Kitô hữu không tê liệt vì đau khổ
VATICAN.
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu, 06.05, tại nguyện đường Thánh
Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng: “Kitô hữu không tê liệt
trước những đau khổ nhưng vượt qua những đau khổ trong niềm hy vọng
Thiên Chúa sẽ ban cho niềm vui; và niềm vui ấy, không ai lấy mất được.”
Niềm vui và sự lo buồn của người phụ nữ khi sinh con
Được khởi hứng từ những bài đọc ngày hôm nay, khi Đức Giêsu cảnh giác các môn đệ về nỗi lo lắng, muộn phiền sẽ đến với các ông nhưng nỗi buồn ấy sẽ trở thành niềm vui; Đức Thánh Cha đã đặt vấn đề: “Làm thế nào để các Kitô hữu có thể duy trì mãi được niềm vui và hy vọng của họ, cho dù có ở giữa những đau khổ, muộn phiền? Đức Giêsu đã dùng hình ảnh của người phụ nữ lúc lâm bồn và nói rằng: ‘Khi sinh con người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa.’ Bà đã mang niềm hy vọng vượt qua những đau khổ và sau đó bà đã mừng vui.
Chúng ta cũng có thể có đươc niềm vui và hy vọng này, cho dù chúng ta phải đối mặt với những cơ cực, với những vấn nạn hay khi chúng ta sầu khổ. Chúng ta không rơi vào trạng thái tê liệt. Đau khổ đúng là đau khổ, nhưng nếu ta biết vượt qua nó với niềm vui và hy vọng thì nó sẽ mở ra trước mắt chúng ta một cánh cửa chan chứa niềm vui, vì ‘một con người đã sinh ra trong thế gian’. Hình ảnh mà Đức Giêsu sử dụng giúp chúng ta hy vọng hơn trong những gian nan, nguy khốn. Những gian nan, nguy khốn rất đáng sợ, thậm chí có thể khiến chúng ta lung lay mất đức tin… Nhưng với niềm vui và hy vọng, chúng ta bước về phía trước, vì sau cơn mưa trời lại sáng, sau đau khổ sẽ là niềm vui chan chứa, giống như người phụ nữ khi sinh con.
Niềm vui và hy vọng – không phải là tinh thần lạc quan
Niềm vui và hy vọng của các Kitô hữu luôn bện chặt vào nhau. Và chúng ta đừng lẫn lộn chúng với những hạnh phúc đơn giản hay tinh thần lạc quan. Niềm vui mà không có hy vọng thì chỉ là vui, một hạnh phúc tạm thời, mong manh. Hy vọng mà không có niềm vui sẽ không phải là hy vọng và cũng không thể vươn tới được một tinh thần lạc quan lành mạnh. Niềm vui và hy vọng luôn bước song hành với nhau và sẽ tạo ra một cảm xúc bùng nổ đến vỡ òa trong Giáo hội: ‘Giáo hội hãy vui mừng hoan hỷ. Hãy mừng vui.’ Khi mừng vui hoan hỷ, người ta sẽ không còn phải chăm chú vào những nghi lễ, quy định, phép tắc nữa. Chỉ có niềm vui mà thôi.
Niềm vui và hy vọng có mối tương quan biện chứng với nhau. Chúng giúp nuôi dưỡng Giáo hội, thúc đẩy Giáo hội mở ra với tất cả mọi người. Niềm vui củng cố hy vọng và hy vọng trổ sinh từ niềm vui. Chúng ta sẽ bước về phía trước trong tư thế vui mừng và hy vọng. Chính hai nhân đức này giúp chúng ta và giúp Giáo hội mở lòng ra với tha nhân. Những ai có niềm vui chẳng khép mình lại bao giờ; hy vọng giúp ta mở ra. Hai nhân đức này giống như mỏ nẻo trên cửa biển Nước Trời kéo chúng ta đi lên và đi ra với mọi người.
Niềm hoan lạc vĩnh cửu
Niềm vui thế trần có thể bị lấy mất bất cứ lúc nào. Trong khi đó, Đức Giêsu ban cho chúng ta niềm vui vĩnh cửu, không ai có thể lấy mất được. Niềm vui ấy vẫn tồn tại, cho dù chúng ta có bị chìm ngập trong những thời khắc đen tối nhất của cuộc đời, giống như các Tông đồ được thiên thần an ủi sau khi Đức Giêsu về trời, đã tìm lại được niềm vui và hạnh phúc. Đó là niềm vui khi biết rằng giờ đây con người có thể đặt chân vào thiên đàng. Niềm vui ấy đang tràn ngập toàn thể Giáo hội hôm nay.”
Vũ Đức Anh Phương SJ
Niềm vui và sự lo buồn của người phụ nữ khi sinh con
Được khởi hứng từ những bài đọc ngày hôm nay, khi Đức Giêsu cảnh giác các môn đệ về nỗi lo lắng, muộn phiền sẽ đến với các ông nhưng nỗi buồn ấy sẽ trở thành niềm vui; Đức Thánh Cha đã đặt vấn đề: “Làm thế nào để các Kitô hữu có thể duy trì mãi được niềm vui và hy vọng của họ, cho dù có ở giữa những đau khổ, muộn phiền? Đức Giêsu đã dùng hình ảnh của người phụ nữ lúc lâm bồn và nói rằng: ‘Khi sinh con người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa.’ Bà đã mang niềm hy vọng vượt qua những đau khổ và sau đó bà đã mừng vui.
Chúng ta cũng có thể có đươc niềm vui và hy vọng này, cho dù chúng ta phải đối mặt với những cơ cực, với những vấn nạn hay khi chúng ta sầu khổ. Chúng ta không rơi vào trạng thái tê liệt. Đau khổ đúng là đau khổ, nhưng nếu ta biết vượt qua nó với niềm vui và hy vọng thì nó sẽ mở ra trước mắt chúng ta một cánh cửa chan chứa niềm vui, vì ‘một con người đã sinh ra trong thế gian’. Hình ảnh mà Đức Giêsu sử dụng giúp chúng ta hy vọng hơn trong những gian nan, nguy khốn. Những gian nan, nguy khốn rất đáng sợ, thậm chí có thể khiến chúng ta lung lay mất đức tin… Nhưng với niềm vui và hy vọng, chúng ta bước về phía trước, vì sau cơn mưa trời lại sáng, sau đau khổ sẽ là niềm vui chan chứa, giống như người phụ nữ khi sinh con.
Niềm vui và hy vọng – không phải là tinh thần lạc quan
Niềm vui và hy vọng của các Kitô hữu luôn bện chặt vào nhau. Và chúng ta đừng lẫn lộn chúng với những hạnh phúc đơn giản hay tinh thần lạc quan. Niềm vui mà không có hy vọng thì chỉ là vui, một hạnh phúc tạm thời, mong manh. Hy vọng mà không có niềm vui sẽ không phải là hy vọng và cũng không thể vươn tới được một tinh thần lạc quan lành mạnh. Niềm vui và hy vọng luôn bước song hành với nhau và sẽ tạo ra một cảm xúc bùng nổ đến vỡ òa trong Giáo hội: ‘Giáo hội hãy vui mừng hoan hỷ. Hãy mừng vui.’ Khi mừng vui hoan hỷ, người ta sẽ không còn phải chăm chú vào những nghi lễ, quy định, phép tắc nữa. Chỉ có niềm vui mà thôi.
Niềm vui và hy vọng có mối tương quan biện chứng với nhau. Chúng giúp nuôi dưỡng Giáo hội, thúc đẩy Giáo hội mở ra với tất cả mọi người. Niềm vui củng cố hy vọng và hy vọng trổ sinh từ niềm vui. Chúng ta sẽ bước về phía trước trong tư thế vui mừng và hy vọng. Chính hai nhân đức này giúp chúng ta và giúp Giáo hội mở lòng ra với tha nhân. Những ai có niềm vui chẳng khép mình lại bao giờ; hy vọng giúp ta mở ra. Hai nhân đức này giống như mỏ nẻo trên cửa biển Nước Trời kéo chúng ta đi lên và đi ra với mọi người.
Niềm hoan lạc vĩnh cửu
Niềm vui thế trần có thể bị lấy mất bất cứ lúc nào. Trong khi đó, Đức Giêsu ban cho chúng ta niềm vui vĩnh cửu, không ai có thể lấy mất được. Niềm vui ấy vẫn tồn tại, cho dù chúng ta có bị chìm ngập trong những thời khắc đen tối nhất của cuộc đời, giống như các Tông đồ được thiên thần an ủi sau khi Đức Giêsu về trời, đã tìm lại được niềm vui và hạnh phúc. Đó là niềm vui khi biết rằng giờ đây con người có thể đặt chân vào thiên đàng. Niềm vui ấy đang tràn ngập toàn thể Giáo hội hôm nay.”
Vũ Đức Anh Phương SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét