label

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ



VATICAN. Sáng ngày 28-11-2014, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm Thổ Nhĩ kỳ trong 3 ngày, cho đến chiều chúa nhật 30-11 tới đây.

Cơ hội chính trong cuộc viếng thăm của ngài lễ kính thánh Anrê Tông Đồ, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống Constantinople, là Giáo Hội đứng đầu trong số 15 Giáo Hội Chính Thống trên thế giới.

ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng thứ 4 đến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Vị đầu tiên là Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6, đến thăm nước này cách đây 47 năm, tức là trong hai ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1967.

Vài nét về Thổ Nhĩ kỳ
Thổ nhĩ kỳ có diện tích rộng gấp đôi Việt Nam, với gần 780 ngàn cây số vuông, và hiện có 76 triệu dân cư, trong đó 98% là tín hữu Hồi giáo gồm 68% là người Sunnit và 30% là người Shiite. Giáo Hội Công Giáo chỉ là một đoàn chiên rất bé nhỏ với 53 ngàn người, tương đương với 0,07% thuộc 7 giáo phận với 54 giáo xứ và 13 trung tâm mục vụ khác. Nhân sự mục vụ của Công Giáo tại đây chỉ có 6 GM phụ trách 3 hạt đại diện tông tòa theo lễ nghi la tinh, với sự cộng tác của 58 LM, trong số này chỉ có 6 LM giáo phận, phần còn lại 52 vị thuộc các dòng tu. Cả nước chỉ có 7 tu huynh và 54 nữ tu, 4 chủng sinh.

Cách đây 8 năm khi ĐGH Biển Đức 16 thăm Thổ nhĩ kỳ, số LM giáo phận tại đây là 13 vị, như vậy, có nghĩa là số LM tại đây trong thời gian qua bị giảm mất quá một nửa!

Theo Hiệp ước hòa bình ký ở Lausanne Thụy Sĩ hồi năm 1923, các tôn giáo thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ được bình đẳng về quyền lợi như các công dân Hồi giáo khác và được hưởng các quyền tự do lương tâm, tín ngưỡng và tư tưởng, như hiến pháp quốc gia qui định. Nhưng trong thực tế, Kitô hữu vẫn còn bị kỳ thị về nhiều mặt, Giáo Hội Công Giáo vẫn không được công nhận về mặt pháp lý, và người dân Thổ nhĩ kỳ vẫn coi Kitô giáo là đạo từ nước ngoài.

Viếng thăm lăng Ataturk

Ngày đầu tiên trong cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thổ Nhĩ kỳ được dành cho các nghi thức ngoại giao: viếng thăm lăng nhà lập quốc Thổ, thăm Tổng thống và chính quyền, gặp Phân bộ tôn giáo vụ.

ĐTC đã tới phi trường Ankara lúc 1 giờ trưa sau 3 giờ bay từ Roma. Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC đã được một vị Bộ trưởng đại diện chính quyền cùng với giáo quyền địa phương tiếp đón. Liền đó ngài đến viếng lăng của Mustafa Kemal Ataturk cách đó 45 cây số. Ông là nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ kỳ từ năm 1923 đến 1938, và thường được gọi là ”Người cha già của dân tộc Thổ nhĩ kỳ”. Với chế độ Cộng hòa, Thổ Nhĩ Kỳ vĩnh biệt chế độ Vương quốc Ottoman trước kia, Hồi giáo không còn được coi là quốc giáo, Nhà Nước Thổ giữ vị thế ”đời”, trung lập đối với tôn giáo, bãi bỏ chế độ Vua Hồi giáo, thay luật Coran bằng dân luật, bỏ mẫu tự Arập và thay bằng mẫu tự la tinh.

Tại lăng Ataturk, ĐTC và đoàn tùy tùng đã được vị Chỉ Huy Trưởng binh đoàn canh giữ đón tiếp và ngài đã đặt vòng hoa màu trắng và đỏ trước mộ bằng cẩm thạch của nhà lập quốc Thổ, trước khi tiến sang sảnh đường ở nhà bên cạnh để ký tên vào sổ vàng.

Ngài viết trong sổ này: ”Tôi chân thành cầu chúc cho Thổ Nhĩ kỳ, chiếc cầu thiên nhiên nối liền giữa hai Đại Lục, không những là ngã tư đường, nhưng còn là nơi gặp gỡ, đối thoại và sống chung thanh thản giữa những con người nam nữ thiện chí thuộc mọi nền văn hóa, chủng tộc và tôn giáo”.

Gặp tổng thống

Rời lăng vị lập quốc, ĐTC đã tới phủ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cách đó 8 cây số, nơi diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.

Dinh tổng thống này mới được khánh thành cách đây 2 năm, quen gọi là Dinh Thự trắng, thay thế phủ tổng thống cũ. Dinh mới này có 1 ngàn căn phòng, và có một Đền thờ Hồi giáo có thể chứa được 5 ngàn tín hữu.
Có nhiều người phê bình việc xây phủ Tổng thống nguy nga như vậy, trên một diện tích hơn 300 ngàn mét vuông, hơn cả Tòa Bạch Cung của Mỹ, điệm Kremli của Nga hoặc điện Buckingham của Anh quốc. Chi phí xây tòa nhà này lên tới 350 triệu Euro. Có những người xin ĐGH đừng đến đó, nhưng Cha Lombardi Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết lời yêu cầu này không để nhận được theo nghi thức ngoại giao quốc tế: vị quốc khách phải chấp nhận nơi mình được tiếp đón.

Tại Phủ tổng thống lúc quá 2 giờ rưỡi chiều hôm qua, giờ địa phương, đã diễn ra nghi thúc đón tiếp chính thức, với các kỵ, đoàn quân danh dự và quốc ca, và sự giới thiệu hai phái đoàn. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan năm nay 60 tuổi, đón tiếp ĐTC tại cổng vào dinh. Ông nguyên là thị trưởng thành Istanbul rồi làm thủ tướng trong 11 năm trời, trước khi được bầu tổng thống ngày 28-8 năm nay.

ĐTC và tổng thống đã giới thiệu hai phái đoàn liên hệ, trước khi hội kiến riêng trong dinh, rồi tiến ra sảnh đường trước sự hiện diện của đông đảo các giới chức chính quyền Thổ Nhĩ kỳ và ngoại giao đoàn.

Diễn văn ca ĐTC

Đức Thánh Cha khuyến khích các dòng tu canh tân

Đức Thánh Cha khuyến khích các dòng tu canh tân



VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 27-11-2014, dành cho 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ các Dòng tu, ĐTC khuyến khích các tu sĩ can đảm canh tân các tập quán và cơ cấu không còn đáp ứng những điều Chúa yêu cầu ngày nay nữa.

Trong số các tham dự viên có 19 HY, GM và Bề trên tổng quyền thành viên của Bộ. Khóa họp khoáng đại này tiến hành từ ngày 25 đến 29-11-2014 về chủ đề rút từ Tin Mừng theo thánh Marco: ”Rượu mới trong các bầu mới”, nhắm lắng nghe những hành trình của Thánh Linh để phân định và hướng dẫn đời sống thánh hiến trong niềm trung thành sáng tạo.

Đi từ đề tài này, ĐTC khẳng định rằng ”chúng ta đừng sợ từ bỏ các bầu rượu cũ, nghĩa là cần đổi mới những thói quen và cơ cấu trong đời sống Giáo Hội, cũng như trong đời sống thánh hiến, mà chúng ta nhận thấy không còn tương ứng với những gì Thiên Chúa yêu cầu chúng ta ngày nay, để mở rộng Nước Chúa trong trần thế: đó là những cơ cấu mang lại cho chúng ta một sự bảo vệ giả tạo và ảnh hưởng tiêu cực tới năng động bác ái; đó là những tập quán làm cho chúng ta xa lìa đoàn chiên mà chúng ta được sai đến và ngăn cản không cho chúng ta tiếng kêu của những người đang chờ đợi Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”.

ĐTC cũng nhắc đến những nhược điểm có thể gặp thấy trong đời thánh hiến ngày nay, như sự kháng cự của một số thành phần chống lại sự thay đổi, sự suy giảm sức thu hút, nhiều người bỏ tu, sự mong manh của một số hành trình đào tạo, những cơ cực vất vả vì thi hành các công tác và thừa tác vụ làm thương tổn đời sống thiêng liêng, sự khó hội nhập vào các môi trường và thế hệ khác, sự thiếu quân bình trong việc thực thi quyền bính và sử dụng của cải. ĐTC ghi nhận sự kiện Bộ các dòng tu muốn lắng nghe các dấu hiệu của Thánh Linh đang mở ra những chân trời mới và thúc đẩy tiến vào những con gười mới, luôn khởi hành từ qui luật tối thượng là Tin Mừng và lấy hứng từ sự táo bạo sáng tạo của các vị sáng lập dòng”. (SD 27-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Đức Thánh Cha viếng thăm Nghị viện và Hội đồng Âu châu

Đức Thánh Cha viếng thăm Nghị viện và Hội đồng Âu châu





STRASBOURG. ĐTC Phanxicô đã dành ngày 25-11-2014 để viếng thăm Nghị viện và Hội đồng Âu Châu ở thành phố Strasbourg bên Pháp.

Đây là chuyến viếng thăm thứ 5 của ĐTC Phanxicô tại nước ngoài và là chuyến ngắn nhất trong lịch sử cuộc viếng thăm của các vị Giáo Hoàng ở hải ngoại, chỉ có khoảng 4 tiếng đồng hồ. Đây là lần thứ 2 một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm 2 tổ chức quốc tế này: lần đầu tiên cách đây 26 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đến Strasbourg trong khuôn khổ chuyến viếng thăm của ngài tại Pháp từ mùng 8 đến 11 tháng 10 năm 1988. Tuy nhiên Đức Phanxicô là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Âu đến viếng thăm 2 cơ quan quốc tế này.

Đến phi trường Fiumicino của thành Roma lúc gần 8 giờ sáng, ĐTC đã đáp máy bay Airbus A320 của hãng Alitalia trực chỉ thành phố Strasbourg cách đó 828 cây số về hướng bắc. Trong đoàn tùy tùng của ngài, có ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Đức TGM phụ tá là Angelo Becciu.

Strasbourg hiện nay là thành phố có 1 triệu 145 ngàn dân cư, giáp giới với nước Đức, và được coi như thủ đô của Liên hiệp Âu Châu với nhiều tổ chức quốc tế tại đây. Đến phi trường Strasbourg lúc 10 giờ sau hai giờ bay từ Roma, ĐTC đã được giáo quyền và đại diện chính quyền địa phương tiếp đón, cùng với hai vị Hồng Y chủ tịch Ủy ban GM Liên hiệp Âu Châu cũng như ĐHY Chủ tịch Liên HĐGM Âu Châu và liền đó ngài tiến về trụ sở của Nghị viện Âu Châu.

Đây là cơ quan lập pháp của Liên hiệp 28 nước Âu Châu với 508 triệu dân cư. Trong những thập niên gần đây, nghị viện này dần dần đạt được những thẩm quyền lớn hơn và hành động trong tư cách là đồng lập pháp trong hầu hết các lãnh vực luật pháp của Liên hiệp. Nghị viện này hiện nay có 751 đại biểu được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Số ghế được phân chia theo tỷ lệ dân số của các quốc gia thành viên. Số nữ đại biểu chiếm hơn 1 phần 3. Các đại biểu họp thành những nhóm theo lập trường chính trị chứ không theo tiêu chuẩn quốc tịch.

Đến nơi, ĐTC đã được các vị lãnh đạo và đại diện của 8 nhóm chính trị của Nghị Viện đón tiếp, rồi ngài hội kiến với vị chủ tịch nghị viện là Ông Martin Schulz người Đức, trước khi gặp chung và phát biểu trước tất cả các đại biểu thành viên trong phiên nhóm trọng thể.

Tóm lược diễn văn ca ĐTC

Trong diễn văn, ĐTC nhắc lại sự kiện cách đây 26 năm, vào ngày 11-10 năm 1988, ĐGH Gioan Phaolô 2 đã viếng thăm nghị viện Âu Châu. Trong thời gian qua, thế giới đã thay đổi rất nhiều, trở nên lệ thuộc nhau và hoàn vũ hơn, ”bớt qui hướng về Âu Châu như trung tâm”. Bên cạnh một Liên hiệp Âu Châu mở rộng và ảnh hưởng hơn, dường như có hình ảnh về Âu Châu già nua và thu hẹp lại hơn.

Khi ngỏ lời với quí vị ngày hôm nay, từ ơn gọi mục tử của tôi, tôi muốn gửi đến các công dân Âu Châu một sứ điệp hy vọng và khích lệ. Một sứ điệp hy vọng dựa trên lòng tín thác rằng những khó khăn có thể trở thành động cơ mạnh mẽ thăng tiến sự hiệp nhất, để chiến thắng mọi sợ hãi mà Âu Châu cùng với thế giới đang trải qua. Niềm hy vọng nơi Chúa, Đấng biến sự ác thành điều thiện và biến sự chết thành sự sống”.

ĐTC nhắc lại rằng: ”Các vị sáng lập liên hiệp Âu Châu đã đặt con người ở trung tâm dự án của mình, không phải như một công dân, và càng không phải như một chủ thể kinh tế, nhưng trong tư cách là một nhân vị có phẩm giá siêu việt”. Thực vậy, sau thế chiến thứ 2 người ta càng thấy rõ ước muốn bảo đảm ”phẩm giá”, các quyền con người, huấn luyện lương tâm về đặc tính quí giá, có một không hai và không thể lập lại được của mỗi người...

”Ngày nay sự thăng tiến các quyền con người chiếm một vai trò trung tâm và đáng ngưỡng mộ trong sự dấn thân của Liên hiệp Âu Châu. Nhưng vẫn còn có quá nhiều tình trạng trong đó con người bị đối xử như đồ vật, và người ta có thể xếp đặt chương trình khi nào thụ thai, hình thành, lợi ích của con người, và rồi con người có thể bị vứt bỏ đi khi không còn hữu ích nữa, vì họ trở nên yếu nhược, bệnh tật hoặc già nua. Vẫn còn có những tình trạng trong đó con người không được tự do bày tỏ tư tưởng của mình, tuyên xưng niềm tin tôn giáo mà không bị cưỡng bách và giới hạn, khi thiếu khuôn khổ pháp lý rõ ràng hạn chế sự thống trị của võ lực và nêu cao luật pháp trên sự độc đoán của quyền lực, trên sự kỳ thị con người. ĐTC đặt câu hỏi: ”Thứ phẩm giá nào con ngừơi có thể tìm được khi mà họ không có lương thực hay điều tối thiểu để sống, và tệ hơn nữa khi họ không có công ăn việc làm xứng với phẩm giá con người?”.

ĐTC nói đến những mơ hồ nảy sinh từ sự hiểu lầm ý niệm các quyền con người và từ sự lạm dụng mâu thuẫn các quyền này: càng ngày người ta càng đòi hỏi nhiều hơn các quyền cá nhân, được coi như các quyền của con người bị tách rời khỏi bối cảnh xã hội và nhân học, hầu như một ”đơn nguyên”, ngày càng thiếu nhạy cảm đối với các đơn nguyên khác quanh mình; một sự đòi hỏi các quyền không kèm theo các nghĩa vụ, không để ý đến bối cảnh xã hội của con người, trong đó các quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với các quyền của ngừơi khác và công ích của chính xã hội... Nếu quyền của mỗi người không được hướng về thiện ích lớn hơn một cách hài hòa thì rốt cục nó bị coi như không có giới hạn và trở thành nguồn mạch sinh ra những xung đột và bạo lực”.

Một điểm khác được ĐTC nhấn mạnh là phẩm giá siêu việt của con người, phẩm giá này liên hệ tới bản tính con người, với 'địa bàn' được ghi khắc trong tâm hồn chúng ta và Thiên Chúa đã in vào trong vũ trụ Ngài sáng tạo. Trước tiên, cần nhìn con người như một hữu thể có tương quan. Ngày nay, tại Âu Châu bệnh cô đơn đang lan tràn, đặc biệt là của những người thiếu các liên hệ. Bệnh cô đơn càng trở nên cấp tính hơn vì khủng hoảng kinh tế. Người ta cũng ghi nhận có sự gia tăng sự thiếu tín nhiệm của các công dân đối với các tổ chức mà họ coi là xa cách, những tổ chức lo thiết lập những qui luật mà họ coi là xa lạ, - nếu không muốn nói là có hại, - đối với sự nhạy cảm của mỗi dân tộc. Có một cảm tưởng chung về sự mệt mỏi và già mua của một Âu Châu trở thành bà già, không còn sinh sản và linh hoạt nữa. Các lý tưởng cao cả đã từng gợi hứng cho Âu Châu nay dường như mất sức thu hút, và nhường chỗ cho những kỹ thuật bàn giấy của các tổ chức”. Người ta cũng cay đắng nhận thấy sự trổi vượt của các vấn đề kỹ thuật và kinh tế trong các cuộc thảo luận chính trị; con người bị thu hẹp thành một thứ hộp số trong bộ máy, và bị coi như một sản phẩm tiêu thụ được sử dụng và gạt bỏ chẳng chút tiếc thương, như trong trường hợp các bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời, những người già bị bỏ rơi và không được săn sóc, các trẻ em bị giết trước khi chào đời. Nền văn hóa gạt bỏ và tiêu thụ thái quá tạo nên sự tuyệt đối hóa kỹ thuật, chiếm ưu thế hơn sự khẳng định phẩm giá con người, sự quí giá của đời sống con người.

ĐTC đặt câu hỏi: ”Vậy làm sao mang lại hy vọng cho tương lai, mang lại tín thác để tiếp tục theo đuổi lý tưởng cao cả một Âu Châu hiệp nhất và an bình, đầy tính sáng tạo và biến báo, tôn trọng các quyền lợi và nghĩa vụ của mình? ĐGH lấy ví dụ bức bích họa của Raphael diễn tả trường học ở Athènes và tổng hợp tư tưởng của Palton và Aristote: đó là một hình ảnh mô tả thật rõ đặc tính của lịch sử Âu Châu, về sự liên tục gặp gỡ giữa trời, tức là sự cởi mở đối với siêu việt, và đất, là khả năng thực hành cụ thể, trong việc đương đầu với những hoàn cảnh và vấn đề. Một Âu Châu không còn khả năng cởi mở đối với chiều kích siêu việt của sự sống là một Âu Châu dần dần bị nguy cơ đánh mất tinh thần nhân bản, mất đi vị trí trung tâm của con người. Kitô giáo không những cung cấp một gia sản cơ bản trong việc huấn luyện xã hội văn hóa của đại lục này, nhưng còn nhắm mang lại ngày nay và tương lai một đóng góp cho sự phát triển của Âu Châu. Sự đóng góp này không phải là một nguy hiểm cho đặc tính đời của các quốc gia và cho sự độc lập của các tổ chức của Liên hiệp Âu Châu trái lại, làm cho những tổ chức này được thêm phong phú phù hợp với nguyên tắc phụ đới và liên đới với nhau, một thuyết nhân bản qui trọng tâm vào sự tôn trọng phẩm giá con ngừơi.

ĐTC xác quyết sự sẵn sàng của Tòa Thánh, của Giáo Hội Công Giáo, và qua Ủy ban GM Liên hiệp Âu Châu, Comece, đối thoại minh bạch và phong phú với các tổ chức Âu Châu. Ngài cũng nói đến nhiều bất công và bách hại mà các nhóm tôn giáo thiểu số, nhất là các tín hữu Kitô đang phải chịu tại nhiều nơi trên thế giới; ngài nhắc đến các cộng đoàn và những cá nhân bị bạo lực dã man, bị trục xuất khỏi gia cư và quê hương, bị bán như những nô lệ, bị giết, bị chặt đầu, bị đóng đanh và thiêu sống, trong sự thinh lặng ô nhục và đồng lõa của bao nhiêu người.
Ngài nhận xét rằng: ”Khẩu hiệu của Liên hiệp Âu Châu 'hiệp nhất trong sự khác biệt', không có nghĩa là đồng nhất về chính trị, kinh tế, văn hóa hay tư tưởng, nhưng chỉ rõ một gia đình các dân tộc, với những tổ chức của Liên Hiệp, biết liên kết lý tưởng hiệp nhất với sự khác biệt của mỗi người, đề cao giá trị của mỗi truyền thống, sự phong phú của các lịch sử và căn cội, giải thoát mình khỏi bao nhiêu lèo lái và ghét bỏ. Đặt con người ở trung tâm trước tiên có nghĩa là để cho con người tự do biểu lộ khuôn mặt và óc sáng tạo của mình trên bình diện cá nhân và dân tộc. Các nguyên tắc liên đới và phụ đới, hiện diện trong việc hình thành Âu Châu giúp chúng ta trong chiều hướng này”.

ĐTC nhấn mạnh rằng:
”Thách đố củng cố nền dân chủ của các dân tộc Âu Châu đòi phải tránh một quan niệm đồng điệu về sự đại đồng, làm giảm mất đi sự tương phản phong phú và xây dựng của các tổ chức và các đảng phái với nhau, một quan niệm đồng điệu đưa tới sự lẫn lộn thực tại của nền dân chủ với một thứ thuyết duy danh mới về chính trị. Nhưng thách đố làm sao củng cố các nền dân chủ Âu Châu cũng bao hàm sự bảo vệ sức mạnh biểu lộ chính trị của các dân tộc Âu Châu liên quan đến những sức ép của lợi lộc liên quốc chứ không phải mọi người, làm cho nó suy yếu và biến nó thành những quyền lực tài chánh đồng nhất phục vụ những đế quốc vô danh. Mang lại hy vọng cho Âu Châu có nghĩa là đầu tư trong các lãnh vực trong đó hình thành các tài năng của con người; kiến tạo những điều kiện thuận lợi cho đời sống gia đình, sự hiệp nhất, phong phú và bất khả phân ly; có nghĩa là mang lại những viễn tượng cho các thế hệ trẻ và nhiều người già, cho sự phát triển giáo dục, các trường học và đại học; huấn luyện đầy đủ để hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng; có nghĩa là nhìn những tiềm năng sáng tạo nghiên cứu khoa học, nhất là trong các lãnh vực chưa được khám phá, như lãnh vực các nguồn năng lực khác.

Cũng trong diễn văn tại Nghị viện Âu Châu sáng hôm qua (25-11), ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của sự dấn thân bảo vệ môi sinh và bảo tồn thiên nhiên. Thiên nhiên là để chúng ta sử dụng, cần dùng thiên nhiên để mưu công ích; không được chiều theo sự kiêu ngạo thống trị, lèo lái, bóc lột thiên nhiên. Không thể chấp nhận sự kiện hằng triệu người trên thế giới chết đói, trong khi bao nhiêu tấn thực phẩm bị gạt bỏ mỗi ngày khỏi bàn ăn của chúng ta. Môi sinh cũng liên hệ tới chính con người. Chính con người là thành phần căn bản của môi sinh, vì thế cần có một môi sinh nhân bản, với sự tôn trọng chính con người.

Trong số những yếu tố không thể thiếu được để mang lại hy vọng cho Âu Châu, ĐTC cũng nói đến các vấn đề liên hệ tới công ăn việc làm và ngài tái khẳng định sự cấp thiết phải mang lại phẩm giá cho lao công. Điều này có nghĩa là tìm ra những phương thức mới để dung hợp sự uyển chuyển của thị trường với sự cần thiết của ổn định và chắc chắn về viễn tượng công ăn việc làm và cũng tạo điều kiện cho một khung cảnh xã hội thích hợp, không nhắm tới sự khai thác con người, nhưng bảo đảm qua công việc làm khả năng thành lập gia đình và giáo dục con cái.
ĐTC cũng nói về vấn đề di dân: Không thể chấp nhận để cho Địa Trung Hải trở thành một nghĩa trang lớn, vì thế cần phải trình bày rõ ràng căn tính văn hóa của mình và đề ra những luật lệ thích hợp, biết bảo vệ các quyền của công dân Âu Châu và bảo đảm sự tiếp đón người di dân; nhưng cũng cần chấp nhận những chính sách cụ thể giúp các nước xuất cư trong việc phát triển xã hội kinh tế và vượt thắng những xung đột nội bộ, trái lại những chính sách lợi lộc giá tăng và nuôi dưỡng các xung đột.

Sau cùng, ĐTC nhấn mạnh vai trò của sự ý thức căn tính của mình để đối thoại một cách tích cực với các quốc gia đã yêu cầu được gia nhập Liên hiệp Âu Châu trong tương lai: trong vùng Balcan, trong các quan hệ với các nước lân cận, đặc biệt những nước ven bờ Địa Trung Hải. Nhiều nước đang chịu đau khổ vì các cuộc xung đột nội bộ, vì sức ép của trào lưu cực đoan tôn giáo và khủng bố quốc tế. Các vị đại biểu quốc hội cũng như các nhà lập pháp, có nghĩa vụ giữ gìn và làm tăng trưởng căn tính Âu Châu để các công dân tìm lại được niềm tín thác nơi các tổ chức của Liên hiệp Âu Châu và trong dự án Âu Châu về hòa bình và thân hữu.

Một lịch sử hai ngàn năm liên kết Âu Châu với Kitô giáo, nhưng lịch sử này phần lớn vẫn còn phải viết lên, để cùng nhau xây dựng một Âu Châu không xoay quanh kinh tế, nhưng quanh sự thánh thiêng của con người, các giá trị bất khả nhượng. Đã đến giờ xây dựng Âu Châu can đảm ấp ủ quá khứ của mình và tin tưởng nhìn về tương lai của mình để sống trọn vẹn và sống hiện tại trong hy vọng. Đã đến lúc từ bỏ ý tưởng một Âu Châu sợ hãi và co cụm vào mình để khơi dậy một Âu Châu nắm vai chính, mang khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, các giá trị nhân bản và cả đức tin. Âu Châu nhìn, bảo vệ, bênh đỡ con người; Âu Châu tiến bước trên trái đất chắc chắn và vững chãi, là điểm tham chiếu quí giá cho toàn thể nhân loại”.

Bài diễn văn của ĐTC bị ngắt quãng nhiều lần vì các tràng pháo tay hưởng ứng của các đại biểu và khi ngài vừa dứt lời, mọi người đã đứng lên nồng nhiệt vỗ tay cám ơn.

Ông chủ tịch Martin Schulz đã đại diện mọi người cám ơn ĐTC vì bài diễn văn ”chỉ đường” của ngài và ông gọi đó cũng là hướng đi trong tương lai của Liên hiệp Âu Châu này.

Viếng thăm Hi đồng Âu Châu

Rời Nghị viện, ĐTC tiến sang trụ sở Hội đồng Âu Châu chỉ cách đó 700 mét để viếng thăm. Bên ngoài Hội đồng có hàng ngàn người đứng chào mừng ngài. Tổ chức này được thành lập cách đây 65 năm và gồm các vị đại sứ của 47 nước và 150 thành viên thuộc nghị viện, 100 thành viên của hội đồng chính quyền địa phương và miền, 47 vị thẩm phán của tòa án Âu Châu về nhân quyền.

Khi đến trụ sở Hội đồng Âu Châu ĐTC đã được ông tổng thư ký Thorbjorn Jagland, 63 tuổi người Na Uy cùng với các giới chức của Hội đồng đón tiếp.

Sau nghi thức tiếp đón chính thức và hội kiến với các giới chức lãnh đạo Hội đồng, ĐTC đã tiến vào thính đường trong khóa họp long trọng của tổ chức này.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông Tổng thư ký, ĐTC nhắc đến sự tàn bạo của thế chiến thứ 2, và sự chia rẽ Âu Châu thành hai khối, hai bên bức màn sắt, từ đó ngài nói đến tiến trình xây dựng thống nhất và hòa bình, bắt đầu từ sự giáo dục về hòa bình, loại trừ nền văn hóa xung đột, loại bỏ những người không nghĩ hoặc sống như mình.
ĐTC đặc biệt lên án sự khủng bố tôn giáo và trào lưu khủng bố quốc tế coi rẻ sinh mạng con người, nạn buôn bán khí giới mà không bị ngăn trở. Hòa bình cũng bị đe dọa vì những hình thức nô lệ mới, nạn buôn người, biến con người thành hàng hóa trao đổi.

ĐTC ca ngợi nỗ lực của Hội đồng Âu Châu kiến tạo hòa bình qua sự thăng tiến các quyền con người. Ngài cũng cổ võ sự tìm kiếm sự thật, để tránh tình trạng mỗi người tự lấy mình làm mẫu mực, mở đường cho sự khẳng định chủ quan các quyền lợi. ĐTC cảnh giác chống lại sự hoàn cầu hóa thái độ dửng dưng phát xuất từ lòng ích kỷ, không có khả năng sống chiều kích xã hội đích thực. Từ cá nhân chủ nghĩa dửng dưng nảy sinh sự tôn thờ giàu sang sung túc.

Sau cùng, ĐTC cho biết Giáo Hội Công Giáo, qua Liên HĐGM Âu châu, sẵn sàng cộng tác với Hội đồng Âu Châu, nhất là trong lãnh vực suy tư luân lý đạo đức về những đề tài như bảo vệ sự sống con người, các lãnh vực y khoa, khoa học hoặc pháp luật.

Sau cuộc viếng thăm tại tổ chức này, ĐTC giã từ Strasbourg để đáp máy bay trở về Roma lúc quá 4 giờ chiều cùng ngày 25-11-2014.

G. Trần Đức Anh OP

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong 6 vị tân hiển thánh

Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong 6 vị tân hiển thánh





VATICAN. Từ ngày 23-11-2014, Giáo Hội Công Giáo có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được ĐTC ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng chúa nhật, Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.

Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.
Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô.

Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ có 60 HY, GM và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện ó khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.
Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước ĐTC và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước.

ợc sử 6 vị thánh mới

1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.

Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.

2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.

Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.

Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.

3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.
Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.

4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.

5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.

Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.
Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.

6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.

Phong thánh
Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của ĐHY Amato, ĐTC đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến ĐTC đã long trọng đọc công thức phong thánh:

Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:

”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.
Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).

Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.

Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).

Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).

ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!

Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:

”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).

Và ĐTC kết luận rằng:

”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen

Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh ĐTC trên bàn thờ có 6 HY và GM của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là ĐHY Crescenzio Sepe, TGM giáo phận Napoli, 2 vị TGM Ấn độ, và các GM giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.

Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Quyền được quên: để lại tội lỗi nơi tòa giải tội


Quyền được quên: để lại tội lỗi nơi tòa giải tội
WHĐ (20.11.2014) – Phát biểu về quyền được quên đi” tội lỗi sau khi xưng tộiĐức hồng y Mauro Piacenza nhấn mạnh rằng lòng thương xót của Thiên Chúa thực sự giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi trong quá khứ nếu chúng ta thực sựăn năn vì đã phạm tội.
Đức hồng y Mauro PiacenzaChánh án Toà Ân giải Tối cao, giải thích rằng nếu đã có quyền phạt một ai đó phạm lỗi”,thì cũng có quyền không để cho lỗi lầm của quá khứ làm thương tổn danh tiếng của người ấy mãi mãi.
Theo LOsservatore RomanoĐức hồng y Piacenza đã bế mạc hội nghị về “Bí mật của bí tích Giải tội  Tính riêng tư trong Mục vụdo Toà Ân giải Tối cao tổ chức tại Trụ sở của Toà Ân giải  Roma vào ngày 13 tháng 11 vừa qua.
Đức hồng y giải thích: Trong trật tự công lý của Thiên Chúa, quyền được quên đi quá khứ tội lỗi này luôn được hối nhân biết ơnvới cõi lòng khiêm tốn và ăn nănkhi họ đến với bí tích Hòa giải.
Đức hồng y nói tiếp: Sau khi ban ơn tha thứThiên Chúalà Đấng giàu lòng thương xótkhông còn nhớ đến tội lỗi củahối nhân nữavì tội ấy đã được tình yêu bao la của Ngài xoá bỏ.
Liên quan đến ấn toà giải tội, Giáo hội đã có rất nhiều kinh nghiệm qua nhiều thế kỷ và đã đề ra những “chuẩn mực chi tiết và nghiêm nhặt nhằm bênh vực và bảo vệ những gì chắc chắn phải  được coi là bí mật tuyệt đốivốn thuộc về mỗicha giải tội.
Đức hồng y Piacenza cũng cho biết các chuẩn mực này đã trở thành nền tảng cho các chuẩn mực của xã hội dân sựtrong việc giữ bí mật thuộc nghề nghiệp.
Ngài cũng nêu bật các chủ đề khác được thảo luận trong hội nghị như tầm quan trọng của việc xưng tội và linh hướngnhư những phương tiện chính trong việc đào tạo thuộc các chiều kích cá nhân  nội tâm.
Các diễn giả khác tại Hội nghị đã tập trung nói đến nhu cầu của giới trẻ cần được lắng nghe và hiểu được sự thật một cách đúng đắn, để được thương xót, hướng dẫn và giải thoát”.
Và Đức hồng y giải thích: Công lý là một cách khác của Thiên Chúa tình yêunghĩa là, một cách khác mà Thiên Chúa muốn những điều tốt đẹp cho con người. Cần phải nhấn mạnh rằng khi Thiên Chúa thực thi công lý là Ngài đang yêu thương. Một trong những hình thức của yêu thương  tôn trọng công lý.
(CNA)

Minh Đức

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha: “Đừng cất ơn Chúa vào nơi an toàn”



Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha: “Đừng cất ơn Chúa vào nơi an toàn
WHĐ (17.11.2014) – “Chúa Giêsu không bảo chúng ta để ơn Chúa vào nơi an toàn... Ngài muốn chúng ta dùng ơn ấy để sinh ích lợi cho người khác”. Đó là lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 16-11 với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô.
Giải thích bài Phúc Âm Chúa nhật về dụ ngôn các nén bạcĐức Thánh Cha nói: “Chúa Giêsu là Ông chủ, chúng ta làcác đầy tớ tài năng là gia sản Chúa ban cho chúng ta. Gia sản đó là gì? Là Lời Chúalà Thánh Thể, là đức tin vào Chúa Cha trên trờivào sự tha thứ của Người... Người trao phó cho chúng ta gia sản ấy! Nhưng không phải để chúng ta gìn giữ mà chúng ta được mời gọi làm cho gia sản ấy phát triển thêm lên”.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta đã làm gì với những ơn ấy? Chúng ta đã làm cho đức tin lan truyền’ đến những aiChúng ta đã khích lệ bao nhiêu người với niềm cậy trông của chúng taChúng ta đã chia sẻ lòng yêu mến ra sao vớingười thân cận của chúng ta?” Mi lúc và mọi nơi, cả những nơi xa xôi nhất và không đến được’, cũng có thể là nơi mà chúng ta phải làm cho những nén bạc của chúng ta sinh lời”.
Dụ ngôn này khuyến khích chúng ta không được che giấu niềm tin của chúng ta  việc chúng ta thuộc về Chúa Kitô,không được chôn vùi Lời Chúa, nhưng phải làm cho Lời Chúa đi vào cuộc sống của chúng tatrong các mối tươngquan của chúng tatrong những hoàn cảnh cụ thể. Chứng tá Kitô giáo của chúng ta phải đi đến với người khácphảiphát triển và đơm hoa kết trái.
Đức Thánh Cha mời mọi người đọc lại và suy gẫm đoạn Phúc Âm của ngày Chúa nhật (Mt 2514-30). Những tài năng, của cảiđiều thiện hảo thiêng liêng, mọi điều tốt đẹp Chúa ban cho tôi: tôi đã làm cho chúng sinh lợi ở nơi tha nhân như thế nàoHay tôi chỉ đơn giản đem cất vào nơi an toàn?
Thiên Chúa biết rõ từng người chúng ta ban cho mỗi người ơn thích hợp. Mặc dù không phải tất cả chúng ta đềunhận được những ơn như nhaunhưng điểm chung là tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa tin tưởng. Thiên Chúa tin tưởng chúng ta, Thiên Chúa hy vọng nơi chúng taChúng ta đừng để cho Thiên Chúa phải thất vọngđừng để cho nỗisợ hãi đánh lừa chúng ta. Nhưng phải títhác vào Thiên Chúa, là Đấng cũng tin tưởng chúng ta”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha mời gọi mọi người noi gương và cầu nguyện với Đức Mẹ: “Mẹ Maria đã thể hiện thái độnày một cách đẹp nhất và đầy đủ nhấtMẹ đã hân hoan đón nhận món quà tuyệt hảo nhất là Chúa Giêsu, và trao ban Chúa Giêsu cho nhân loại với con tim quảng đại. Chúng ta hãy xin Mẹ giúp chúng ta trở nên ‘người đầy tớ tốt lành trung tín’, để cũng được hưởng niềm vui mừng của Chúa chúng ta.

Minh Đức

Đức Thánh Cha bênh vực quyền của trẻ em

Đức Thánh Cha bênh vực quyền của trẻ em được lớn lên trong gia đình có cha có mẹ





VATICAN. Sáng 17-11-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ tọa phiên họp đầu tiên của hội nghị quốc tế về gia đình truyền thống, nhóm tại Vatican từ ngày 17 đến 19-11-2014 về chủ đề ”sự bổ túc của người nam và người nữ cho nhau”.

Hội nghị do Bộ giáo lý đức tin tổ chức và diễn ra tại Hội trường Thượng HĐGM thế giới ở nội thành Vatican, với sự tham dự của 365 người, trong số này có hơn 30 diễn giả đến từ 23 quốc gia và thuộc nhiều hệ phái Kitô cũng như thuộc các tôn giáo như Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Lão giáo, Jaina và đạo Sikh. Trong số các tham dự viên, đặc biệt có Đức Cha Charles Chaput, TGM giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ, là nơi sẽ diễn ra Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới vào tháng 9 năm 2015.

Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, ĐTC nhận xét rằng ”Trong thời đại chúng ta ngày nay, hôn nhân và gia đình đang bị khủng hoảng. Chúng ta sống trong một nền văn hóa tạm thời, trong đó càng ngày càng có nhiều người từ bỏ hôn nhân như một sự dấn thân công khai. Cuộc cách mạng này về phong tục và luân lý thường giơ cao lá cờ gọi là ”tự do”, nhưng trong thực tế, nó đưa tới sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số người, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất. Càng ngày người ta càng thấy rõ sự suy đồi của nền văn hóa hôn nhân có kèm theo sự gia tăng nghèo đói và một loạt các vấn đề xã hội, gây thiệt hại thái quá cho phụ nữ, trẻ em và người già”.

ĐTC kêu gọi các tham dự viên nhấn mạnh tới những cột trụ cơ bản nâng đỡ một quốc gia, đó là những thiện ích tinh thần. Ngài nói: ”Gia đình là nền tảng sự sống chung và là bảo đảm chống lại sự phân hóa xã hội. Các trẻ em có quyền được lớn lên trong gia đình, với một người cha và một người mẹ có khả năng kiến tạo một môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng và trưởng thành tình cảm của các em. Vì thế, trong Tông Huấn ”Niềm vui Phúc Âm, tôi đã nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thiếu được của hôn nhân cho xã hội, sự đóng góp này vượt lên trên bình diện cảm cúc và những nhu cầu nhất thời của đôi vợ chồng” (n.66).

Cũng trong bài diễn văn, ĐTC kêu gọi các tham dự viên làm nổi bật một chân lý liên quan tới hôn nhân, đó là sự dấn thân chung kết đối với tình liên đới, lòng chung thủy và tình yêu phong phú, đáp ứng những ước muốn sâu đậm nhất của tâm hồn con người.. Điều quan trọng là người trẻ đừng chiều theo não trạng tai hại của lối sống tạm thời, trái lại trở thành những người cách mạng, can đảm tìm kiếm một tình yêu mạnh mẽ và bền vững, nghĩa là đi ngược dòng.. Chúng ta cũng đừng để cho mình bị rơi vào một cạm bẫy, bị đánh giá theo các quan điểm ý thức hệ, bị coi là những gia đình cấp tiến hoặc gia đình bảo thủ. Không thể nói như vậy, gia đình là gia đình”.

Sau cùng ĐTC đích thân xác nhận vào tháng 9 năm tới, 2015, nếu Chúa muốn, ngài sẽ đến Philadelphia, Hoa Kỳ, để tham dự Đại Hội thế giới kỳ 8 của các gia đình.

Sau diễn văn của ĐTC, mọi người đã xem một băng Video về ”vận mệnh của gia đình nhân loại: về ý nghĩa của hôn nhân”. Tiếp đến là chứng từ của một học giả Hồi giáo ở Cairo, Ai Cập, một mục sư tin lành, một học giả thuộc đạo Jaina Ấn độ. Sau phần giải lao, có bài thuyết trình của Rabbi Do thái Lord Jonathan Sacks, cựu Rabbi Trưởng tại Anh quốc và khối Thịnh vượng chung. Mọi người đã nghe thêm một số chứng từ của một nữ tu Công Giáo và một hòa thượng Phật giáo.

Phiên họp chiều hôm qua do ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô và được mở đầu với bài thuyết trình của bà Janne Haaland Matláry, nguyên Bộ trưởng tại Na Uy, trình bày về gia đình, vẫn còn là đơn vị cơ bản của xã hội. Tiếp theo đó là hai chứng từ của một vị TGM Anh giáo và một học giả người Iran, thuộc đại học Kharazmi.

Trong phiên họp cuối hội nghị này, chiều ngày thứ tư, 19-11, Đức TGM Charles Chaput, TGM Philadelphia, sẽ giới thiệu Đại hội kỳ 8 các gia đình thế giới, và sau đó sẽ có phần trình bày Tuyên ngôn khẳng định hôn nhân. (SD 17-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP 

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Đức Thánh Cha kêu gọi các bác sĩ Công Giáo

Đức Thánh Cha kêu gọi các bác sĩ Công Giáo





VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các bác sĩ Công Giáo chống lại quan niệm ”thương xót giả tạo” ngày nay khiến người ta giúp phá thai, làm cho chết êm dịu và ”sản xuất con cái”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiếp sáng ngày 15-11-2014 dành cho 5 ngàn tham dự viên cuộc gặp gỡ của Hội bác sĩ Công Giáo Italia nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Fiorenzo Angelini, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, bà Bộ trưởng sức khỏe của Italia, Beatrice Lorenzin, và nhiều trẻ em, bệnh nhân và thân nhân của họ.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng ”Tư tưởng thịnh hành ngày nay nhiều lần đề nghị một thứ ”thương xót giả tạo”: cho rằng phá thai là giúp đỡ phụ nữ, làm cho chết êm dịu là một hành vi hợp với phẩm giá con người, coi như một chinh phục khoa học khi ”sản xuất” một đứa con mà người ta coi là một quyền thay vì đón nhận người con như một món quà, hoặc dùng sinh mạng con người như con vật trong phòng thí nghiệm, gọi là để cứu vớt những sinh mạng khác”.

ĐTC minh định rằng: ”Lòng thương xót theo tinh thần Tin Mừng là lòng từ bi tháp tùng trong lúc cần thiết, tức là lòng từ bi của người Samaritano Nhân Lành, nhìn thấy, cảm thương, lại gần và giúp đỡ cụ thể (Xc Lc 10,33). Sứ mạng của anh chị em như bác sĩ đặt anh chị em hằng ngày tiếp xúc với bao nhiêu hình thức đau khổ: Tôi khích lệ anh chị em hãy trợ giúp những người khổ đau khi những người Samaritano nhân lành, đặc biệt quan tâm săn sóc những người già, bệnh nhân và người tàn tật. Lòng trung thành với Tin Mừng sự sống và tôn trọng sự sống như hồng ân của Chúa, nhiều khi đòi anh chị em những chọn lựa can đảm và đi ngược dòng, và trong những hoàn cảnh đặc biệt, có thể đi tới độ phản kháng lương tâm”. (SD 15-11-2014)

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Công bố chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Sri Lanka và Philippines

Công bố chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Sri Lanka và Philippines





VATICAN. ĐTC sẽ viếng thăm Sri Lanka và Philippines từ ngày 12 đến 19-1 năm tới, 2015.

Theo chương trình do Phòng báo chí Tòa Thánh công bố hôm 14-11 vừa qua, ĐTC sẽ rời Roma lúc 7 giờ tối thứ hai, 12-1 và tới phi trường thủ đô Colombo của Sri Lanka lúc 9 giờ sáng hôm sau, 13-1.

Sau nghi thức tiếp đón tại Phi trường, ĐTC sẽ gặp gỡ các GM Sri Lanka lúc 1 giờ 15 phút trưa tại tòa TGM Colombo.

Ban chiều cùng ngày, lúc 5 giờ, ngài sẽ viếng thăm Tổng thống tại Phủ Tổng thống, trước khi tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn lúc 6 giờ 15 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Bandaramaike Memorial.

- Sáng thứ tư, 14-1, lúc 8 giờ rưỡi, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ phong Hiển Thánh cho chân phước Joseph Vaz, vị tông đồ của Sri Lanka, tại Công viên Galle Face Green cạnh bờ biển.

Ban chiều lúc 2 giờ, ĐTC sẽ đáp trực thăng đến Đền thánh Đức Mẹ Madhu để kính viếng và gặp gỡ các tín hữu vào lúc 3 giờ rưỡi, rồi trở về thủ đô. - Sáng thứ năm 15-1, lúc 8 giờ 15, ngài sẽ kính viếng Nhà Nguyện Đức Mẹ Lanka ở Bolawalana, mạn bắc Colombo, trước khi ra phi trường lúc 9 giờ để đáp máy bay đi Manila, Philippines.

ĐTC sẽ đến sân bay quân sự Villamor ở Manila lúc gần 6 giờ chiều cùng ngày 15-1.

Lễ nghi đón tiếp chính thức sẽ diễn ra tại Phủ Tổng Thống lúc 9 giờ 15 sáng hôm sau, thứ sáu 16-1. Ngài gặp gỡ Tổng thống và các quan chức chính quyền cùng với đoàn ngoại giao.

Ban trưa, lúc 11 giờ 15, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ với các GM, LM, trước sự tham dự của các tu sĩ nam nữ tại Nhà Thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Manila.

Lúc 5 giờ rưỡi chiều cùng ngày ngài sẽ gặp gỡ các gia đình tại Hội trường Mall of Asia Arena.

- Thứ bảy 17-1, ĐTC sẽ rời Manila bay tới thành phố Tacloban và dâng thánh lễ tại Phi trường quốc tế ở địa phương lúc 10 giờ. Sau đó ngài sẽ dùng bữa trưa với một số những người sống sót trong trận cuồng phong Hayan hồi tháng 11 năm 2013.

Ban chiều cùng ngày, lúc 3 giờ, ĐTC sẽ làm phép trung tâm cho người nghèo rồi gặp gỡ các LM, tu sĩ nam nữ và những người sống sót tại Nhà thờ chính tòa Palo, rồi trở về Manila.

- Sáng Chúa nhật 18-1, ĐTC sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo ở Đại Học Santo Tomas ở Manila rồi gặp gỡ các bạn trẻ tại Sân thể thao của đại học vào lúc 10 giờ rưỡi.

Ban chiều ĐTC sẽ cử hành thánh lễ lúc 3 giờ rưỡi tại Công viên Rizal Park cũng ở Manila.

- Sáng thứ hai, 19-1, sau nghi thức tiễn biệt tại Sân bay quân sự Villamor, Manila, ngài sẽ đáp máy bay lúc 10 giờ sáng để trở về Roma, dự kiến sẽ tới phi trường Ciampino Roma vào lúc 5 giờ 40 phút chiều cùng ngày 19-1. (SD 14-1-2014)

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Chủ chăn không được độc đoán

Chủ chăn không được độc đoán nhưng phải khiêm tốn và biết lắng nghe





Ý thức chức thừa tác là một ơn Chúa ban chứ không phải vì mình thông minh, tài giỏi, tốt lành hơn người khác, giúp các Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế biết sống khiêm tốn, cảm thông, thương xót, biết lắng nghe và học hỏi từ người khác, chứ không độc đoán, làm như thể cộng đoàn là của riêng mình và mọi người phải quỳ phục dưới chân mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với háng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi găp gỡ chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 12-11-2014.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý các đức tính mà các vị thừa tác của Giáo Hội phải có để sống việc phục Giáo Hội một cách đích thực và phong phú.

Mở đầu bài huấn Đức Thánh Cha nói: Trong bài giáo lý trước chúng ta đã minh nhiên sự kiện Chúa tiếp tục chăn dắt đoàn chiên Ngài qua chức thừa tác của các giám mục, linh mục và phó tế. Chính nơi các vị Chúa Giêsu hiện diện, trong quyền lực của Thần Khí Ngài, và tiếp tục phục vụ Giáo Hội bằng cách dưỡng nuôi đức tin, đức cậy, đức mến trong Giáo Hội. Như thế, các chức thừa tàc này là một ơn lớn lao Chúa ban cho mỗi cộng đoàn kitô và cho toàn thể Giáo Hội, trong nghĩa nó là một dấu chỉ sống động sự hiện diện và tình yêu của Ngài. Vậy chúng ta có thể tự hỏi đâu là điều được đỏi hỏi nơi các vị thừa tác này của Giáo Hội, để họ có thể sống việc phục vụ của mình một cách đích thật và phong phú?

Trong các ”Thư mục vụ” gửi các môn đệ của mình là Timoteo và Tito, tông đồ Phaolô cẩn thận đừng lại trên gương mặt của các giám mục, linh mục và phó tế, bằng cách phác họa ra ơn gọi của các vị và các đức tính cần được nhận ra nơi những người được chọn và trao phó cho các chức thừa tác này.

Thật là biểu hiệu, cùng với các ơn gắn liền với đức tin và cuộc sống tinh thần, có vài đức tính rất nhân bản được liệt kê ra: sự tiếp đón, thanh đạm, kiên nhẫn, hiền dịu, có thể tin cậy, có con tim tốt. Đó là mẫu tự, đó là văn phạm nền tảng của mỗi chức thừa tác. Nó phải là văn phạm nền tảng của mỗi giám mục, mỗi linh mục, mỗi phó tế. Phải, vì nếu không có bẩm chất xinh đẹp và thật sự này để gặp gỡ, hiểu biết, đối thoại, trân qúy và liên lạc với các anh em khác một cách tôn trọng và chân thành, thì không thể cống hiến một phục vụ và một chứng tá thực sự tươi vui và đáng tin cậy.

Thế rồi còn có một cung cách nền tảng mà thánh Phaolô khuyên nhủ các môn đệ của người và tất cả những ai được thụ phong chức thừa tác mục tử. Thánh tông đồ khích lệ họ liên tục làm sống lại ơn đã nhận lãnh (X. 1 Tm 4,14; 2 Tm 1,6). Điều này có nghĩa là họ phải luôn luôn sống trong ý thức rằng mình không phải giám mục, linh muc hay phó tế bởi vì mình thông minh hơn, tài giỏi hay tốt hơn các người khác, nhưng chỉ vì đó là một ơn, một ơn của tình yêu Thiên Chúa đã rộng ban, trong quyền năng Thần Khí của Người, cho thiện ích của dân Người. Ý thức này thật là quan trọng, và nó là một ơn cần phải xin mỗi ngày.

Thật thế, một Mục tử ý thức được rằng chức thừa tác của mình chỉ nảy sinh duy nhất từ lòng thương xót và từ con tim của Thiên Chúa sẽ không bao giờ có thái độ quyền uy, làm như thể là tất cả mọi người phải qùy dười chân mình và cộng đoàn là của riêng mình, là vương quốc của mình.

Ý thức rằng tất cả là quà tặng, tất cả là ơn thánh, cũng giúp một Mục tử không rơi vào chước cám dỗ đặt mình làm trung tâm sự chú ý và chỉ tin tưởng nơi chính mình. Thật khốn cho một giám mục, một linh mục, hay một phó tế nghĩ rằng mình biết hết mọi sự, luôn luôn có câu trả lời đúng cho mọi chuyện, và không cần tới ai hết! Trái lại, ý thức mình là người đầu tiên là đối tượng lòng thương xót và cảm thương của Thiên Chúa phải dẫn đưa một vị thừa tác tới chỗ luôn luôn khiêm tốn và cảm thông đối với người khác. Tuy ý thức là mình được mời gọi can đảm giữ gìn kho tàng đức tin (x. 1 Tm 6,20) người ấy sẽ lắng nghe dân chúng. Thật vậy, họ ý thức được rằng mình luôn luôn học hỏi được điều gì đó, cả từ những người còn xa đức tin và xa Giáo Hội. Rồi với các anh em mình tất cả phải đưa tới chỗ có một cung cách hành xử mới, mang dấu vết của sự chia sẻ, tinh thần đồng trách nhiệm và sự hiệp thông.

Các bạn thân mến, chúng ta phải luôn luôn nhớ ơn Chúa, bởi vì nơi con người và trong chức thừa tác của các giám mục, linh mục và phó tế, Người tiếp tục hướng dẫn và đào tạo Giáo Hội Người, khiến cho nó lớn lên dọc dài con đường nên thánh. Đồng thới chúng ta cũng phải tiếp tục cầu nguyện, để cho các Mục Tử của các cộng đoàn chúng ta là hình ảnh sống động của sự hiệp thông và tình yêu thương của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ các nườc Âu châu và Bắc Mỹ cũng như tín hữu đến từ Nam Phi, Indonesia, Nhật Bản, Argentina, Mehicô và Brasil.

Chào các tín hữu nói tiếng Arập, đặc biệt đoàn hành hương đến từ Giordania, Đức Thánh Cha khẳng định rằng lời mời gọi của Thiên Chúa luôn luôn là hoa trái lòng quảng đại, cảm thông và thương xót của Người. Ngài xin họ cầu nguyện cho các chủ chăn, để các vị thi hành chức thừa tác với lòng khiêm nhường, tinh thần phục vụ và biết lắng nghe, và trở thành hình ảnh sống động của sự hiệp thông và tình yêu của Chúa. Đức Thánh Cha xin Chúa chúc lành cho họ và che chở họ khỏi kẻ dữ.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan ngài nhắc tới kỷ niệm 25 năm lễ phong chân phước cho tu huynh Alberto Adam Chmielowski. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi người là ”Bổn mạng của sự thay đổi khó khăn của đất nước chúng ta và Âu châu”. Chúng ta hãy học hỏi nơi thánh nhân việc thực thi tình yêu thương xót đối với những người cần được trợ giúp là hình ảnh sống động của Chúa Kitô.

Với các tín hữu Mehicô Đức Thánh Cha chia buồn về vụ các sinh viên học sinh mất tích, nhưng thật ra là bị ám sát. Thực tại thê thảm này của nạn tội nằm phạm đàng sau việc buôn bán ma túy. Nó liên quan tới anh chị em và gia đình anh chị em.

Trông thấy một nhóm quân nhân Chile Đức Thánh Cha nói trong những ngày này chúng ta đang kỷ niệm 30 năm ký kết hiệp định hòa bình giữa Argentina và Chile, liên quan tới việc tranh chấp biên giới giữa hai bên. Hiệp định đã có thể ra đời nhờ ý chí đối thoại và sự can thiệp của Đức Gioan Phaolô II và Đức Hồng Y Samore. Đức Thánh Cha cầu mong tất cả các dân tộc đang xung khắc và tranh chấp nhau liên quan tới biên giới, văn hóa và mọi lý do khác tìm giải quyết chúng qua việc đối thoại, chứ không qua sự tàn ác của chiến tranh.

Với các đoàn hành hương nói tiếng Ý Đức Thánh Cha đặc biệt chào các Nữ tu Scalabrini, các Nữ tu Cát minh thừa sai của Chúa Giêsu Hài đồng đang họp tổng tu nghị, các sinh viên và giáo sư Phân khoa Khoa học xã hội của Đại học giáo hoàng Salesien nhân kỷ niệm 25 năm thành lập; các gia đình có con cái là nạn nhân giao thông và những người bị mất tích. Ngài cầu nguyện cho những người đã thiệt mạng vì các tai nạn lưu thông cũng như cho những người đã không bao giờ trở về với tình yêu thương gia đình.

Sau khi xướng tên của nhiều nhóm khác Đức Thánh Cha cầu chúc chuyến hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ củng cố nơi họ ý thức thuộc gia đình Giáo Hội.

Chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới ngài nhắc cho mọi người biết hôm thứ ba vừa qua Giáo Hội mới mừng lễ thánh Martino thành Tours. Ngài xin cho gương bác ái lớn lao của thánh nhân nêu gương sống hiến thân cho các bạn trẻ; lòng tín thác của người nơi Chúa Kitô Cứu Thế nâng đỡ các người đau yếu trong những lúc khổ đau; và sức mạnh tinh thần của thánh nhân nhắc nhớ cho các cặp vợ chồng mới cưới lấy đức tin làm trung tâm điểm cuộc sống hôn nhân.

Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho tất cả mọi người.

Linh Tiến Khải