6 Tân Đại Sứ trình ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha
VATICAN. ĐTC phê bình xu hướng tự cô lập vì
sợ hãi, đồng thời ngài cổ võ sự quan tâm đến số phận của những người di
dân, và nền văn hóa đối thoại.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 19-5-2016 dành cho các vị đại sứ mới của 6 nước đến trình ủy nhiệm thư: Estoni, Malawi, Namibia, Seychelles, Thái Lan và Zambia.
Trong diễn văn chào mừng, sau khi đề cao vai trò của các vị đại sứ góp phần vào việc xây dựng hòa bình, ĐTC nhận xét rằng ”công việc này ngày càng trở nên khó khăn vì thế giới chúng ta dường như ngày càng bị phân hóa và thành những cực khác nhau. Nhiều người có xu hướng tự cô lập đứng trước những khó khăn của thực tại. Họ sợ khủng bố và sợ làn sóng gia tăng của người di dân thay đổi văn hóa, sự ổn định kinh tế và lối sống của họ. Chúng ta hiểu những sợ hãi ấy và không thể coi nhẹ chúng, nhưng cần phải đối phó với chúng một cách khôn ngoan và trong tinh thần cảm thương, tôn trọng và nâng đỡ các quyền lợi và nhu cầu của mọi người”.
ĐTC kêu gọi các vị đại sứ phổ biến cho thế giới thấy thảm cảnh của những người bị bạo lực và cưỡng bách di cư, nhờ đó tiếng nói yếu ớt của các nạn nhân có thể được lắng nghe. Con đường ngoại giao giúp chúng ta gia tăng cường độ và thông truyền tiếng kêu ấy, qua sự tìm kiếm những giải pháp cho nhiều nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột hiện nay. Điều này đặc biệt được thực hiện qua nỗ lực làm cho những kẻ sự dụng bạo lực không còn võ khí, đồng thời chấm dứt tệ nạn buôn người và buôn bán ma túy thường đi kèm tai ương ấy.”
Cũng trong diễn văn với các vị tân đại sứ, ĐTC kêu gọi ”đừng để cho những hiểu lầm và sợ hãi làm suy yếu quyết tâm của chúng ta. Đúng hơn, chúng ta được kêu gọi kiến tạo một nền văn hóa đối thoại, giúp chúng ta nhìn nhận tha nhân như người đối thoại có giá trị, nhìn người nước ngoài, người di dân, người thuộc một nền văn hóa khác, như một chủ thể cần lắng nghe, và quí trọng” (Diễn Văn ngày 6-5-2016 khi nhận giải Carlo Magno)... Nếu sự thiếu thông cảm và sợ hãi trổi vượt, thì chúng ta cũng bị thiệt hại một cái gì đó, nền văn hóa, lịch sử và truyền thống của chúng ta cũng bị suy yếu, và hòa bình bị thương tổn”.
6 vị tân đại sứ đến trình thư ủy nhiệm lên ĐTC là những vị không thường trú tại Roma, nên được ngài tiếp chung. Trong số này, có tân đại sứ Thái Lan, Ông Nopadol Gunavibool, 60 tuổi, hiện nay cũng là Đại sứ tại Vương Quốc Bỉ. Trước đó ông là đại sứ tại Cộng hòa Singapore. (SD 19-5-2016)
G. Trần Đức Anh OP
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 19-5-2016 dành cho các vị đại sứ mới của 6 nước đến trình ủy nhiệm thư: Estoni, Malawi, Namibia, Seychelles, Thái Lan và Zambia.
Trong diễn văn chào mừng, sau khi đề cao vai trò của các vị đại sứ góp phần vào việc xây dựng hòa bình, ĐTC nhận xét rằng ”công việc này ngày càng trở nên khó khăn vì thế giới chúng ta dường như ngày càng bị phân hóa và thành những cực khác nhau. Nhiều người có xu hướng tự cô lập đứng trước những khó khăn của thực tại. Họ sợ khủng bố và sợ làn sóng gia tăng của người di dân thay đổi văn hóa, sự ổn định kinh tế và lối sống của họ. Chúng ta hiểu những sợ hãi ấy và không thể coi nhẹ chúng, nhưng cần phải đối phó với chúng một cách khôn ngoan và trong tinh thần cảm thương, tôn trọng và nâng đỡ các quyền lợi và nhu cầu của mọi người”.
ĐTC kêu gọi các vị đại sứ phổ biến cho thế giới thấy thảm cảnh của những người bị bạo lực và cưỡng bách di cư, nhờ đó tiếng nói yếu ớt của các nạn nhân có thể được lắng nghe. Con đường ngoại giao giúp chúng ta gia tăng cường độ và thông truyền tiếng kêu ấy, qua sự tìm kiếm những giải pháp cho nhiều nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột hiện nay. Điều này đặc biệt được thực hiện qua nỗ lực làm cho những kẻ sự dụng bạo lực không còn võ khí, đồng thời chấm dứt tệ nạn buôn người và buôn bán ma túy thường đi kèm tai ương ấy.”
Cũng trong diễn văn với các vị tân đại sứ, ĐTC kêu gọi ”đừng để cho những hiểu lầm và sợ hãi làm suy yếu quyết tâm của chúng ta. Đúng hơn, chúng ta được kêu gọi kiến tạo một nền văn hóa đối thoại, giúp chúng ta nhìn nhận tha nhân như người đối thoại có giá trị, nhìn người nước ngoài, người di dân, người thuộc một nền văn hóa khác, như một chủ thể cần lắng nghe, và quí trọng” (Diễn Văn ngày 6-5-2016 khi nhận giải Carlo Magno)... Nếu sự thiếu thông cảm và sợ hãi trổi vượt, thì chúng ta cũng bị thiệt hại một cái gì đó, nền văn hóa, lịch sử và truyền thống của chúng ta cũng bị suy yếu, và hòa bình bị thương tổn”.
6 vị tân đại sứ đến trình thư ủy nhiệm lên ĐTC là những vị không thường trú tại Roma, nên được ngài tiếp chung. Trong số này, có tân đại sứ Thái Lan, Ông Nopadol Gunavibool, 60 tuổi, hiện nay cũng là Đại sứ tại Vương Quốc Bỉ. Trước đó ông là đại sứ tại Cộng hòa Singapore. (SD 19-5-2016)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét