label

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

ĐHY Hollerich: giai đoạn đại lục tại Châu Âu tìm kiếm con đường hiệp hành

 

ĐHY Hollerich: giai đoạn đại lục tại Châu Âu tìm kiếm con đường hiệp hành



Đức Tổng Giám mục Gintaras Grušas và Đức Hồng y Jean-Claude Hollerich trình bày về giai đoạn châu lục của Thượng hội đồng, một bước tiến trong tiến trình “đồng hành với nhau, nỗ lực trở thành một Giáo hội lắng nghe và gần gũi”.

Văn Cương, SJ – Vatican News

Vào chiều thứ Tư, Đức Tổng Giám mục Gintaras Grušas, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Âu (CCEE); và Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Phó Chủ tịch CCEE và Tổng Đại diện của Thượng Hội đồng, đã tổ chức một cuộc họp báo tại Vatican News. Tại đây, hai Hồng y đã trình bày về giai đoạn đại lục tại Châu Âu sẽ được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 2 năm 2023 tại Praha.

Sự ‘hiệp hành’ đầu tiên ở giai đoạn đại lục

Đức Tổng Giám mục Grušas của Vilnius, Litva, bắt đầu tuyên bố của mình khi lưu ý rằng lần đầu tiên có một giai đoạn đại lục trong một Thượng Hội đồng, tiếp sau giai đoạn quốc gia. “Chúng tôi muốn đồng hành cùng nhau”, ĐHY nói, và cố gắng trở thành một Giáo hội lắng nghe và gần gũi.

Sau đó, ĐHY tiếp tục giải thích rằng khoảng 200 người sẽ trực tiếp tham dự phần đầu tiên của giai đoạn đại lục (từ ngày 5-9/2) bao gồm: phái đoàn quốc gia, các khách mời - đại diện cho các thực tại Giáo hội khác nhau ở châu Âu và những khách mời khác. Chủ tịch của 39 Hội đồng Giám mục thuộc CCEE sẽ tham gia vào phần thứ hai của Hội đồng (từ ngày 9-12/2).

Chúa đang nói với tôi điều gì?'

Sau đó, Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng Giám mục Giáo phận Luxembourg, đã giới thiệu tiến trình đã thực hiện cho đến nay. Trước câu hỏi liên quan đến việc ai sẽ đưa ra các quyết định trong Thượng Hội đồng. ĐHY cho biết, “đó là Chúa Thánh Thần”. Điều này được thể hiện trong các cuộc tham vấn địa phương, các bản tổng hợp quốc gia, và các tổng hợp cho Tài liệu đại lục. Ngài nói, điều này có nghĩa là nhiều người phải gạt bỏ ý kiến riêng sang một bên để “lắng nghe những gì Dân Chúa” nói.

Đức hồng y cũng cho biết ngài ngạc nhiên về sự giống nhau hiện diện trong các tổng hợp quốc gia. “Chúa đang nói với tôi điều gì? Chúa có thể muốn gì?” ĐHY nói, đó là những câu hỏi cần ghi nhớ khi đọc tài liệu mà tiến trình Thượng Hội đồng đã tổng hợp cho đến nay. Điều này có nghĩa là “chúng ta lắng nghe Lời Chúa”, và “bắt nguồn từ truyền thống, cùng sự sống động trong thời đại này, để xem Thánh Thần hoạt động như thế nào trong thời đại của chúng ta”, để hiểu được tương lai mà Chúa đang mời gọi Giáo hội.

Sống tinh thần Vatican II

Đức Thánh Cha muốn chúng ta “sống tinh thần Vatican II và Hiến chế Ánh sáng muôn dân - Lumen Gentium”, Đức Hồng Y nói tiếp, trong thời điểm khi Giáo hội dễ bị tổn thương, một thời điểm của sự thay đổi lớn trong đó những người trẻ cũng cần được “có tiếng nói của họ” tại giai đoạn đại lục, vì tương lai của Giáo hội.

Ngài lưu ý: “Thượng hội đồng sẽ giúp chúng ta trở thành một Giáo hội truyền giáo thực sự đối với một xã hội mà ở đó Giáo hội đã suy giảm. Ngài thấy trước việc loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động, “một thái độ truyền giáo, không chỉ của các giám mục, linh mục và tu sĩ, mà còn của toàn thể Dân Chúa”.

Cổ võ sự tham gia của giáo dân nhiều hơn

Đức Hồng y Hollerich nhấn mạnh tính liên đới của các Giám mục đã trở thành hiện thực trong Thượng hội đồng Giám mục. Tuy nhiên, ngài thừa nhận, Dân Chúa, trong đó có cả các Giám mục, vẫn chưa tham gia hoàn toàn vào tiến trình hiệp hành.

ĐHY cho biết sự tham gia của giáo dân đã gia tăng, đầu tiên là với hai Thượng Hội đồng về Gia đình và về Giới trẻ, và sau đó Thượng Hội đồng về Amazon. Ngài cũng lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không sử dụng thuật ngữ “Tổng thư ký của Thượng hội đồng Giám mục” trong Tông hiến Praedicate Evangelium (Anh em hãy rao giảng Tin mừng), mà dùng “Tổng thư ký của Thượng hội đồng”. ĐYH cho biết điều này không có nghĩa là các vai trò đã bị thay đổi, nhưng giáo dân hiện đang tham gia vào quá trình này cùng với các Giám mục.

Cuối cùng, ĐHY thừa nhận, căng thẳng là một phần của cuộc hành trình, điều này có thể mang tính tích cực vì căng thẳng là điều cần thiết để “dựng lều”. Ngài hy vọng “một điều gì đó mới mẻ sẽ xuất hiện từ những căng thẳng”, thay vì căng thẳng của nhóm này lấn át những căng thẳng khác.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét