Năm mới sẽ vẫn cũ, nếu không có não trạng mới
Năm
2013 nhiều tai ương đã khép lại và mở cửa cho năm 2014. Để chào mừng
năm mới các đài phát thanh truyền hình tổng kết năm cũ và đồng thanh kết
luận rằng tình hình thế giới năm 2013 đã có qúa nhiều điểm tiêu cực,
trong đó có 17 cuộc chiến vẫn tiếp diễn, sự thất bại của mùa xuân A Rập,
tình trạng khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài tại các nước Âu châu,
tình hình căng thẳng tại Biển Đông và Hoa Đông, nạn khủng bố chống lại
đường lối chính trị đàn áp của chính quyền Matscơva vv...
Thật thế, kể từ khi cuộc ”cách mạng hòa nhài” bùng nổ tại Tunisia và lan sang các nước A rập Bắc Phi cũng như nhiều nước vùng Trung Đông, đã không có nút thắt nào trong vùng được tháo cởi. Tình hình chính trị tại các nước như Tunisia, Libia, Ai Cập vẫn bất ổn và căng thẳng, khiến cho ước mơ dân chủ bị khựng lại. Tại Siria trái lại nó đã khiến cho cuộc nội chiến bùng nổ và kéo dài từ ba năm qua làm cho hơn 160 ngàn người thiệt mạng, hơn 4 triệu người phải di cư tị nạn chiến tranh, và cả một quốc gia phồn thịnh bị tàn phá tan hoang. Sở dĩ chiến tranh Siria vẫn kéo dài vì Nga, Trung Quốc và Iran ủng hộ và bán khí giới cho ông Assad, trong khi Hoa Kỳ và các nước Âu châu ủng hộ và cung cấp khí giới cho các lực lượng đối lập. Sau bao nhiêu lời kêu gọi, Liện Hiệp Quốc vẫn không thành công trong việc mở ra một hành lang nhân đạo trợ giúp người tị nạn. Toàn vùng Trung Đông biến thành bãi chiến giữa hai hệ phái Hồi giáo Sciít và Sunnít tranh giành quyền bính, tàn sát lẫn nhau không thương tiếc, khiến cho các tôn giáo thiểu số khác cũng bị vạ lây, trong đó có hàng trăm ngàn tín hữu kitô.
Riêng tại Thánh Địa mọi nỗ lực hòa bình đều thất bại, vì chính quyền Israel vẫn tiếp tục chính sách ăn cướp đất, thành lập các làng mới trên đất của người Palestine, còn người Palestine, đặc biệt là lực lượng Hamas, vẫn không thừa nhận Israel và từ bỏ ý định tiêu diệt người Do thái.
Sự kiện Phi châu trở thành ”chợ trời khí giới”, nơi Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, nhiều nước A Rập và các nước Âu châu thi nhau bán khí giới cũ nhiều hơn mới, để đổi lấy mọi thứ quặng mỏ và nguyên liệu khiến cho các cuộc nội chiến kèo dài hết năm này sang năm khác tại các nước như: Nam Sudan, Etiopia, Eritrea, Somalia, Trung Phi, Cộng hàa Congo và Nam Phi.
Bên Âu châu cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài từ năm 2008 tới nay khiến cho các quốc gia kỹ nghệ tân tiến lâm vào tình trạng kiệt quệ lê lết, với số nợ công ngập đầu và nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, đặc biệt nơi giới trẻ tạo ra tình trạng mất chất xám và các bất ổn chính trị xã hội. Điển hình như tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia, là nơi các đảng phải chính trị bị phân hóa, mất hướng, thi đua đánh phá, chỉ trích nhau, không nghĩ gì đến công ích và cuộc sống khó khăn của người dân. Ngoại trừ Đức có nền kinh tế vững vàng ổn định nhất, các nước khác kể cả Pháp cũng vất vả ì ạch vì cuộc khủng hoảng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương Hoa Kỳ xem ra đang mất dần uy tín trên chính trường quốc tế, đặc biệt sau vụ tổ chức gián điệp Mỹ theo dõi kiểm soát giới lãnh đạo các nước Âu châu và nhiều nước khác gây phẫn nộ tột bực. Trong khi tại Nga các tổ chức khủng bố xem ra muốn ăn thua đủ với tổng thống Vladimir Putin, và cảnh báo chính sách đàn áp mà chính quyền Matscơva đã theo đuổi trong hơn mười năm qua. Hai vụ khủng bố tự sát tại Volvograd, một tại nhà ga xe lửa ngày 29 thang 12, một trên xe điện ngầm ngày 30 tháng 12 vừa qua làm cho 31 người chết và 62 người bị thương, đã khiến cho thành phố này ở trong tình trạng báo động tối đa. Chuyên gia Sakorianskaya cho rằng các vụ khủng bố này là hậu qủa của một cuộc xung đột đã kéo dài hơn mười năm qua. Thay vì tìm cách giải quyết, thì chính quyền Matscơva lại dùng vũ lực để đè bẹp. Thật thế, kể từ khi ông Putin trở lại nắm quyền năm 2012, mọi giải pháp theo hướng hòa giải và hội nhập, cũng như phục hồi quyền lợi cho những người nổi dậy đo ông Dimitri Medvedev khởi xướng, đều bị hủy bỏ. Thay vào đó là làn sóng đàn áp, đặc biệt tại Daguestan. Tuy tổng thống Putin liên tục tăng ngân sách cho tình báo và lực lượng an ninh, và đầu tư 40 tỷ Euros cho thế vận hội mùa đông tại Solchi, nhưng người ta vẫn lo sợ cho tình hình an ninh của thế vận hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 2 tới đây.
Bước sang Á châu, thái độ của nhà nước cộng sản Trung Quốc ngạo mạn ngang ngược ”ngồi xổm trên công pháp quốc tế”, vẽ bản đồ lưỡi bò tuyên bố biển Đông là của mình, và cấm mọi nước bay trên vùng biển Hoa Đông, có đảo Senkaku của Nhật Bẩn, đã tạo ra căng thẳng trong toàn vùng. Nhờ công nghệ của ba nước Đức, Anh và Pháp trang bị máy móc cho các tầu chiến, máy bay và radar, Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Hoa Kỳ và có thị trường quận sự tăng nhanh nhất thế giới, liên tục dương oai dọa nạt các nước vùng Đông Nam Á và thách thức hải quân Hoa Kỳ và đồng minh tại châu Á. Trong khi các nhà thầu quốc phòng trên thế giới bao gồm cả các công tây Âu châu đã không thể cưỡng lại các dịch vụ làm ăn hấp dẫn có lời lớn với Trung Quốc.
Thế mới biết cho tới khi nào ”não trạng duy lợi nhuận và quyền lực” vẫn còn thống trị tâm trí con người và chỉ huy các sinh hoạt của mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, thì năm mới sẽ vẫn cũ, và chắc chắn sẽ không đem lại hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng cho các dân tộc nghèo và chậm tiến trên thế giới.
Thật thế, kể từ khi cuộc ”cách mạng hòa nhài” bùng nổ tại Tunisia và lan sang các nước A rập Bắc Phi cũng như nhiều nước vùng Trung Đông, đã không có nút thắt nào trong vùng được tháo cởi. Tình hình chính trị tại các nước như Tunisia, Libia, Ai Cập vẫn bất ổn và căng thẳng, khiến cho ước mơ dân chủ bị khựng lại. Tại Siria trái lại nó đã khiến cho cuộc nội chiến bùng nổ và kéo dài từ ba năm qua làm cho hơn 160 ngàn người thiệt mạng, hơn 4 triệu người phải di cư tị nạn chiến tranh, và cả một quốc gia phồn thịnh bị tàn phá tan hoang. Sở dĩ chiến tranh Siria vẫn kéo dài vì Nga, Trung Quốc và Iran ủng hộ và bán khí giới cho ông Assad, trong khi Hoa Kỳ và các nước Âu châu ủng hộ và cung cấp khí giới cho các lực lượng đối lập. Sau bao nhiêu lời kêu gọi, Liện Hiệp Quốc vẫn không thành công trong việc mở ra một hành lang nhân đạo trợ giúp người tị nạn. Toàn vùng Trung Đông biến thành bãi chiến giữa hai hệ phái Hồi giáo Sciít và Sunnít tranh giành quyền bính, tàn sát lẫn nhau không thương tiếc, khiến cho các tôn giáo thiểu số khác cũng bị vạ lây, trong đó có hàng trăm ngàn tín hữu kitô.
Riêng tại Thánh Địa mọi nỗ lực hòa bình đều thất bại, vì chính quyền Israel vẫn tiếp tục chính sách ăn cướp đất, thành lập các làng mới trên đất của người Palestine, còn người Palestine, đặc biệt là lực lượng Hamas, vẫn không thừa nhận Israel và từ bỏ ý định tiêu diệt người Do thái.
Sự kiện Phi châu trở thành ”chợ trời khí giới”, nơi Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, nhiều nước A Rập và các nước Âu châu thi nhau bán khí giới cũ nhiều hơn mới, để đổi lấy mọi thứ quặng mỏ và nguyên liệu khiến cho các cuộc nội chiến kèo dài hết năm này sang năm khác tại các nước như: Nam Sudan, Etiopia, Eritrea, Somalia, Trung Phi, Cộng hàa Congo và Nam Phi.
Bên Âu châu cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài từ năm 2008 tới nay khiến cho các quốc gia kỹ nghệ tân tiến lâm vào tình trạng kiệt quệ lê lết, với số nợ công ngập đầu và nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, đặc biệt nơi giới trẻ tạo ra tình trạng mất chất xám và các bất ổn chính trị xã hội. Điển hình như tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia, là nơi các đảng phải chính trị bị phân hóa, mất hướng, thi đua đánh phá, chỉ trích nhau, không nghĩ gì đến công ích và cuộc sống khó khăn của người dân. Ngoại trừ Đức có nền kinh tế vững vàng ổn định nhất, các nước khác kể cả Pháp cũng vất vả ì ạch vì cuộc khủng hoảng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương Hoa Kỳ xem ra đang mất dần uy tín trên chính trường quốc tế, đặc biệt sau vụ tổ chức gián điệp Mỹ theo dõi kiểm soát giới lãnh đạo các nước Âu châu và nhiều nước khác gây phẫn nộ tột bực. Trong khi tại Nga các tổ chức khủng bố xem ra muốn ăn thua đủ với tổng thống Vladimir Putin, và cảnh báo chính sách đàn áp mà chính quyền Matscơva đã theo đuổi trong hơn mười năm qua. Hai vụ khủng bố tự sát tại Volvograd, một tại nhà ga xe lửa ngày 29 thang 12, một trên xe điện ngầm ngày 30 tháng 12 vừa qua làm cho 31 người chết và 62 người bị thương, đã khiến cho thành phố này ở trong tình trạng báo động tối đa. Chuyên gia Sakorianskaya cho rằng các vụ khủng bố này là hậu qủa của một cuộc xung đột đã kéo dài hơn mười năm qua. Thay vì tìm cách giải quyết, thì chính quyền Matscơva lại dùng vũ lực để đè bẹp. Thật thế, kể từ khi ông Putin trở lại nắm quyền năm 2012, mọi giải pháp theo hướng hòa giải và hội nhập, cũng như phục hồi quyền lợi cho những người nổi dậy đo ông Dimitri Medvedev khởi xướng, đều bị hủy bỏ. Thay vào đó là làn sóng đàn áp, đặc biệt tại Daguestan. Tuy tổng thống Putin liên tục tăng ngân sách cho tình báo và lực lượng an ninh, và đầu tư 40 tỷ Euros cho thế vận hội mùa đông tại Solchi, nhưng người ta vẫn lo sợ cho tình hình an ninh của thế vận hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 2 tới đây.
Bước sang Á châu, thái độ của nhà nước cộng sản Trung Quốc ngạo mạn ngang ngược ”ngồi xổm trên công pháp quốc tế”, vẽ bản đồ lưỡi bò tuyên bố biển Đông là của mình, và cấm mọi nước bay trên vùng biển Hoa Đông, có đảo Senkaku của Nhật Bẩn, đã tạo ra căng thẳng trong toàn vùng. Nhờ công nghệ của ba nước Đức, Anh và Pháp trang bị máy móc cho các tầu chiến, máy bay và radar, Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Hoa Kỳ và có thị trường quận sự tăng nhanh nhất thế giới, liên tục dương oai dọa nạt các nước vùng Đông Nam Á và thách thức hải quân Hoa Kỳ và đồng minh tại châu Á. Trong khi các nhà thầu quốc phòng trên thế giới bao gồm cả các công tây Âu châu đã không thể cưỡng lại các dịch vụ làm ăn hấp dẫn có lời lớn với Trung Quốc.
Thế mới biết cho tới khi nào ”não trạng duy lợi nhuận và quyền lực” vẫn còn thống trị tâm trí con người và chỉ huy các sinh hoạt của mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, thì năm mới sẽ vẫn cũ, và chắc chắn sẽ không đem lại hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng cho các dân tộc nghèo và chậm tiến trên thế giới.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét