HIỆP
HÀNH MỘT CHÚT SUY TƯ VÀ THAM GIA
Để chuẩn bị cho Thượng hội đồng Giám mục thế giới lần thứ
16 (10/2023), Đức thánh cha đã chọn chủ đề “Hiệp Hành”. Không phải ngẫu nhiên
mà Ngài chọn chủ đề này, mà Ngài muốn chúng ta đoàn kết, đồng tâm nhất trí như
thời Giáo hội sơ khai với sự bàn bạc, trao đổi, hiệp nhất mọi thành phần. Sự hiệp
hành này đã mai một qua nhiều thế hệ và chỉ còn những người trong đẳng cấp Giáo
hội quyết định. Hơn thế nữa, giáo dân ngày nay đã có nhiều tư duy sáng tạo
trong cách giữ đạo và sống đạo. Công Đồng Vatican II cũng đã kịp thời sáng tạo
và khá đổi mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần cập nhật trong thế giới ngày
nay nhưng không làm mất đi bản chất của Giáo hội. Thượng hội đồng lần này không
áp đặt quyết định từ trên xuống dưới mà lấy ý kiến từ dưới lên để tổng hợp, quyết
định sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống và tín lý.
Trong những tuần vừa qua, chúng ta nghe các bài đọc Công vụ
tông đồ tranh luận sôi nổi về vấn đề cắt bì cho dân ngoại. Nhiều sứ giả cho rằng
muốn vào đạo phải cắt bì làm cản trở nhiều người không theo đạo. Vì lý do đó
Công đồng đã được triệu tập và thống nhất không phải cắt bì, chỉ không được ăn
đồ cúng nhưng rồi tới ngày nay đồ cúng cũng vẫn ăn bình thường “Ai chưa cắt bì
khi được kêu gọi, thì đừng cắt bì. Cắt bì chẳng là gì, mà không cắt bì cũng chẳng
là gì cả; điều đáng kể là tuân giữ các điều răn Thiên Chúa” [1Corinto 7, 19].
Hoặc sự kiện hơn 300 năm trước khi các cha dòng Tên truyền đạo cho người Trung
Hoa, chỉ vì Giáo hội không chấp nhận cho thờ cúng ông bà mà đã bỏ lỡ đi việc trở
lại đạo của cả một dân tộc. “Năm 1704, Giáo hoàng Rôma nghiêm cấm tín đồ Trung
Quốc giữ lễ nghi cổ truyền. Chính điều này đã làm nảy sinh xung đột giữa giáo hội
Rôma và triều đình nhà Thanh. Năm 1720, Hoàng đế Khang Hy hạ lệnh nghiêm cấm
các hoạt động truyền giáo của Công giáo. Các đời sau vẫn duy trì lệnh đó, thời
gian kéo dài tới hơn 100 năm” . Rồi sau cùng việc tưởng nhớ ông bà, thắp nhang
lại là chuyện bình thường của ngày nay thì cơ hội ngàn vàng đã mất. Cái gì
không sai luật Chúa, Giáo hội vẫn có thể uyển chuyển cho từng thời đại và phong
tục. Chúng ta là Giáo hội lữ hành đang trên đường về nhà cha, chắc hẳn rằng
không thể toàn diện được. Đâu đó vẫn còn những thiếu sót cần phải dò đường tìm
về Thiên Chúa vì Chúa Giêsu đã nói “Tư
tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi”. Một Galilleo nổi đình nổi
đám đã qua, chúng ta đã sửa sai, chúng ta không hiểu hết được mọi vấn đề: Khoa
học, xã hội, tâm lý, tình cảm…v.v…Vậy thì Hiệp hành lần này mọi thành phần dân Chúa
tham gia chắc hẳn sẽ có nhiều vấn đề gay cấn. Trong đó có thể có những vấn đề hợp
lý cần phải uyển chuyển, thích nghi, những cũng có những vấn đề nhậy cảm chưa
thích hợp. Tuy nhiên, Giáo hội sẽ có cái nhìn tổng quát về mọi lãnh vực để rồi
Thượng hội đồng phân tích mổ xẻ chấp nhận hay không chấp nhận.
Một vấn đề tôi thấy là rất nóng trong xã hội ngày nay: đó
là vấn đề phá thai và sử dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Chúng ta
không chấp nhận phá thai vì đó là giết người “tiếng thét kinh hoàng trong thinh
lặng”. Còn về ngừa thai thì sao?
Kinh Thánh đề cao vai trò của con cái trong gia đình và việc
có con là một hạnh phúc cho gia đình. Bầy con tựa cây Ô liu mơn mởn xúm xít
trên bàn ăn (TV 128). Con cái là một cơ nghiệp từ Chúa (TV 127, 3-5). Con cái
là một phước lành từ Đức Chúa Trời (LC 1.42). Con cái là một vương miện của tuổi
già (CN 17.6). Chúa chúc phúc cho đàn bà son sẻ bằng một đứa con (TV 113.9; Stk
21.1-3; 25.21-22; 30.1-2; I Sa-mu-ên 1:6-8). Chúa tạo thành con trẻ từ trong
lòng mẹ (TV 139:13-16). Đức Chúa Trời biết con trẻ trước khi chúng sinh ra
(Giê-rê-mi 1.5; Ga-la-ta 1:15).
Việc ngừa thai nhân tạo Thánh kinh chỉ nói đến một lần duy
nhất đó là trường hợp của Oman đã xuất tinh ngoài âm đạo để hủy bỏ mầm sống
(STK 38. 9-10). Có thể do hủy mầm sống và động cơ ích kỷ của Ô-nan đằng sau việc
làm đó mà Chúa phạt Ô-nan phải chết. Nếu không hủy mầm sống và động cơ ích kỷ
Chúa có phạt không?
Giáo hội thì nặng nề hơn với “Thông Ðiệp Sự Sống Con Người,
14”. “Cấm việc hút điều hoà kinh nguyệt, vì là hình thức phá thai non. Cấm những hành động trực tiếp ngăn cản việc
thụ thai tạm thời hay vĩnh viễn. Cấm sử dụng các dụng cụ, các loại thuốc ngừa
thai”.
Thật khó cho các gia đình khi dân số bùng nổ, kinh tế eo hẹp.
Con cái sinh ra nhiều không lo chu đáo được, phá thai là tội ác. Việc dùng PP
ngừa thai tự nhiên rất khó kiểm soát, phải tiết chế quá dài nếu bỏ luôn thời kỳ
hành kinh là hết 21 ngày, chỉ còn 4 ngày nếu chu kỳ 25 ngày, và 7 ngày chu kỳ
28 ngày, 9 ngày chu kỳ 30 ngày (theo PP Ogino kiêng từ ngày thứ 7 đến ngày 20
(14 ngày), từ ngày số 1 là ngày hành kinh có thể kéo dài 3, 5 hoặc 7…nếu vì vệ
sinh kiêng luôn những ngày có kinh sẽ là 7 ngày). Nhưng thực tế nhu cầu đời sống
tình dục và tình cảm của con người thì khác. Sự hưng phấn có thể có trong giai
đoạn tiết chế và không hưng phấn trong giai đoạn an toàn. Các phương pháp nhân
tạo chủ yếu là ngăn sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng, không giết mầm sống.
Trên cơ chế đó Giáo hội có thể nghiên cứu cho dùng một số phương pháp nào khả
thi cho các gia đình, cũng như các cặp vợ chồng nhiễm HIV một phía, trong đó vợ
hoặc chồng không nhiễm. Họ không dùng bao cao su thì khả năng lây bệnh là rất
cao, dùng bao thì bị lỗi, mà không thể không quan hệ. Tốt nhất là có giải pháp
nào để lương tâm họ được thanh thản, không cảm giác lúc nào cũng có tội và
tránh được tình trạng phá thai (giết người). Chính thánh PhaoLô cũng sợ sự tiết
chế quá dài mà không giữ nổi sẽ sinh ra tội: “rồi hai người lại ăn ở với nhau,
kẻo vì hai người không tiết dục nổi mà Satan lợi dụng để cám dỗ” [1 Cr 7, 5].
Hiện tại rất nhiều gia đình Công giáo đã và đang sử dụng PP ngừa thai nhân tạo.
Họ đi xưng tội nhưng không hết tội thí dụ: đặt vòng tránh thai, muốn hết tội phải
tháo vòng ra khi đi xưng tội, nhưng họ không tháo, vậy việc xưng tội sẽ không hết
tội. Đi rước lễ đang khi còn vòng lại thêm tội phạm sự thánh. Như vậy tội chồng
tội.
Giáo hội nghĩ thế nào khi
con cái mình luôn phải sống trong tình trạng tội lỗi chỉ vì thiếu lối mở.
Thiên Sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét