Đức Thánh Cha cử hành lễ Vọng Giáng Sinh 2017
PHẦN:
VATICAN. Trong bài giảng lễ Vọng Giáng Sinh, ĐTC mời gọi các tín hữu nhận ra sự hiện của Chúa trong tất cả những tình trạng mà chúng ta tưởng Ngài vắng bóng.
Thánh lễ ĐTC Phanxicô đã cử hành bắt đầu lúc 21 giờ 30 tối ngày 24-12-2017, trước sự hiện diện của hơn 8 ngàn tín hữu ngồi chật Đền Thờ Thánh Phêrô, trong đó có nhiều vị thuộc ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Đồng tế với ngài có khoảng 40 Hồng Y, 25 Giám Mục và 250 linh mục.
Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính. Gần bàn thờ có đặt một tượng bằng gỗ nhiều mầu hình Đức Mẹ đang ẵm Chúa Hài Nhi. 12 em bé, từ 6 đến 11 tuổi, trong y phục cổ truyền của 9 nước, đã đặt các bó hoa cạnh ảnh tượng Chúa Hài Đồng. Các em được chọn từ những nước như Italia, Ấn độ, Phi châu, Ba Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Chile và Peru.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Luca về sự giáng sinh của Chúa Giêsu. Mẹ Maria ”sinh con đầu lòng, bọc trong tã và đặt trong máng cỏ, vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2,7)... ”Con Thiên Chúa đã phải sinh ra trong một hang súc vật vì không có chỗ cho Ngài. 'Ngài đến giữa dân Ngài, nhưng dân Ngài không đón nhận Ngài' (Ga 1,11)... Nhưng chính giữa tăm tối của một thành thị không có không gian cũng chẳng có chỗ cho người lạ đến từ phương xa, giữa tối tăm của một thành phố đang chuyển động và trong trường hợp này, dường như muốn xây dựng bằng cách quay lưng lại với người khác, chính tại đó đã nảy sinh một tia sáng cách mạng của Thiên Chúa dịu dàng. Tại Bethlehem đã hé mở cho những người đã bị mất đất đai, tổ quốc, các giấc mơ; cả những người đã bị ngộp vì một cuộc sống khép kín”.
ĐTC nhận xét rằng ”trong những bước chân của Thánh Giuse và Mẹ Maria có tiềm ẩn bao nhiêu những bước chân khác. Chúng ta thấy những dấu vết của những gia đình ngày nay buộc lòng phải ra đi. Chúng ta thấy những dấu vết của hằng triệu người không chọn ra đi, nhưng họ buộc lòng phải tách rời những người thân yêu, bị trục xuất khỏi quê hương họ. Trong nhiều trường hợp, sự ra đi đó đầy hy vọng, đầy tương lai; trong nhiều trường hợp khác, sự khởi hành ấy chỉ có một tên, đó là sự sống còn. Sống còn trước những Vua Hêrôđê ngày nay, để áp đặt quyền bính và gia tăng giàu sang, họ không do dự đổ máu người vô tội.”
ĐTC nhắc đến ”những người chăn súc vật là những người đầu tiên được Tin Mừng. Do công việc, họ là những người phải sống ngoài lề xã hội. Do hoàn cảnh sống, do những nơi họ buộc lòng phải cư ngụ tại đó, họ không chu toàn được mọi giới luật nghi thức thanh tẩy tôn giáo, và vì thế bị coi là người ô uế.. xa cách người khác, và sợ hãi.. Nhưng Thiên Thần nói với họ: ”Đừng sợ, này đây tôi loan báo cho anh em một tin vui lớn, sẽ là tin vui của toàn dân: Ngày hôm nay, trong thành của Vua Davít, một vị Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, là Chúa Kitô” (Lc 2,10-11).
”Đó là niềm vui mà trong đêm nay chúng ta được mời gọi chia sẻ, cử hành và loan báo. Niềm vui mà Thiên Chúa, theo lượng từ bi vô biên, ôm lấy chúng ta là dân ngoại, là kẻ tội lỗi và ngoại kiều, và Ngài thúc đẩy chúng ta cũng làm như vậy”.
Trong ý hướng đó, ĐTC mời gọi các tín hữu nhận ra Thiên Chúa trong tất cả những trình trạng mà chúng ta tưởng Ngài vắng bóng. Chúa ở trong người khách lạ âm thầm viếng thăm, bao nhiêu lần ta không nhận ra, người khách lạ bước đi trong các thành thị và khu phố của chúng ta, đi trên xe bus với chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta”.
ĐTC kêu gọi các tín hữu đừng sợ cảm nghiệm những hình thức tương quan mới trong đó không một người nào phải cảm thấy tại lãnh thổ này mình không có chỗ. Giáng sinh là mùa để biến sức mạnh của sợ hãi thành sức mạnh của bác ái.. Lòng bác ái không trở nên quen thuộc với những bất công, coi nó như thể là điều tự nhiên, trái lại, giữa những căng thẳng và xung đột, có cản đảm trở thành ”căn nhà bánh”, trở nên phần đất đón tiếp.
”Nơi Hài nhi Bethleem, Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta để làm cho chúng ta trở thành người giữ vai chính trong cuộc sống chung quanh. Chúa hiến thân để chúng ta bồng ẵm Ngài trên đôi tay, để chúng ta bế lên và ôm lấy Ngài. Để trong Ngài, chúng ta không sợ ẵm lấy, nâng lên và ôm lấy người khác, người ngoại kiều, kẻ trần trụi, người bệnh và tù mhân (Xc Mt 25,35-36)
Và ĐTC kết thúc với lời cầu nguyện dâng lên Chúa Hài Đồng: ”Lạy Hài Nhi bé nhỏ ở Bethlehem, xúc động vì niềm vui của hồng ân này, chúng con xin Chúa để cho tiếng khóc của Chúa thức tỉnh chúng con khỏi thái độ dửng dưng, xin mở mắt chúng con trước những người đau khổ. Ước gì sự dịu dàng của Chúa đánh thức sự nhạy cảm của chúng con và làm cho chúng con cảm thấy mình được mời gọi nhận ra Chúa nơi tất cả những người đến trong thành thị, trong lịch sử và cuộc sống chúng con. Ước gì sự dịu dàng cách mạng của Chúa thuyết phục chúng con cảm thấy được mời gọi đảm trách niềm hy vọng và dịu dàng của dân chúng con”
Sau khi ban phép lành cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện có giếng rửa tội. (SD 24-12-2017)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Trong bài giảng lễ Vọng Giáng Sinh, ĐTC mời gọi các tín hữu nhận ra sự hiện của Chúa trong tất cả những tình trạng mà chúng ta tưởng Ngài vắng bóng.
Thánh lễ ĐTC Phanxicô đã cử hành bắt đầu lúc 21 giờ 30 tối ngày 24-12-2017, trước sự hiện diện của hơn 8 ngàn tín hữu ngồi chật Đền Thờ Thánh Phêrô, trong đó có nhiều vị thuộc ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Đồng tế với ngài có khoảng 40 Hồng Y, 25 Giám Mục và 250 linh mục.
Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính. Gần bàn thờ có đặt một tượng bằng gỗ nhiều mầu hình Đức Mẹ đang ẵm Chúa Hài Nhi. 12 em bé, từ 6 đến 11 tuổi, trong y phục cổ truyền của 9 nước, đã đặt các bó hoa cạnh ảnh tượng Chúa Hài Đồng. Các em được chọn từ những nước như Italia, Ấn độ, Phi châu, Ba Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Chile và Peru.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn bài Tin Mừng theo thánh Luca về sự giáng sinh của Chúa Giêsu. Mẹ Maria ”sinh con đầu lòng, bọc trong tã và đặt trong máng cỏ, vì không có chỗ cho họ trong nhà trọ” (Lc 2,7)... ”Con Thiên Chúa đã phải sinh ra trong một hang súc vật vì không có chỗ cho Ngài. 'Ngài đến giữa dân Ngài, nhưng dân Ngài không đón nhận Ngài' (Ga 1,11)... Nhưng chính giữa tăm tối của một thành thị không có không gian cũng chẳng có chỗ cho người lạ đến từ phương xa, giữa tối tăm của một thành phố đang chuyển động và trong trường hợp này, dường như muốn xây dựng bằng cách quay lưng lại với người khác, chính tại đó đã nảy sinh một tia sáng cách mạng của Thiên Chúa dịu dàng. Tại Bethlehem đã hé mở cho những người đã bị mất đất đai, tổ quốc, các giấc mơ; cả những người đã bị ngộp vì một cuộc sống khép kín”.
ĐTC nhận xét rằng ”trong những bước chân của Thánh Giuse và Mẹ Maria có tiềm ẩn bao nhiêu những bước chân khác. Chúng ta thấy những dấu vết của những gia đình ngày nay buộc lòng phải ra đi. Chúng ta thấy những dấu vết của hằng triệu người không chọn ra đi, nhưng họ buộc lòng phải tách rời những người thân yêu, bị trục xuất khỏi quê hương họ. Trong nhiều trường hợp, sự ra đi đó đầy hy vọng, đầy tương lai; trong nhiều trường hợp khác, sự khởi hành ấy chỉ có một tên, đó là sự sống còn. Sống còn trước những Vua Hêrôđê ngày nay, để áp đặt quyền bính và gia tăng giàu sang, họ không do dự đổ máu người vô tội.”
ĐTC nhắc đến ”những người chăn súc vật là những người đầu tiên được Tin Mừng. Do công việc, họ là những người phải sống ngoài lề xã hội. Do hoàn cảnh sống, do những nơi họ buộc lòng phải cư ngụ tại đó, họ không chu toàn được mọi giới luật nghi thức thanh tẩy tôn giáo, và vì thế bị coi là người ô uế.. xa cách người khác, và sợ hãi.. Nhưng Thiên Thần nói với họ: ”Đừng sợ, này đây tôi loan báo cho anh em một tin vui lớn, sẽ là tin vui của toàn dân: Ngày hôm nay, trong thành của Vua Davít, một vị Cứu Thế đã sinh ra cho anh em, là Chúa Kitô” (Lc 2,10-11).
”Đó là niềm vui mà trong đêm nay chúng ta được mời gọi chia sẻ, cử hành và loan báo. Niềm vui mà Thiên Chúa, theo lượng từ bi vô biên, ôm lấy chúng ta là dân ngoại, là kẻ tội lỗi và ngoại kiều, và Ngài thúc đẩy chúng ta cũng làm như vậy”.
Trong ý hướng đó, ĐTC mời gọi các tín hữu nhận ra Thiên Chúa trong tất cả những trình trạng mà chúng ta tưởng Ngài vắng bóng. Chúa ở trong người khách lạ âm thầm viếng thăm, bao nhiêu lần ta không nhận ra, người khách lạ bước đi trong các thành thị và khu phố của chúng ta, đi trên xe bus với chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta”.
ĐTC kêu gọi các tín hữu đừng sợ cảm nghiệm những hình thức tương quan mới trong đó không một người nào phải cảm thấy tại lãnh thổ này mình không có chỗ. Giáng sinh là mùa để biến sức mạnh của sợ hãi thành sức mạnh của bác ái.. Lòng bác ái không trở nên quen thuộc với những bất công, coi nó như thể là điều tự nhiên, trái lại, giữa những căng thẳng và xung đột, có cản đảm trở thành ”căn nhà bánh”, trở nên phần đất đón tiếp.
”Nơi Hài nhi Bethleem, Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta để làm cho chúng ta trở thành người giữ vai chính trong cuộc sống chung quanh. Chúa hiến thân để chúng ta bồng ẵm Ngài trên đôi tay, để chúng ta bế lên và ôm lấy Ngài. Để trong Ngài, chúng ta không sợ ẵm lấy, nâng lên và ôm lấy người khác, người ngoại kiều, kẻ trần trụi, người bệnh và tù mhân (Xc Mt 25,35-36)
Và ĐTC kết thúc với lời cầu nguyện dâng lên Chúa Hài Đồng: ”Lạy Hài Nhi bé nhỏ ở Bethlehem, xúc động vì niềm vui của hồng ân này, chúng con xin Chúa để cho tiếng khóc của Chúa thức tỉnh chúng con khỏi thái độ dửng dưng, xin mở mắt chúng con trước những người đau khổ. Ước gì sự dịu dàng của Chúa đánh thức sự nhạy cảm của chúng con và làm cho chúng con cảm thấy mình được mời gọi nhận ra Chúa nơi tất cả những người đến trong thành thị, trong lịch sử và cuộc sống chúng con. Ước gì sự dịu dàng cách mạng của Chúa thuyết phục chúng con cảm thấy được mời gọi đảm trách niềm hy vọng và dịu dàng của dân chúng con”
Sau khi ban phép lành cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện có giếng rửa tội. (SD 24-12-2017)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét