PHẢI CHĂNG CHỨC VỤ BỀ TRÊN LÀ ĐỂ TRẢ THÙ
NGƯỜI TRONG QUÁ KHỨ ĐÃ KHÔNG THỎA MÃN NHU CẦU CỦA MÌNH
Gần
đây có vài dòng tu đã xẩy ra một số vấn đề làm mất tinh thần đoàn kết trong đời
sống chung. Các thành viên trong dòng bằng mặt không bằng lòng với Bề trên. Phát
sinh ra nhiều phe phái ngấm ngầm. Tại sao vậy? Vị Bề trên này nhận chức và
thống trị bằng quyền lực thế gian. Giải quyết các nguyên Bề trên vì trong quá
khứ đã không đáp ứng quyền lợi của mình hoặc có điều gì sai trái với mình. Điều
này có đúng không?
Theo
bài viết của Tuấn Vũ, CSC. “Điều
618 của bộ Giáo Luật 1983 đã lấy lại những chỉ dẫn về đức vâng lời trong Sắc Lệnh
thực hiện đức ái hoàn hảo (Perfectae Caritatis), số 14 của Công Đồng Vatican II.
Quyền bính của Bề Trên cần được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1-Tinh thần phục vụ
2- Mẫu gương phục vụ của Chúa Giêsu
3- Tôn trọng phẩm giá của con cái Thiên Chúa
4- Lắng nghe và đối thoại
5- Phục vụ vì lợi ích của hội dòng và của Giáo Hội.
1. Tinh thần phục vụ
Điều 618 khẳng rằng
quyền bính của Bề Trên xuất phát từ Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội[1] chứ
không phải bởi ai khác hay bởi cá nhân của Bề Trên. Vì thế, quyền bính ở đây để
phục vụ chứ không phải để cai trị hay thống trị hoặc trả thù[2].
Bề Trên có quyền hạn do luật định và phải thi hành các quyền đó theo cách thức
của luật phổ quát và luật riêng của tu hội[3] với
tinh thần phục vụ.
Đây là điều mà giáo
luật muốn nhấn mạnh khi tuyên bố: “Các Bề Trên phải thi hành trong tinh thần
phục vụ” thẩm quyền mà họ đã nhận được[4].
Vấn đề không chỉ ở trong quyền bính của Bề Trên, mà là hành động theo tinh thần
Phúc Âm; vấn đề không còn là ý nghĩa của quyền bính, nhưng là về tinh thần phục
vụ nội tại mà Bề trên phải có khả năng biểu đạt. Đó chính là tinh thần phục vụ
mà Chúa đã nói, đã làm và nó phải là điểm quy chiếu cho các Bề Trên trong cộng
đoàn. Không giống như những cộng đồng xã hội, Bề Trên phải hành động theo mẫu
gương của chính Thầy Giêsu: “Các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong nhóm
được coi là người lớn nhất. Đức Giêsu bảo các ông: Vua các dân thì dùng uy mà
thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì
không phải như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người
nhỏ nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi
ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai ? Hẳn là người ngồi ăn chứ ? Thế mà, Thầy đây,
Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22, 24-27).
Vì vậy, Bề Trên
phải luôn có những phẩm chất và tinh thần tận tụy, hòa nhã, và khiêm nhường (x.
Mt 11, 29) trong việc thi hành quyền bính. Bề Trên phải thực thi quyền hạn bất
cứ khi nào cần thiết vì lợi ích chung của cộng đoàn. Họ được đặt đứng đầu cộng
đoàn với tư cách là Bề Trên và việc thực thi quyền hành là điều bắt buộc đối
với họ, nhưng luôn theo tinh thần của Tin Mừng.
2. Phục vụ theo mẫu gương của Thầy Giêsu
Quyền bính của Bề
Trên, giống như mọi thẩm quyền trong Giáo Hội, có đặc tính chung đó là tinh
thần phục vụ theo gương Thầy Giêsu, Ngài đã nói: “Vì Con Người đến không phải
để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc
muôn người” (Mc 10,45).
Chính Chúa Giêsu đã
thể hiện mình là mẫu mực của quyền bính được hiểu là phục vụ, cả trong dụ ngôn
người mục tử nhân lành hiến mạng sống vì đàn chiên (x. Ga 10, 11), và khi rửa
chân cho các tông đồ trong bữa ăn tối cuối cùng ( x. Ga 13, 5).
Để làm được điều đó, Bề trên nên tránh hành sử quyền bính
như những đảng phái xã hội hay như một người gia trưởng, nhưng hãy lấy tình
yêu, sự thật mà hành sử đối với con cái hay những người thuộc quyền của mình.
3.Tôn trọng phẩm giá của con cái Thiên Chúa.
Sự tôn trọng phẩm
giá của con người đòi hỏi quyền bính phải được thực thi trong sự tin tưởng,
chân thành, sự thật và sự kiên nhẫn. Thiên Chúa dẫn dắt con người từ trong nội
tâm, thúc đẩy ý chí của họ để đưa ra sự đáp trả một cách thâm sâu. Thiên Chúa
hành động theo cách này với sự tôn trọng tự do của con người. Do đó, việc thực
thi quyền hành phải được thực hiện bằng lời nói của trái tim và trong sự khôn
ngoan để giúp họ đưa ra một quyết định với lương tâm của chính họ. Bề Trên cố
gắng khuyến khích các người thuộc quyền tự nguyện vâng phục (x. đ. 618) trong
sự tôn trọng phẩm giá của con người.
4. Lắng nghe và đối thoại
Có thể nói, lắng
nghe và đối thoại là kết quả của sự tôn trọng phẩm giá con người. Với xác tín
rằng, mọi người đều được Thiên Chúa tạo dựng như một chủ thể có ý thức và tự
do, do đó cần phải hành động một cách có ý thức và tự nguyện để tìm kiếm thánh
ý Thiên Chúa và hoàn thành sứ mệnh của mình.
Nói về điều này,
Giáo luật khuyên các Bề Trên: “các Bề Trên phải sẵn sàng lắng nghe họ và phải
cổ vũ họ cộng tác vì lợi ích của tu hội và của Giáo Hội. Vì vậy, để có đối
thoại, cần phải lắng nghe. Lắng nghe ở đây thể hiện thái độ cởi mở, trân trọng
và tiếp thu ý kiến của nhau. Chấp nhận ý tưởng của người khác cũng có nghĩa
là sẵn sàng thay đổi suy nghĩ của mình. Đó là một hình thức đối thoại. Nhưng
chúng ta không nên nhầm lẫn giữa việc tôn trọng ý kiến cá nhân và việc theo
đuổi ý muốn của Thiên Chúa. Bề Trên không thể áp đặt một cách vô lý các quyết
định của mình lên bất kỳ thành viên nào. Về phần mình, người tu sĩ không thể
lạm dụng quyền tự do của mình mà không sẵn sàng thực hiện sứ mạng chung của nhà
dòng.
5. Phục vụ lợi ích hội dòng và Giáo Hội
Các quyết định của
Bề Trên không chỉ nhằm thỏa mãn mong muốn của cá nhân hay từng thành viên. Sau
khi xem xét các lập luận, các khía cạnh trước mặt Chúa[16],
Bề Trên phải có trách nhiệm đưa ra quyết định vì “lợi ích của hội dòng và của
Giáo Hội” (x. đ. 618).
Do đó, Bề trên
trong phận vụ của mình phải tuân theo ý muốn của Chúa, và vì vậy, ngài phải
tham khảo, để biết mình phải làm gì hay không, vì lợi ích của hội dòng, nhất là
những chương trình, dự án, sứ mạng đã được luật riêng xác định và được thẩm
quyền Giáo Hội chuẩn nhận. Không ai được phép định đoạt gia sản của tu hội theo
ý mình. Gia sản của tu hội, cũng là gia sản của Giáo Hội[17].
Bổn phận của Bề Trên phải gìn giữ và cổ võ một cách trung thành với tinh thần
của Đấng sáng lập, tôn trọng Hiến Pháp, Nội Quy, các quyết nghị của Tổng Tu Nghị,
cũng như những chỉ thị của Ban Quản trị của hội dòng. Bên cạnh đó, Bề Trên cũng
phải vâng theo những giáo huấn và những chỉ thị của hàng Giáo Phẩm để tìm sự
trọn lành Tin Mừng bằng sống đời thánh hiến cho Thiên Chúa ngày càng hơn và
bằng tinh thần tông đồ đích thực[18].
Vì thế, mỗi hội
dòng khi được thành lập đã là một cộng đoàn thánh thiêng, ngày càng hoàn hảo
hơn để phục vụ Thiên chúa và con người. Chính vì vậy vai trò bề trên rất quan
trọng, là trung tâm đoàn kết, là gạch nối để anh em yêu thương nhau, là sức
mạnh duy trì hoạt động của hội dòng nhưng theo tinh thần của Thầy Giêsu. Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết rằng “Trong đời thánh hiến, vai trò của các
bề trên nam nữ, trung ương cũng như địa phương, luôn luôn có một tầm quan trọng
lớn đối với đời sống thiêng liêng cũng như đối với sứ vụ”[19].
Thật vậy, Thiên Chúa trao quyền cho các bề trên ngang qua thừa tác vụ của Giáo
Hội (x. đ.618) để phục vụ anh em trong cộng đoàn thánh hiến. Để hoàn thành bổn
phận của mình, Bề Trên hãy noi gương tinh thần và mẫu gương của Thầy Giêsu,
Người đến để phục vụ chứ không phải được phục vụ. Với vai trò là người đứng đầu
cộng đoàn: “các Bề Trên phải sẵn sàng lắng nghe họ và phải cổ vũ họ cộng tác vì
lợi ích của tu hội và của Giáo Hội. Đồng thời phải gìn giữ sự đoàn kết trong
hội dòng cũng như duy trì tinh thần sống chung, yêu thương vì đó là một phần
nền tảng của hội dòng. Hãy lãnh đạo yêu thương và quì xuống rửa chân cho anh em
như Chúa đã làm. Còn các thành viên hãy vâng lời và tùng phục các Bề Trên, vì
họ chăm sóc linh hồn mỗi người và chính các Bề Trên cũng phải trả lẽ trước mặt
Thiên Chúa[20]
Tài liệu tham khảo
1-
BGL 1983, đ. 618; Văn
kiện, Mutuae Relationes, 14.05.1978, in AAS 70, n.15.
2-
Jean Beyer, Il
diritto della vita consacrata, Editrice Ancora Milano, 1989, tr. 221.
3-
BGL 1983, đ. 617.
4-
Velasio de Paolis, Vita Consacrata
nella Chiesa, Marcianum Press, Venezia, 2015, ptr. 338 – 339.
5-
BGL, 1983, đ. 618.
6-
Velasio de Paolis, Vita Consacrata
nella Chiesa, Marcianum Press, Venezia, 2015, tr. 340.
7-
BGL, 1983, đ.618.
8-
BGL, 1983, đ.601.
9-
Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Lumen
Gentium (LG), 21.11.1964, in AAS 57 (1965), n.12.
10-
Sắc lệnh về Canh Tân
Thích Nghi Đời Sống Dòng Tu, Perfectae caritatis, 28.10.1965, in
AAS 58 (1966), n. 14.
11-
HP và NQ Dòng Thánh Tâm
– Huế, đ. 123, 4o, tr. 75.
12-
LG 43; 45; PC 14; CIO 421.
13-
Velasio de Paolis, Vita
Consacrata nella Chiesa, Marcianum Press, Venezia, 2015, tr. 341.
14-
HP và NQ Dòng Thánh Tâm
– Huế, đ. 65, tr.52.
15-
Luigi Guccini, Obbedienza vita nello
Spirito, Bologna 1981, tr. 83 – 125.
16-
Phan Tấn Thành, Giải Thích Giáo Luật,
Gò Vấp 2012, tập 3, tr. 231.
17-
Velasio de Paolis, Vita
Consacrata nella Chiesa, Marcianum Press, Venezia, 2015, tr. 231.
18-
HP và NQ Dòng Thánh Tâm
– Huế, đ. 152, tr. 84 – 85.
19-
Tông Huấn Đời Sống Đời
Sống Thánh Hiến, Vita Consecrata (VC), 25.3.1996, in AAS 88,
n. 43.
20-
Dt. 13, 17.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét