Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh Lễ vọng Giáng Sinh đầu tiên
VATICAN. Lúc 9 giờ rưỡi tối ngày 24-12-2013, ĐTC Phanxicô đã cử hành thánh lễ vọng Giáng Sinh đầu tiên tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đồng tế với ĐTC có 30 Hồng Y, 40 TGM và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường. Đây là lần đầu tiên các linh mục cũng được đồng tế với ĐTC trong lễ vọng Giáng Sinh. Phần thánh ca trong buổi lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên, và Ca đoàn Ba Lan trong y phục truyền thống, đảm trách.
Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn lời ngôn sứ Isaia (9,1) trong bài đọc thứ I: ”Dân tộc bước đi trong tối tăm, đã nhìn thấy luồng sáng lớn”. Ngài nói:
1. ”Lời ngôn sứ này không bao giờ ngừng làm cho chúng ta cảm động, nhất là khi chúng ta nghe lời này trong Phụng vụ đêm giáng sinh. Đây không phải chỉ là một sự kiện cảm xúc, tình cảm; lời này làm chúng ta cảm động vì nói lên thực tại sâu xa: chúng ta là ai; chúng ta là dân tộc đang lữ hành, trong và ngoài chúng ta đang có tối tăm và ánh sáng. Và trong đêm này, trong khi tinh thần tối tăm đang vây bủa thế giới, có sự tái diễn biến cố luôn làm cho chúng ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên: dân tộc đang lữ hành nhìn thấy một luồng sáng lớn. Một ánh sáng làm cho chúng ta suy tư về mầu nhiệm này: mầu nhiệm bước đi và nhìn thấy.
Bước đi. Động từ này làm cho chúng ta nghĩ đến dòng lịch sử, nghĩ đến hành trình dài là lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Abraham, tổ phụ chúng ta trong đức tin, người mà một hôm Chúa đã gọi lên đường, ra khỏi xứ sở của ông để đi tới vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Từ đó, căn tính tín hữu của chúng ta là căn tính của người lữ hành hướng về đất hứa. Lịch sử này luôn được Chúa tháp tùng! Ngài luôn trung tín với giao ước và những lời Ngài hứa. ”Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Ngài không hề có tối tăm nào” (1 Ga 1,5). Trái lại, nơi dân Chúa, có những lúc ánh sáng và lúc tăm tối xen kẽ nhau, trung thành và bất trung, vâng phục và nổi loạn, những lúc dân Chúa như người lữ hành, nhưng cũng có lúc đó là dân lầm lạc.
ĐTC nhận xét rằng ”Cả trong lịch sử bản thân mỗi người cũng có những lúc rạng ngời và tối tăm xen kẽ nhau, ánh sáng và bóng tối. Nếu chúng ta yêu mến Chúa và anh em, chúng ta bước đi trong ánh sáng, nhưng nếu tâm hồn chúng ta khép kín, tìm kiếm tư lợi, thì lúc đó bóng tối phủ xuống trong và quanh chúng ta. Như thánh Gioan đã viết: ”Ai ghét anh em mình, thì ở trong tối tăm, bước đi trong tăm tối và không biết mình đi âu, vì bóng tối làm mắt hắn mù tối” (1 Ga 2,11).
2. ”Trong đêm giáng sinh này, lời loan báo của thánh Tông đồ như một luồng sáng chói: ”Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện, mang ơn cứu độ cho mọi người” (Tt 2,11). Ân sủng xuất hiện trong thế giới là Chúa Giêsu, sinh bởi Đức Nữ Trinh Maria, là người thật và Thiên Chúa thật. Chúa đến trong lịch sử chúng ta, chia sẻ hành trình của chúng ta. Người đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng đêm và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Người, ân sủng, lòng từ bi, sự dịu dàng của Chúa Cha xuất hiện: Chúa Giêsu là Tình Thương nhập thể. Người không phải chỉ là một tôn sư hiền triết, không phải là một lý tưởng mà chúng ta hướng tới và chúng ta biết mình xa xăm vô tận đối với Người, Người là ý nghĩa cuộc sống và lịch sử, Người đã 'cắm lều' giữa chúng ta. 3. Các mục tử là những người đầu tiên đã thấy căn ”lều” ấy, đã đón nhận tin Chúa Giêsu sinh ra. Họ là những người đầu tiên vì họ thuộc vào số những người rốt cùng, những người bị gạt ra ngoài lề. Họ là những người đầu tiên vì đã canh thức trong đêm, canh giữ đoàn vật. Cùng với họ, chúng ta hãy dừng lại trước Chúa Hài Đồng, dừng lại trong thinh lặng. Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, cùng với họ chúng ta hãy để cho lời chúc tụng lòng trung tín của Chúa trào dâng từ thẳm sâu con tim của chúng ta: Lạy Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, chúng con chúc tụng Chúa, Chúa đã hạ mình xuống vì chúng con. Chúa là Đấng vô biên, nhưng đã trở nên bé nhỏ; Chúa giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo túng: Chúa toàn năng, nhưng đã trở nên yếu ớt”.
”Trong đêm này, chúng ta chia sẻ niềm vui Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, yêu chúng ta đến độ đã ban Con của Ngài như người anh của chúng ta, như ánh sáng trong đêm đen của chúng ta. Chúa lập lại với chúng ta: ”Các con đừng sợ” (Lc 2,10). Và tôi cũng lập lại với anh chị em: Anh chị em đừng sợ! Cha chúng ta là Đấng kiên nhẫn, yêu thương chúng ta, Ngài ban cho chúng ta Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng ta trong hành trình hướng về đất hứa. Ngài là ánh sáng chiếu soi rạng ngời trong đêm tối. Ngài là an bình của chúng ta. Amen”
Cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện rửa tội trong Đền thờ Thánh Phêrô. Tại đây 10 em bé từ 6 đến 10 tuổi, đại diện cho 5 châu, đặt hoa trước tượng Chúa Hài Đồng. (SD 24-12-2013)
Đồng tế với ĐTC có 30 Hồng Y, 40 TGM và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường. Đây là lần đầu tiên các linh mục cũng được đồng tế với ĐTC trong lễ vọng Giáng Sinh. Phần thánh ca trong buổi lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên, và Ca đoàn Ba Lan trong y phục truyền thống, đảm trách.
Đầu thánh lễ, ĐTC đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.
Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.
Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã quảng diễn lời ngôn sứ Isaia (9,1) trong bài đọc thứ I: ”Dân tộc bước đi trong tối tăm, đã nhìn thấy luồng sáng lớn”. Ngài nói:
1. ”Lời ngôn sứ này không bao giờ ngừng làm cho chúng ta cảm động, nhất là khi chúng ta nghe lời này trong Phụng vụ đêm giáng sinh. Đây không phải chỉ là một sự kiện cảm xúc, tình cảm; lời này làm chúng ta cảm động vì nói lên thực tại sâu xa: chúng ta là ai; chúng ta là dân tộc đang lữ hành, trong và ngoài chúng ta đang có tối tăm và ánh sáng. Và trong đêm này, trong khi tinh thần tối tăm đang vây bủa thế giới, có sự tái diễn biến cố luôn làm cho chúng ta ngỡ ngàng, ngạc nhiên: dân tộc đang lữ hành nhìn thấy một luồng sáng lớn. Một ánh sáng làm cho chúng ta suy tư về mầu nhiệm này: mầu nhiệm bước đi và nhìn thấy.
Bước đi. Động từ này làm cho chúng ta nghĩ đến dòng lịch sử, nghĩ đến hành trình dài là lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Abraham, tổ phụ chúng ta trong đức tin, người mà một hôm Chúa đã gọi lên đường, ra khỏi xứ sở của ông để đi tới vùng đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Từ đó, căn tính tín hữu của chúng ta là căn tính của người lữ hành hướng về đất hứa. Lịch sử này luôn được Chúa tháp tùng! Ngài luôn trung tín với giao ước và những lời Ngài hứa. ”Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Ngài không hề có tối tăm nào” (1 Ga 1,5). Trái lại, nơi dân Chúa, có những lúc ánh sáng và lúc tăm tối xen kẽ nhau, trung thành và bất trung, vâng phục và nổi loạn, những lúc dân Chúa như người lữ hành, nhưng cũng có lúc đó là dân lầm lạc.
ĐTC nhận xét rằng ”Cả trong lịch sử bản thân mỗi người cũng có những lúc rạng ngời và tối tăm xen kẽ nhau, ánh sáng và bóng tối. Nếu chúng ta yêu mến Chúa và anh em, chúng ta bước đi trong ánh sáng, nhưng nếu tâm hồn chúng ta khép kín, tìm kiếm tư lợi, thì lúc đó bóng tối phủ xuống trong và quanh chúng ta. Như thánh Gioan đã viết: ”Ai ghét anh em mình, thì ở trong tối tăm, bước đi trong tăm tối và không biết mình đi âu, vì bóng tối làm mắt hắn mù tối” (1 Ga 2,11).
2. ”Trong đêm giáng sinh này, lời loan báo của thánh Tông đồ như một luồng sáng chói: ”Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện, mang ơn cứu độ cho mọi người” (Tt 2,11). Ân sủng xuất hiện trong thế giới là Chúa Giêsu, sinh bởi Đức Nữ Trinh Maria, là người thật và Thiên Chúa thật. Chúa đến trong lịch sử chúng ta, chia sẻ hành trình của chúng ta. Người đến để giải thoát chúng ta khỏi bóng đêm và ban cho chúng ta ánh sáng. Nơi Người, ân sủng, lòng từ bi, sự dịu dàng của Chúa Cha xuất hiện: Chúa Giêsu là Tình Thương nhập thể. Người không phải chỉ là một tôn sư hiền triết, không phải là một lý tưởng mà chúng ta hướng tới và chúng ta biết mình xa xăm vô tận đối với Người, Người là ý nghĩa cuộc sống và lịch sử, Người đã 'cắm lều' giữa chúng ta. 3. Các mục tử là những người đầu tiên đã thấy căn ”lều” ấy, đã đón nhận tin Chúa Giêsu sinh ra. Họ là những người đầu tiên vì họ thuộc vào số những người rốt cùng, những người bị gạt ra ngoài lề. Họ là những người đầu tiên vì đã canh thức trong đêm, canh giữ đoàn vật. Cùng với họ, chúng ta hãy dừng lại trước Chúa Hài Đồng, dừng lại trong thinh lặng. Cùng với họ, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, cùng với họ chúng ta hãy để cho lời chúc tụng lòng trung tín của Chúa trào dâng từ thẳm sâu con tim của chúng ta: Lạy Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, chúng con chúc tụng Chúa, Chúa đã hạ mình xuống vì chúng con. Chúa là Đấng vô biên, nhưng đã trở nên bé nhỏ; Chúa giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo túng: Chúa toàn năng, nhưng đã trở nên yếu ớt”.
”Trong đêm này, chúng ta chia sẻ niềm vui Tin Mừng: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, yêu chúng ta đến độ đã ban Con của Ngài như người anh của chúng ta, như ánh sáng trong đêm đen của chúng ta. Chúa lập lại với chúng ta: ”Các con đừng sợ” (Lc 2,10). Và tôi cũng lập lại với anh chị em: Anh chị em đừng sợ! Cha chúng ta là Đấng kiên nhẫn, yêu thương chúng ta, Ngài ban cho chúng ta Chúa Giêsu để hướng dẫn chúng ta trong hành trình hướng về đất hứa. Ngài là ánh sáng chiếu soi rạng ngời trong đêm tối. Ngài là an bình của chúng ta. Amen”
Cuối thánh lễ, ĐTC đã bồng tượng Chúa Hài Đồng Giêsu đi rước tới hang đá tại nhà nguyện rửa tội trong Đền thờ Thánh Phêrô. Tại đây 10 em bé từ 6 đến 10 tuổi, đại diện cho 5 châu, đặt hoa trước tượng Chúa Hài Đồng. (SD 24-12-2013)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét