CHÚC MỪNG CHA SỞ 34 NĂM HỒNG ÂN LINH MỤC VÀ 74 NĂM CUỘC ĐỜI
Đóa hoa chúc mừng |
CHÚC MỪNG CHA SỞ 34 NĂM HỒNG ÂN LINH MỤC VÀ 74 NĂM CUỘC ĐỜI
Đóa hoa chúc mừng |
Phiên bản Kinh Thánh dành cho thiếu nhi được xuất bản trong Năm Quốc tế Thiếu nhi, năm 1979. Cho tới nay, Kinh Thánh thiếu nhi đã được dịch sang 194 ngôn ngữ.
Trong một thông báo, nhân Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ nhất, diễn ra tại Roma, trong hai ngày, 25 và 26/2024, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ (CAN) nhấn mạnh tầm quan trọng của Kinh Thánh dành cho thiếu nhi, trong việc hỗ trợ hoạt động loan báo Tin Mừng của Giáo hội Công giáo.
Tổ chức cho biết, sau khi được giới thiệu tại Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh lần thứ ba tại Puebla của Mexico, phiên bản Kinh Thánh dành cho thiếu nhi được xuất bản trong Năm Quốc tế Thiếu nhi, năm 1979. Cho tới nay, Kinh Thánh thiếu nhi đã được dịch sang 194 ngôn ngữ.
Trong dịp này, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ cũng thu thập những chứng từ đức tin ở các nơi trên thế giới về tác động mạnh mẽ của Lời Chúa đối với con người, đặc biệt đối với hàng triệu trẻ em, những người giờ đây đã trên 45 tuổi, đã biết cách cầu nguyện nhờ bộ Kinh thánh thiếu nhi “Chúa nói với trẻ em”.
Một trong những trường hợp này là cha Rolando Montes de Oca người Cuba. Cha xác nhận, trong bối cảnh phức tạp của hòn đảo, cha đã gặp được Chúa Kitô nhờ cuốn Kinh Thánh thiếu nhi mà cha luôn mang theo, ngay cả trước khi vào chủng viện. Cha nói, lúc đó còn nhỏ nhưng cha vẫn không bao giờ quên khi một linh mục cho cha cuốn Kinh Thánh dành cho trẻ em. Với cuốn Kinh Thánh này cha đã học về Chúa và lịch sử ơn cứu độ, nhờ đó cha biết yêu mến Chúa. Cha xác tín chính Thiên Chúa mà cha yêu mến đã gọi cha trở thành linh mục.
Tổ chức xác nhận rằng, trong nhiều trường hợp, trên khắp thế giới, Kinh Thánh thiếu nhi là cuốn sách duy nhất mà trẻ em có thể được biết. Cha Henrique Uggé, người Ý, truyền giáo ở vùng Amazon Brazil nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe, đọc và suy niệm Lời Chúa bằng chính ngôn ngữ, trong bối cảnh văn hoá và lịch sử của mình.
Ở Kenya, đa số trẻ em chỉ nói tiếng Turkana. Mặc dù nhiều khó khăn, các nhà truyền giáo đã sử dụng thành công Kinh Thánh thiếu nhi để dạy giáo lý cho trẻ em trong khu vực. Vì có hình ảnh nên các em có thể xem, chạm vào và cảm nhận, thậm chí có thể nghe được Lời Chúa.
Trong thông báo, Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ còn khẳng định rằng Kinh Thánh cho trẻ em là một trong những dự án lâu đời nhất của Tổ chức. Với 194 ngôn ngữ đã được lưu hành, Tổ chức tiếp tục hoạt động để có thêm nhiều trẻ em học được rằng Thiên Chúa yêu thương các em rất nhiều và từ đó, học cách yêu mến Người.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Nhân dịp kỷ niệm 9 năm (24-5-2015 - 2024) ban hành Thông điệp Laudato Si’, của Đức Thánh Cha Phanxicô, về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất, Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TP. HCM gởi thư mời quý khách tham dự Hội luận Liên Tôn có chủ đề: “Hiệp hành chăm sóc môi sinh”, vào sáng thứ Năm ngày 23-5-2024, tại hội trường GB. Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ TGPSG.
Trong bầu khí hân hoan, tưng bừng, Văn phòng Đối thoại Đại kết và Liên tôn trực thuộc Hội đồng Giám Mục Việt Nam (VPĐTĐK & LT/ HĐGMVN) đón tiếp khoảng 450 quý khách từ các tôn giáo bạn và trong Giáo hội Công giáo, đến tham dự buổi Hội luận Liên Tôn.
Trong dịp này, ban tổ chức (BTC) có khai mạc triển lãm tranh “23 Nghệ nhân vun đắp môi sinh” (Từ ngày 23 đến 27/6/2024) của Họa sĩ Lê Hữu Nghiệm. Khách tham dự được chiêm ngưỡng các tác phẩm ấn tượng sâu sắc tại sảnh Hội trường trước khi vào Hội trường Hội luận.
Là tín đồ các tôn giáo, chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường sống mà còn vun trồng môi sinh tâm linh. Các hiền nhân hay thánh nhân có thể được xem như những nghệ nhân góp phần xây dựng môi trường tâm linh cho nhân loại. Dù họ không còn tại thế, nhưng ảnh hưởng và năng lượng tích cực của họ tạo cảm hứng cho con người thời đại chúng ta. Đây là mục đích cuộc triển lãm tranh.
Lúc 9g15, Ban tổ chức giới thiệu các thành phần tham dự Hội luận Liên Tôn:
Về phía các tôn giáo bạn: Các chức sắc, chức việc, đạo hữu, đạo tâm, tu sĩ và tín hữu, mục sư, của các tôn giáo Phật giáo, Cao Đài, Minh Lý Thánh hội, Baha’i, Islam, Hòa Hảo và Tin lành.
Về phía Giáo hội Công giáo có: Đức ông Giuse Indunil - Thư ký Bộ Đối thoại Liên tôn Vatican, Đức Giám mục (ĐGM) Giuse Châu Ngọc Tri - Giám mục GP Lạng Sơn, Phụ trách VPĐTĐK & LT/ TGPSG, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm - GM GP Mỹ Tho, ĐGM phụ tá Giuse Bùi Công Trác - GM GP Sài Gòn, quý bề trên các nhà Dòng, quý linh mục, nam nữ tu sĩ, đại diện các Ban Mục vụ, Hội đoàn, quý giảng viên, học viên, nhân viên TTMV và quý khách mời đặc biệt.
Tuyên bố lý do và khai mạc
Cách đây 9 năm, ngày 24-5- 2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chia sẻ mối bận tâm về môi trường và mời gọi mọi công dân trên hành tinh này chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại là trái đất này. Hôm nay, quý đạo hữu các tôn giáo chúng ta họp mặt nơi đây để bày tỏ sự đồng cảm trong hướng đi chung này và chia sẻ thao thức của những người có niềm tin trong việc cùng nhau chăm sóc môi sinh thiên nhiên cũng như tâm linh.
Ban tổ chức đã mời Đạo Huynh Tường Lãm, Đạo huynh Thiện Trí, ĐGM Giuse Ngọc Tri và Giuse Công Trác; lên sân khấu cùng gióng hồi chiêng trống và thả chim bồ câu để khai mạc.
Chương trình có bốn tham luận được trình bày.
Tham luận 1 chủ đề: Bảo vệ môi trường - nguy cơ do điện hạt nhân - bà Yoshii Michiko trình bày.
Bà đã trình bày các nội dung chính: về nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản, lợi ích và hiểm họa của nó. Bà đã nói lên kinh nghiệm của bản thân là người Nhật Bản, chịu ảnh hưởng hậu quả của chất phóng xạ hạt nhân. Công giáo tại Nhật bản có tỷ lệ rất thấp (0,3%), nhưng cũng đã tham gia cùng thầy sư Phật giáo, và cộng đồng trong việc lên tiếng bảo vệ môi sinh.
Cách đây 13 năm (11-3-2011), do động đất và sóng thần làm nổ 3 trong số 6 lò điện hạt nhân ở Fukushima Daiichi, chất phóng xạ tan chảy bay ra chung quanh làm ảnh hưởng đến môi trường rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, mọi thứ bị nhiễm phóng xạ, điển hình là gia đình của bà chịu ảnh hưởng. Cho đến nay hậu quả của chất phóng xạ này vẫn còn gây hiểm họa cho đất nước và con người. Nhà máy điện hạt nhân cũng thải ra rác hạt nhân, người ta đem chôn vào lòng đất 100 ngàn năm. Đây không phải là giải pháp tốt.
Giáo hội Công giáo và Phật giáo đã biểu tình phản đối yêu cầu chính phủ phải chấm dứt sử dụng nhà máy điện hạt nhân, nên Chính phủ Nhật ngưng xây dựng; nhưng lại đem xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân đi một số nước khác, người dân Nhật cũng đã vẫn phản đối, vì không muốn người Nhật xuất khẩu sự bất hạnh đến các nước khác. Cuối cùng kế hoạch xuất khẩu điện hạt nhân bị hủy bỏ. Bà hy vọng có sự hợp tác giữa tôn giáo và người dân để nước Nhật không còn sử dụng điện hạt nhân trong thời gian sớm nhất.
Tham luận 2 chủ đề: “Hiệp hành chăm sóc môi sinh”, do Đạo huynh Huệ Khải trình bày.
Tôn giáo Cao Đài chăm sóc môi sinh theo các cách: Định hình nền tảng đạo đức nội tại ở mỗi tín đồ; Giáo dục để xây dựng chăm sóc môi sinh; Gắn kết tâm linh với thiên nhiên; Lựa chọn lối sống; Hợp tác liên tôn.
Đạo huynh đã giải thích chi tiết các phần mục trên, và trong lời kết ông nhấn mạnh đến việc tôn giáo có thể truyền bá rộng rãi thông điệp chăm sóc môi sinh trong tín đồ cũng như huy động họ tham gia các sáng kiến về chăm sóc môi sinh, truyền cảm hứng cho các tín đồ nhận ra trách nhiệm chung của mình đối với trái đất và hành động để bảo tồn, duy trì cho các thế hệ tương lai. Các nhà lãnh đạo đầy uy tín có thể định hình ý kiến công chúng và tác động đến chính sách nhà nước. Tôn giáo Cao Đài nói rằng nếu chúng ta hành động như thế là không đóng khung đạo vào trong Thánh đường, mà chúng ta đang sống đạo. Đạo là đường đi, một hành trình lâu dài. Chủ đề “Hiệp hành chăm sóc môi sinh” hàm ý các tôn giáo cùng nhau đối thoại, hợp tác lâu dài chăm sóc môi sinh trong quy mô rộng lớn.
Ông nhấn mạnh đến lời ĐGH trong Laudato Si’ số 201: “Tính chất nghiêm trọng của khủng hoảng sinh thái đòi hỏi chúng ta phải hướng tới lợi ích chung, dấn thân vào một hành trình đối thoại vốn dĩ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính kỷ luật và lòng độ lượng.”
Kết thúc, Đạo huynh Huệ Khải cầu nguyện cho các tôn giáo hiệp hành cùng nhau làm theo như lời ánh sáng soi đường trên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông thư Laudato Si’.
Tham luận 3 chủ đề: Đạo đức môi sinh, do ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trình bày.
Khi nói đến đạo đức môi sinh là muốn nói đến cách ứng xử với trái đất, với môi trường mình đang ở đó; nó còn tùy thuộc vào cách nhìn về thế giới, trái đất, thiên nhiên, vũ trụ và con người. ĐGM Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ theo góc nhìn của Kitô giáo, tóm gọn trong 3 điều.
1. Trái đất, thiên nhiên và con người, vạn vật là công trình tạo dựng của Thiên Chúa và tất cả mọi sự đều tốt đẹp. (sách Sáng Thế Ký). Trong đó, con người có vị trí đặc biệt, bởi vì con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được Ngài trao trách nhiệm quản lý trái đất, cầy cấy và canh giữ đất đai.
2. Theo giáo huấn Công giáo, tài nguyên của trái đất này thuộc về tất cả mọi người. “Thiên Chúa đã muốn đặt để trái đất cho mọi người và mọi dân tộc sử dụng, làm sao của cải được tạo ra phải phân phối cho tất cả mọi người một cách hợp lý, theo sự hướng dẫn của luật công bằng đi đôi với tình bác ái” (Hiến chế Mục vụ). Đối với GH Công giáo, một đàng nhìn nhận quyền tư hữu là chính đáng, đàng khác nó còn phụ thuộc của cải trái đất dành cho mọi người - Luật vàng cho ứng xử xã hội và là nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ nền đạo đức và chuẩn mực xã hội (theo ĐGH Phanxicô).
3. Công ích, được hiểu là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép các tập thể hay các phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo của mình một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. Công ích ấy không chỉ nhắm cho chúng ta thế hệ này mà còn hướng tới cho cả thế hệ tương lai. Vậy chúng ta muốn để lại những gì cho thế hệ tương lai?
Từ đó, một số thái độ cần quan tâm, gồm 3 điều:
- Đừng khai thác thiên nhiên quá mức, phải tôn trọng vạn vật là quà tặng của tình yêu Thiên Chúa.
- Vun trồng, đừng hủy diệt. Con người và thiên nhiên tương thuộc vào nhau, phải gìn giữ, chăm sóc Thiên nhiên.
- Tài nguyên trái đất do Thiên Chúa ban tặng dành cho mọi người, vì vậy phải chia sẻ hơn là lạm dụng ích kỷ cho riêng mình. ĐGH Phanxicô nói: “Nếu chúng ta có thể vượt qua chủ nghĩa cá nhân thì chúng ta sẽ có thể thực sự phát huy một lối sống khác, mang lại sự thay đổi đáng kể trong xã hội.”
Sau cùng, ĐGM Phêrô chia sẻ suy tư: ĐGH Bênêdictô XVI nói: “Những sa mạc bên ngoài đang gia tăng trên thế giới ngày nay là vì những sa mạc tâm hồn đang quá lớn.” Sa mạc bên ngoài đang thiếu vắng tình người, thiên nhiên bị tàn phá, vạn vật bị hủy diệt; có mối liên hệ mật thiết với sa mạc nội tâm. Tâm ích kỷ, tính kiêu căng, sự ham muốn quá lớn và tìm mọi cách để thỏa mãn. Như vậy, việc chăm sóc sa mạc nội tâm sao cho biết mở lòng ra với tha nhân, thiên nhiên, vạn vật; đó chẳng phải là nhiệm vụ chính yếu của các tôn giáo hay sao?
Tham luận 4 chủ đề: “Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật”, do Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ, Giảng viên Học viện Phật giáo tại Tp.HCM trình bày.
Phật giáo ý thức rằng, con người phải đối xử với giới tự nhiên theo nguyên tắc trung đạo, phải sống dựa vào tự nhiên, bảo tồn tự nhiên để tồn tại và phát triển Thân Tâm.
Thực hành chánh niệm tỉnh thức theo Đức Phật dạy: tu dưỡng thân tâm, thực hành lối sống chánh niệm, sống tiết kiệm, giảm thiểu chất thải độc hại, tái sử dụng vật dụng
Những nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng, vì môi trường thân yêu: Sống tỉnh thức, chánh niệm, thiền tập, với tâm từ bi, yêu thương chúng sanh, giúp đời sống chúng ta trọn vẹn ý nghĩa, đem lại lợi ích cho bản thân cho mọi người và môi trường chung quanh, trong từng giây phút.
Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ đã cảm nhận sâu sắc trong bài viết: "Lắng nghe Lời Chúa trong thinh lặng" của Louis Mảtine, nói về phẩm tính thinh lặng mang dấu ấn thánh thiêng trong cuộc đời Thầy Chí Thánh Giêsu. Ba mươi năm đầu đời của Chúa Giêsu được bao trùm bởi sự thinh lặng ấn tượng, và sau đó là ba năm đời sống công khai rao giảng của Người. Đó là thời gian Thiên Chúa cất lời và đối thoại với con người. Dẫu vậy, ngay cả trong thời kỳ này cũng chất chứa nhiều điều kỳ diệu của sự thinh lặng, và sự thinh lặng là một nét đặc thù trong cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Lời kết:
- Tỉnh thức, chánh niệm trong mỗi phút giây với tình yêu thương là có niềm vui, hạnh phúc cho chính mỗi con người.
- Sống tiết kiệm, tối giản, bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, làm từ thiện, sống chay trường giảm thiểu nhà kính.
Sau cùng, Ni sư xin ơn trên gia hộ độ trì cho tất cả cho mọi người.
Đức ông Indunil chia sẻ
Ngài bày tỏ niềm vui được tham dự Hội luận hôm nay. Ngài chia sẻ, một trong những vấn đề nổi lên hiện nay trên thế giới là khủng hoảng môi sinh, khai mạc buổi Hội luận hôm nay bằng cuộc triển lãm “23 Nghệ nhân vun đắp môi sinh tâm linh”, tiếp theo có 4 Tham luận nói về môi trường. Đức Ông bày tỏ niềm xúc động với bài hát của các em mầm non trường Kirin, một số em gần như hét lên lời cầu nguyện với Chúa.
Năm 2016, ĐGH Phanxicô nói rằng thế hệ tương lai sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta không bảo vệ môi trường. Chúng ta được thừa kế khu vườn cho nên không thể biến thành nó sa mạc để lại cho con cháu. Hôm nay nhiều lãnh đạo tôn giáo quan tâm đến vấn đề môi trường; chúng ta có những sa mạc bên ngoài bởi vì sa mạc trong lòng quá lớn. Nói cách khác đạo đức môi sinh cũng là đạo đức về sự công bằng. Chúng ta có thể gọi là tội lỗi là tham, sân, si hay vô minh. Đây là vấn đề khó khăn, có điều gì đó không đúng với tâm hồn con người, do đó vấn đề khủng hoảng môi sinh phát sinh từ lòng con người.
Do đó để giải quyết phải khởi đi từ tâm hồn con người nếu như chúng ta muốn chữa lành môi trường. ĐGH Phanxicô trong Laudato Si’ số 53 đã tóm kết vấn đề chúng ta bàn thảo hôm nay. Dù cho vấn đề môi sinh phức tạp và có nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta phải chuyển hóa nó; tôn trọng các nền văn hóa và tôn giáo. Chúng ta có thể diễn dịch nó bằng nghệ thuật, bằng áng văn thơ, tâm linh… Nếu chúng ta thực lòng muốn phát triển. Chúng ta cũng thực lòng nhìn nhận những gì chúng ta gây hại, những sự bỏ lỡ, bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ.
Khi ngài đến Campuchia, một Giám Mục trao cho ngài hình con hươu cao cổ và một cuốn sách nhỏ. Campuchia sau cuộc chiến nên đang chữa lành vết thương, họ dùng hình ảnh 2 con thú: con ếch và hươu cao cổ. Hươu cao cổ thì cổ cao, tầm nhìn xa và trái tim lớn. Vì thế có nhiều con thú vây quanh nó, nhờ nó biết được những gì xảy ra từ xa; nó được ví như sự cao thượng. Ngược lại con ếch nhìn xuống, tầm nhìn thấp, trái tim nhỏ; nó được ví như sự thấp kém.
Tóm lại: Khủng hoảng môi sinh là vấn đề lớn, muốn thoát khỏi phải có tầm nhìn cao sâu, các tôn giáo có thể đóng góp rất nhiều. Chỉ có tầm nhìn thôi thì chưa đủ, chúng ta cần hoán cải, thay đổi tâm hồn, mở rộng tâm hồn, chăm sóc môi trường, liên kết cùng nhau trong mọi thành phần xã hội, vì đây là vấn đề của tất cả mọi người, cần thay đổi lối sống, cố gắng hướng thượng, và cần ánh sáng từ trời cao. Ngài cầu xin Chúa chúc lành cho mọi người.
Xen kẽ các Tham luận là phần phục vụ văn nghệ do các tín hữu các đạo trình bày cống hiến như:
- Bài hát “Trái đất này là của chúng mình”, do bé Thư kỳ là một Phật tử hát, với phần múa minh họa của thiếu nhi giáo xứ Phanxicô Đakao.
- Hát và làm cử điệu, “Bài ca cảm tạ”, nhạc nước ngoài, lời việt: cô Diệp Đào; do các bé trường Kirin trình bày. Các bé tuổi mầm non, dễ thương, toát vẻ ngây thơ, trong trang phục truyền thống nhiều dân tộc, tôn giáo; với giọng trẻ con hát lập đi lập lại “Sing Hallelujah to the Lord (Ngợi khen Thiên Chúa) - Xin hạnh phúc cho muôn người, bình an đến cho mỗi gia đình, trái đất tươi đẹp đầy yêu thương.” kèm với cử điệu chắp tay giơ lên cao, khiến nhiều tham dự viên xúc động rơi nước mắt, đã lưu lại nhiều ấn tượng.
- “Thượng đế có màu gì?” - trình bày do Tam ca của Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại đạo.
- Hòa tấu Lễ nhạc - do Ban Lễ nhạc thánh Thất Sài Gòn - Tòa Thánh Tây Ninh trình bày.
- Tiếng đàn violon réo rắt trong tác phẩm “Dòng sông xanh”, do bé Duyên An trình bày và phần đệm đàn Piano của cô Hoàng Yến.
Sau đó, Lm PX Bảo Lộc, Trưởng ban MV ĐTLT và Soeur Anna Nguyễn Thị Phượng trong Ban tổ chức đã trao kỷ niệm chương cho quý Giám mục, 4 thuyết trình viên và Họa sĩ Lê Hữu Nghiệm (tác giả “23 nghệ nhân chăm sóc môi sinh”).
Đúc kết Hội luận
Lm PX Bảo Lộc, Thư ký Văn phòng ĐT Đại Kết và Liên tôn, đại diện Ban tổ chức có lời cảm ơn tất cả tham dự viên và đúc kết buổi Hội luận liên tôn dựa qua các bài phát biểu và Tham luận:
1. Từ phát biểu của Đức ông, bằng 5 chữ C: Chân thực - Chuyển Hóa - Conversion (Hoán cải) - Chăm sóc - Chữa lành.
2. Từ Tham luận của Ni sư Thích Nữ Hương Nhũ, bằng 4 chữ T: Tỉnh thức - Thanh tâm - Tối giản - Thân lẫn tâm.
3. Từ Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, bằng 3 điều: Vun trồng - Chia sẻ - Tôn trọng.
4. Từ Tham luận của Đạo huynh Huệ Khải, ấn tượng khi nói về tiếng vỗ tay, của một người, và tiếng vỗ của nhiều người, sẽ có khác, mọi người sẽ trả lời theo cảm nhận của mình. Ngoài ra, ông có nhắc đến từ linh quang (ánh sáng thiêng liêng), Lm PX liên tưởng đến lời ĐGH nói ở Mông Cổ: “Hãy mở rộng căn lều và bước đi trong ánh sáng từ trời cao.”
5. Từ Tham luận của bà Yoshii Michiko trình bày, Lm PX thấy một từ được lập lại nhiều lần “may mắn thay”. May mắn thay những dự án nhà máy điện hạt nhân đó đã bị hủy; May mắn thay dân Nhật không còn xuất khẩu cái bất hạnh của mình cho các nước khác.
6. Các em đóng góp phần văn nghệ. Nhìn các em thấy gợi lên lời mời gọi và sự thách đố chúng ta là những người trưởng thành sẽ để lại cho thế hệ hậu bối những di sản nào từ trái đất mà chúng ta đã sử dụng.
7. Hình ảnh hai chú chim bồ câu ung dung đi lại trước sân khấu, như đồng cảm với mọi người nơi đây, theo ngôn ngữ vô ngôn của động vật.
8. Logo của Hội luận Liên tôn, thanh trúc có 7 đốt, tượng trưng cho 7 tôn giáo họp nơi đây; tượng trưng cho 7 ơn Chúa Thánh Thần. Khăn đống của quý Đạo huynh Cao Đài có 7 tầng (ý nghĩa để thành nhân phải vượt trên thất tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ).
Sau cùng, Lm PX Bảo Lộc ước gì Hội luận hôm nay mang lại: Thiên - Địa - Nhân - Vật - Hòa.
Trước khi kết thúc chương trình, BTC mời mọi người cùng hiệp tâm trong bài hát Kinh Hòa Bình, để cầu mong sự an lành cho toàn thể thế nhân.
Chương trình hội luận kết thúc lúc 12g. BTC đã cảm ơn sự có mặt của quý tham dự, các vị thân tâm thường an lạc, để chung tay chăm sóc môi sinh và phát triển tâm linh để phục vụ nhân sinh.
BTC mời quý chức sắc và đạo hữu các tôn giáo lên lễ đài ghi ảnh lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày hôm nay. Sau đó mời quý vị đại diện các TG dùng bữa cơm chay thân mật tại cantine.
BTC cảm ơn những món quà từ Nam thành Thánh Thất Cao Đài, Ban cai quan Liên Hoa Cửu cung Thiên Hoa Học đường, và Họ đạo Lộ Đỏ.
BTC cũng đã gởi giỏ quà cho tất cả khách tham dự, gồm 2 cuốn sách: Kể chuyện Kinh Thánh, và Đạo yêu thương.
Nguồn: tgpsaigon.net (26.05.2024)
Xem thêm hình ảnh: tại đây