NHÌN LÊN THÁNH GIÁ
CHÚNG TA THẤY GÌ?
Nhìn lên Thánh Giá Chúa, biểu tượng
của sự đau khổ, chúng ta thấy được sự độc ác của con người, hiểu được sức tàn
phá của bạo lực và thù ghét. Mỗi vết thương, mỗi giọt máu trên thân thể Chúa
Kitô là một hậu quả của sức mạnh sự dữ cũng như của sức bạo động trong tim con
người. Jean Vanier kể lại trong cuốn sách nhỏ có tựa đề: “Nghèo giữa
người nghèo”, trong một cuộc nói chuyện tại một trại tù ở
Kingston, khi ông còn đang nói, một bạn tù la lối đầy căm phẫn rằng: “Anh lấy
danh nghĩa gì để đến đây nói chuyện? Đối với anh, cái gì cũng dễ hết. Khi tôi
lên bốn, lên năm, mẹ tôi bị hiếp ngay trước mắt tôi. Khi tôi lên bảy tuổi,
cha tôi bán tôi cho tụi đồng tính luyến ái, để lấy tiền mua rượu. Khi tôi được
13 tuổi, tôi bị cảnh sát bắt. Tôi muốn giết tất cả những người nào muốn nói về
tình yêu” (Jean Vanier, Povero trai poveri, EDB, 1981, p.8). Lời la lối của
người tù này nói lên sự bạo động, thù hằn và khước từ tất cả, đã chồng chất
trong tim.
Chỉ
trong phạm vi nhỏ là gia đình thôi, nhiều gia đình không còn phải là tổ ấm, trong
tim nhiều người, có khi cả những trẻ nhỏ, cũng có chất chứa đầy thù hằn và bạo
động. Tệ hơn nữa, trong nhiều môi trường, thù hằn và bạo động còn được ca ngợi
như anh hùng, như lý tưởng của cuộc sống. Phạm vi lớn hơn, nhiều nước, nhiều
thành thị không còn là nơi yên ổn; thế giới không còn là vườn cây tươi tốt để
mời gọi chim chóc đến ca hót, vì con tim nhiều người đã bị nhiễm trùng bạo động
và thù ghét.
Đối ngược lại sự thù ghét đó là yêu thương, nhìn sâu hơn một chút
ta thấy trên Thánh Giá là một vị Vua đầy quyền lực có thể phá hủy địa cầu này,
có thể cho kẻ chết sống lại, cho người mù được thấy. Và hôm nay khi quân lính
đến bắt chỉ nghe tiếng Chúa hỏi thôi đã té ngã, đồng thời Chúa cũng gắn lại tai
cho kẻ bị Phê rô chém đứt tai nhưng lại chấp nhận chết đau thương chỉ vì yêu
nhân loại. Chúng ta thấy dù quằn quại trên thánh giá và sắp trút hơi thở, Chúa
vẫn xin tha cho kẻ làm hại mình và thể hiện chữ hiếu khi gửi gắm mẹ mình cho
Thánh Gioan và gửi Thánh Gioan đại diện nhân loại cho đức Mẹ. Để cứu nhân loại khỏi trầm luân Chúa có cần phải chết đau thương
như vậy không? Khi con người xúc phạm đến Chúa là đấng vô cùng, thì bản thân
con người không thể được tha thứ nếu không có đâng vô cùng xin lỗi và đền thay,
vì thế Chúa đã chấp nhận cái chết để cứu nhân loại mà chính người có thể bước
ra: “Lạy Cha xin cất gánh này xa con nhưng đừng theo ý con một theo ý cha mà
thôi”. Môt cái chết mà có lẽ Giuđa khi bán Chúa không nghĩ tới và lầm tưởng vì
nghĩ thầy sẽ không chết, thầy sẽ làm phép lạ đánh tan quân thù.
Chúa không chết luôn mà người đã tự
mình sống lại, đó là niềm hy vọng và niềm vui tuyệt vời của chúng ta. Chúng ta
cũng không chết luôn và sẽ được phục sinh với Chúa, nhưng sống lại thế nào? Đau
khổ hay vinh quang là tuỳ vào mỗi người khi còn sống chọn lựa cách sống, có
loại bỏ được sự hận thù, bạo động, kêu ngạo, ganh ghét hoặc phản bội để lãnh
nhận tình yêu của Chúa hay không. Con đường nào, cuộc sống nào cũng phải trải
qua đau khổ mới đến được vinh quang. Hãy xây dựng tổ ấm gia đình, lối xóm, giáo
xứ trong niềm vui yêu thương, chiến thắng tội lỗi để được phục sinh vinh quang
với Chúa.
Thiên Sinh
Một số hình ảnh tuần Thánh và Phục sinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét