label

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo hàng đầu thế giới lên án các cuộc tấn công Kitô hữu Iraq


Các nhà lãnh đạo Hồi giáo hàng đầu thế giới lên án các cuộc tấn công Kitô hữu Iraq
WHĐ (29.07.2014) – Hai trong số những tiếng nói hàng đầu trong thế giới Hồi giáo đã lên án cuộc truy bức các Kitô hữu tại Iraq, dưới bàn tay của những kẻ cực đoan tuyên bố thành lập một khilafa với danh xưng Quốc gia Hồi giáo.
Người lên án mạnh mẽ nhất Iyad Madani Ameen, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, một tổ chức đại diện cho 57 quốc gia, 1,4 tỷ người Hồi giáo. Trong một tuyên bố, ông chính thức lên án việc “cưỡng bách trục xuất và đe doạ hành quyết các Kitô hữu”, gọi đó là một tội ác không thể dung thứ. Ông Tổng thư ký cũng phân biệt Hồi giáo với các hành động của nhóm chiến binh được gọi là ISIS; ông nói rằng họ không liên quan gì đến Hồi giáo và những nguyên tắc của Hồi giáo vốn đòi hỏi công lý, lòng nhân ái, công bằng, tự do tôn giáo cùng tồn tại.
Trong khi đó, giáo sư tiến sĩ Mehmet Gormez, Chủ tịch Hội đồng tôn giáo vụ [Diyanet, thẩm quyền cao nhất của Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ], cũng đề cập đến vấn đề này trong một hội nghị về hoà bình của các học giả Hồi giáo.
Trong một phê phán thẳng thừng nhắm vào ISIS, giáo sư tiến sĩ Mehmet Gormez tuyên bố rằng một thực thể không hợp pháp không có quyền tuyên chiến chống lại một tổ chức chính trị, một quốc gia hay một cộng đồng nào”. Ông nói tiếp rằng người Hồi giáo không được thù ghét “những người có các quan điểm, giá trị và niềm tin khác, coi họ như kẻ thù.
Những tuyên bố trên đây được phát biểu trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo ở Iraq kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi giáo trên toàn thế giới tố cáo nạn bạo lực chống Kitô giáo tại quốc gia này. Trong thập kỷ vừa qua, rất đông các Kitô hữu Iraq đã trốn thoát khỏi Iraq hoặc lánh nạn trong khu vực tự trị của người Kurd.
(Rome Reports)
 
Minh Đức

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô bất ngờ đến quán ăn của khu công nghiệp để ăn trưa với công nhân

Đức Giáo Hoàng Phanxicô bất ngờ đến quán ăn của khu công nghiệp để ăn trưa




 
Hôm nay chủ quán và đầu bếp hoàn toàn ngỡ ngàng khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã bất ngờ xuất hiện để ăn trưa ngày thứ Sáu với công nhân. Đây là tiệm ăn bình dân dành cho những công nhân lao động mặc màu áo xanh và những người lao công trong "khu công nghiệp" nhỏ ở Vatican.

Bỗng dưng vào giờ ăn chúng tôi thấy ngài xuất hiện, tay cầm khay đứng xếp hàng chờ đến nơi quầy thức ăn để chọn những thứ đã làm sẵn, và chúng tôi đã may mắn được phục vụ ngài. Anh Paini nói mà giọng anh vẫn còn đầy xúc động và hồi hộp. "Xin hãy thông cảm cho tôi, vì tôi vẫn vui mừng qúa nên tường thật mà vẫn cứ như run lên vậy.

Tôi thấy ngài chọn một đĩa mì ống mà không có nước sốt, một phần cá Kabeljau, một cuộn mì sợi, một số rau, một ít khoai tây chiên, một quả táo, và một chai nước suối loại không có ga, và tự bưng đến bàn ăn ngồi chung với những công nhân. Ngài hành động rất tự nhiên bình thường, như những người lao động.

Anh Paini cho biết: Đức Thánh Cha làm cho mọi người cảm thấy thoải mái. Chúng tôi giới thiệu mình, ngài hỏi làm việc thế nào, có thoải mái không? Chúng tôi kể về những công việc ở đây ngài lắng nghe, và ngài đã khen ngợi những công việc làm của chúng tôi. Ngài nói: Nó đã thực sự tốt đẹp vì các quán ăn và quán cà phê ở khu công nghiệp Vatican đã phục vụ những nhân viên làm việc, như kỹ thuật viên, thợ điện, thợ ống nước, thợ tiện, thợ máy, thợ thủ công, mà còn cả nhân viên của tờ báo Vatican, L'Osservatore Romano nữa. 

 
Ngài còn nói về những di sản của Ý. Trong những câu chuyện cũng bao gồm cả đá banh và nền kinh tế các tờ báo của Vatican đã đưa tin. Toàn bộ thời gian Đức Giáo Hoàng vừa ăn vừa trò chuyện thoải mái. Người ta đã lấy máy ảnh, điện thoại di động và iPad của họ và chụp hình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không cảm thấy bị làm phiền một chút nào cả. Nhiều máy nhấp liên tục, ngài vẫn mỉm cười và ăn ngon lành.

Anh Paini cho tờ báo cho biết. Sau khoảng 40 phút ăn uồng và trò chuyện Đức Giáo Hoàng đã không ở lại cho đến hết giờ ăn trưa.

Claudia Di Giacomo, người đang ngồi sau quầy thu ngân nói: Tôi không có can đảm để tính hóa đơn cho ngài.

Sau khi mọi người chụp hình chung với ngài tấm ảnh của cả nhóm, ngài chúc bình an cho tất cả mọi người nơi đây, rồi ra xe có tài xế chờ sẵn của ngài và tài xế lái xe trở lại nơi cư trú ở Domus Sanctae Marthae.

Paini cho biết chuyến thăm bất ngờ như một tia chớp trong màu xanh. Ai có thể nghĩ rằng! Đức Thánh Cha đến đây và ăn với chúng tôi? Đúng là qúa bất ngờ! Tất cả chúng tôi như còn trong mơ, nhưng nó là một trong những điều tốt nhất đã xảy ra.

Thanh Sơn

GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm được bổ nhiệm làm tân giám mục Mỹ Tho

GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm được bổ nhiệm làm tân giám mục Mỹ Tho
VietCatholic7/26/2014


Phòng Báo chí Toà Thánh, trong Thông báo ra ngày hôm nay thứ Bảy 26 tháng Bảy 2014, ở mục “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm”, đã loan tin:

“Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, cho đến nay là Giám mục hiệu toà Trofimiana và Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố HCM, làm Giám mục giáo phận Mỹ Tho (Việt Nam)”.

GM Khảm sinh tại Hà Đông năm 1952, Sau khi vào Nam học TCV thánh Qúy, Cái Răng, học ĐCV Thánh Tôma, Long Xuyên, và học Đại Chủng viện thánh Giuse Saigòn.

Ngài được thụ phong linh mục ngày 30-8-1980 và đến năm 2008 được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá TGP Saigòn.

Tân Giám mục giáo phận Mỹ Tho đã từng giữ các chức vụ sau: Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Saigòn. Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Phêrô đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó Tổng Thư ký (nhiệm kỳ 2010–2013 và 2013–2016), Chủ tịch Uỷ ban Giáo dục Công Giáo (2009–2010), Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội (nhiệm kỳ 2010–2013).

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

GIÁO XỨ CẦN XÂY ĐÓN TIẾP ĐỨC CHA VỀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC



GIÁO XỨ CẦN XÂY ĐÓN TIẾP ĐỨC CHA VỀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC

Sáng chủ nhật. ngày 20 tháng 7 năm 2014, Giáo xứ Cần Xây rất hân hoan đón chào Đức Cha Guise Trần Xuân Tiếu, Giám Mục Giáo phận về Ban Bí tích Thêm Sức cho 82 con em của giáo xứ. Trong dịp này cũng có 28 em rước lễ lần đầu.
Mặc dù thánh lễ chỉ bắt đầu vào lúc 9 giờ 30 nhưng ngay từ 7 giờ các em thêm sức và bà con giáo dân đã tập trung đông đủ để chuẩn bị đón Đức Cha, người cha thân yêu sau 3 năm xa cách. Đúng 8 giờ 30 Đức cha đến, cha sở và Hội đồng mục vụ ra đón Ngài. Đại diện giáo xứ, một em thiếu nhi đã choàng vòng hoa cho Ngài, sau đó đức cha tiến thẳng vào nhà thờ hôn Thánh giá, tiến lên cung thánh Ngài quì cầu nguyện. Sau ít phút cầu nguyện ngài bắt đầu chào thăm mọi người và tâm sự với giáo dân những điều ngài còn lo lắng cho giáo xứ như: Sống đạo, yêu thương, đoàn kết, còn một số gia đình nghèo, chưa lo lắng cho con cái tốt. Những điều này cần phải được đổi mới ngay.
Thánh lễ được Đức Cha chủ sự, cùng với sự hiện diện của ChaTổng Đại Diện, Cha bề trên dòng Thánh Gia và  hơn 26 cha thuộc các giáo xứ, chủng viện, tu viện trong Giáo phận.
Trước Thánh lễ, ông Phó Ngoại vụ thay mặt cộng đoàn dâng lời cảm ơn Đức Cha, Quý cha đồng tế, và trình bày đôi nét về giáo xứ Cần Xây. Kết thúc bài cảm ơn là  hai em lên dâng tặng Đức Cha và cha Tổng Đại diện những bông hoa tươi thắm như lòng thành của giáo xứ.  
Thánh lễ tiếp tục. Trong bài giảng Đức Cha cũng nhắc nhở mỗi người phải biết đón nhận ơn Chúa Thánh Thần để Người đổi mới tâm hồn và mạnh mẽ giữ vững đức Tin. Kết thúc thánh lễ Đức Cha đã dừng lại để chụp hình lưu niệm với các em. (một số hình ảnh về Lễ thêm sức)





Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Công giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo ký tuyên bố chung vì hoà bình ở Colombia


Công giáo, Do Thái giáo Hồi giáo tuyên bố chung vì hoà bình ở Colombia
WHĐ (12.07.2014) – Các đại diện của Công giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo ở Colombia đã ký một bản tuyên bố chung lịch sử hoà bình trong một buổi lễ diễn ra ngày 01 tháng Bảy vừa qua tại Toà Tổng Giám mục Bogota, Colombia.
Buổi lễ do Đức hồng y Ruben Salazar Gomez, Rabbi Alfredo Goldschmidt Sheik Ahmad Tayel đồng chủ sự, gồm cầu nguyện, hát và trao đổi kỷ niệm chương. Kết thúc buổi lễ ba vị đại diện đã ký một tuyên bố chung liên tôn vì hoà bình.
Đau buồn về tình trạng kình địch giữa các nhóm tôn giáo khác nhau tồn tại trong suốt lịch sử, nhưng Đức hồng y Salazar ghi nhận rằng Đức giáo hoàng Phanxicô “đã muốn thực hiện một cử chỉ hoà giải từ Roma giữa hai kẻ thù dường như ngày nay không thể hòa giải với nhau là Israel và Palestine”.
“Noi theo cử chỉ này, chúng tôi họp lại với nhau để cầu nguyện cho hoà bình trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là cho hoà bình ở Colombia”.
Về phần mình, Rabbi Alfredo Goldschmidt nói rằng cầu nguyện cho hoà bình một cơ hội để khép lại cánh cửa hận thù và bạo lực đã kích động cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ của Colombia.
Chúng tôi thật đau khổ khi có một nhóm người phá vỡ cuộc sống trong hoà bình của cả đất nước. Điều đang xảy ra ở Colombia cũng diễn ra ở Trung Đông ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Phó Tổng thống Colombia Argelino Garzon cũng tham dự buổi lễ nói đó là một dấu hiệu thúc đẩy mọi người dân Colombia nỗ lực đoàn kết hơn nữa.
Cha Pedro Mercado Cepeda, phụ tá thư ký Hội đồng Giám mục Colombia, cho biết từ nhiều tháng nay các đại diện của ba cộng đồng tôn giáo đã cùng soạn thảo bản tuyên bố kêu gọi dấn thân hơn nữa để thúc đẩy hoà bình hoà giải.
Cha Mercado nói: “Chúng tôi đang ở trên con đường của sự đa dạngmỗi người với niềm tin khác nhau, nhìn nhận và tôn trọng niềm tin của nhau, nhưng với những mục tiêu chung, như mục tiêu hoà bình.
(Theo CNA)
 
Minh Đức

Luật pháp Hoa Kỳ và Giáo luật về ấn tín toà giải tội


Luật pháp Hoa Kỳ và Giáo luật về ấn tín toà giải tội
WHĐ (11.07.2014) – Mới đây, Toà án tối cao của tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ vừa đưa ra phán quyết buộc một linh mục phải làm chứng về những điều nghe được trong toà giải tội vào năm 2008 liên quan đến một vụ án lạm dụng tình dục.
Cha Jeff Bayhi phải đối mặt với vạ tuyệt thông tiền kết nếu vi phạm n toà giải tội. Ngược lại, ngài cũng có thể phải đối mặt với việc vào nếu bị kết tội bất tuân lệnh toà án, từ chối ra làm chứng.
Đó trường hợp một cô gái 14 tuổi (vào năm 2008) cho biết cô đã nói với linh mục chính xứ giáo xứ Thánh Gioan Baotixita ở Zachary là cha Bayhi trong toà giải tội rằng cô đã bị một giáo dân trong giáo xứ –nay đã qua đời– lạm dụng tình dục.
Cha mẹ của cô gái đã kiện cha Bayhi giáo phận Baton Rouge về việc không tố cáo vụ lạm dụng này. Họ thắng kiện tại toà án cấp quận khi đòi vị linh mục phải làm chứng, nhưng thua kiện tại Toà phúc thẩm Địa hạt I của tiểu bang Louisiana, trước khi Toà án tối cao của tiểu bang đảo ngược huỷ phán quyết của Toà phúc thẩm.
Trong một phát biểu ngày 7 tháng Bảy vừa qua, cha Bayhi cho biết:Như quý vị biết, một trong các bí tích cao cả để chữa lành của Giáo hội là bí tích giải tội. Bí tích này mang lại niềm hy vọng và an ủi cho mọi người Công giáo qua bao thế kỷ cho đến tận hôm nay”.
“Ấn tín toà giải tội điều bất khả xâm phạm. Khi đến toà giải tội các tín hữu phải luôn được bảo vệ, đến mức, với tư cách linh mục thậm chí tôi còn không được nói ai đã xưng tội với mình, chứ đừng nói là tiết lộ nội dung những gì đã nghe”.
Hôm 7 tháng Bảy, giáo phận Baton Rouge cũng ra một tuyên bố, nói rằng quyết định của Toà án Tối cao Tiểu bang đã vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ.
“Một giáo lý nền tảng của Giáo hội Công giáo Roma hàng ngàn năm nay là ấn tín toà giải tội tuyệt đối bất khả xâm phạm. Tuân giữ lời thề hứa với Giáo hội, một linh mục bị buộc không bao giờ được vi phạm ấn tín này. Linh mục cũng không được phép tiết lộ ai đã xưng tội với mình. Nếu cần, linh mục sẽ phải chấp nhận mang tội chống lệnh toà và chu vào chứ không được phạm thánh, vi phạm ấn toà giải tội và nghĩa vụ với hối nhân”.
Đây là điểm rất rõ ràng trong giáo lý Giáo hội Công giáo Roma. Một linh mục giải tội vi phạm ấn toà giải tội tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh”.
Tuyên bố của giáo phận nói thêm: Trong vụ án này, cha Bayhi đã hành động một cách thích đáng và sẽ không làm chứng về những lời được coi là xưng tội. Luật Giáo hội không cho phép nguyên đơn (trong vụ án này là hối nhân bí tích giải tội) hay bất kỳ ai vi phạm n toà giải tội.
Tuyên bố nêu rõ: Vấn đề này đụng đến cốt lõi của đức tin Công giáo, và việc một tòa án dân sự đòi hỏi điều tra xem một trường hợp cụ thể nào đó phải là bí tích giải tội hay không, chính là hành động vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ một cách trắng trợn và thô bạo .
“Vấn đề này gây hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các tôn giáo, chứ không chỉ riêng Công giáo. Các điều luật liên quan đến vấn đề này nói đến “sự hiệp thông thiêng liêng vốn là bí mật và được miễn trừ việc buộc phải báo cáo”.
Tuyên bố kết luận: Một toà án dân sự can thiệp vào tự do tôn giáo một sự vi phạm rõ ràng và vấn đề này sẽ được Giáo hội đưa lên toà án cao nhất của quốc gia để bảo vệ việc tự do hành đạo”.
(CNS)
 
Minh Đức