label

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG CHA SỞ

 CHÚC MỪNG BỔN MẠNG CHA SỞ



Ngày mai 29-06 lễ thánh Phêrô và thánh PhaoLô tông đồ bổn mạng của 

CHA SỞ PHAOLÔ TRẦN VĂN KHOA
QUÍ ÔNG TRONG HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

Toàn thể giáo dân Gíao xứ Cần Xây hân hoan chúc mừng bổn mạng Cha sở và quí ông trong Hội đồng mục vụ. Chúng con nguyện xin Thiên Chúa vì công nghiệp hai Thánh Phêrô và PhaoLô Chúa luôn gìn giữ, tuôn đổ hồng ân, sức khỏe trên cha sở và quí vị để cha sở, quí ông hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó, giúp xứ đạo ngày càng đi lên. Chúng con sẽ cầu nguyện thật nhiều cho cha và quí ông trong thánh lễ ngày mai.
                                                            Giáo dân Cần xây
Hình ảnh thánh lễ sáng nay






Thường huấn Linh mục: Ngày kết thúc

 

Thường huấn Linh mục: Ngày kết thúc





THƯỜNG HUẤN LINH MỤC: NGÀY KẾT THÚC

 

Ngày kết thúc trong 3 ngày thường huấn linh mục mở đầu bằng giờ Kinh sáng, 30’ nguyện gẫm và thánh lễ.

 

 

Sau giờ ăn sáng và những phút uống café hàn huyên, anh em linh mục có những góp ý cho đề tài và chương trình Thường huấn. Sau đó, Đức Giám mục Giáo phận lắng nghe và trình bày Bản tổng kết những điều đã học hỏi trong 3 ngày thường huấn với chủ đề: Xây dựng cộng đoàn tín hữu trong một Hội thánh hiệp hành. Đây được coi như cuốn cẩm nang để đưa những học hỏi thành hành động áp dụng cho giáo phận hay cụ thể hơn là các giáo xứ trong những ngày tháng tới. Nó được áp dụng cho từng hoàn cảnh cụ thể của các giáo xứ.

 

 

 

Sau 2 tiếng trình bày của Đức cha Giuse, Cha TĐD Luy G. Huỳnh Phước Lâm thay mặt Đức cha và quý cha cám ơn cha giảng huấn đã hy sinh thời gian, công việc để đến giúp anh em linh mục có cái nhìn sâu rộng hơn về đời sống hiệp hành.

 

 

Trước khi kết thúc 3 ngày thường huấn, anh em linh mục quây quần bên Chúa Giesu Thánh Thể trong giờ Chầu Tạ ơn. Tạ ơn Chúa đã ban muôn ơn lành, đặc biệt ơn bình an cho chúng con trong những ngày vừa qua. Xin Chúa tiếp tục hiệp hành với chúng con trong những sinh hoạt mục vụ tại các xứ đạo chúng con đang phục vụ. Cám ơn tất cả anh chị em giáo dân đã hiệp ý trong lời cầu nguyện cho các linh mục chúng tôi trong những ngày vừa qua.

 

 

Bài tổng kết của Đức Giám mục Giáo phận

XÂY DỰNG CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU

TRONG MỘT HỘI THÁNH HIỆP HÀNH

Ánh Sáng Lời Chúa - Thánh Thần và Chúng Tôi quyết định rằng (CV 15,28)

 

Lời Chúa trong sách Công Vụ Tông Đồ chương 15 là ánh sáng hướng dẫn để xây dựng cộng đoàn tín hữu trong một hội thánh hiệp hành. Theo trình thuật, ngay trong Giáo Hội sơ khai đã có vấn đề tranh luận cần giải quyết (c.1). Để giải quyết vấn đề, các Tông Đồ đã cùng nhau hội họp tại Giêrusalem (c.2). Trong cuộc họp, nhiều người đã lên tiếng, cụ thể là Phêrô, Phaolô, Barnaba, Giacobê. Trong khi có người trình bày, thì mọi người thinh lặng và lắng nghe (c.12-13). Cuối cùng, tập thể các Tông Đồ đi đến quyết định và công bố với công thức: “Thánh Thần và Chúng tôi quyết định” (c.28), rồn cắt cử người đi thông báo quyết định (c.22). Mọi thành phần Dân Chúa đón nhận quyết định với niềm vui mừng (c.31). Chính nhớ cách hiệp hành mà vấn đề trong Giáo Hội đã được giải quyết. Kết quả là Giáo hội được bình an, hiệp nhất và cùng nhau thực hiện quyết định (c.32-33). Dựa vào quyết định này, sứ vụ loan báo Tin Mừng được thực hiện đầy linh động, sáng tạo và hiệu quả, cụ thể là Phaolô đã thực hiện các cuộc hành trình loan báo Tin Mừng (c.35).

 

Vì thế, Các cộng đoàn Kitô hữu tại Giáo phận Long Xuyên trở vê nguồn, hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ, là được xây dựng và phát triển trong một Hội Thánh Hiệp Hành: Hiệp Thông - Tham Gia – Đồng trách nhiệm vì Sứ Vụ .

 

Cùng với ĐGH Phanxico và hiệp nhất với giáo hội hoàn vũ, các cộng đoàn tín hữu tại Long Xuyên ý thức:

 

1/ Giáo hội hiệp hành là giáo hội của sự lắng nghe… Một sự lắng nghe lẫn nhau nơi mà mọi người có điều gì đó để học… Mọi người lằng nghe nhau, và mọi người lắng nghe Thánh Thần, Thần Khí của sự thật (Ga 14.17), để biết những gì mà Thiên Chúa muốn nói với Hội Thánh (Kh 2,7) (Định nghĩa của ĐGH Phanxico)

 

2/ “Con đường hiệp hành này chính là con đường Thiên Chúa mong đợi nơi Hội thánh của thiên niên kỷ thứ ba” (x. Cẩm nang 1.2).

 

3/ Giáo huấn của Thánh Kinh và Truyền Thống cho thấy rằng, tính hiệp hành là một chiều kích chính yếu của Hội Thánh. Nhờ tính hiệp hành, Hội Thánh biểu lộ và định hình như Dân Thiên Chúa lữ hành và như một cộng đoàn của Chúa Phục Sinh triệu tập (UB Thần Học Quốc Tế “HHDSSV ,42)

 

4/ “Con đường hiệp hành này là cách hiệu quả nhất để biểu lộ và thực hành bản chất của giáo hội với tư cách là Dân Chúa lữ hành và thi hành sứ vụ” (x. Cẩm nang 1.2). 

 

5/ “Phải xem đây là một cơ hội thúc đẩy sự hoán cải mục vụ và hiệp hành của giáo phận để cho công cuộc loan báo Tin Mừng trổ sinh hoa trái dồi dào hơn” (x. Cẩm nang 1.1).

 

6/ Tính hiệp hành không chỉ là dạng thức tiến hành, modus procendi và dạng thức sống, modus vivendi, song cũng là dạng thức đào tạo, modus formandi (x. Tài liệu chuẩn bị 9.14).

 

7/ “Toàn bộ tiến trình hiệp hành có mục đích thúc đẩy những trải nghiệm sống động về sự phân định, tham gia và đồng trách nhiệm, của cộng đoàn Kito hữu, là nơi quy tụ mọi loại ân sủng khác nhau để phục vụ cho sứ mạng của cộng đoàn tại phần đất địa phương  (x. Cẩm nang 1.3).

 

Tổ chức Giáo xứ là Gia đình của Thiên Chúa trong Hội thánh hiệp hành.

- Giáo xứ là cộng đoàn bao gồm các tín hữu, nhờ bí tích thánh tẩy, được hiệp thông với Đức Kitô, và do đó, họ đều là thành viên của gia đình Thiên Chúa. Trong gia đình này, mọi người đều có chung một ơn gọi là “nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”. Đồng thời, với ấn tín của bí tích rửa tội, họ được mời gọi tham dự vào chức vụ ngôn sứ, tư tế, và vương đế của Chúa Kitô.

 

- Như vậy, các tín hữu được mời gọi tham dự vào chức vụ linh mục cộng đồng của Chúa Kito. Họ là giáo dân, những người sống giữa đời với tính cách trần thế. Họ là các tu sĩ, những người sống trong một cộng đoàn và cùng nhau thực hiện cách triệt để những lời khuyên phúc âm. Họ là giáo sĩ, những người được mời gọi tham dự vào chức linh mục thừa tác của Chúa Kito nhờ bí tích truyền chức thánh.

 

- Như vậy, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, trong một giáo xứ giáo họ theo điều kiện và ơn gọi riêng của mỗi người, cùng được kêu gọi thực hiện sứ mệnh được Thiên Chúa giao phó cho Giáo hội trong thế giới, trong sự bình đẳng về phẩm giá và hoạt động theo ơn gọi riêng. Bình đẳng vì cùng “được tái sinh trong Đức Kitô”. Ơn gọi riêng vì được Thiên Chúa đặt để trong những hoàn cảnh, điều kiện sống riêng để mọi người mọi nơi trên thế giới đều được nghe Tin mừng cứu rỗi và có thể lên tiếng ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa.

 

- Trong một hội thánh hiệp hànhmọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ, được mời gọi cùng lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần qua việc lắng nghe mọi người thuộc mọi thành phần Dân Chúa, kể cả những anh chị em sống bên lề, ngoại vi, và cả những người thuộc các niềm tin khác ngoài Kitô Giáo; lắng nghe để phân định; phân định để khám phá ra ý Chúa; khám phá ra ý Chúa để cùng nhau thực hiện. Kết quả là toàn thể Dân Chúa được tạo điều kiện để có được kinh nghiệm hiệp hành trên hành trình của một Giáo Hội ngày càng có tính hiệp hành hơn.

Như vậy, theo UB Thần Học Quốc Tế, thì:

- Giáo xứ là cộng đoàn… Nơi mà người tín hữu học cách sống như những môn đệ của Chúa Giêsu trong một mạng lưới các mối tương quan huynh đệ và kinh nghiệm hiệp thông trong nhiều ơn gọi và các thế hệ, các đặc sủng, các thừa tác vụ và chức năng tạo thành một cộng đoàn chân chính, nơi mọi người cùng chung sống với sứ vụ của mình và phục vụ trong sự hoà hợp nhờ những đóng góp cụ thể của hết mọi người (UB Thần học Quốc tế HHDSSV 83)

 

Hướng tới việc xây dựng Cộng đoàn Giáo hội tại Giáo xứ theo mô hình Giáo hội hiệp thông- tham gia - sứ vụ

1/ Từng thành phần trong cộng đoàn giáo xứ được tôn trọng - “không giáo sĩ hoá giáo dân cũng không giáo dân hoá giáo sĩ.” – Với nhiều khác biệt, mọi người cùng nhau bước trên trên Con Đường Đức Giêsu.

 

2/ Giáo xứ hiện diện là để loan báo Tin Mừng (truyền giáo). Moị sinh hoạt (rao giảng + bí tích + bác ái) của giáo xứ tât cả đều thấm nhuần tinh thần loan báo Tin Mừng. Mọi thành viên, kể cả thiếu nhi cũng như những người già yếu trong giáo xứ, đều là tác nhân loan báo Tin Mừng   .

 

3/ Mọi thành viên trong cộng đoàn giáo xứ đều phải được huấn luyện. Đó là sự canh tân não trạng. Đó là huấn luyện để biết đón chào và lắng nghe lẫn nhau.

 

4/ Trước tiên, ta phải xác định, một cộng đoàn tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm

 

- Vượt xa sự kiện làm một việc nào đó của cộng đoàn. Việc quét nhà, tưới cây, làm ruộng.... tại nhà xứ, nhà thờ không bày tỏ một GH tham gia đúng nghĩa.

 

- Đây phải là sự tham gia vào tiến trình cùng hoạch định, cùng lấy những quyết định và rồi cùng nhau thực hiện, mỗi người mỗi vẻ, theo chỗ đứng của mình.

 

- Chắc chắn GH hiệp hành không chấp nhận kiểu tập thể lãnh đạo và cào bằng mọi người. Vai trò lãnh đạo, phối kiểm, lấy quyết định sau cùng vẫn dành cho vị chủ chăn của cộng đoàn..

 

5/ Giáo xứ khích lệ và huấn luyện các phần tử thành những người loan báo Tin mừng. Những nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi một phong thái lãnh đạo mới theo như Đức Kitô mong muốn: phong thái lãnh đạo-người tôi tớ. Hội đồng mục vụ giáo xứ có đặc tính tham khảo, chứ không phải là theo tính cách dân chủ.

 

Cộng đoàn tín hữu của Giáo phận Long Xuyên trong một Hội thánh hiệp hành

Với Thượng hội đồng Giám mục XVI về Hiệp hành, các cộng đoàn tín hữu của Giáo phận Long Xuyên cần đẩy mạnh tính hiệp hành “được thể hiện trong cách sống và làm việc bình thường của cộng đoàn”. Cụ thể là:

 

1/ Về Linh mục trong cộng đoàn: Vai trò của linh mục, đại diện cho Đức giám mục giáo phận trong sự hiệp nhất với linh mục đoàn giáo phận, là mục tử chăm sóc đoàn chiên với đức ái mục tử, để gặp gỡ, lắng nghe, và phân định, có tiếng nói cuối cùng trong các quyết định, và chịu trách nhiệm về cộng đoàn.

 

2/ Về Tu sĩ nam nữ: Sự hiện diện của tu sĩ trong cộng đoàn giáo xứ, với những hoạt động mục vụ và loan báo Tin Mừng, là hữu ích và làm phong phú cho tính hiệp hành của cộng đoàn. Đây là ân huệ Chúa Thánh Thần ban cho cộng đoàn. Dân Chúa cần trân quý ân huệ này, và tạo điều kiện để Chúa Thánh Thần hoạt động tích cực và hữu hiệu qua sự hiện diện và hoạt động của các tu sĩ. Rất nên có sự hiện diện của tu sĩ trong sinh hoạt thỉnh ý hiệp hành của HĐMVGX.

 

3/ Về Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ: Một cộng đoàn tín hữu trong một hội thánh hiệp hành cần có Hội đồng mục vụ giáo xứ: HĐMVGX phải bao gồm linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, giáo dân nam nữ. HĐMVGX không thể chỉ là một cơ quan hành chánh, nhưng phài là Dân Thiên Chúa nổi bật ở vị trí trung tâm và giúp thể hiện điều đó. Dân Chúa là chủ thể và là những người giữ vai trò tích cực trong sứ vụ Loan báo Tin Mừng, bởi từng tín hữu thành viên đã đón nhận ơn Chúa Thánh Thần trong bí tích Thánh Tẩy và bí tích Thêm Sức (UB Thần Hoc, HHDSSV 110). Như vậy, một chủ chăn không thể hướng dẫn cộng đoàn cách hiệu quả nếu không có hội đồng mục vụ giáo xứ.

 

4/ Về Quản trị tài chánhTrong hoàn cảnh cụ thể của các cộng đoàn tín hữu tại giáo phận Long Xuyên chưa tổ chức Hội đồng Kinh tế của giáo xứ, nhưng sự quản trị tại chánh cần có sự tham gia của người giáo dân, nhất là những người có chuyên môn, để tham vấn và lập kế hoạch tài chánh cho cộng đoàn, nhờ đó, các linh mục: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa mà lo việc ăn uống là điều không phải… Hãy tìm trong cộng đoàn….Rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (Cv 6,2-4)

 

5/ Các hội đoàn đạo đức là cần thiết và hữu ích cho việc giáo dục đức tin của cộng đoàn. Tham dự vào các hội đoàn đạo đức, người tín hữu hiệp hành với cộng đoàn trên con đường “hoàn thiện như cha anh em trên trời”. Điểu quan trọng là, các hội đoàn đạo đức phải được tổ chức với những sinh hoạt để các thành viên được đào sâu đức tin (học hỏi giáo lý), cử hành đức tin (thực hành các sinh hoạt đạo đức), sống đức tin (khám phá ra ý Chúa và đem ra thực hành), và loan truyền đức tin (là chứng nhân).

 

6/ Về loan báo Tin Mừng: Cùng với Cha sở, HĐMVGX (Ban thường vụ, đại diện các giáo khu, các đoàn hội đạo đức…) phải là những người tích cực và tiên phong trong sứ mạng Loan báo Tin mừng. Cầu nguyện, hy sinh, thực thi bác ái, và thăm viếng (gặp gỡ, kết thân, tháp tùng…) là những cách thế được khích lệ. Điều thiết yếu là, chương trình tu đức và mục vụ của cộng đoàn phải được định hướng cho sứ vụ loan báo Tin Mừng để giới thiệu Chúa Kito6, Tin Mừng, Giáo Hội, Các giá trị tôn giáo căn bản như sự thật, công bằng, tình yêu, và tự do.

 

7/ Về công cuộc bác ái: Cộng đoàn tích cực sống giới luật yêu thương của Chúa qua các công cuộc bác ái tại địa phương. Dân Chúa, dưới sự lãnh dạo của linh mục, với sứ cộng tác của các tu sĩ, hội đồng mục vụ giáo xứ và các đoàn hội, phải cổ vũ và thực hiện công cuộc bác ái cách quảng đại và không mệt mỏi cho những người nghèo, nghèo vật chất, nghèo tinh thần, nghèo tương quan, nghèo luân lý…Điều quan trọng là, trong công cuộc bác ái, con người phải là đối tương để phục vụ, nhằm thăng tiến toàn diện con người, tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền.

 

8/ Tinh thần Đồng trách nhiệm. Thiết yếu là: Không còn tập thể này là cánh tay nối dài của của tập thể khác, nhưng mọi tín hữu và từng tín hữu trong tập thể phải là một sự tham gia vào tiến trình cùng hoạch định, cùng lấy những quyết định và rồi cùng nhau thực hiện, mỗi người mỗi vẻ, theo vai trò và trách nhiệm của mình trong tập thể.

 

9/ Thỉnh ý hiệp hành: Gặp gỡ - lắng nghe – phân định. Lý tưởng phải đạt tới là kế hoạch mục vụ của cộng đoàn sẽ được cùng nhau phác thảo và đồng thuận. Nó diễn tả việc cùng nhau phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, và chắc chắn người mục tử luôn ý thức trách nhiệm của mình trước tập thể và trước Đấng sai mình. Như vậy, cùng nhau tiến bước là tất cả mọi người, với những ơn đặc sủng được trao ban khác nhau, nhưng góp phần và đồng trách nhiệm thực hiện sứ vụ.

 

10/ Hiệp thông với Chúa Giêsu Thánh Thể:  Cộng đoàn tín hữu trong hội thánh hiệp hành cần tìm giá trị và ý nghĩa, tìm sức mạnh và động lực, tìm được gương mẫu và mô hình cho mọi sinh hoạt nhờ vào hiệp thông với Chúa Giesu Thánh Thể. Đó là cùng cử hành Thánh Thể và rước lễ. Đó là tôn thờ Thánh Thể và lãnh nhận phép lành. Đó là viếng Thánh Thể và đối thoại… Điều quan trọng là Dân Chúa cảm nhận được Chúa đang là Emmanuel hiệp hành với cộng đoàn, tập thể và cá nhân

 

11/ Tham gia.

 

Quyết tâm 1: Cần đáp ứng nhu cầu huấn luyện và thường huấn của tập thể tông đồ giáo dân, cụ thể là các thành viên của HĐMVGX, và của các đoàn hội đạo đức.

 

Quyết tâm 2:  Huấn luyện và tạo điều kiện cho người tín hữu giáo dân tham gia tích cực vào các sinh hoạt trần thế, để họ trở thành muối thành men giữa lòng đời, như Uỷ Ban Mặt Trận, Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo, Hội Đồng Nhân Dân, để “các giáo sĩ chuyên chăm cầu nguyện và phục vụ Lời”

 

Quyết tâm 3Nâng cao ý thức về các cuộc hội họp, như cuộc hội họp của Hội Đồng Linh mục hay cấp giáo xứ như cuộc hội họp hàng tháng của HĐMVGX, trở thành mộc cơ hội thỉnh ý hiệp hành: gặp gỡ - lắng nghe – phân đinh trong bầu khí cầu nguyện thánh thiêng với ý thức về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần

 

Quyết tâm 4: Tạo điều kiện cho người tín hữu giáo dân có thể tham gia tích cực vào sinh hoạt của giáo hội, nhất là các lãnh vực chuyên môn của người giáo dân như tài chánh, xây dựng, tổ chức sự kiện…

 

Quyết tâm 5Tạo điều kiện để người tín hữu giáo dân có cơ hội tham gia tích cực vào sinh hoạt mục vụ của giáo hội cấp giáo hạt và giáo phận

 

Ước mơ về công đoàn tính hữu tại long xuyên trong một hội thánh Hiệp Hành

1/ Giáo phận Long Xuyên Hiệp hành trở thành gia đình của Thiên Chúa trên đường lữ hành với ý thức Đấng Emmanuel đang cùng chung một nhịp bước – Christus in Vobis

 

2/ Giáo phận Long Xuyên Hiệp hành trở thành Bữa tiệc Thánh Thể cho muôn người được sống và sống dồi dào – Mandatum Novum

 

3/ Giáo phận Long Xuyên Hiệp hành trở thành sự say mê xây dựng sự hiệp nhất và bình an cho mình và cho thế giới như Chúa Kitô ước nguyện – Ut Sint Unum

 

4/ Giáo phận Long Xuyên Hiệp hành ước mong trở thành chiếc cầu nối hai bờ sông (Cầu Hoàng Diệu và cầu Duy Tân) để dẫn đưa con người đến với nhau (2 khu vực, hành chánh và thương mại), đến với Đấng Tối Cao và để Đấng Tối Cao đến với con người (NTCT)

 

5/ Giáo phận Long Xuyên Hiệp hành trở thành mái nhà chung (NTCT) với cánh cửa luôn mở rộng mời gọi mọi người đến hưởng niềm vui tinh thần và tình yêu vô điều kiện

 

6/ Giáo phận Long Xuyên Hiệp hành trở thành đôi canh tay nâng cao Chúa Kito (Tháp NTCT) yêu thương, hiền lành và khiêm nhường trong công cuộc Loan báo Tin Mừng trên phần đất miền Đồng bằng sông Cửu Long

 

CHÍNH NH ĐỨC KITO - CÙNG VI ĐỨC KITO - VÀ TRONG ĐỨC KITO - MÀ MI DANH DỰ VÀ VINH QUANG - ĐỀU QUY VÈ CHÚA LÀ CHA TOÀN NĂNG - TRONG S HIP NHT CA CHÚA THÁNH THẦN ĐN MUÔN ĐI. AMEN

 

Long Xuyên Tháng Trái Tim 2023

GP. LONG XUYÊN: Thường huấn Linh mục năm 2023

 

GP. LONG XUYÊN: Thường huấn Linh mục năm 2023







LINH MỤC GP. LONG XUYÊN THƯỜNG HUẤN NĂM 2023

 

Sáng nay, hơn 230 linh mục đang phục vụ trong giáo phận Long Xuyên đã quy tụ về Tòa Giám mục để tham dự 3 ngày thường huấn định kỳ năm 2023. Chủ để thường huấn năm nay được Cha Anton Trần Thanh Tân SJ triển khai là: Xây dựng cộng đoàn Kito hữu trong một hội thánh hiệp hành.

 

 

Đúng 9g30; anh em linh mục tham dự được Đức giám mục giáo phận Giuse Trần Văn Toản tiếp đón và triển khai ý nghĩa của 3 ngày thường huấn. Đức cha đã ôn lại hành trình hiệp hành của giáo phận suốt 63 năm vừa qua, qua 3 vị giám mục tiền nhiệm và đây là giai đoạn nối tiếp của anh em linh mục đang phục vụ trên cánh đồng truyền giáo Long Xuyên.

 

Sau 30’ hướng ý cho 3 ngày thường huấn, Đức cha Giuse cùng anh em linh mục dâng thánh lễ khai mạc để xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và chúc lành cho những ngày này. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức cha dựa vào bài Tin mừng của ngày thứ 2 tuần 12 TN để nói lên sự nguy hiểm của tính xét đoán. Xét đoán người khác là phá vỡ tính hiệp hành.

 

Buổi chiều, Cha giảng thuyết bắt đầu triển khai đề tài 1 với chủ đề Hiệp hành trong đời sống và sứ vụ của giáo xứ. Cha đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia đồng trách nhiệm của giáo dân trong Hội đồng Mục vụ, Hội đồng Tài chánh là vô cùng cần thiết. Riêng với anh em linh mục, Cha nói lên sự nguy hiểm của tư duy giáo sĩ trị. Tư duy này sẽ gây tác hại trầm trọng cho sự tham gia của giáo dân và tu sĩ, có nguy cơ gạt bỏ họ ra bên lề đời sống của giáo hội.

 

 

 

Sau bài triển khai, anh em linh mục từng giáo hạt có giờ thảo luận để lắng nghe nhau và tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc sống hiệp hành ở mỗi giáo xứ.

 

Kết thúc ngày thứ nhất, anh em cùng nhau xét mình trước Chúa Giesu Thánh Thể và lãnh nhận bí tích hòa giải.

 

Thánh lễ Tấn phong Giám mục cho Đức cha tân cử Giuse Huỳnh Văn Sỹ

 

Thánh lễ Tấn phong Giám mục cho Đức cha tân cử Giuse Huỳnh Văn Sỹ

  •  
  •  


TRỰC TIẾP
THÁNH LỄ TẤN PHONG GIÁM MỤC
CHO ĐỨC CHA TÂN CỬ GIUSE HUỲNH VĂN SỸ

Ban Truyền thông giáo phận Nha Trang

WGPNT (25.07.2023) - Thánh lễ Tấn phong Giám Mục cho Đức cha tân cử Giuse Huỳnh Văn Sỹ được diễn ra lúc 5h00 ngày 27.06.2023 tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang.


Nguồn: giaophannhatrang.org

Cẩm nang hướng dẫn sống hạnh phúc của Đức Thánh Cha Phanxicô

 

Cẩm nang hướng dẫn sống hạnh phúc của Đức Thánh Cha Phanxicô

  •  
  •  


CẨM NANG HƯỚNG DẪN SỐNG HẠNH PHÚC
CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

Isabella H. de Carvalho

WHĐ (27.06.2023) – Vào tháng 11.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Ý có tựa đề Ti voglio felice. Il centuplo in questa vita – Tôi muốn bạn hạnh phúc: Gấp trăm lần trong cuộc đời này”. Với 8 chương, cuốn sách bao gồm những suy tư và ý tưởng chính của Đức Thánh Cha như là cẩm nang nhằm giúp mọi người sống hạnh phúc hơn.

Dưới đây là 10 phương thế để sống hạnh phúc hơn được rút ra từ tập sách của Đức Thánh Cha:

1. Hãy trở nên thánh thiện bằng việc để mình được tự do!

Trong chương thứ nhất có tiêu đề: “Hạnh phúc là một món quà được lãnh nhận, Đức Thánh Cha giải thích:

Đừng sợ trở nên thánh thiện. Sự thánh thiện sẽ không lấy đi năng lượng, sức sống hay niềm vui của bạn. Trái lại, bạn sẽ trở thành người mà Chúa Cha đã nghĩ đến khi dựng nên bạn, và bạn sẽ trở nên trung thực với chính con người sâu xa nhất của mình.

Theo ngài, để nên thánh, chúng ta phải thoát khỏi những điều đang trói buộc chúng ta trong cuộc sống.

Rất nhiều lần chúng ta nghĩ về sự thánh thiện như một điều phi thường, giống như có những thị kiến hoặc những lời cầu nguyện rất cao siêu. […] Trái lại, nên thánh là một điều gì đó rất khác: Đó là tiến tới sự thánh thiện, tiến tới ánh sáng, và tiến tới ân sủng được ban tặng cho chúng ta. […] Nhưng để bước đi như vậy, cần phải được tự do và cảm thấy tự do, thay vì quá nhiều thứ biến chúng ta thành nô lệ.

2. Đặt máy định vị (GPS) của bạn hướng tới một điểm đến tuyệt vời: hướng lên cao!

Đức Thánh Cha khuyến khích chúng ta nên có những khát vọng lớn lao và đừng sa lầy vào những vấn đề của trần thế, bởi vì “Thiên Chúa không bao giờ ngừng tin tưởng bạn, dù chỉ một giây” do đó, bạn cũng đừng bao giờ ngừng tin tưởng bản thân mình. Bạn có thể tự vấn: Tại sao tôi phải nỗ lực hết sức để làm những điều người khác không tin? Hoặc: Làm sao tôi có thể 'bay lên' trong một thế giới dường như không ngừng bị ghì xuống bởi những vụ bê bối, chiến tranh, gian lận, bất công, hủy hoại môi trường, sự thờ ơ với những người cần được giúp đỡ, vỡ mộng trước những người lẽ ra phải làm gương? Đối diện với những câu hỏi này, thì đâu là câu trả lời?”

Đức Thánh Cha khích lệ: “Bạn chính là câu trả lời. Chính bạn, hỡi các anh chị em của tôi”.

Này các bạn, các bạn không được dựng nên để 'sống qua ngày', để dành cả ngày cho việc cân bằng giữa bổn phận và ý thích; các bạn được dựng nên để bay vút lên cao. […] Các bạn sẽ nhận ra điều này khi ngước nhìn lên trời lúc cầu nguyện, và nhất là khi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trên thập giá. Các bạn sẽ nhận ra rằngtừ trên thập giá Chúa Giêsu không bao giờ lên án nhưng ôm lấy bạn và khích lệ bạn, bởi vì Người tin tưởng bạn ngay cả những khi bạn không còn tin tưởng vào chính mình. […] Hãy đặt máy định vị của cuộc đời bạn hướng tới một điểm đến tuyệt vời: hướng lên cao!

3. Bơi ngược dòng nhưng không chống lại người khác

Trong một thế giới mà sự chia rẽ về chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế tạo ra những bè phái ngày càng đối nghịch nhau, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta “hãy tìm kiếm sự can đảm mà chúng ta cần để bơi ngược dòng” và trở nên giống Chúa Giêsu hơn.

Thử thách hàng ngày không phải là bơi ngược dòng chống lại người khác, giống như kiểu của những người luôn cho mình là nạn nhânnhững người theo thuyết âm mưu, và những người luôn đổ lỗi cho người khác; mà là chống lại dòng chảy tai hại của tính ích kỷ, khép kín và cứng nhắc của chính mình, vốn thường tìm kiếm những nhóm người có cùng chí hướng để tồn tại. Không phải chống lại người khác nhưng, thay vào đó,  bơi ngược dòng để trở nên giống Chúa Giêsu hơnVì Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy đối phó với cái ác chỉ bằng sức mạnh dịu dàng và khiêm tốn của điều tốt. […] Tôi khuyến khích các bạn hãy là những nhà cách mạng, hãy lội ngược dòng; và hãy nổi dậy chống lại nền văn hóa coi mọi thứ là nhất thời và rốt cuộc là tin rằng bạn không có khả năng chịu trách nhiệm, không có khả năng yêu thương thực sự. […] Nhưng hãy can đảm để trở nên hạnh phúc.

4. Hãy giữ cho ngọn lửa yêu mến Đức Kitô luôn sống động

Đức Thánh Cha khuyến khích đừng quên cảm giác lần đầu tiên chúng ta “phải lòng với Chúa Giêsu” và hãy quay trở lại với cảm giác đó trong những lúc khó khăn.

Chúa không muốn những người nam, nữ miễn cưỡng đi theo Người mà trong lòng không có chút niềvui nào. Chúa Giêsu muốn người ta hiểu rằng được ở với Người mang lại niềm hạnh phúc vô biên, niềm hạnh phúc có thể được đổi mới mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta. […] Chúng ta trở thành những người rao giảng của Chúa Giêsu không phải bằng cách mài giũa vũ khí hùng biện: Bạn có thể nói, nói, và nói… nhưng nếu không còn điều gì khác…. Thì làm sao chúng ta có thể trở thành những người rao giảng về Chúa Giêsu? Bằng cách giữ cho đôi mắt của chúng ta lấp lánh hạnh phúc đích thực.

Ngài giải thích:

Vì lý do này, giống như Đức Trinh Nữ Maria, Kitô hữu hãy giữ cho ngọn lửa tình yêu của mình sống động: đó là yêu mến Chúa Giêsu. Chắc chắn cuộc sống luôn có đó những thử thách; nhưng chúng ta vẫn cần phải tiến lên cho dù lạnh giágió ngược, và nhiều cay đắng. Các Kitô hữu biết con đường dẫn đến ngọn lửa thánh thiêng đã bừng cháy nơi họ một lần và mãi mãi”.

5. Học cách phân biệt tiếng của Thiên Chúa và tiếng của ma quỷ

Đức Thánh Cha cho chúng ta một số lời khuyên về cách phân biệt giữa tiếng Thiên Chúa thúc giục chúng ta làm điều tốt và tiếng ma quỷ cố gắng cám dỗ chúng ta làm điều ác.

Người ta có thể học cách phân biệt hai tiếng nói này: Thiên Chúa và ma quỷ nói hai ngôn ngữ khác nhau, nghĩa là Thiên Chúa và ma quỷ có những cách trái ngược nhau để gõ cánh cửa trái tim của chúng ta.

Tiếng của Thiên Chúa không bao giờ ép buộc: Thiên Chúa tự đề xuất, và không áp đặt chính mình. Trái lại, tiếng của ma quỷ dụ dỗ, tấn công, cưỡng ép: Nó khơi dậy những ảo tưởng chói lọi, những cảm xúc đầy hấp dẫn nhưng thoáng qua. […] Tiếng của Thiên Chúa là tiếng nói có chân trời, trong khi tiếng nói của ma quỷ dẫn đến chân tường, dồn bạn vào một góc.

Ngoài ra, ngài giải thích rằng ma quỷ “muốn chúng ta tập trung vào nỗi sợ hãi về tương lai hoặc nỗi buồn về quá khứ” trong khi Thiên Chúa nói với chúng ta về hiện tại và truyền cảm hứng giúp chúng ta tiến bước.

Cuối cùng, ngài nói thêm rằng Thiên Chúa và ma quỷ sẽ gợi ra những câu hỏi khác nhau trong tâm trí chúng ta: Thiên Chúa sẽ hỏi: "Điều gì tốt cho tôi?" trong khi nhiều khả năng ma quỷ sẽ hỏi: "Tôi cảm thấy muốn làm gì?"

6. Hãy nhớ rằng đối lập với “Tôi” là “Chúng ta”, không phải “Bạn”

Đức Thánh Cha cũng cho chúng ta một cách khác để suy nghĩ và liên hệ với những người xung quanh chúng ta — bằng cách xem họ như những đối tác tiềm năng để cùng xây dựng một cộng đoàn hòa bình, thay vì những kẻ thù riêng lẻ.

“Kinh thánh cho chúng ta biết rằng những giấc mơ vĩ đại là những giấc mơ có khả năng đơm hoa kết trái, có khả năng gieo rắc hòa bình, tình huynh đệ, niềm vui, giống như hôm nay: ngay tại đây, đó là những giấc mơ vĩ đại vì coi mọi người như là ‘chúng ta’. Một lần kia, có một linh mục hỏi tôi: Hãy cho con biết, từ đối lập với 'Tôi' là gì. Và tôi đã ngây thơ rơi vào cái bẫy và nói rằng 'ngược lại với "Tôi" là "Bạn"' - 'Không, thưa Đức Thánh Cha: Đây là mầm mống của chiến tranh. Đúng ra, ngược lại với “Tôi” là “Chúng ta”’. Nếu tôi nói: Đối lập với “Tôi” là Bạn”, tôi tạo ra chiến tranh; nếu tôi nói đối lập với ích kỷ của bản thân là “chúng ta”, thì tôi tạo ra hòa bình; tôi tạo ra cộng đoàn, tôi mang đến những giấc mơ về tình bạn, về hòa bình”.

“Chúng ta đừng từ bỏ những giấc mơ vĩ đại. Chúng ta đừng chỉ giải quyết những gì là cần thiết. Chúa không muốn chúng ta thu hẹp tầm nhìn của mình hoặc dừng lại bên vệ đường cuộc đời. Ngài muốn chúng ta dũng cảm và vui vẻ chạy đua hướng tới những mục tiêu cao cả. Chúng ta không được dựng nên để mơ về những kỳ nghỉ hay những ngày cuối tuần, nhưng để biến những giấc mơ của Thiên Chúa thành hiện thực trên thế giới này. Thiên Chúa ban cho chúng ta có khả năng ước mơ, để chúng ta có thể đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống”.

7. Hãy tiến về miền Galilê!

Đức Thánh Cha dùng ví dụ về các môn đệ đi đến Galilê sau khi Đức Kitô phục sinh như một sự khích lệ đối với chúng ta về một đức tin sống động và tích cực tiến về phía trước và không bám chặt vào quá khứ.

“Những người phụ nữ đang tìm Chúa Giêsu tại ngôi mộ; họ đến đây để nhớ lại những gì họ đã trải nghiệm với Người, mà giờ đây đã qua đi mãi mãi. […] Có một loại đức tin có thể trở thành ký ức về một điều gì đó đã từng tốt đẹp, giờ đây chỉ còn là sự hồi tưởng. Nhiều người – trong đó có chúng ta – trải qua một ‘đức tin về ký ức’ như thể Chúa Giêsu là một người nào đó trong quá khứ […]Một đức tin được hình thành từ những thói quen, những điều từ quá khứ, những kỷ niệm thời thơ ấu đáng yêu, nhưng không còn là một đức tin lay động bản thân hay thách thức bản thân nữa. Trái lại, đi đến Galilê có nghĩa là nhận ra rằng đức tin, nếu là một đức tin sống động, thì phải thúc giục bản thân phải lên đường trở lại. Đức tin phải đổi mới hàng ngày những bước đầu tiên của cuộc hành trình, sự ngạc nhiên của cuộc gặp gỡ đầu tiên. Và đức tin phải tiếp tục tin tưởng, không nghĩ rằng mình đã biết tất cả, nhưng chấp nhận sự khiêm tốn của những người để cho mình ngạc nhiên trước đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta thường sợ hãi trước những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. […] Vậy thì chúng ta hãy đến Galilê để khám phá ra rằng Thiên Chúa không thể bị cất đi trong ký ức tuổi thơ của chúng ta, nhưng Ngài đang sống động và đầy bất ngờ”.

Đức Phanxicô nhấn mạnh Galilê không phải là một nơi hư cấu mà là bối cảnh cuộc sống của chúng ta: “Chúa Phục Sinh đang mời gọi các môn đệ của Người hãy đến đó ngay bây giờ: Người yêu cầu chúng ta hãy đến Galilê, đến ‘Galilê’ đích thực của cuộc sống hàng ngày, đến những con đường chúng ta đi lại hàng ngày, những ngóc ngách của thành phố chúng ta. Ở đó, Chúa đi trước chúng ta và hiện diện trong cuộc sống của những người xung quanh chúng ta, những người chia sẻ cuộc sống hàng ngày, nơi , công việc, khó khăn và hy vọng của chúng ta.

8. Hãy thương xót (vì bạn cần được xót thương)

Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta cần phải có lòng thương xót đối với người khác bởi vì chúng ta cũng cần được xót thương và chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên lòng thương xót.

“Vậy tôi xin các bạn hãy tái khám phá những việc làm thương xót về mặt thể lý: cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; cho khách đỗ nhà; chuộc kẻ làm tôi; và chôn xác kẻ chết. Đồng thời, chúng ta cũng đừng coi thường những việc làm thương xót về đàng thiêng liêng: lấy lời lành mà khuyên ngườimở dậy kẻ mê muộiyên ủi kẻ âu lorăn bảo kẻ có tộitha kẻ dể tanhịn kẻ mất lòng ta; và cầu cho kẻ sống và kẻ chết”.

Đức Thánh Cha giải thích:

Như bạn có thể thấy, lòng thương xót không chỉ bao hàm việc trở thành một 'người tốt cũng không phải chỉ là sự đa cảm. Nhưng lòng thương xót là thước đo tính xác thực của chúng ta với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, và tính khả tín của chúng ta với tư cách là Kitô hữu trong thế giới ngày nay”.

“Lòng thương xót của Thiên Chúa là sự giải thoát và là hạnh phúc của chúng ta. Sống trong lòng thương xót, và vì thế, chúng ta không thể không có lòng thương xót. Lòng thương xót là không khí mà chúng ta hít thở nên đừng trở nên quá nghèo nàn để có thể đặt ra bất kỳ điều kiện nào. Chúng ta cần phải tha thứ vì chúng ta cần được thứ tha”.

9. Chúng ta chỉ có thể mang lên Thiên đàng những gì mình đã chia sẻ với người khác

Bạn không thể làm tôi hai chủ: Thiên Chúa và tiền của, Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại nhiều lần trong chương thứ IV, có tiêu đề “Hạnh phúc không phải chỉ là sống qua ngày. Ngài mời gọi chúng ta đừng đặt tất cả sự an toàn của mình vào của cải trần thế.

Một tâm hồn xao xuyến vì ham muốn của cải là một con tim đầy khao khát của cải nhưng trống rỗng về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu thường cảnh báo những người giàu có, bởi vì họ rất mạo hiểm khi đặt sự an toàn của mình vào của cải thế gian này, trong khi đó, sự an toàn, sự an toàn tối hậu, là ở nơi Thiên Chúa.

“Nếu mỗi người chúng ta làm giàu không phải cho riêng mình mà là để phục vụ người khác, thì trong trường hợp này, trong hành động liên đới này, sự quan phòng của Thiên Chúa trở nên hữu hình. Nhưng nếu một người chỉ tích lũy cho riêng mình, thì điều gì sẽ xảy ra khi họ được Thiên Chúa gọi ra khỏi đời này? Chẳng ai có thể mang theo tài sản của mình, bởi vì - như bạn biết đấy - tấm khăn liệm không có túi! Chia sẻ luôn luôn tốt hơn, vì chúng ta chỉ có thể mang theo mình lên Thiên đàng những gì chúng ta đã chia sẻ với người khác”.

10. Mỗi ngày hãy nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương bạn

Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

Thiên Chúa yêu chúng ta nhiều đến nỗi Ngài vui mừng và hài lòng về chúng ta. Ngài yêu chúng ta bằng tình yêu nhưng không, nghĩa là một tình yêu vô hạn và không mong được đền đáp.

Sự thật tiên quyết mà tôi muốn nói với từng người trong các bạn là: ‘Thiên Chúa yêu thương bạn’. Dù bạn đã nghe hay chưa về điều này thì cũng không có gì khác biệt. Tôi muốn nhắc bạn về rằng: Thiên Chúa yêu thương bạn. Đừng bao giờ nghi ngờ điều này, bất kể điều gì có thể xảy đến với bạn trong cuộc sống. Trong mọi khoảnh khắc, bạn đều được Thiên Chúa yêu thương vô hạn.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: aleteia.org (15. 06. 2023)