện những điều tưởng như khó làm.

            + Chữa lành, nâng đỡ, khích lệ: nhiều người yếu đuối. Lời bình an.

            + Giáo dục: khích lệ cái tốt.

            → giáo dân cũng cần điều này: cứng quá thì họ bỏ xứ, hoặc giữ đạo lấy lệ.

            + Ngược lại, họ sẽ dấn thân, tự giác, phục vụ mà vui tươi hơn.

 

3. Thi hành: giảng lễ, dạy giáo lý, giảng dạy, viết lách, lối sống.

a. Giảng lễ:

- Là sứ vụ, quan trọng (như xây nhà thờ, tổ chức hội đoàn,...).

- Tầm quan trọng của bề sâu nội tâm đối với công việc bên ngoài.

- Lc 24:14 (homiloun): Emmau, họ “trò chuyện”.

- Cv 24,26 (homilei): ông Felix hay mời Phaolô tới nói chuyện.

→ Giảng lễ là “nói với”, không chỉ là phân tích bản văn Kinh Thánh, hay dạy học.

- Nói Lời của Chúa, nhưng nói với giáo dân.

- Đọc sách, lập thư viện, soạn bài giảng.

b. Giáo dục đức tin

- Ba chiều kích đức tin: biết, cảm, sống.

- Chú trọng các lớp giáo lý: dẫn tới gặp Chúa, học giáo lý, thực hành trong đời sống.

→ vd: Giáo lý cộng đồng bằng video clip.

c. Làm ngôn sứ qua lối sống

- Sống nghèo: "ngày nay, người ta cần chứng tá"; "chẳng một lời một lẽ, mà âm thanh vang dội khắp hoàn cầu".

- Sống khiêm nhường, dấn thân, yêu thương.

 

4. Cầu nguyện với Kinh Thánh:

- 1Cr 1,17-25; 1Cr 2: rao giảng không bằng lời lẽ khôn khéo.

- 2Tim 2,14-17; 3,14-17; 4,1-5: đừng cãi chữ.

 

Ban chiều: Hoàn thiện trong chiều kích tư tế

1. Tầm quan trọng của chiều kích tư tế

- Ta nên thánh và thánh hoá người khác qua sứ vụ tư tế.

- Đặc tính độc đáo của linh mục thừa tác: Làm lễ/ BTTT, BT hoà giải (Presbyterorum Ordinis, 2).

- Bàn tiệc Thánh Thể là nguồn và đỉnh cao của toàn bộ việc rao giảng TM (PO 5).

- Dấu chỉ, trung gian của sự thánh thiêng, mang Thiên Chúa đến gần con người.

- Con người luôn đói sự thánh thiêng, càng đói khi xã hội ngày nay đang trần tục hoá.

- Linh mục (và nhà thờ) như Lều chứa Hòm Bia giữa dân Do thái.

→ Ngày nay: nhà thờ là trung tâm của đời sống giáo xứ; cha xứ là điểm quy tụ, hoà giải

- Hoạt động tư tế (Thánh Lễ, các bí tích) là đỉnh cao của đời sống cđ giáo xứ. Lễ cưới không Thánh Lễ sẽ rất khác.

 

2. Bản chất của sứ vụ tư tế

- Được thánh hoá, dành riêng ra cho Chúa, không trộn lẫn với thứ khác (PO 5).

→ Vinh dự và trách nhiệm to lớn: biểu tượng của Chúa ở giữa dân. "Là hàng độc".

→ Xét mình: đã bao lần con tự ý làm nhơ bẩn sự thánh thiêng của chính hiện hữu mình.

→ Lm có thể thánh hoá người khác: qua Thánh Lễ và các bí tích. Hình ảnh Gioan Vianey.

- Hy tế hiệp thông in persona Christi:

            + Hy tế Đức Kitô: Vượt Qua là Mầu nhiệm lớn, khởi điểm đức tin Kitô giáo.

            + Tình yêu đổ máu. Thánh Têresa Lisieux. Chấp nhận hy sinh.

            + Là của thánh, linh mục dâng hiến chính đời mình

        + và dạy giáo dân biết dâng hiến, thánh hoá đời mình: thánh lễ cuộc đời.

 

3. Thi hành

- Thánh lễ: một giờ mỗi ngày, nhưng là thời khắc quan trọng, duy nhất cần thiết.

       + Hy tế của Đức Kitô, nguồn phúc lành, nguồn sống của Giáo Hội.

         + Đức Kitô hiện diện tràn đầy nhất qua Lời, BTTT.

         + Giáo Hội cũng hiện diện đúng nghĩa nhất khi tung hô Lời, chia sẻ một Bánh.

- Các bí tích, BT hoà giải (Tông Huấn Reconciliatio et Paenitentia):

            + Sứ mạng hoà giải, hàn gắn của GH giữa thế giới phân mảnh, chia rẽ, tổn thương.

            + Linh mục giải tội in persona Christi, như trên bàn thờ.

           + Sứ vụ khó khăn, nhưng đẹp. Bí tích của sự thân mật, cá vị.

            + Thận trọng, cương trực, nhẹ nhàng, cởi mở.

         + Dùng mọi phương tiện cần thiết phù hợp để làm cho càng nhiều người tới với BTHG (31), tránh hình thức qua loa (32).

- Cầu nguyện, chúc lành (Ds 6,22-27: khi tư tế chúc lành dân, là chính Thiên Chúa chúc lành).

- Tư tế không chỉ trong nhà thờ, mà trong cuộc sống. Hai hình ảnh đẹp:

            + Ý kiến giáo dân trong Đại Hội Dân Chúa 2010: nhớ hình ảnh các cha cầu nguyện.

            + ĐGH, các GM: Thay vì bắt tay, hay vẫy tay chào thì chúc lành → khác người trần.

 

4. Cầu nguyện với Kinh Thánh:

- Hr 7,26-28; 8, 1-13; 9,11-14; 9,24-28: tư tế thập toàn.

 

 

 

Sau những giờ cầu nguyện, Đức cha giáo phận tiếp tục giúp các linh mục sống đời hiến tế qua bài tu đức nói về tầm quan trọng của Bàn tiệc Thánh Thể. Từ tư tưởng của ĐHY Ranerio Cantalamessa, Đức cha nhấn mạnh đến các ý tưởng sau:

Thánh lễ là hy tế đời mình. Bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm của Mình và Máu Chúa, tức là sự sống và sự chết của Chúa. Linh mục phải dâng hy tế đời mình, dâng thánh lễ cuộc đời.

 

Cũng dựa trên tư tưởng của Cha Henri Nouwen, Đức cha nhấn mạnh rằng: chính ta và anh chị em đang được bẻ ra để trở nên lương thực được phân phát trong thế giới ích kỷ và hận thù này. Khi ta hiện diện chung quanh bàn thờ với bánh và rượu, là ta được mời gọi quan tâm đến hạnh phúc của nhau trong cộng đoàn và cùng cộng đoàn quan tâm đến hạnh phúc của mọi người. Mặt khác, khi ý thức về ơn gọi thừa sai, mối liên kết bánh rượu đang thách thức ta làm việc cật lực để cho mọi người được cung cấp những nhu cầu tối thiểu cho kiếp sống làm người. Đức cha cũng lưu ý đến vấn đề thinh lặng trong phụng vụ. Thinh lặng là điều cần thiết trước, đang và sau khi cử hành phụng vụ Thánh Thể.

 

Buổi tối trước khi kết thúc ngày tĩnh tâm thứ 3, anh em linh mục lại quây quần với nhau trong giờ Chầu Thánh Thể.

 

 

Cảm tạ Chúa đã ban muôn ơn lành cho anh em linh mục trong ngày vừa qua. Xin tiếp tục ban ơn trợ lực để giúp chúng con nên hoàn thiện trong việc thi hành chức năng ngôn sứ và tư tế.

 

Đức Thánh cha bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương

 

Đức Thánh cha bổ nhiệm tân Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương



  • Hôm 21 tháng Mười Một vừa qua, Đức Thánh cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Claudio Gugerotti, hiện là Sứ thần Tòa Thánh tại Anh quốc, làm tân Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, kế nhiệm Đức Hồng y Leonardo Sandri.
 

papa_francesco_con_monsignor_claudio_gugerotti.jpeg

 

Đức Thánh cha Phanxicô và Đức Tổng giám mục Claudio Gugerotti | Vatican News

 

Đức Tổng giám mục Gugerotti, người Ý, năm nay 67 tuổi, thuộc tu hội Cha Nicola Mazza, thụ phong linh mục cách đây 40 năm (1982), tốt nghiệp ngôn ngữ và văn chương Đông phương tại Đại học “Cà Foscari” ở Venezia, và đậu Cử nhân phụng vụ tại Giáo hoàng Học viện thánh Anselmo, và Tiến sĩ các khoa Giáo hội Đông phương tại Giáo hoàng Học viện Đông phương ở Roma.

 

Cha từng phục vụ tại Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, từ năm 1985, và 12 năm sau được thăng Phó Tổng thư ký Bộ này từ năm 1997 và năm 2002, được Đức Thánh cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng giám mục Sứ thần Tòa Thánh, bắt đầu tại Cộng hòa Georgia, Armeni, và Azerbaijan, rồi năm 2011, được Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus, và từ hai năm nay Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Anh quốc.

 

Nay Đức Tổng giám mục Gugerotti kế nhiệm Đức Hồng y Leonardo Sandri, 79 tuổi, người Argentina, gốc Ý, nguyên là Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, từ sau đó làm Hồng y Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, cơ quan phụ trách 22 Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh.

 

(Vatican News 21-11-2022)

G. Trần Đức Anh, O.P. 


Hội nghị ký kết và triển khai Chương trình các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

 

Hội nghị ký kết và triển khai Chương trình các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

  •  
  •  


HỘI NGHỊ KÝ KẾT VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC TÔN GIÁO THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2022-2026

Truyền thông HĐGMVN

WHĐ (25.11.2022) – Sáng ngày 25 tháng 11 năm 2022, Hội nghị ký kết và triển khai Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026 đã được tổ chức tại Hội trường Nhà khách Chính phủ. Lãnh đạo và đại diện 43 tôn giáo đã tham gia và trình bày tham luận, ủng hộ chương trình này.


Uỷ ban Bác ái Xã hội Caritas đã trình bày tham luận 3 kinh nghiệm - 3 kiến nghị. Truyền thông Hội đồng Giám mục Việt Nam trân trọng giới thiệu tham luận của Caritas Việt Nam:


ỦY BAN BÁC ÁI XÃ HỘI - CARITAS VIỆT NAM
319 Quốc Lộ 13, p. Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: (028) 3727 1904

THAM LUẬN CỦA UỶ BAN BÁC ÁI XÃ HỘI - CARITAS VIỆT NAM,
TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Nhận thấy Hội nghị này giúp chúng ta nâng cao nhận thức, và phối hợp các cơ chế hiện hành trong việc bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hơn nữa, với sứ mệnh xây dựng công lý trong tình liên đới với những người nghèo nhất, Uỷ ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt Nam, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, xin gởi đến quý vị hai lời mời gọi:

1. Cùng nhau chăm sóc và bảo vệ trái đất, Ngôi Nhà Chung của chúng ta.

2. Thực hiện công bằng kinh tế và xã hội, bằng cách bảo vệ quyền con người và bảo vệ những người dân vốn tạo ra rất ít nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trước tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu đó.

Từ đó, Caritas Việt Nam xin chia sẻ ba kinh nghiệm và nêu lên ba kiến nghị:

I. BA KINH NGHIỆM

1. Trái đất này là người Chị và là người Mẹ chúng ta

“Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người.” Ý tưởng đó được lặp đi lặp lại trong các văn kiện của nhà nước về vấn đề này. Tại sao phải bảo vệ môi trường? Các văn kiện đều hướng dẫn rằng: để tạo môi trường sống tốt đẹp hơn, bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người dân... Chúng tôi, những người Công giáo, cũng đồng ý như vậy. Tuy nhiên, ngoài những ý nghĩa đó, chúng tôi còn bảo vệ môi trường vì nhìn nhận trái đất và vũ trụ này như một “người thân” của mình. Người Công giáo yêu trái đất như người Chị và người Mẹ của mình. Cách đây hơn 800 năm, vị Thánh Phanxicô đã mời gọi người Kitô hữu sống tương quan thân ái với trái đất bằng lời hát: “Lạy Thiên Chúa! Chúng con ngợi khen Ngài vì người Chị của chúng con, người Mẹ Trái Đất của chúng con. Mẹ nâng đỡ chúng con và mang lại cho chúng con nhiều hoa trái, những bông hoa xinh đẹp, cây cỏ xanh tươi” (Bài Ca Tạo Vật). Gần đây, Đức Phanxicô, vị đứng đầu Giáo hội Công giáo, cũng nhắc lại ý nghĩa đó trong Thông điệp Laudato Sí. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy mình không giàu nguồn lực hoặc kỹ năng, nhưng chúng tôi có niềm tin nâng đỡ động lực trong việc tôn trọng trái đất này mà chúng tôi gọi là Ngôi Nhà Chung. Đối với chúng tôi, ngoài việc chăm sóc trái đất này để con người hiện nay và thế hệ tương lai có môi trường đáng sống, chúng tôi còn có nghĩa vụ bảo vệ môi trường vì đó là công trình của Thiên Chúa - Đấng Sáng tạo. Ngài cho con người được cộng tác trong việc bảo vệ và tiếp tục tô điểm cho trái đất này nên tốt đẹp hơn.

2. Cộng đồng địa phương là chủ thể của các hoạt động chăm sóc Ngôi Nhà Chung

Nghĩa vụ bảo vệ môi trường là của mọi tổ chức, mọi thành phần trong xã hội. Ở cấp độ quốc gia, cần có những hướng dẫn cụ thể, thiết thực và minh bạch. Riêng việc thực hiện, thiết tưởng tổ chức phù hợp nhất là các tổ dân phố hoặc cấp tương đương... Đối với người Công giáo, với lợi thế là có hình thức tổ chức của các cộng đoàn địa phương như giáo xứ, giáo họ... chúng tôi sẽ cố gắng vận động các tổ chức đó thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, chăm sóc ngôi nhà chung. Thực tế, hiện nay, Caritas Thế giới và Caritas Việt Nam đang phát động chiến dịch mang tên “Together We - Chúng ta Cùng nhau” kéo dài 03 năm, từ 2022-2024, với khẩu hiệu “Hành động hôm nay vì một ngày mai tốt đẹp hơn” (“Together We - act for a better tomorrow"). Chiến dịch nhằm mục đích chăm sóc thiên nhiên và chăm sóc người nghèo. Kết quả của chiến dịch này là thành lập các “cộng đoàn cơ bản” gồm một số gia đình trong khu xóm hoặc trong giáo xứ đế cùng nhau hoạch định và đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu của địa phương, cũng như giám sát và lượng giá cho các chương trình đó.

3. Tạo sự đồng bộ để đạt kết quả

Gần đây, Caritas Việt Nam đã vận động một số đoàn thể trong Giáo hội Công giáo tham gia chương trình môi trường xanh, bằng cách phân loại rác thải tại nguồn. Tuy nhiên, chương trình đó đã trở nên vô ích! Kinh nghiệm của chúng tôi trong thời gian qua là việc phân loại rác thải chỉ được thực hiện tại cơ sở gia đình, tu viện, giáo xứ... khi nhân viên đến thu rác thì họ bỏ chung vào với nhau, thậm chí còn cho rằng việc phân loại như thế làm rắc rối thêm cho người thu rác! Hơn nữa, khi phân loại rác thải như lon bia, chai nhựa... để phục vụ tái chế, chúng tôi vẫn không được biết nguồn rác tái chế này sẽ đi đâu, công nghệ tái chế như thế nào, có phù hợp với tiêu chuẩn tái chế không? Chúng tôi nghe dư luận nói rằng nguồn rác tái chế đó tập trung về các làng nghề thủ công và công nghệ tái chế lại tiếp tục làm ô nhiễm môi trường!

II. BA KIẾN NGHỊ

1. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và trách nhiệm

Thường khái niệm này được giản lược vào quyền bảo vệ môi trường mà ít lưu ý đến quyền được bảo vệ khỏi những tác động của môi trường ô nhiễm, tức là quyền được hưởng một môi trường tốt. Vì thế, chúng tôi kiến nghị các cấp thẩm quyền quan tâm: thứ nhất, giải quyết những tổn thất và thiệt hại gây ra cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi tác động bất lợi do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Thứ hai, giúp các cộng đồng này tăng cường khả năng bảo vệ chính mình. Trách nhiệm đó là món nợ sinh thái của các nước giàu đối với các nước đang phát triển (x. Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Sí, s. 51-52). Ở cấp độ quốc gia, chúng tôi đề nghị cần có chính sách rõ ràng quy định trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất; lưu ý các cơ sở này trong khi tạo ra sản phẩm cần thiết cũng dành một ngân sách tương xứng với trách nhiệm của họ để giải quyết những tổn thất và thiệt hại gây ra cho các nạn nhân.

2. Tạo niềm tin để phát huy năng lực hợp tác

Việc dành nguồn lực cho các dự án bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu nhiều khi thiếu minh bạch. Việc hỗ trợ những người bị tổn thương do bị tác động bởi tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu còn hạn chế. Do đó, chúng tôi đề nghị chính quyền cần phân bổ nguồn lực hợp lý hơn; giám sát và đánh giá việc thực hiện các dự án trên với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Như vậy, người dân mới có thêm niềm tin vào những chương trình hoặc hoạt động bảo vệ môi trường.

3. Phát huy kinh nghiệm và kiến thức địa phương

Tại hội nghị COP27 ở Ai Cập vừa qua, ngành Nông nghiệp được lưu ý như lãnh vực có tác động mạnh trên môi trường. Người Việt Nam chúng ta phần đông gắn liền với cuộc sống nông nghiệp. Do đó, chúng tôi đề nghị các cấp cần hỗ trợ thành phần này hơn nữa theo nguyên tắc bổ trợ, trong việc bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần mời gọi họ tham gia vào các quyết định nhằm giúp Nông nghiệp có khả năng hơn nữa trong việc thích ứng với việc biến đổi khí hậu. Chính thực tế địa phương sẽ là nguồn lực kinh nghiệm và sáng kiến xây dựng hệ thống lương thực bền vững. Hơn nữa, các ngành khoa học cần phản ánh và tích hợp kinh nghiệm sống cũng như các kiến thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Chúng tôi nhận thấy rằng cách thức các cộng đồng địa phương áp dụng kiến thức của họ trong việc canh tác và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương như phân chuồng, thuốc trừ sâu bằng thực vật, phân xanh... không chỉ góp phần tăng năng suất nhưng còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác hại trên môi trường. Do đó, trong bối cảnh xã hội kinh tế hiện nay tràn ngập những thông tin quảng cáo, người dân dễ bị lôi cuốn chạy theo những sản phẩm đem lại lợi ích trước mắt nhưng gây tác hại trên môi trường lâu dài. Chúng tôi kêu gọi các cấp thẩm quyền lưu ý các ngành khoa học và công nghệ nghiên cứu; và phổ biến các kinh nghiệm và kiến thức của người dân địa phương phù hợp với môi trường xanh.

Sau cùng, với tư cách là các thành viên của Giáo hội Công giáo, chúng tôi hứa cầu nguyện ơn Trên chúc lành và đồng hành với quý vị cũng như những nỗ lực của dân tộc Việt Nam trong việc chăm sóc Ngôi Nhà Chung này trở nên môi trường xứng đáng cho con người sinh sống.

Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào quí vị.

Tp. Thủ Đức, ngày 18 tháng 11 năm 2022
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP. Giám đốc Caritas Việt Nam