label

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

đối thoại giữa Vatican và Trung quốc là "không thể thiếu được

ĐHY Hồng Kông John Tong : đối thoại giữa Vatican và Trung quốc là "không thể thiếu được"


Đức Hồng y John Tong: “Từ bây giờ trở đi, sẽ không có cuộc khủng hoảng chia rẽ”

“Khi cả hai bên tiến thêm một bước, chúng ta sẽ tự thấy trở nên gần gũi hơn, gần gũi nhau hơn và trở thành bạn hữu trên con đường dẫn tới chân lý.”

Đối thoại và sự hiểu biết tôn trọng là điều kiện tiên quyết cho sự hòa hợp xã hội và hòa bình thế giới, Đức Hồng y Hồng Kông John Tong Hon đã nói với một hội nghị chuyên đề về Kitô giáo và Trung quốc.

“Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy những lý do của riêng mình và nhấn mạnh vào kinh nghiệm của chính chúng ta như một tiêu chuẩn, do đó từ chối cơ sở kinh nghiệm của người khác, thì sự bất đồng, cãi vã và thậm chí chiến tranh sẽ không thể tránh khỏi,” giữa các cá nhân, cộng đồng, quốc gia và tôn giáo,” ngài nói.

“Kết quả là sự nhiệt tâm của chúng ta theo đuổi chân lý sẽ, trớ trêu thay, trở thành một khoảng trống ngăn cách chúng ta,” ngài nói trong bài diễn văn 22 tháng Ba.

Đức Hồng y và nhiều người khác đã phát biểu tại một hội nghị chuyên đề vào ngày 22 đến 23 tháng Ba về “Kitô giáo trong xã hội Trung quốc: tác động, tương tác và hội nhập văn hóa” do Giáo hoàng Học viện Gregorian của Roma tổ chức.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng y Tông nói, “đối thoại là một nét đặc thù không thể thiếu của thế giới chúng ta.”

Mọi người và cộng đồng đều có bối cảnh độc đáo, quan điểm về cuộc sống, giá trị và tiêu chuẩn, ngài nói.

“Trong khi khẳng định kinh nghiệm của riêng mình, chúng ta phải thừa nhận và tôn trọng tính hợp lý kinh nghiệm của người khác. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự hòa hợp xã hội và hòa bình thế giới,” ngài nói.

Kitô giáo và xã hội Trung quốc là hai nhóm lớn nhất trên thế giới, “mỗi nhóm đều có nền văn hoá sâu sắc và những truyền thống lịch sử.”

Ngài nói: “Khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe lẫn nhau và cảm thấy người khác cảm thấy thế nào, kinh nghiệm của bên kia sẽ cho chúng ta một sự hiểu biết mới về thế giới, cuộc sống và xã hội.

Đức Hồng y Tong cho biết điều này không những làm phong phú thêm về văn hoá, mà nó còn góp phần vào sự sống chung hòa bình.

Ngài nói: “Khi hai bên tiến thêm một bước, chúng ta sẽ trở nên gần gũi hơn, gần nhau hơn và trở thành bạn hữu trên con đường dẫn tới chân lý.

Trong bài diễn văn của mình vào ngày 22 tháng Ba, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Vatican nhấn mạnh phương pháp tiếp cận mà nhiều nhà truyền giáo Dòng Tên đã mang khi họ đến Á châu, đặc biệt là Trung quốc. Nó cho thấy niềm tin vào tính ưu việt ân sủng của Thiên Chúa đã từng làm việc trong lịch sử nhân loại và trước hành động của con người, ngài nói.

Ngài nói: “Ở Trung quốc cũng vậy, Thiên Chúa đã hiện diện và năng động trong văn hoá và đời sống của nhân dân Trung quốc.

Hạt giống Tin Mừng đã được gieo trồng ở Trung quốc, và giờ đây, nó đang phát triển và sản sinh hoa trái “bằng cách nuôi dưỡng và mang những đặc tính phù hợp với văn hoá địa phương mà nó được gieo trồng,” ngài nói.

Đức Tổng Giám mục Gallagher nói: “Có vẻ như rõ ràng rằng sứ vụ của Giáo hội ở Trung quốc hiện nay là một trong số đó là ‘người Công giáo đầy đủ và thực sự Trung quốc,’ làm cho Tin Mừng của Chúa Giêsu có sẵn cho tất cả mọi người và nhắm vào việc phục vụ công ích.”

Những mối quan hệ giữa Trung quốc và Giáo hội Công giáo đã xen kẽ giữa “những khoảnh khắc hợp tác hiệu quả” cùng “sự hiểu lầm và thù hận lớn lao, đôi khi dẫn đến những tình huống mà cộng đồng các tín hữu cảm thấy khổ đau,” ngài nói.

Bằng cách nhìn vào quá khứ, người ta có thể thấy phương pháp tạo ra sự hợp tác hiệu quả, đó là phương pháp “hội nhập văn hoá đức tin qua những kinh nghiệm cụ thể về tri thức, văn hoá nghệ thuật và tình hữu nghị với người Trung quốc.” Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher nói thêm .

Người ta có thể nhận ra một cách chắc chắn “một sự hiện diện Kitô giáo đích thực ở Trung quốc, điều mà có thể trình bày bản chất đặc biệt và sự mới mẻ của Tin Mừng trong một bối cảnh bắt nguồn từ đặc tính cụ thể của văn hoá Trung quốc,” ngài nói.

Đức Tổng Giám mục Gallagher nói: “Tính phổ quát của Giáo hội Công giáo, với sự cởi mở tự nhiên của nó đối với tất cả các dân tộc, có thể đóng góp vào việc thúc đẩy đạo đức và tinh thần cho nỗ lực lớn lao trong cuộc đối thoại giữa Trung quốc và thế giới đương đại, thực hiện một cách đúng đắn như vậy thông qua Cộng đồng Công giáo Trung quốc, được lồng ghép hoàn toàn vào tính năng động lịch sử và hiện tại của xứ sở Khổng Tử.”

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn (thanhlinh.net)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét