label

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

CÁO PHÓ ÔNG NGUYỄN VĂN TỪNG khu 1


CÁO PHÓ

Một người con của giáo xứ
Ông PHÊ RÔ NGUYỄN VĂN TỪNG, sinh năm 1957
Hiện ngụ tại khu 1, giáo xứ Cần Xây
Vừa được Chúa gọi về lúc 12 giờ ngày 29/09/2022
HƯỞNG THỌ 65 TUỔI
Nghi thức tẩm liệm vào lúc 19 giờ ngày
29-09-2022
Thánh lễ an táng  được cử hành tại Nhà thờ
Cần Xây vào lúc 4 giờ 30 ngày 01-10-2022, sau đó an táng tại đất thánh giáo xứ Cần Xây
Trong tinh thần yêu thương hiệp nhất. Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn ông PHÊRÔ sớm hưởng thánh nhan Chúa

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

LAZARO VÀ NGƯỜI PHÚ HỘ - GIẦU KHÔNG ĐƯỢC CỨU RỖI SAO? - VÀ NGHÈO LÀ VÀO NƯỚC THIÊN ĐÀNG HẾT SAO?

LAZARO VÀ NGƯỜI PHÚ HỘ

GIẦU KHÔNG ĐƯỢC CỨU RỖI SAO?

VÀ NGHÈO LÀ VÀO NƯỚC THIÊN ĐÀNG HẾT SAO?



          Sáng nay Chủ nhật  XXVI mùa thường niên trong bài Phúc âm Chúa nói về người Phú hộ giầu có, suốt đời sống sung sướng và thường xuyên yến tiệc. Ngay trước cổng nhà ông ta có ông Lazaro nghèo khó người đầy ghẻ chóc chỉ mong được những thức ăn thừa của ông phú hộ ăn cho đỡ đói, nhưng không được cho. Sau cùng cả hai cùng chết (Lc 16,19-31), ông Lazaro được về Thiên đàng còn ông phú hộ phải vào nơi khốn khổ.

          Chỗ khác Chúa còn nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu vào Nước Trời” (Mt 19,24). Phải chăng những người giầu có không được vào nước Thiên đàng sao? 

          Thưa không, nếu giầu chân chính, không ăn chơi sa đọa, biết chia sẻ và thương xót những người đau khổ thì nước Thiên Chúa vẫn đến với họ. Bằng chứng là Chúa nói với ông Gia Kêu một người thu thuế giầu có khi ông chia sẻ của cải giúp đỡ người nghèo và những người thiệt thòi vì ông. Chúa đã đến nhà ông và nói: “ơn cứu độ đã đến với nhà này” (Lc 19.9). Tuy nhiên ở đây Chúa cũng cảnh tỉnh người giầu dễ bị tiền bạc lung lay, dễ để cho tiên bạc làm chủ mình, rơi vào vòng ăn chơi sa đọa thì nước trời làm sao dành cho họ.

          Vậy thì tất cả người nghèo được lên Thiên đàng hết sao? Thưa không. Trong xã hội chúng ta có rất nhiều kiểu nghèo, nghèo vì lười biếng, nghèo vì biết thế nào cũng có người giúp đỡ không cần làm, nghèo vì thích ăn chơi, số đuôi, số đê, cờ bạc…nghèo giả tạo. Trong bài giảng sáng nay cha sở giáo xứ Cần Xây Trần Văn Khoa nói: “ tháng nào cũng phải cung cấp cho 42 gia đình và số nghèo cứ tăng lên không thấy giảm. Trong số này cũng có những gia đình có thể tự kiếm sống được nhưng họ vẫn chờ phần cứu trợ và thậm chí có những gia đình không được cứu trợ thì hằn học với những lời nói không tốt. Thậm chí có những gia đình không cho sửa nhà vì sợ nhà sạch sẽ khang trang họ nói hết nghèo”. Phải chăng kiểu nghèo này là thiếu lòng tự trọng.

          Những kiểu nghèo trên chắc Chúa cũng không đón nhận vào nước trời, vì chúa đã nói “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn cho đến khi trở về bụi đất” (St 3,17-19). Vậy nghèo mà không chịu làm việc, lại còn ăn chơi, dựa vào người khác thì làm sao được lên Thiên đàng.

          Chỉ những người nghèo thực sự, họ và gia đình không thể làm việc được, có thể vì già yếu, vì sức khỏe, vì thiên tai. Họ đã làm hết cách nhưng vẫn không đủ sống. Họ phó thác cho Thiên chúa, cho sự quan tâm giúp đỡ của mọi người. Hình ảnh Chúa sai tiên tri Eli đến với một góa phụ nghèo, cô chỉ còn một chút bột và một chút dầu làm bánh ăn xong rồi chờ chết. Sách các Vua kể lại: cô nói “Có Chúa là Đức Chúa Trời hằng sống của ông làm chứng, tôi không có bánh. Tôi chỉ còn một nắm bột trong hũ và một chút dầu trong vò. Tôi ra đây kiếm mấy khúc củi nầy, để về nhà, nấu cho tôi và con trai tôi ăn một bữa cuối cùng rồi chết.” (I các vua 17,12).

          Từ đó cho chúng ta thấy, khi chúng ta sống đúng bổn phận và giới răn Chúa thì giầu nghèo đều được cứu rỗi. Ngược lại giầu hoặc nghèo mà sống sai bổn phận và giới răn Chúa đều không được cứu rỗi

Thiên Sinh 

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc của Ý lần thứ 27

 

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc của Ý lần thứ 27





Trong bài giảng, suy tư về dụ ngôn người phú hộ và người nghèo Ladarô, Đức Thánh Cha nhắc các tín hữu rằng sẽ không có cử hành Thánh Thể nếu không có lòng cảm thông đối với người nghèo. Giáo hội quỳ gối trước Thánh Thể và thờ lạy Chúa hiện diện trong tấm bánh, "cũng biết cúi mình với lòng trắc ẩn trước những vết thương của những người đau khổ, nâng đỡ những người nghèo, lau đi những giọt nước mắt của những người bất hạnh, tự biến mình thành bánh của hy vọng và niềm vui cho mọi người.

Hồng Thủy - Vatican News

Sáng Chúa Nhật 25/9/2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc của Ý tại thành phố Matera. Do thời tiết xấu, thay vì di chuyển từ sân bay trực thăng ở nội thành Vatican, lúc 6 giờ 30 sáng Đức Thánh Cha đã rời Nhà trọ Thánh Marta, di chuyển đến sân bay Ciampino ở Roma, và đã đáp máy bay vào lúc 7 giờ để đi đến Matera.

Đại hội Thánh Thể toàn quốc của Ý lần thứ 27 diễn ra từ ngày 22 đến 25/9/2022 với chủ đề "Chúng ta hãy trở lại với hương vị của bánh. Vì một Giáo hội Thánh Thể và Hiệp hành." Đã có khoảng 100 giám mục và 180 phái đoàn từ các giáo phận của Ý tham dự Đại hội.

Đến Gioia del Colle, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Matera và sau đó đến sân vận động 21/9 của Matera. Đón tiếp ngài tại đây có Đức Hồng Y Matteo Maria Zuppi, Tổng Giám mục Bologna, cũng là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý; Đức cha Antonio Giuseppe Caiazzo, Tổng giám mục Matera-Irsina; và một số quan chức chính quyền địa phương.

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Thánh lễ

Lúc 9g00, tại sân vận động, Đức Thánh Cha bắt đầu chủ sự Thánh lễ. Trong bài giảng, suy tư về đoạn Phúc Âm thánh Luca (16,19-31) trong đó thuật lại dụ ngôn người phú hộ và người nghèo Ladarô, Đức Thánh Cha nhắc các tín hữu rằng sẽ không có cử hành Thánh Thể nếu không có lòng cảm thông đối với người nghèo. Ngài mời gọi các tín hữu "quay trở lại với hương vị của bánh để nhớ rằng trong khi cuộc sống của chúng ta trên trần thế này đang bị tiêu hao, thì Bí tích Thánh Thể cho chúng ta nếm hưởng trước lời hứa về sự phục sinh và hướng dẫn chúng ta đến sự sống mới, một sự sống chiến thắng sự chết."

Mở đầu bài giảng Đức Thánh Cha nói rằng Chúa quy tụ chúng ta quanh bàn tiệc của Người và hiến chính mình làm bánh cho chúng ta. Tuy nhiên, ngài lưu ý: "Tin Mừng chúng ta vừa nghe nói với chúng ta rằng bánh không luôn luôn được chia sẻ trên bàn ăn của thế giới; hương thơm của sự hiệp thông không phải lúc nào cũng tỏa ra; bánh không luôn luôn được bẻ ra trong sự công bằng."

Mời gọi các tín hữu suy tư về dụ ngôn được Chúa Giêsu thuật lại, trong đó, một bên là người phú hộ với gấm vóc lụa là, phô trương sự sang trọng và tiệc tùng xa hoa; một bên là người đàn ông nghèo, mình đầy vết loét, đang nằm ở cửa, hy vọng được ăn những mảnh vụn rơi xuống từ bàn ăn của người giàu. Và trước sự mâu thuẫn này, Đức Thánh Cha mời các tín hữu tự hỏi: "Bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu, mời gọi chúng ta điều gì?" Và Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu hai suy tư.

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Sự tối thượng của Thiên Chúa

Trước hết, Bí tích Thánh Thể nhắc nhở chúng ta về sự tối thượng của Thiên Chúa. Theo Đức Thánh Cha, người giàu có trong dụ ngôn không hướng đến tương quan với Thiên Chúa: "Ông ta chỉ nghĩ đến hạnh phúc của mình, thỏa mãn nhu cầu của mình và tận hưởng cuộc sống. Ông chiều chuộng bản thân và tôn thờ của cải thế gian, khép kín trong thế giới nhỏ bé của riêng mình. Tự mãn, say sưa với tiền bạc, mê muội trước sự phù phiếm, không còn chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc sống của ông bởi vì ông chỉ tôn thờ chính mình."

Đức Thánh Cha nhận định rằng đây là một thực tế đáng buồn mà chúng ta tiếp tục thấy ngày nay "khi chúng ta nhầm lẫn giữa điều chúng ta là với những gì chúng ta có. Khi chúng ta đánh giá mọi người bằng sự giàu có của họ, tước hiệu mà họ thể hiện, vai trò mà họ nắm giữ hoặc nhãn mác trên trang phục họ mặc." "Đó là tôn giáo của sở hữu và thể hiện, điều thường thống trị thế giới này, nhưng cuối cùng lại khiến chúng ta trắng tay."

Trong khi người giàu không được gọi tên cụ thể, nhưng chỉ được gọi cách chung chung theo của cải mà ông có, thì người nghèo có một cái tên: Ladarô, có nghĩa là "Thiên Chúa sẽ giúp đỡ."

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Thờ phượng Thiên Chúa chứ không phải chính mình

Đức Thánh Cha nói: "Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó và bị gạt ra ngoài lề xã hội, nhưng phẩm giá của ông vẫn nguyên vẹn bởi vì ông sống trong tương quan với Thiên Chúa. Trong tên của ông có điều gì đó của Thiên Chúa và Thiên Chúa là niềm hy vọng không gì lay chuyển được của cuộc đời ông." Và ngài nhận định: "Đây là thử thách mà Bí tích Thánh Thể đặt ra cho cuộc sống của chúng ta: thờ phượng Thiên Chúa chứ không phải chính mình."

Mời gọi các tín hữu đặt Thiên Chúa làm trung tâm của cuộc đời, Đức Thánh Cha nói rằng "nếu chúng ta tôn thờ chính mình, chúng ta chết vì ngạt thở bởi sự chật chội của bản thân mình; nếu chúng ta tôn thờ của cải thế gian này, chúng sẽ chiếm hữu chúng ta và biến chúng ta thành nô lệ; nếu chúng ta tôn thờ vị thần của dáng vẻ bên ngoài và đắm mình trong sự lãng phí, thì sớm muộn gì cuộc sống cũng sẽ mang đến cho chúng ta một hóa đơn."

Ngược lại, Đức Thánh Cha nói thêm, khi tôn thờ Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta cũng nhận được một "diện mạo" mới cho cuộc sống của mình: "Tôi không phải là những thứ tôi sở hữu và những thành công tôi cố gắng đạt được; giá trị cuộc sống của tôi không phụ thuộc vào việc tôi có thể khoe ra bao nhiêu, cũng không giảm đi khi tôi thất bại và gục ngã." "Tôi là một người con được yêu thương; tôi được Thiên Chúa chúc lành; Người đã mặc cho tôi vẻ đẹp và muốn tôi thoát khỏi mọi ràng buộc. Ai thờ phượng Thiên Chúa sẽ không trở thành nô lệ của bất cứ ai."

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Yêu thương anh chị em 

Đức Thánh Cha chia sẻ ý tưởng thứ hai: Bí tích Thánh Thể kêu gọi chúng ta yêu thương anh chị em của mình. Bánh Thánh Thể là Bí tích của tình yêu, là "chính Chúa Kitô tự hiến mình và phân chia chính mình vì chúng ta và yêu cầu chúng ta cũng làm như vậy." Người giàu có trong bài Phúc Âm đã không thực hiện được nhiệm vụ này.

Vào cuối cuộc đời, Thiên Chúa cho người nghèo Ladarô được ở bên tổ phụ Ápraham, và tổ phụ nói rằng giữa người giàu có và họ đã có một vực thẳm (Lc 16,26). Từ điều này, Đức Thánh Cha nhắc các tín hữu rằng "Tương lai vĩnh cửu của chúng ta phụ thuộc vào cuộc sống hiện tại này: nếu chúng ta đào một hố sâu ngăn cách giữa mình và anh em của mình, chúng ta sẽ tự đào mồ chôn mình sau này. Nếu bây giờ chúng ta dựng những bức tường chống lại anh em của mình, chúng ta sẽ vẫn bị giam cầm trong sự cô đơn và cái chết."

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Hoán cải: từ thờ ơ sang cảm thông

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha nhận xét rằng câu chuyện Kinh Thánh vẫn đang diễn ra trong thời đại chúng ta: "những bất công, những bất bình đẳng, sự phân bổ không đồng đều các nguồn lực trên trái đất, sự lạm dụng của kẻ quyền lực đối với kẻ yếu, sự thờ ơ với tiếng kêu của người nghèo, vực thẳm mà chúng ta đào bới hàng ngày tạo ra sự kỳ thị." Chúng ta không thể thờ ơ trước những điều này.

Đức Thánh Cha kêu gọi các Kitô hữu nhận ra rằng Bí tích Thánh Thể là lời ngôn sứ về một thế giới mới, chính sự hiện diện của Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta dấn thân để có thể có một cuộc hoán cải hữu hiệu: "từ thờ ơ sang cảm thông, từ lãng phí sang chia sẻ, từ ích kỷ đến tình yêu, từ chủ nghĩa cá nhân đến tình huynh đệ."

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Giáo hội Thánh Thể: cúi mình trước đau khổ của tha nhân

Theo Đức Thánh Cha, một Giáo Hội Thánh Thể phải được tạo nên bởi những người nam nữ "bẻ mình ra như tấm bánh cho tất cả những ai gặm nhấm sự cô đơn và nghèo khó, cho những ai khao khát sự dịu dàng và cảm thông, cho những người có cuộc sống đang đổ nát vì thiếu men tốt lành của hy vọng." Đó là một Giáo hội quỳ gối trước Thánh Thể và thờ lạy Chúa hiện diện trong tấm bánh, nhưng "cũng biết cúi mình với lòng trắc ẩn trước những vết thương của những người đau khổ, nâng đỡ những người nghèo khổ, lau đi những giọt nước mắt của những người đau khổ, tự biến mình thành bánh của hy vọng và niềm vui cho tất cả mọi người."

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

Trở lại với Thánh Thể: có Chúa Giêsu ở trung tâm và trở thành bánh dịu dàng và thương xót đối với tha nhân

Nhắc lại chủ đề của Đại hội, Đức Thánh Cha mời gọi những người hiện diện "trở lại với hương vị của bánh", bởi vì trong khi chúng ta khao khát tình yêu và hy vọng, hoặc chúng ta đang tan nát bởi những thử thách và đau khổ của cuộc sống, thì Chúa Giêsu trở thành thức ăn nuôi sống chúng ta và chữa lành cho chúng ta và sai chúng ta ra đi mỗi ngày như những tông đồ của tình huynh đệ, công lý và hòa bình.

Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta hãy trở lại hương vị của bánh để trở thành một Giáo hội Thánh Thể, đặt Chúa Giêsu ở trung tâm và trở thành bánh của sự dịu dàng và lòng thương xót cho tất cả mọi người.”

ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý
ĐTC chủ sự Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể toàn quốc lần thứ 27 của Ý

SÁU LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA LÀM DẤU THÁNH GIÁ

 

Sáu lý do tại sao chúng ta làm Dấu Thánh giá

  •  
  •  


SÁU LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA LÀM DẤU THÁNH GIÁ

Bert Ghezzi

WHĐ (24.9.2022) - Là tín hữu Công giáo, rất nhiều khi chúng ta làm Dấu Thánh giá như một thói quen, và xem việc làm Dấu Thánh giá như là một cử chỉ đạo đức. Tuy nhiên, Kinh thánh, các Giáo phụcác vị Thánh trong Giáo hội, và giáo huấn Công giáo đưa ra 6 quan điểm sâxa về Dấu Thánh giá cho thấy lý do tại sao việc làm Dấu Thánh giá là một lời tuyên xưng đức tin, một lời cầu nguyện đầy sức mạnh, và một phương thế mở ra cho chúng ta những ân sủng.

1. Dấu Thánh giámột Kinh tin kính ngắn gọn.

Là một lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa như chính Ngài đã mạc khảiDấu Thánh giá đóng vai trò như một dạng viết tắt của Kinh Tin Kính các Tông đồ.

Khi đưa tay chạm vào trán, vào ngực, vào vai, và trong một số nền văn hóa, chạm vào môi, chúng ta tuyên xưng đức tin của mình vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Một cách cụ thể, chúng ta công bố niềm tin vào những gì Thiên Chúa đã thực hiện: sáng tạo muôn vật, cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chếtthiết lập Giáo hộiđem lại sự sống mới cho tất cả mọi người. Do đó, khi làm Dấu Thánh giáchúng ta được nhắc nhớ về sự hiện diện của Thiên Chúavà mở lòng đón nhận các hoạt động của Ngài trong cuộc sống của chúng ta.

2. Dấu Thánh giámột sự làm mới lại phép Rửa.

Các Kitô hữu vào thế kỷ thứ nhất làm Dấu Thánh giá như một sự nhắc nhở và làm mới lại những gì đã diễn ra khi họ chịu phép Rửa. Cho tới nay, điều này vẫn đang hoạt động theo cùng một cách thế đối với chúng ta.

Khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta tuyên xưng rằng trong phép Rửa, chúng ta đã chết với Chúa Kitô trên thập giá, và được sống một đời sống mới với Người (x. Rm 6, 3-4 và Gl 220). Đồng thời, chúng ta cũng cầu xin Chúa làm mới lại nơi chúng ta những ân sủng của phép Rửa mà chúng ta đã lãnh nhận. Một cách cụ thể, chúng ta nhìn nhận rằng phép Rửa đã kết hợp chúng ta với Đức Kitô và chuẩn bị cho chúng ta vai trò cộng tác với Người trong chương trình cứu độ.

3. Dấu Thánh giá, một dấu ấn của tư cách môn đệ.

Khi lãnh nhận phép rửa, chúng ta được thuộc về chính Đức Kitô qua Dấu Thánh giá được ghi trên mình chúng ta. Do đó, mỗi khi làm Dấu Thánh giáchúng ta từ chối chúng ta thuộc về chính mình, để tuyên bố rằng chúng ta thuộc về Đức Kitô và khẳng định lòng trung thành đối với Người (x. Lc 923).

Các Giáo phụ đã dùng một từ tương tự đối với Dấu Thánh giá mà thế giới cổ đại sử dụng để chỉ quyền sở hữu. Cùng một từ đánh dấu tên của người chăn trên đàn cừu; hình xăm của một vị tướng trên binh lính; dấu hiệu của người chủ trên đầy tớ; và dấu ấn của Đức Kitô trên các môn đệ của Người.

Khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta tự ký nhận rằng mình là chiên của Đức Kitô và hoàn toàn trông cậy vào sự chăm sóc của Ngài; là binh lính được giao nhiệm vụ làm việc dưới quyền của Đức Kitô để xây dựng vương quốc của Thiên Chúa ngay trên trần gian; và là đầy tớ để tận tâm chu toàn bất cứ điều gì mà Đức Kitô muốn chúng ta thi hành.

4. Dấu Thánh giámột sự sẵn sàng chấp nhận đau khổ.

Đức Giêsu đã loan báo rằng đau khổ sẽ là một phần trong đời sống của người môn đệ (x. Lc 9, 23-24). Vì vậy, khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta sẵn sàng vác thập giá của mình để đi theo Đức Kitô (Lc 923), và mở lòng để đón nhận bất cứ đau khổ nào xảy đến với chúng ta.

Tuy nhiên, chính điều này cũng mang lại niềm an ủi khi chúng ta nhận ra rằng Đức Kitô, Đấng đã chịu Đóng đinh trên thập giá, cũng đang đồng hành và nâng đỡ chúng ta trong mọi nỗi gian truân.

Hơn nữa, việc làm Dấu Thánh giá loan báo một chân lý khác đó là, giống như Thánh Phaolô, chúng ta mang lấy những đau khổ như là chi thể của Chúa Kitô, hầu góp phần vào công cuộc cứu độ, và mang lại lợi ích cho nhiệm thể của Người là Hội Thánh (xCl 124).

5. Dấu Thánh giámột vũ khí kép chống lại ma quỷ.

Đức Giêsu chết trên thập giá không phải là một thất bại mà là một chiến thắng vĩ đại trước sự dữ và ma quỷ (x. 1 Cr 2, 8). Do đó, khi làm Dấu Thánh giá, chúng ta tuyên bố sự bất khả xâm phạm của chúng ta trước ảnh hưởng của ma quỷ. Nhưng, quan trọng hơn, Dấu Thánh giá cũng là một vũ khí tấn công giúp chúng ta hợp tác với Đức Giêsu trong việc bảo vệ vương quốc Thiên Chúa chống lại thế lực của bóng tối và sự dữ.

6. Dấu Thánh giá, một sức mạnh chiến thắng trên xác thịt.

Trong Tân Ước, từ xác thịt tổng hợp tất cả những khuynh hướng xấu xa của con người cũ vẫn còn tồn tại trong chúng ta ngay cả sau khi chúng ta chết với Đức Kitô trong phép Rửa (x. Gl 5, 16-22).

Giống như việc cởi bỏ một chiếc áo dơ bẩn, khi làm Dấu Thánh Giá chúng ta bày tỏ quyết tâm lột bỏ khuynh hướng xấu xa của mình để mặc lấy con người mới là những hành vi của Chúa Kitô (x. Cl 3, 5-15)  sống dưới sự hướng dẫn của Thần Khí.

Các Giáo Phụ dạy rằng Dấu Thánh Giá phân tán sức mạnh của những cám dỗ mạnh mẽ như giận dữ và ham muốn. Do đó, chúng ta hãy làm Dấu Thánh Giá để thúc đẩy sự tự do của chúng ta trong Đức Kitô và có sức để chiến đấu và chiến thắng những tội lỗi đang bủa vây chúng ta.

***

Như thế, khi hiểu được 6 lý do sâu xa của việc làm Dấu Thánh Giá, chúng ta hãy ghi nhớ và nhắc mình mỗi khi thực hiện cử chỉ rất đơn giản và quen thuộc này,

để tuyên xưng đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa;

để ghi nhớ rằng chúng ta đã chết với Đức Kitô trong phép Rửa;

để tuyên bố rằng chúng ta thuộc về Đức Kitô và luôn biết sống tư cách môn đệ;

để đón nhận bất cứ đau khổ nào xảy đến trong sự hiệp thông với Đức Kitô và Giáo hội;

để phòng thủ chống lại ma quỷ, mạnh mẽ chiến đấu cho vương quốc của Thiên Chúa;

để đóng đinh xác thịt của chúng ta vào thập giá, và mặc lấy chính Đức Kitô  bắt chước lối sống của Người.

Hy vọng rằng, khi ý thức để làm Dấu Thánh giá với lòng tin và sự kính cẩn, chúng ta nhận được những phúc lành, được biến đổi, và trải nghiệm những hoa trái trong đời sống Kitô hữu: cầu nguyện với tâm tình tha thiết hơn, chống lại những khuynh hướng xấu của mình một cách hiệu quả hơn, và tương quan với người khác cách ôn hoà, tử tế hơn.

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: simplycatholic.com