label

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Cuộc cách mạng nữ giới của Đức Phanxicô

Cuộc cách mạng nữ giới của Đức Phanxicô


Nhìn tầm quan trọng và mãnh liệt các phản ứng gây ra do lời tuyên bố của Đức Giáo hoàng về phụ nữ, về quyền được vào chức phó tế thì chúng ta không còn nghi ngờ gì: chắc chắn đây là một bước tiến đến cái có thể gọi là một trong các cuộc cải cách, thậm chí có thể là cải cách quan trọng nhất của triều giáo hoàng cho Giáo hội công giáo, một cuộc cách mạng đã làm đảo lộn sâu đậm xã hội chúng ta từ một thế kỷ nay.
Các lời phê phán nhanh nhất, mạnh nhất đến từ Giáo triều. Các giám chức của chúng ta nói, khi cho phụ nữ làm phó tế sẽ có nguy cơ giáo quyền hóa Giáo hội. Có nghĩa là sẽ làm dễ dàng cho việc lấn quyền bàn giấy và độc đoán của phụ nữ trong Giáo hội. Tiện thể nói, cũng khôi hài, chính Giáo triều lại kêu lên giáo quyền hóa… Nhưng đúng là ở lãnh vực này, Giáo triều có một kinh nghiệm lâu dài…
Giáo quyền hóa?
Với tất cả những người đàn ông này, như thế trước hết sẽ nhắc lại các sự việc. Trong một xã hội và trong các văn hóa, nơi phụ nữ ngày nay càng ngày càng có vai trò và có chức vụ cũng quan trọng như các ông, Phúc âm cũng phải nói qua các chữ của mình về phụ nữ. Chỉ là một phần của trường hợp. Khẩn cấp, để dùng lại thành ngữ Đức Giáo hoàng nói trước các nữ tu, là tìm các “khoảng không gian” – chứ không phải các chức vụ – cho phụ nữ trong Giáo hội, một Giáo hội ngày nay quá thường xuyên chỉ gọi phụ nữ qua văn phạm. Đây không phải là vấn đề giáo quyền hóa, cũng không phải là vấn đề công chính. Chỉ đơn giản là một chuyện hiển nhiên.
Các nguồn gốc của chức phó tế
Nhưng còn nhiều hơn thế. Nếu đọc kỹ lại các lời của Đức Giáo hoàng, ngài không lẫn lộn chức phó tế với giáo quyền hóa. Ngược lại, ngài chống đối! Nếu ngài đề nghị mở  việc thảo luận về chức phó tế cho phụ nữ, chỉ vì ngài muốn đi trở lại truyền thống xưa cổ, được Công vụ các tông đồ và Các Tổ phụ đầu tiên của Giáo hội chứng nhận, một sứ vụ cho phép những người đã rửa tội được phục vụ cộng đoàn. Cho những người đã được rửa tội, vậy cả đàn ông lẫn đàn bà.
Giáo hội, dân của Chúa
Công đồng Vatican II đã tái khôi phục chức phó tế. Nhưng vì lúc đó chỉ dành cho các ông, nên nó bị “nhiễm” bởi chức linh mục, và thường người ta lẫn lộn nó với mức độ đầu tiên được vào chức thánh. Một bước đi đầu tiên, lồng chức phó tế vào thứ bậc, với khái niệm thừa hưởng từ thế kỷ 19 của Giáo hội, được nhìn như một xã hội mang tính chính trị và theo thứ bậc kim tự tháp. Một “giai trật, hiérarchologie”, chữ của linh mục Congar. Và phải thừa nhận Giáo hội vẫn còn mang nặng dấu của nhãn quan thứ bậc, “thời thượng”, ngược với khái niệm của một Giáo hội Huyền ẩn và dân của Chúa.
Như Đức Giáo hoàng đã chỉ dẫn, suy tư về chức phó tế là trở về nguồn của Giáo hội để có được một sự thông hiểu sứ điệp phúc âm tốt hơn. Và vị trí của giáo dân trong Giáo hội. Điều này buộc phải định nghĩa đúng hơn về chức phó tế, chức phải phục vụ cộng đoàn chứ không phải phục vụ các linh mục.
Từ thế kỷ 19, các nữ tu
Từ thế kỷ 19, sau cuộc Cách mạng Pháp, nữ giới đã đi tu rất nhiều. Họ âm thầm xây dựng lại Giáo hội qua các việc bác ái, giáo dục, tái xây dựng lại hình ảnh của công giáo thời hiện đại, hướng về xã hội và những người nghèo nhất. Đến thế kỷ 21, qua chức phó tế, các phụ nữ sẽ tìm được các con đường mới để phúc âm hóa cho xã hội. Những con đường mới vì nó ở ngoài mọi giáo quyền hóa. Không ai biết phụ nữ có là tương lai của nam giới không. Nhưng phụ nữ sẽ có thể là tương lai của Giáo hội.
 
Marta An Nguyễn chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét