Thất học trong đời sống lứa đôi”
Những
tưởng chỉ có sự vội vã trong việc cưới xin mới dẫn đến cái kết “khủng
hoảng hậu hôn nhân” - hiện tượng hầu như xảy ra cho mọi cặp vợ chồng,
với các mức độ khác nhau, thế nhưng ngay cả những đôi đã biết nhau từ
nhỏ và được cha mẹ chọn kỹ vẫn bị vỡ mộng như thường! Nguyên nhân chính
được cho là do tình trạng “thất học trong hôn nhân”. Người trẻ thiếu vốn
liếng trầm trọng khi bước vào đời vợ chồng, không chỉ tiền bạc, mà còn
là kiến thức, kỹ năng.
Thiếu kiến thức
Các
bạn trẻ thời nay không mù chữ, mù tin học hoặc ngoại ngữ mà là mù giới.
Đôi lứa quyết định sống chung nếu chỉ có tình yêu thì chưa đủ, cần có
những hiểu biết nhất định về giới tính, tâm lý, đời sống tình dục, sinh
sản.
Quan
niệm yêu vội, sống thoáng, “yêu hết mình” của nhiều bạn trẻ ngày nay
khiến tình yêu trở thành một “nhu cầu giải trí” và kết hôn là một giải
pháp hạ cánh an toàn nhiều hơn là nhu cầu cần thiết phải sống có nhau.
Nhiều bậc phụ huynh đã chép miệng: “Bọn trẻ bây giờ bắt đầu mối quan hệ
của chúng ngay từ trên giường”. Quan niệm “sống thử - bản nháp hôn nhân”
là chuyện đương nhiên đã đẩy người trong cuộc đến nhàm chán, thiếu tôn
trọng, không định hướng được tình yêu sau khi đã “thử”.
Đang
có xu hướng một số nam thanh niên cắp sách đến học môn “tình dục học” ở
các “lớp không chính quy” của gái bán dâm. Hậu quả thu về mớ kiến thức
sai lệch, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thậm chí HIV/AIDS.
Một số khác coi phim sex là “sách giáo khoa” về tình dục. Nhiều đàn ông
Việt gặp trục trặc trong cuộc sống gia đình tìm cách thư giãn bằng bia
ôm hoặc săn tình “ảo” trên mạng.
Lớp
trẻ hiện chưa được trang bị đủ kiến thức, thậm chí những “bài học vỡ
lòng” về cấu tạo cơ thể và những đặc điểm tâm sinh lý... để bước vào đời
sống vợ chồng. Bấy lâu nay, chuyện phòng the luôn bị coi là chuyện tế
nhị nên các cặp thường né tránh. Những sự cố trong phòng the không thể
tự giải quyết được nếu không có sự giúp đỡ của các chuyên gia sinh sản,
chuyên gia tư vấn.
Ở
Việt Nam, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân mới chỉ dừng ở mức độ khuyến
khích. Khi nói đến sức khỏe sinh sản, đa số nghĩ đó là chuyện liên quan
đến sinh đẻ và chủ yếu là của phụ nữ trong khi đó khái niệm rất rộng,
gồm những vấn đề liên quan đến hệ sinh dục của cả nam và nữ, những trục
trặc về tình dục, bệnh tật.
Ngành
y tế nước ta chưa chú trọng khám sức khỏe trước khi kết hôn. Đây là vấn
đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các thế hệ tương lai và hạnh phúc gia
đình. Nhiều chị em bị trục trặc đường sinh dục, nhưng không có biểu hiện
bên ngoài (dị tật âm đạo, tử cung, buồng trứng...) cần được thầy thuốc
sản khoa kiểm tra và đánh giá trước khi kết hôn. Nam giới cũng cần kiểm
tra những biểu hiện sự phát triển tính dục (chít hẹp bao quy đầu, cương
cứng, xuất tinh...).
Khám
sức khỏe trước hôn nhân là việc rất nên làm: hiểu rõ tình trạng sức
khỏe của nhau, vợ chồng sẽ có cơ hội chăm sóc nhau tốt hơn đồng thời đảm
bảo cho thế hệ tương lai của mình khỏe mạnh.
Thiếu kỹ năng sống chung
Yêu
vội vàng, cưới hấp tấp, nhiều đôi chưa kịp trang bị cho mình những kỹ
năng sống chung cơ bản nhất (sự chia sẻ, nhường nhịn, tự điều chỉnh) để
sẵn sàng và thích ứng với nửa còn lại.
Thử
nghĩ xem, hai cá thể độc lập, phức tạp với đầy đủ những khác biệt về cá
tính, sở thích, lối sống... bắt đầu va nhau khi chung sống dưới một mái
nhà, hẳn sẽ nhanh chóng cảm thấy thất vọng về nhau, chán nhau và cảm
thấy “người tình” của mình không còn như trước. Nhiều cặp vợ chồng trẻ
trình độ học vấn cao, có thừa kiến thức xã hội, kỹ năng nghề nghiệp,
giao tiếp... nhưng thiếu hiểu biết và kỹ năng tổ chức cuộc sống gia
đình.
Khi
yêu nhau người ta nhìn đời bằng cặp kính màu hồng. Còn khi đã trở thành
vợ chồng, ai nấy đều “trở về” với con người thật của mình, lộ diện đầy
đủ cả tốt và xấu. Không biết chấp nhận cái xấu, khó chịu với những khác
biệt giữa hai người thì bất hòa, xung đột là điều khó tránh. Sự thiếu
hiểu biết về tâm lý cũng như cách cư xử ngày càng đẩy người bạn đời ra
khỏi gia đình.
Thiếu kinh nghiệm quản lý tiền bạc
Một
khảo sát các vấn đề liên quan tới những rắc rối trong gia đình tiến
hành năm ngoái với 2.000 người tham gia đã cho kết quả: 30% cho rằng tài
chính là vấn đề dễ gây căng thẳng nhất trong mối quan hệ, sự thân mật
(11%), con cái (9%), quan hệ nội - ngoại (4%).
Có
lẽ hầu hết các bạn trẻ đều chưa ổn định về kinh tế, còn sống dựa vào
gia đình hai bên nên khi kết hôn, sức ép kinh tế ảnh hưởng lớn đến đời
sống gia đình, tình cảm vợ chồng. Tài chính eo hẹp khiến người vợ trở
nên cau có, keo kiệt với chồng trong các khoản chi tiêu. Người chồng thì
lập quỹ đen, không minh bạch về tài chính. Gia đình mất cân đối thu
chi, nợ nần... Đừng tưởng “đen bạc thì đỏ tình” (bạc ở đây là tiền bạc
chứ không phải là bài bạc), khi túng thiếu thì tình cũng đen luôn ấy
chứ.
Charles
Dicken đã tổng kết: “Nếu chi phí hết 19đ trong tổng số 20đ thu nhập
hằng tháng, bạn là người hạnh phúc và giàu có. Nhưng nếu thu nhập hàng
tháng 50đ, mà chi phí sinh hoạt lên tới 53đ, bạn sẽ trở nên bất hạnh và
nghèo khổ”. Biết vén khéo, không hoang phí, có kế hoạch tích lũy cho lâu
dài thì mới ổn định được kinh tế gia đình.
“Học” làm sao?
Vấn
đề quan trọng, căn bản cho hạnh phúc gia đình chính là xác định mục
tiêu cho hôn nhân. Đôi bạn cần dành thì giờ trao đổi về những vấn đề
quan trọng trong đời sống: niềm tin, những giá trị đạo đức cả hai cùng
tôn trọng, cách đặt thứ tự ưu tiên trong đời sống, cách sử dụng tiền bạc
- thì giờ, cách dạy dỗ con cái, cách ứng xử với gia đình đôi bên, quan
hệ với bạn bè cũ... Cần bàn thảo cởi mở để đi đến một quyết định chung
với sự đồng ý của đôi bên.
Để
bớt mâu thuẫn, ít bất đồng, các cặp đôi cần bớt đi sự lãng mạn. Điều
này nghe có vẻ phi lý? Sự thực, lãng mạn tuy đẹp nhưng cũng kéo theo bao
điều rắc rối (đôi khi chỉ vì chồng không còn tặng hoa cho vợ mỗi tối
thứ 7 mà tình cảm sứt mẻ. Vợ mệt mỏi không còn hào hứng đi chơi với
chồng bị hiểu nhầm “có bồ”...). Xem trọng quá mức sự lãng mạn có thể sẽ
giết chết hôn nhân.
Nên
tỉnh táo trước sự can thiệp, giúp đỡ của gia đình, họ hàng hai bên cũng
như những lời tư vấn miễn phí của bạn bè đồng nghiệp. Nếu thấy giữa hai
người có những vấn đề quan trọng chưa đồng ý với nhau, nên thành thật
chia sẻ, lắng nghe quan điểm của nhau và nhờ người có uy tín tư vấn.
Thực tế đã chứng minh: nếu đời sống hôn nhân vượt qua được khoảng thời
gian thử thách 3 - 5 năm đầu chung sống, tỷ lệ hôn nhân thành công và
bền vững sẽ cao.
THẠC SĨ- BÁC SĨ LAN HẢI(cgvdt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét