Nội dung thư ĐTC Phanxicô gửi kitô hữu vùng Trung Đông
**
Ngày 23 tháng 12 vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thư gửi kitô
hữu vùng Trung Đông để bầy tỏ tình liên đới và lòng biết ơn của toàn
thể Giáo Hội đối với trách nhiệm cao qúy và chứng tá can đảm kiên cường
của họ.
Ngài mở đầu thư như sau: “Anh chị em thân mến, “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (1 Cr 1,3-4).
Các lời này cuả tông đồ Phaolô đã tới trong tâm trí tôi, khi tôi nghĩ tới việc viết thư cho anh chị em kitô hữu vùng Trung Đông. Tôi làm điều này nhân lễ Giáng Sinh Thánh gần tới, biết rằng đối với nhiều người nước mắt và thở dài sẽ trộn lẫn với các nốt nhạc thánh ca. Tuy nhiên, biến cố Con Thiên Chúa nhập thể sinh ra là một mầu nhiệm ủi an không thể diễn tả nổi. Rất tiếc trong vùng Trung Đông không thiếu buồn đau và khốn khó trong quá khứ, và chúng đã gia tăng trong các tháng qua vì các xung khắc gây khổ đau cho vùng này, nhất là vì hoạt động gây lo âu mới đây của một tổ chức khủng bố có các chiều kích không thể tưởng tượng được, với những lạm dụng đủ loại và các hành động không xứng đáng với con người, đặc biệt chống lại một số trong anh chị em đã bị đuổi ra khỏi vùng đất của mình một cách tàn bạo, nơi các kitô hữu đã hiện diện từ thời các Tông Đồ.
Ngỏ lời vói anh chị em tôi không thể quên các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác cũng đang gánh chịu bách hại và các hậu qủa của các xung khắc. Hàng ngày tôi theo dõi các tin tức liên quan tới nỗi khổ đau to lớn của nhiều người tại Trung Đông. Tôi đặc biệt nghĩ tới các trẻ em, các bà mẹ, người già, người di tản và tỵ nạn, những người phải sống cảnh đói khát và đương đầu với mùa đông giá lạnh không nơi trú ngụ.
Nỗi khổ đau này kêu lên tới Thiên Chúa và mời gọi sư dấn thân của tất cả mọi người, trong lời cầu nguyện và mọi sáng kiến trợ giúp. Tôi muốn bầy tỏ với tất cả anh chị em sư gần gũi và liên đới của tôi và của Giáo Hội và cống hiến cho anh chị em một lời an ủi và hy vọng.
** Anh chị em thân mến, là những người can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu trong vùng đất của anh chị em được Chúa chúc phúc, sự an ủi và niềm hy vọng của anh chị em là chính Chúa Kitô. Tôi khuyến khích anh chị em gắn bó với Chúa Giêsu Kitô như cành nho gắn liền vào thân nho, xác tín rằng gian truân khốn khổ bắt bớ không thể tách chúng ta ra khỏi Người (Rm 8,35). Ước chi thử thách mà anh chị em đang phải trải qua củng cố đức tin và lòng trunh thành của tất cả anh chị em. Tôi cầu nguyện để anh chị em sống sự hiệp thông huynh đệ theo gương cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi. Trong những lúc khó khăn này sự hiệp nhất mà Chúa muốn cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là một ơn của Thiên Chúa, nó mời gọi sự tự do của chúng ta và chờ đợi câu trả lời của chúng ta. Ước chi Lời Chúa, các Bí tích, lời cầu nguyện và tình huynh đệ dưỡng nuôi và liên tục canh tân cộng đoàn của anh chị em.
Hoàn cảnh của anh chị em là một lời kêu gọi mạnh mẽ sống thánh thiện, như các thánh và các vị tử đạo thuộc mọi giáo hội đã chứng thực. Với lòng quý mến kính trọng tôi nghĩ tới các Chủ Chăn và các tín hữu trong các thời gian qua đã hy sinh mạng sống, thường khi chỉ vì sự kiện là kitô hữu.Tôi cũng nghĩ tới các người bị bắt cóc, trong đó có vài Giám Mục chính thống và linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau. Ước chi các vị có thể an lành trở về nhà và cộng đoàn của các vị! Tôi cầu xin Chúa cho biết bao khổ đau ấy kết hiệp với thập giá Chúa trao ban hoa trái thiện ích cho Giáo Hội và cho các dân tộc vùng Trung Đông.”
Đức Thánh Cha viết tiếp trong thư: “Giũa các thù nghịch và xung khắc, sự hiệp thông giữa anh chị em trong tình huynh đệ và sự đơn sơ là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa, Tôi hài lòng về các tương quan và sự cộng tác tốt đẹp giữa các Thượng Phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phưong và các Giáo Hội Chính Thống, cũng như giữa tín hữu của các Giáo Hội khác nhau. Các khổ đau do kitô hữu phải chịu là một đóng góp vô giá cho sự hiệp nhất. Đó là phong trào đại kết của máu đòi hỏi sự tín thác nơi hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Ước chi anh chị em luôn luôn có thể làm chứng cho Chúa Giêsu qua các khó khăn! Sự hiện điện của anh chị em qúy báu cho vùng Trung Đông. Anh chị em là một đoàn chiên bé nhỏ, nhưng với một trách nhiệm lớn trong vùng đất nơi Kitô giáo dã nảy sinh và được phổ biến. Anh chị em là men trong đám đông.
Trước cả biết bao nhiêu hoạt động cùa Giáo Hội trong lãnh vực học đường, y tế hay bác ái, được mọi người qúy chuộng, sự giầu có lớn nhất cho Vùng này là các tín hữu kitô, là anh chị em. Xin cám ơn sự kiên trì của anh chị em!
Sự cộng tác của anh chị em với tín hữu của các tôn giáo khác, do thái và hồi giáo, là một dấu chỉ khác nữa của Nước Thiên Chúa. Tình hình càng khó khăn, thì cuộc đối thoại liên tôn lại càng cần thiết. Không có con đường nào khác. Sự đối thoại dựa trên một thái độ cởi mở, trong sự thật và tình yêu thương, cũng là phương thuốc tốt nhất cho cám đỗ cuồng tín tôn giáo, là một đe dọa đối với tín hữu của mọi tôn giáo. Đồng thời đối thoại là một phục vụ công lý và một điều kiện cần thiết cho hòa bình mong ước biết bao.
** Đa số anh chị em sống trong một môi trường có đa số dân theo hồi giáo. Anh chị em có thể trợ giúp các công dân hồi giáo trình bầy một gương mặt đích thật hơn của Hồi giáo với sự phân định, như biết bao tín hữu hồi mong muốn, họ lập lại rằng Hồi giáo là một tôn giáo hòa bình và có thể đồng ý với việc tôn trọng các quyền con người và tạo thuận tiện cho sự chung sống của tất cả mọi người. Sẽ là một thiện ích cho họ và cho toàn xã hội. Tình trạng thê thảm mà các anh chị em kitô sống bên Irak, cũng như các anh chị em Yazidi và những người thuộc các cộng đoàn tôn giáo và chủng tộc khác, đòi buộc phải có một lập trường rõ ràng và can đảm từ phía tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo, để đồng loạt lên án không mập mờ các tội phạm đó và tố cáo thói quen kêu cầu tôn giáo để biện minh cho các tội phạm.
Anh chị em thân mến, hầu hết anh chị em là những công dân sinh ra trong quê hương của anh chị em và vì thế anh chị em có bổn phận và quyền được tham dự hoàn toàn vào cuộc sống và sự lớn lên của đất nước anh chị em. Trong Vùng anh chị em được mời gọi là những người xây dựng hòa bình, hoà giải và phát triển, thăng tiến đối thoại, xây các cây cầu, theo tinh thần các Mối Phúc Thật (x, Mt 5,3-12), loan báo tin vui hòa bình, cởi mở cộng tác với tất cả các chính quyền quốc gia và quốc tế.
Một cách đặc biệt tôi ước mong bầy tỏ sự qúy mến và biết ơn của tôi đối với anh em, các anh em Thượng Phụ, Giám Mục, Linh Mục Tu Sĩ nam nữ rất thân mến, là những người mau mắn đồng hành với các cộng đoàn của mình. Qúy báu biết bao, sự hiện diện và hoạt động của người đã tận hiến hoàn toàn cho Chúa và phục vụ Người nơi các anh em khác, nhất là những người cần được giúp đỡ, bằng cách làm chứng cho sự vĩ đại và tình yêu vô biên của Người! Quan trọng biết bao nhiêu sự hiện diện của các Chủ Chăn bên cạnh đoàn chiên cùa mình, nhất là trong những lúc khó khăn!
Tiếp đến Đúc Thánh Cha ngỏ lời với các thành phần khác như sau:
Cho các bạn là người trẻ, tôi gửi tới các bạn một vòng tay ôm hiền phụ. Tôi cầu nguyện cho đức tin, cho sự trưởng thành nhân bản và kitô của các bạn và để cho các dự án tốt đẹp nhất của các bạn được hiện thực. Và tôi lập lại với các bạn: “Đừng sợ hãi hay xấu hổ là tìn hữu kitô. Tương quan với Chúa Giêsu sẽ khiến cho các bạn sẵn sàng cộng tác không dè dặt với các công dân khác, dù họ thuộc tôn giáo nào đi nữa” (Biển Đức XVI, Tông huấn Giáo Hội tại Trung Đông, 63).
Với anh chị em là người già cả, tôi xin gửi tới anh chị em các tâm tình qúy mến của tôi. Anh chị em là ký ức các dân tộc của anh chị em. Tôi cầu chúc rằng ký ức ấy là hạt giống trưởng thành cho các thế hệ mới.
Tôi muốn khích lệ những người hoạt động trong các môi trường bác ái và giáo duc rất quan trọng. Tôi ngưỡng mộ công việc anh chị em đang làm, đặc biệt qua tổ chức Caritas và với sự trợ giúp của các tổ chức bác ái công giáo thuộc nhiều nước khác nhau, trợ giúp không phân biệt ai. Qua chứng tá bác ái anh chị em cống hiến sự hỗ trợ giá trị cho cuộc sống xã hội và cũng góp phần cho hòa bình, mà Vùng này đang đói khát như cơm bánh. Nhưng cả trong lãnh vực giáo dục cũng liên quan tới tương lai của xã hội. Quan trọng biết bao nhiêu, việc giáo dục cho nền văn hóa gặp gỡ, cho việc tôn trọng phẩm giá con người và giá trị tuyệt đối của bản vị con người !
** Anh chị em rất thân mến, tuy chỉ là con số ít ỏi, anh chị em là các tác nhân cuộc sống của Giáo Hội và của các quốc gia trong đó anh chị em sinh sống. Toàn thể Giáo Hội gần gửi và ủng hộ anh chị em với lòng trìu mến và qúy trọng đối với các cộng đoàn của anh chị em và sứ mệnh của anh chị em. Chúng tôi sẽ tiếp tục trợ giúp anh chị em với lời cầu nguyện và các phương tiện có được.
Đồng thời tôi tiếp tục khuyến khích Cộng đồng quốc tế đáp ứng các nhu cầu của anh chị em và của các anh chị em thuộc các nhóm thiểu số khác đang đau khổ; trước hết bằng cách thăng tiến hòa bình qua đối thoại và công tác ngoại giao, bằng cách tìm khai trừ và chặn đứng bạo lực sớm nhất có thể, vì nó đã gây ra qúa nhiều thiệt hại. Tôi nêu bật việc mạnh mẽ không tán đồng các vụ buôn bán khí giới. Chúng ta cần các dự án và sáng kiến hòa bình hơn, để thăng tiến một giài pháp toàn cầu cho các vấn đề trong Vùng. Trung Đông còn phải khổ đau bao lâu nữa vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể chịu trận trước các xung khắc như thể là không thể thay đổi được! Theo dấu vết chuyến hành hương tại Thánh Địa và buổi cầu nguyện tại Vaticăng với các tổng thống Israel và Palestina, tôi mời gọi tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình tại vùng Trung Đông. Ước chi ai đã bị bó buộc phải bỏ quê hương mình, có thể trở về sống trong phẩm giá và an ninh. Ước chi sự trợ giúp nhân đạo có thể gia tăng bằng cách luôn luôn đặt thiện ích của con người và của mọi quốc gia vào trung tâm, trong sự tôn trọng căn tính riêng của nó, mà không đặt để vào đó các lợi nhuận khác.
Anh chị em kitô vùng Trung Đông thân mến,
anh chị em có một trách nhiệm lón lao và anh chị em không cô đơn trong việc đối phó với nó. Vì thế tôi đã muốn viết thư cho anh chị em để khích lệ anh chị em và nói cho anh chị em biết rằng sự hiện diện và sứ mệnh của anh chị em trong vùng đất được Chúa chúc phúc quý báu chừng nào. Chứng tá của anh chị em tốt cho tôi biết bao. Xin cám ơn anh chị em. Hàng ngày tôi cầu nguyện cho anh chị em và cho các ý chỉ của anh chị em. Tôi cám ơn anh chị em, bởi vì tôi biết rằng trong đau khổ anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi và việc phục vụ Giáo Hội của tôi. Tôi vô cùng hy vọng được ơn đích thân đến thăm anh chị em để an ủi anh chị em. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ hoàn toàn thánh thiện của Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, luôn đồng hành với anh chị em với sự hiền dịu của Người. Tôi xin gửi tới anh chị em tất cả và gia đình anh chị em Phép Lành Tòa Thánh, và cầu chúc anh chị em sống lễ Giáng Sinh Thánh trong tình yêu thương và niềm an bình của Chúa Kitô Cứu Thế.
Từ Vaticăng ngày 21 tháng 12 Chúa Nhật thứ tư mùa Vọng. Giáo Hoàng Phanxicô
Ngài mở đầu thư như sau: “Anh chị em thân mến, “Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó” (1 Cr 1,3-4).
Các lời này cuả tông đồ Phaolô đã tới trong tâm trí tôi, khi tôi nghĩ tới việc viết thư cho anh chị em kitô hữu vùng Trung Đông. Tôi làm điều này nhân lễ Giáng Sinh Thánh gần tới, biết rằng đối với nhiều người nước mắt và thở dài sẽ trộn lẫn với các nốt nhạc thánh ca. Tuy nhiên, biến cố Con Thiên Chúa nhập thể sinh ra là một mầu nhiệm ủi an không thể diễn tả nổi. Rất tiếc trong vùng Trung Đông không thiếu buồn đau và khốn khó trong quá khứ, và chúng đã gia tăng trong các tháng qua vì các xung khắc gây khổ đau cho vùng này, nhất là vì hoạt động gây lo âu mới đây của một tổ chức khủng bố có các chiều kích không thể tưởng tượng được, với những lạm dụng đủ loại và các hành động không xứng đáng với con người, đặc biệt chống lại một số trong anh chị em đã bị đuổi ra khỏi vùng đất của mình một cách tàn bạo, nơi các kitô hữu đã hiện diện từ thời các Tông Đồ.
Ngỏ lời vói anh chị em tôi không thể quên các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác cũng đang gánh chịu bách hại và các hậu qủa của các xung khắc. Hàng ngày tôi theo dõi các tin tức liên quan tới nỗi khổ đau to lớn của nhiều người tại Trung Đông. Tôi đặc biệt nghĩ tới các trẻ em, các bà mẹ, người già, người di tản và tỵ nạn, những người phải sống cảnh đói khát và đương đầu với mùa đông giá lạnh không nơi trú ngụ.
Nỗi khổ đau này kêu lên tới Thiên Chúa và mời gọi sư dấn thân của tất cả mọi người, trong lời cầu nguyện và mọi sáng kiến trợ giúp. Tôi muốn bầy tỏ với tất cả anh chị em sư gần gũi và liên đới của tôi và của Giáo Hội và cống hiến cho anh chị em một lời an ủi và hy vọng.
** Anh chị em thân mến, là những người can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu trong vùng đất của anh chị em được Chúa chúc phúc, sự an ủi và niềm hy vọng của anh chị em là chính Chúa Kitô. Tôi khuyến khích anh chị em gắn bó với Chúa Giêsu Kitô như cành nho gắn liền vào thân nho, xác tín rằng gian truân khốn khổ bắt bớ không thể tách chúng ta ra khỏi Người (Rm 8,35). Ước chi thử thách mà anh chị em đang phải trải qua củng cố đức tin và lòng trunh thành của tất cả anh chị em. Tôi cầu nguyện để anh chị em sống sự hiệp thông huynh đệ theo gương cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi. Trong những lúc khó khăn này sự hiệp nhất mà Chúa muốn cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là một ơn của Thiên Chúa, nó mời gọi sự tự do của chúng ta và chờ đợi câu trả lời của chúng ta. Ước chi Lời Chúa, các Bí tích, lời cầu nguyện và tình huynh đệ dưỡng nuôi và liên tục canh tân cộng đoàn của anh chị em.
Hoàn cảnh của anh chị em là một lời kêu gọi mạnh mẽ sống thánh thiện, như các thánh và các vị tử đạo thuộc mọi giáo hội đã chứng thực. Với lòng quý mến kính trọng tôi nghĩ tới các Chủ Chăn và các tín hữu trong các thời gian qua đã hy sinh mạng sống, thường khi chỉ vì sự kiện là kitô hữu.Tôi cũng nghĩ tới các người bị bắt cóc, trong đó có vài Giám Mục chính thống và linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau. Ước chi các vị có thể an lành trở về nhà và cộng đoàn của các vị! Tôi cầu xin Chúa cho biết bao khổ đau ấy kết hiệp với thập giá Chúa trao ban hoa trái thiện ích cho Giáo Hội và cho các dân tộc vùng Trung Đông.”
Đức Thánh Cha viết tiếp trong thư: “Giũa các thù nghịch và xung khắc, sự hiệp thông giữa anh chị em trong tình huynh đệ và sự đơn sơ là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa, Tôi hài lòng về các tương quan và sự cộng tác tốt đẹp giữa các Thượng Phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phưong và các Giáo Hội Chính Thống, cũng như giữa tín hữu của các Giáo Hội khác nhau. Các khổ đau do kitô hữu phải chịu là một đóng góp vô giá cho sự hiệp nhất. Đó là phong trào đại kết của máu đòi hỏi sự tín thác nơi hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Ước chi anh chị em luôn luôn có thể làm chứng cho Chúa Giêsu qua các khó khăn! Sự hiện điện của anh chị em qúy báu cho vùng Trung Đông. Anh chị em là một đoàn chiên bé nhỏ, nhưng với một trách nhiệm lớn trong vùng đất nơi Kitô giáo dã nảy sinh và được phổ biến. Anh chị em là men trong đám đông.
Trước cả biết bao nhiêu hoạt động cùa Giáo Hội trong lãnh vực học đường, y tế hay bác ái, được mọi người qúy chuộng, sự giầu có lớn nhất cho Vùng này là các tín hữu kitô, là anh chị em. Xin cám ơn sự kiên trì của anh chị em!
Sự cộng tác của anh chị em với tín hữu của các tôn giáo khác, do thái và hồi giáo, là một dấu chỉ khác nữa của Nước Thiên Chúa. Tình hình càng khó khăn, thì cuộc đối thoại liên tôn lại càng cần thiết. Không có con đường nào khác. Sự đối thoại dựa trên một thái độ cởi mở, trong sự thật và tình yêu thương, cũng là phương thuốc tốt nhất cho cám đỗ cuồng tín tôn giáo, là một đe dọa đối với tín hữu của mọi tôn giáo. Đồng thời đối thoại là một phục vụ công lý và một điều kiện cần thiết cho hòa bình mong ước biết bao.
** Đa số anh chị em sống trong một môi trường có đa số dân theo hồi giáo. Anh chị em có thể trợ giúp các công dân hồi giáo trình bầy một gương mặt đích thật hơn của Hồi giáo với sự phân định, như biết bao tín hữu hồi mong muốn, họ lập lại rằng Hồi giáo là một tôn giáo hòa bình và có thể đồng ý với việc tôn trọng các quyền con người và tạo thuận tiện cho sự chung sống của tất cả mọi người. Sẽ là một thiện ích cho họ và cho toàn xã hội. Tình trạng thê thảm mà các anh chị em kitô sống bên Irak, cũng như các anh chị em Yazidi và những người thuộc các cộng đoàn tôn giáo và chủng tộc khác, đòi buộc phải có một lập trường rõ ràng và can đảm từ phía tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo, để đồng loạt lên án không mập mờ các tội phạm đó và tố cáo thói quen kêu cầu tôn giáo để biện minh cho các tội phạm.
Anh chị em thân mến, hầu hết anh chị em là những công dân sinh ra trong quê hương của anh chị em và vì thế anh chị em có bổn phận và quyền được tham dự hoàn toàn vào cuộc sống và sự lớn lên của đất nước anh chị em. Trong Vùng anh chị em được mời gọi là những người xây dựng hòa bình, hoà giải và phát triển, thăng tiến đối thoại, xây các cây cầu, theo tinh thần các Mối Phúc Thật (x, Mt 5,3-12), loan báo tin vui hòa bình, cởi mở cộng tác với tất cả các chính quyền quốc gia và quốc tế.
Một cách đặc biệt tôi ước mong bầy tỏ sự qúy mến và biết ơn của tôi đối với anh em, các anh em Thượng Phụ, Giám Mục, Linh Mục Tu Sĩ nam nữ rất thân mến, là những người mau mắn đồng hành với các cộng đoàn của mình. Qúy báu biết bao, sự hiện diện và hoạt động của người đã tận hiến hoàn toàn cho Chúa và phục vụ Người nơi các anh em khác, nhất là những người cần được giúp đỡ, bằng cách làm chứng cho sự vĩ đại và tình yêu vô biên của Người! Quan trọng biết bao nhiêu sự hiện diện của các Chủ Chăn bên cạnh đoàn chiên cùa mình, nhất là trong những lúc khó khăn!
Tiếp đến Đúc Thánh Cha ngỏ lời với các thành phần khác như sau:
Cho các bạn là người trẻ, tôi gửi tới các bạn một vòng tay ôm hiền phụ. Tôi cầu nguyện cho đức tin, cho sự trưởng thành nhân bản và kitô của các bạn và để cho các dự án tốt đẹp nhất của các bạn được hiện thực. Và tôi lập lại với các bạn: “Đừng sợ hãi hay xấu hổ là tìn hữu kitô. Tương quan với Chúa Giêsu sẽ khiến cho các bạn sẵn sàng cộng tác không dè dặt với các công dân khác, dù họ thuộc tôn giáo nào đi nữa” (Biển Đức XVI, Tông huấn Giáo Hội tại Trung Đông, 63).
Với anh chị em là người già cả, tôi xin gửi tới anh chị em các tâm tình qúy mến của tôi. Anh chị em là ký ức các dân tộc của anh chị em. Tôi cầu chúc rằng ký ức ấy là hạt giống trưởng thành cho các thế hệ mới.
Tôi muốn khích lệ những người hoạt động trong các môi trường bác ái và giáo duc rất quan trọng. Tôi ngưỡng mộ công việc anh chị em đang làm, đặc biệt qua tổ chức Caritas và với sự trợ giúp của các tổ chức bác ái công giáo thuộc nhiều nước khác nhau, trợ giúp không phân biệt ai. Qua chứng tá bác ái anh chị em cống hiến sự hỗ trợ giá trị cho cuộc sống xã hội và cũng góp phần cho hòa bình, mà Vùng này đang đói khát như cơm bánh. Nhưng cả trong lãnh vực giáo dục cũng liên quan tới tương lai của xã hội. Quan trọng biết bao nhiêu, việc giáo dục cho nền văn hóa gặp gỡ, cho việc tôn trọng phẩm giá con người và giá trị tuyệt đối của bản vị con người !
** Anh chị em rất thân mến, tuy chỉ là con số ít ỏi, anh chị em là các tác nhân cuộc sống của Giáo Hội và của các quốc gia trong đó anh chị em sinh sống. Toàn thể Giáo Hội gần gửi và ủng hộ anh chị em với lòng trìu mến và qúy trọng đối với các cộng đoàn của anh chị em và sứ mệnh của anh chị em. Chúng tôi sẽ tiếp tục trợ giúp anh chị em với lời cầu nguyện và các phương tiện có được.
Đồng thời tôi tiếp tục khuyến khích Cộng đồng quốc tế đáp ứng các nhu cầu của anh chị em và của các anh chị em thuộc các nhóm thiểu số khác đang đau khổ; trước hết bằng cách thăng tiến hòa bình qua đối thoại và công tác ngoại giao, bằng cách tìm khai trừ và chặn đứng bạo lực sớm nhất có thể, vì nó đã gây ra qúa nhiều thiệt hại. Tôi nêu bật việc mạnh mẽ không tán đồng các vụ buôn bán khí giới. Chúng ta cần các dự án và sáng kiến hòa bình hơn, để thăng tiến một giài pháp toàn cầu cho các vấn đề trong Vùng. Trung Đông còn phải khổ đau bao lâu nữa vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể chịu trận trước các xung khắc như thể là không thể thay đổi được! Theo dấu vết chuyến hành hương tại Thánh Địa và buổi cầu nguyện tại Vaticăng với các tổng thống Israel và Palestina, tôi mời gọi tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình tại vùng Trung Đông. Ước chi ai đã bị bó buộc phải bỏ quê hương mình, có thể trở về sống trong phẩm giá và an ninh. Ước chi sự trợ giúp nhân đạo có thể gia tăng bằng cách luôn luôn đặt thiện ích của con người và của mọi quốc gia vào trung tâm, trong sự tôn trọng căn tính riêng của nó, mà không đặt để vào đó các lợi nhuận khác.
Anh chị em kitô vùng Trung Đông thân mến,
anh chị em có một trách nhiệm lón lao và anh chị em không cô đơn trong việc đối phó với nó. Vì thế tôi đã muốn viết thư cho anh chị em để khích lệ anh chị em và nói cho anh chị em biết rằng sự hiện diện và sứ mệnh của anh chị em trong vùng đất được Chúa chúc phúc quý báu chừng nào. Chứng tá của anh chị em tốt cho tôi biết bao. Xin cám ơn anh chị em. Hàng ngày tôi cầu nguyện cho anh chị em và cho các ý chỉ của anh chị em. Tôi cám ơn anh chị em, bởi vì tôi biết rằng trong đau khổ anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi và việc phục vụ Giáo Hội của tôi. Tôi vô cùng hy vọng được ơn đích thân đến thăm anh chị em để an ủi anh chị em. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ hoàn toàn thánh thiện của Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, luôn đồng hành với anh chị em với sự hiền dịu của Người. Tôi xin gửi tới anh chị em tất cả và gia đình anh chị em Phép Lành Tòa Thánh, và cầu chúc anh chị em sống lễ Giáng Sinh Thánh trong tình yêu thương và niềm an bình của Chúa Kitô Cứu Thế.
Từ Vaticăng ngày 21 tháng 12 Chúa Nhật thứ tư mùa Vọng. Giáo Hoàng Phanxicô
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét