label

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Sứ thần Toà Thánh tại Damascus, Syria: “Chỉ cần đến Syria, thì sẽ biết Địa ngục như thế nào”


Đức hồng y Mario Zenari





Sứ thần T
oà Thánh tại Damascus, Syria:
“Chỉ cần đến Syria, thì sẽ biết Địa ngục như thế nào”
ROMA (Zenit, 28.03.2017) – Không thể diễn tả được nỗi thống khổ của người dân Syria bằng lời lẽ của con người. Lời mô tả xác đáng nhất về quốc gia này là: “Ai không tin có Địa ngục, người ấy chỉ cần đến Syria, thì sẽ biết Địa ngục như thế nào”, Đức hồng y Mario Zenari, Sứ thần Toà Thánh tại Damascus, đã nói như trên, khi cử hành Thánh lễ nhận nhà thờ tước hiệu của ngài ở Roma (nhà thờ Santa Maria delle Grazie alle Fornaci) hôm thứ Bảy 25-03 vừa qua.
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức hồng y Zenari đã liệt kê những con số bi thảm ở Syria: 400.000 người chết; triệu người bị thương, trong số đó nhiều người bị chặt chân taykhoảng triệu người tị nạn ở nước ngoài; hơn 6 triệu người phải di tản ở trong nước; hơn 600.000 người bị cô lập mà không nhận được viện trợ nhân đạo. Hàng ngàn trẻ em chết vì các cuộc đánh bom: bị thương, bị chặt chân taythân xác và tinh thần tơi tả – đó thực sự là một cuộc tàn sát người vô tội.
Đức hồng y Zenari nhấn mạnh rằng: “Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên được biết những gì đang xảy ra ở Syria, và ngài muốn đến thăm đất nước này, nhưng có quá nhiều nguy hiểmĐức Thánh Cha đã sẵn sàng đến đây, nhưng vấn đề là ngài không thể thực hiện được điều đó nếu không có bảo đảm an ninh tối thiểu, cho ngài và nhất là cho người dân; bởi vì nếu Đức Thánh Cha đến Syria, ngài không thể ở trong Toà Sứ thần mà phải đi gặp dân chúng, phải gặp mọi người”.
Tôi không biết mô tả sự khốc liệt này như thế nàoĐức hồng y nói tiếp. Nên ngài tóm tắt: “Ai không tin có Địa ngục, người ấy chỉ cần đến Syria, thì sẽ biết Địa ngục như thế nào”.
Vì thếĐức hồng y kêu gọi: “Công luận phải gây áp lực đối với nhiều chính phủ, bởi vì có một mối nguy cơ lớn là dần dần những thảm kịch này sẽ bị lãng quên.
(WHĐ, 29.03.2017)

Minh Đức

Nữ tu bác sĩ Mariana Koonce phục vụ người nghèo Appalachian, Tennessee

Nữ tu bác sĩ Mariana Koonce phục vụ người nghèo Appalachian, Tennessee

Ngày 8-14 tháng 3 là tuần lễ Nữ tu Công giáo Hoa kỳ. Nhân dịp này, tổ chức Catholic Extension có trụ sở ở Chicago, chuyên tổ chức giúp Giáo hội Công giáo tại những khu vực nghèo nhất của Hoa kỳ, đã vinh danh các nữ tu hoạt động tại 90 giáo phận mà tổ chức trợ giúp, bằng cách chia sẻ các câu chuyện của các nữ tu trên trang web và bằng phương tiện truyền thông xã hội. Trong số các nữ tu được tổ chức Catholic Extension nhìn nhận, có nữ tu Mariana Koonce, thuộc dòng Thương xót, đã cùng với phòng khám lưu động đi loan báo Tin mừng ở các cộng đồng Appalachian, bang Tennesee, là nơi mà Giáo hội Công giáo chưa từng hiện diện trước đây.
Người ta thường nói: có nhiều con đường để người ta đi đến việc nhận biết Giáo hội Công giáo. Ở miền đông Tennessee, con đường này chính là các buổi khám bệnh của nữ tu bác sĩ Mariana Koonce. Đối với sơ Koonce, việc chữa bệnh tật thể lý và sứ vụ phục vụ các linh hồn không phải là hai hoạt động tách rời nhau. Từ năm 2014, sơ Koonce điều hành một phòng khám lưu động ở giáo phận Knoxville. Phòng khám này cung cấp các chăm sóc y tế căn bản và miễn phí. Mỗi hai tuần hay mỗi tháng, sơ Koonce đi đến các vùng xa xôi hẻo lánh của bang Tennessee, chữa bệnh cho mọi người cần đến sự chăm sóc sức khỏe của bệnh xá phi lợi nhuận, không kể họ thuộc tôn giáo nào. Yêu cầu duy nhất là các bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe và không có khả năng để trả cho các chi phí chữa bệnh.
Chiếc xe van, phòng khám lưu động của sơ Koonce được gọi là phòng khám đa khoa Đức Maria, có 2 phòng; chính sơ Koonce tự lái chiếc xe này. Dựa vào sáng kiến của Đức cha Richard Stika, Giám mục Knoxville, phòng khám mở rộng họa động phục vụ đến với những khu vực nghèo khổ, nơi có điều kiện y tế thấp và không có nhiều sinh hoạt với Công giáo.
Tại miền đông Tennessee, người Công giáo chỉ chiếm 3% và nhiều người đề phòng cảnh giác với đạo Công giáo. Sơ Koonce cho biết dân chúng ở đây có thành kiến và nghi ngờ chống lại các tín hữu Công giáo. Phòng khám di động giúp cho giáo phận cho người ta thấy gương mặt của Giáo hội Công giáo theo cách thức không đe dọa, nhưng cung cấp sự phục vụ mà dân chúng cần.
Sơ Koonce đã thành lập một mạng lưới 70 chuyên gia y khoa tình nguyện để trợ giúp sơ trong việc khám chữa bệnh cho các bệnh nhân. Họ phục vụ 5 cộng đồng mà 3 trong số này không có nhà thờ Công giáo. Phòng khám lưu động chữa trị cho các bệnh nhân ở các quận nơi có khoảng 20% cư dân sống trong nghèo khổ. Chiếc xe di động rất quan trọng vì di chuyển đi lại là một cản trở lớn cho những khu vực nghèo và nhiều người sống xa các trạm xá và bệnh viện khác.
Thời gian đầu, dân chúng còn lưỡng lự đến khám bệnh tại trạm xá. Họ không quen thuộc với Giáo hội Công giáo, mà hình ảnh một nữ tu nhỏ xíu mặc áo dòng, mang ống nghe bác sĩ làm cho họ trở nên thận trọng. Nhưng sự kiên trì của sơ Koonce đã phá vỡ những rào cản này.
Xung quanh chiếc xe van là những dòng chữ huy hiệu “Mở rộng sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu đến miền đông Tennessee”. Khi các bệnh nhân vào trạm xá, họ nhìn thấy những sứ điệp hy vọng và các hình ảnh của Chúa Giêsu và Đức Giáo hoàng Phanxicô. Sơ Koonce chia sẻ: “Nhiều người chưa bao giờ gặp một nữ tu hay một người Công giáo. Vì vậy đây là cách thế tốt để tỏ cho họ Giáo hội Công giáo là gì. Chúng tôi ở đây là vì họ.”
Trong 2 năm đầu hoạt động, sơ Mariana đã chữa trị chi 800 bệnh nhân và năm nay sơ hy vọng sẽ giúp cho 600 người bệnh. Sơ Koonce chú trọng đến việc chữa trị các bệnh mạn tính và giáo dục cho bệnh nhân biết cách phòng chống bệnh. Sơ đặc biệt muốn giảm bớt và ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, cảm cúm và dị ứng – những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho những ai không có chăm sóc sức khỏe đinh kỳ.
Bên cạnh việc điều hành phòng khám đa khoa Đức Maria, sơ Koonce còn hướng dẫn Văn phòng dịch vụ y tế của giáo phận. Sơ Koonce chia sẻ rằng: các bệnh nhân thường nói: “Cám ơn sơ. Tôi chưa bao giờ được chữa trị tốt như thế.” Sơ cũng cho biết thêm: “Các bệnh nhân của chúng tôi có rất nhiều vấn đề mà chúng tôi không thể giải quyết, nhưng một trong những vai trò lớn nhất của chúng tôi, đơn giản là nâng cao ý thức của họ về phẩm giá, để khi họ rời phòng khám, họ biết rằng họ có giá trị bởi vì họ là con Thiên Chúa.” (CNS 10/03/2017; Catholic Extension July 12, 2016)
Hồng Thủy

    Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

    Chương trình tuần thánh 2017

    Giáo phận  LONG XUYÊN
         Giáo xứ CẦN XÂY
                      V

    CHÖÔNG TRÌNH
    T U AÀ N    T H A ÙN H   2 0 1 7
                                                                    
    Ø Chuùa Nhaät LEÃ LAÙ :
    - 4g45 saùng Leã I: Kinh + Laøm pheùp laù +Thaùnh Leã.
    - 7g00 “Leã II: Kinh + Laøm pheùp laù +Thaùnh Leã.
      (Giaûi toäi cho caùc em Thieáu Nhi tröôùc ñoïc kinh).
    - 4g45 chieàu Leã III: Kinh + Laøm pheùp laù +Thaùnh Leã.
                            
    Ø Thöù Hai – Thöù Ba – Thöù Tö TUAÀN THAÙNH :
    - 4g30 saùng: Kinh – Leã.
    - 5g30 chieàu: Kinh – Leã.
     FChieàu Thöù Hai: Töø 3g ñeán 5g
                  (Giaæ toäi, coù caùc Cha khaùch ngoài toøa).
     FChieàu Thöù Ba: 5g Giaûng Tónh taâm cho giôùi Hieàn Maãu.
     FChieàu Thöù Tö: 5g Giaûng Tónh taâm cho giôùi Gia Tröôûng.

    TAM NHAÄT THAÙNH
    Ø Thöù Naêm TUAÀN THAÙNH:
    - 4g30 saùng: Leã ñeøn, 15 söï thöông khoù. (Coù ngoài Toøa).
    - 5g30 chieàu: Thaùnh Leã Tieäc ly (Coù nghi thöùc röûa chaân)
               Sau leã kieäu Mình Thaùnh Chuùa sang vöôøn Gieátseâmani.
      Canh thöùc:  Sau Leã 1giôø canh thöùc chung.
                   - Giôø thöù 2 : Giôùi Hieàn Maàu.                                                             
    Ø Thöù Saùu TUAÀN THAÙNH:  Giöõ chay, kieâng thòt.
    - 4g30 saùng: Leã ñeøn, 15 söï thöông khoù. (Coù ngoài Toøa).
    - 12g00 tröa: Chaëng ñaøng Thaùnh Giaù troïng theå.
    - 5g30 chieàu: Töôûng nieäm cuoäc thöông khoù cuûa Chuùa.
     - Suy toân Thaùnh Giaù.(Boû tieàn quaûo giuùp quyõ Baùc aùi cuûa HÑGMVM).                               

    Ø Thöù Baûy TUAÀN THAÙNH :
    - 4g30 saùng: Leã ñeøn, 15 söï thöông khoù. (Coù ngoài Toøa).
    - 12g00 tröa: Chaëng ñaøng Thaùnh Giaù troïng theå.
    - 7g00 toái: Canh thöùc vöôït qua – ALLELUIA.                      

    Ø Chuùa Nhaät CHUÙA PHUÏC SINH :              
        - 4g45 saùng Leã I: Kinh + Thaùnh Leã Möøng Chuùa Phuïc Sinh. 
         - 7g00 “Leã II: Kinh + Thaùnh Leã Möøng Chuùa Phuïc Sinh. 
         - 4g45 chieàu Leã III: Kinh+Thaùnh Leã Möøng Chuùa Phuïc Sinh.   
    ALLELUIA. MÖØNG CHUÙA SOÁNG LAÏI.                 Kính chuùc Anh, Chò, Em moät Muøa Phuïc Sinh: Thaùnh thieän vaø traøn ñaày Hoàng AÂn Chuùa.                    
    GIAÙO XÖÙ CAÀN XAÂY.  PHUÏC SINH 2017.                                              
                  Cha Sôû                                      Cha Phoù                                                    
                       
      Phaolo Traàn vaên Khoa                            Fx Chaâu quang Loäc

    Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

    THƯ MỤC VỤ Đức Giám Mục Giáo Phận Tháng 4 năm 2016

    THƯ MỤC VỤ
    Đức Giám Mục Giáo Phận
    Tháng 4 năm 2016
    GIÁO PHẬN LONG XUYÊN
    VÀ SỰ ĐỒNG HÀNH CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
    Chúa đã sống lại thật, alleluia!

    Anh chị em thân mến,

    Cùng với Giáo Hội toàn cầu, giáo phận Long Xuyên bước vào mùa Phục Sinh với niềm vui mừng và hy vọng, vì có Chúa Phục Sinh đang hiện diện và đồng hành. Quả thật, trong trình thuật Lc 24,13-35, Chúa Giêsu Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ trên đường về làng quê Emmaus. Chúa Phục Sinh hiện diện thật gần gũi với con người, Ngài đồng hành với con người. Từ ý nghĩa này, chúng ta xác tín rằng, Chúa Phục Sinh cũng đang hiện diện gần gũi và  đồng hành với giáo phận ngày nay. Hơn nữa, ngài cũng muốn giáo phận Long Xuyên trở thành hiện thân của Ngài đồng hành với anh em đồng loại, cụ thể tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì thế, xin gửi đến cộng đoàn giáo phận thư mục vụ tháng Tư với chủ đề giáo phận Long Xuyên và sự đồng hành của Đức Kitô Phục Sinh.

    Trở lại với trình thuật Chúa Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ đi làng Emmaus, giáo phận Long Xuyên đặc biệt tập trung vào 3 ý nghĩa chính:

    1) Chúa Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ trong hình dáng của một người lữ hành, đi bước trước đến tìm gặp với con người, sóng bước với con người và đối thoại với con người. Trong cuộc đối thoại này, con người tâm sự với Chúa về nỗi buồn, lo lắng (c. 17, 22), và Ngài chăm chú lắng nghe. Từ những vấn đề của con người, Chúa giải thích cho họ, và con người chăm chú lắng nghe Ngài (c.27).

    2) Trong cuộc đồng hành này, Chúa Phục Sinh dùng Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa, soi chiếu vào nỗi buồn và lo lắng của họ, và soi lòng mở trí cho họ hiểu được mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô (c.27), và vì thế, tâm hồn họ được bừng phấn khởi hân hoan (c.32). Chúa Phục Sinh còn đồng hành với họ gần gũi hơn, Ngài nhận lời mời để đồng bàn với họ ngay trong chính nhà họ (c.30). Đến đây, Chúa dùng nghi thức Bẻ Bánh để mở mắt họ (c.31), và mạc khải cho họ mầu nhiệm Phục Sinh của Ngài. Kết quả là họ vui mừng nhận ra Chúa phục sinh đang hiện diện giữa họ (c.31).

    3) Đồng thời, hai môn đệ này được ơn hoán cải và biến đổi, họ trở lại Giêrusalem với cộng đoàn các môn đồ, ở đó họ được lắng nghe lời chứng Chúa đã phục sinh của các tông đồ (c.34), và họ bắt đầu làm chứng cho Tin Mừng Chúa Phục Sinh (c.35). Với sự phục sinh, Chúa Kitô quy tụ họ trở thành cộng đoàn của sứ vụ loan báo Tin Mừng Phục Sinh.

    Anh chị em thân mến, Giáo phận Long Xuyên đang đối diện với một thách đố lớn là phong trào di dân. Thường chúng ta hiểu là di dân về địa lý, từ vùng nông thôn đến các phố thị kéo theo những thay đổi môi trường sống với những phong tục, tập quán, sinh hoạt khác nhau. Nhưng thực chất, đó còn là di dân trong lãnh vực tâm lý, là thay đổi não trạng với những hy vọng, ưu sầu và lắng lo. Nếu hiểu như vậy, thì cả người ra đi lẫn người ở lại đều chịu ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực bởi tình trạng di dân, vốn phải đối diện với những thay đổi với nhiều lo lắng về những nguy cơ có thể xẩy ra, chen lẫn nhiều hy vọng về những thời cơ có thể xẩy đến.
    Trong bối cảnh cụ thể này, giáo phận cần sự hiện diện và đồng hành của Chúa Kitô Phục Sinh, và đồng thời có thể trở thành hiện thân của Chúa Phục Sinh hiện diện và đồng hành với nhau. Từ ý nghĩa của trình thuật Chúa Phục Sinh đồng hành với hai môn đệ của Ngài, chúng ta tập trung vào 3 sinh hoạt sau đây:

    1) Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong Thánh Lễ để đồng hành với con người. Như chúng ta đã biết, trong Thánh lễ, Lời Chúa soi chiếu cho cuộc hành trình đời ta, và Mình Máu Thánh Chúa là lương thực trong cuộc lữ hành trên dương thế. Trong Thánh lễ, lời hứa của Chúa được thực hiện “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,30).

    2) Chúa Kitô phục sinh hiện diện nơi tha nhân để đồng hành với con người. Nhất là trong bầu khí cộng đoàn, cộng đoàn giáo xứ giáo họ, cộng đoàn tu sĩ, các đoàn thể, các khu xóm, vì khi hai hay ba người hội họp nhau nhân danh Ngài, Ngài hiện diện giữa chúng ta.

    3) Chúa Kitô phục sinh hiện diện trong sứ vụ của Hội Thánh  Chúa Kitô, đặc biệt là sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Trong sứ vụ của Giáo Hội, Chúa Phục Sinh đồng hành với con người để biến đổi thế giới này thành “trời mới đất mới nơi công lý ngự trị” (2Pr 3,13).
    Xin được đề xuất một số sinh hoạt cụ thể theo 3 điểm nhấn mục vụ của giáo phận trong năm 2017, qua đó, giáo phận sống mùa Phục Sinh với sự đồng hành của Đức Kitô:

    1) Sinh hoạt phương tự, đặc biệt là cử hành Thánh Lễ và tôn sùng Thánh Thể: (*) Rất khích lệ các tín hữu có điều kiện năng tham dự Thánh lễ và rước lễ hằng ngày, đặc biệt là Thánh lễ Chúa Nhật và lễ Trọng.(*) Cổ vũ việc cá nhân suy niệm Lời Chúa (đọc kinh thánh, đọc kinh Mân Côi, chặng đàng Thánh Giá) trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Và (*) xin các linh mục cử hành Thánh lễ hàng ngày cách trung thành và sốt sáng cho cộng đoàn, vì cử hành Thánh lễ là sinh hoạt  mà linh mục thể hiện mình là hiện thân của Chúa Kitô – alter Christus - đang hiện diện giữa cộng đoàn và hiện diện trong thế giới hôm nay một cách rõ nét nhất.

    2) Sinh hoạt chuẩn bị hôn nhân cho giới trẻ bước vào đời: Qua các linh mục, tu sĩ và giáo lý viên, giáo phận muốn đồng hành và đối thoại với người trẻ đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân, nhất là thành phần di dân, để đồng hành và đối thoại với họ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhất là về thủ tục và giấy tờ, trong tinh thần phục vụ Kitô giáo. Giáo phận muốn giúp họ bước vào đời sống hôn nhân với niềm tin tưởng Giáo Hội luôn trân trọng và yêu quý họ, nhờ đó họ luôn ý thức mình thuộc về Giáo Hội và sẵn sàng phục vụ xây dựng Giáo Hội.

    3) Sinh hoạt sứ vụ loan báo Tin Mừng: Theo góp ý của Hội đồng Linh mục của giáo phận, trong cuộc họp ngày 27/2 vừa qua, mỗi giáo xứ, giáo họ trong giáo phận được kêu gọi sẵn sàng kết thân với một điểm truyền giáo trong giáo phận, để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng tại một điểm truyền giáo cụ thể, bằng cầu nguyện và hy sinh, bằng thăm viếng, bằng hỗ trợ tinh thần và vật chất.
    Xin phúc lành của Chúa Phục Sinh hiện diện và đồng hành trong cuộc hành trình của chúng ta.

    + Giuse Trần Văn Toản                             + Giuse Trần XuânTiếu
    Giám Mục Phụ Tá                       Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên

    Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân

    Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân

    Đức Thánh Cha kêu gọi từ bỏ võ khí hạt nhân - ANSA
    28/03/2017 11:31
    VATICAN. ĐTC kêu gọi cộng đồng thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân, xây dựng hòa bình trên công lý, phát triển nhân bản toàn diện và trên sự tôn trọng các quyền căn bản của con người.
     Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong Sứ điệp các nước tham dự Hội nghị của LHQ đang tiến hành tại New York từ ngày 27 đến 31-3-2017, nhắm thương lượng về một văn kiện pháp lý, có tính chất bó buộc, về sự cấm các vũ khí hạt nhân, để đi tới sự hoàn toàn loại trừ thứ vũ khí này.
     Sứ điệp của ĐTC đã được Đức Ông Antoine Camilleri, người Malta, Thứ trưởng ngoại giao, Trưởng đoàn Tòa Thánh tại Hội nghị tuyên đọc, trong đó ĐTC khẳng định rằng ”một thứ luân lý và luật pháp dựa trên sự đe dọa phá hủy lẫn nhau, và có thể hủy diệt toàn thể nhân loại, là điều tương phản với chính tinh thần của LHQ. Vì thế, chúng ta phải dấn thân cho một thế giới không còn vũ khí hạt nhân và hoàn toàn áp dụng Hiệp ước về sự không lan tràn thứ vũ khí này”.
     ĐTC cũng nhận xét rằng chủ trương trang bị vũ khí hạt nhân để đối phương nể sợ mà không dám tấn công, đó là điều không thích hợp, vì nó không đáp ứng hữu hiệu những thách đố và những đe dọa chính đối với nền hòa bình và an ninh của thế giới trong thế kỷ 21 này như nạn khủng bố, các cuộc xung đột không đối xứng (conflitti asimetrici), an ninh tin học, các vấn đề môi trường, nghèo đói. Ngoài ra, việc sử dụng vũ khí hạt nhân còn gây nên những hậu quả thê thảm về nhân mạng và môi trường, với những hậu quả tàn phá bừa bãi trong thời gian và không gian. Thêm vào đó, việc trang bị võ khí hạt nhân còn đưa tới sự phí phạm tài nguyên, lẽ ra được sử dụng cho những ưu tiên quan trọng hơn, như thăng tiến hòa bình và phát triển nhân bản toàn diện, chiến đấu chống nghèo đói và thực hiện chương trình hành động 2030 do LHQ đề ra để phát triển dài hạn”.
     Cũng trong sứ điệp, ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Hòa bình và sự ổn định quốc tế không thể dựa trên một cảm thức giả tạo về an ninh, trên sự đe dọa phá hủy nhau hoặc hoàn toàn tiêu diệt nhau, trên sự duy trì quân bình thế lực. Trái lại hòa bình phải được xây dựng trên công lý, phát triển nhân bản toàn diện, trên sự tôn trọng các quyền căn bản của con người, trên việc bảo tồn thiên nhiên, sự tham gia của tất cả mọi người vào đời sống công cộng, trên sự tín nhiệm giữa các dân tộc, thăng tiến các tổ chức hòa bình, trên sự được hưởng giáo dục và sức khỏe, đối thoại và liên đới.
     Theo ĐTC, ”trong viễn tượng này, cộng đồng quốc tế được kêu gọi đi xa hơn chủ trương trang bị võ khí để làm cho đối phương nể sợ: cần chấp nhận những chiến lượng nhìn xa trông rộng để thăng tiến đối tượng hòa bình và sự ổn định, và tránh những đường lối tiếp cận thiển cận về những vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế” (SD 28-3-2017)
     G. Trần Đức Anh OP 

    Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

    về nhà Cha ( Bà hai Màu và anh Hoàng Tưởng)

    CÁO PHÓ 1

    Một người con của giáo xứ 
    Anh PHÊRÔ TRẦM HOÀNG TƯỞNG, sinh năm 1978. Hiện ngụ tại khu 4, giáo xứ Cần Xây
    vừa được Chúa gọi về lúc 03 giờ 00 ngày 25/03/2017
    HƯỞNG DƯƠNG 39 TUỔI 
    Nghi thức tẩm liệm vào lúc 19 giờ ngày 25-03-2017


    Thánh lễ an táng  được cử hành tại Nhà thờ Cần Xây vào 

    lúc 04 giờ30 ngày 27-03-2017,

     sau đó an táng tại đất Thánh Giáo Xứ Cần Xây.
    Trong tinh thần hiệp thông xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn Anh Phêrô sớm về với Chúa

    CÁO PHÓ 1

    Một người con của giáo xứ 
    Bà MARIA  HAI MÀU, sinh năm 1930. Hiện ngụ tại khu 1, giáo xứ Cần Xây
    vừa được Chúa gọi về lúc 03 giờ 55 ngày 23/03/2017
    HƯỞNG THỌ 87 TUỔI 
    Nghi thức tẩm liệm vào lúc 18 giờ ngày 23-03-2017


    Thánh lễ an táng  được cử hành tại Nhà thờ Cần Xây vào 

    lúc 07 giờ00 ngày 25-03-2017,

     sau đó an táng tại đất Thánh Giáo Xứ Cần Xây.
    Trong tinh thần hiệp thông xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn Bà Maria sớm về với Chúa

    Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

    Cầu cho giới trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi sống đòi thánh hiến

    Cầu cho giới trẻ quảng đại đáp trả ơn gọi sống đòi thánh hiến

    Trong tháng tư tới đây ĐTC mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho giới trẻ  biết quảng đại đáp trả lại ơn gọi riêng, kể cả khả thể sống đời thánh hiến linh mục tu sĩ.
    Các thống kê năm 2016 của Toà Thánh cho biết hiện nay trên thế giới Giáo Hội Công Giáo có 1 tỷ 272 triệu tín hữu. Từ năm 2005 tới 2014 số tín hữu gia tăng 14,1% so với 10,8% sức gia tăng của số dân trên thế giới. Và tín hữu công giáo hiện chiếm 17,8% tổng số dân toàn thế giới. Trong vòng 9 năm số tín hữu công giáo tại Âu châu chỉ gia tăng 2% và chiếm 2% tổng số tín hữu công giáo thế giới. Trái lại số tín hữu công giáo Phi châu năm 2014 được 215 triệu và gia tăng gấp đôi so với tín hữu công giáo Á châu, tức gần 41%, so với sức gia tăng 23.8% dân số toàn đại lục Phi châu.
    Liên quan tới hàng giáo sĩ, trong thời gian 2005-2014 số Giám Mục gia tăng 8,2% với 5.237 vị. Á châu tăng 14,3%, Phi châu tăng 12,9% trong khi Châu Mỹ chỉ tăng 6.9% Âu châu 5,4% và châu Đại dương 4%. Trong cùng thời gian này số Linh Mục giáo phận và dòng từ 406.411 vị năm 2005 tăng lên 415.792 vị trong năm 2014, nhưng chỉ trong 6 năm đầu, vì ba năm cuối lại giảm. Số Linh Mục Phi châu gia tăng mạnh nhất với 32,6%, tiếp đến là Á châu với 27,1%, trong khi Âu châu đứng chót vì giảm 8%, do số ứng sinh quá ít không đủ để thay thế các linh mục cao niên qua đời ngày càng nhiều hơn. Điều này cũng có nghĩa là số giáo dân do các linh mục trông coi gia tăng tại Phi châu và Mỹ châu và giảm tại Âu châu, vì hiện tượng dân già nua và thiếu ơn gọi linh mục. Nói chung số các linh mục giáo phận gia tăng – trừ trường hợp Âu châu – trái lại số các linh mục dòng giảm tại Mỹ châu, Âu châu và Đại dương châu. Trong 9 năm số linh mục dòng tại Phi châu, Á châu, Trung và Nam Mỹ gia tăng, Tiểu Á Trung Đông và châu Đại dương không thay đổi, trong khi Bắc Mỹ và Âu châu thuyên giảm.
    Liên quan tới các Phó tế trong các năm 2005-2014 từ 33.000 tăng lên 45.000 tức gia tăng 33,5%. Âu châu và Mỹ có đông Phó tế nhất, trong khi Phi châu và Á châu hầu như không biết tới hiện tượng này. Tuy nhiên, khả năng của các Phó tế trong việc trợ giúp các Linh Mục vẫn còn hạn hẹp.
    Liên quan tới các tu huynh hơi có suy giảm từ 54.708 thầy trong năm 2005 xuống còn 54.559 thầy trong năm 2014, đông nhất là tại Á châu chiếm 38% tổng số các tu huynh. Trong khi số nữ tu khấn trong năm 2014 trên toàn thế giới là 682.729 chị, trong đó có khoảng 38% sống tại Âu châu, tiếp đến là châu Mỹ với 177.000 chị và Á châu với 170.000 chị, tức giảm 10,2% so với năm 2005. Số nữ tu gia tăng tại Phi châu và Á châu từ 27,8% lên 35,3% trong khi tại Âu châu và Mỹ châu lại giảm từ 70,8% xuống còn 63,5%.
    Số đại chủng sinh của Giáo Hội Công Giáo năm 2005 là 114.439 thầy, tăng lên 120.616 thầy trong năm 2011 nhưng lại giảm xuống còn 116.930 thầy trong năm 2014. Trong ba năm cuối cùng số đại chủng sinh giảm trong mọi đại lục, chỉ trừ Phi châu gia tăng 3,8%.
    Như thế trên bình diện toàn cầu số linh mục tại Âu châu giảm từ 20,2% xuống còn 16,2%, tại Mỹ châu từ 32,9% giảm xuống còn 29,1%, trong khi Phi châu và Á châu chiếm 53.9% tổng số linh mục toàn thế giới. Và khả thể thay thế tại Phi châu và Á châu là 66 và 54 ứng viên cho mỗi 100 linh mục, trong khi tại Mỹ châu và châu Đại dương chỉ có 10 ứng viên cho mỗi 100 linh mục.
    Tại các quốc gia kitô kỳ cựu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hoà Lan và Đức, các gia đình càng ngày càng có ít con, và vì thế càng ngày càng có ít người trẻ chọn sống đời thánh hiến trong ơn gọi linh mục tu sĩ. Số linh mục thiếu khiến cho các giáo phận phải đi tới chỗ đóng cửa nhiều nhà xứ. Đặc biệt thê thảm là tình trạng của Pháp, Bỉ và Hoà Lan. Từ nhiều thập niên qua Giáo Hội Hoà Lan đã phải bán hàng trăm nhà thờ, nhà xứ, trường học cũng như các tu viện, vì giáo dân không sống đạo, cũng không còn ơn gọi nữa và Giáo Hội không có tài chánh để bảo trì các cơ sở của mình.
    Các thống kê trên đây phản ánh tình hình chung của Giáo Hội giúp chúng ta hiểu sự cần thiết gia tăng mục vụ ơn gọi và tìm ra các giải pháp hữu hiệu cụ thể giúp chia sẻ nhân lực giữa các Giáo Hội  địa phương và giữa các giáo phận của cùng một Giáo Hội quốc gia.
    Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều yếu tố không tuỳ thuộc Giáo Hội, mà liên quan tới các chiều kích xã hội, văn hoá, chính trị và kinh tế. Trước hết là tâm thức của người trẻ trong các xã hội tiêu thụ hưởng thụ và tục hoá của thế giới tây âu ngày nay.  Người trẻ thường lập gia đình muộn, và không muốn có con sớm, hay không muốn có con để không bị ràng buộc và thiệt thòi trong nghề nghiệp, giờ giấc cuộc sống hay các sở thích giải trí, du lịch, bay nhảy đó đây của họ. Thứ hai là các đường lối chính trị tục hoá của chính quyền hạn chế sinh sản, khích lệ dùng thuốc ngừa thai, cho tự do phá thai, ly thân ly dị, không trợ giúp các gia đình, không dành nhiều ưu tiên cho các bà mẹ trong công ăn việc làm thời kỳ thai nghén, sinh con và nuôi con vv…
    Bên cạnh đó là cung cách tổ chức cuộc sống xã hội và an sinh. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh khiến cho rất nhiều người trẻ học xong nhưng không tìm ra công ăn việc làm, nên không dám nghĩ đến chuyện lập gia đình. Trái với các thập niên quá khứ người trẻ ngày nay không muốn rời gia đình sớm và tìm cách sống với cha mẹ. Bên cạnh việc làm và vấn đề nhà  ở. Giá cả và đời sống mắc mỏ cũng là một lý do khác nữa khiến cho các cặp vợ chồng trẻ không muốn có nhiều con, vì không có khả năng nuôi dậy con cái kể cả trên bình diện tài chánh. Để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực trong nước và xã hội già nua từ nhiều thập niên qua chính quyền Pháp đã đề ra chính sách trợ giúp và dành mọi ưu tiên cho các gia đình đông con được thuê nhà rẻ, rộng rãi, được trợ cấp xã hội hàng tháng của chính quyền cho tới khi con cái trưởng thành vv…   Nhưng rất nhiều người trẻ vẫn không muốn lập gia đình, hay lập gia đình nhưng không muốn có nhiều con.
    Tất cả các lý do đo kể trên, cộng thêm nhiều lý do khác nữa khiến cho nhiều nước tây âu vẫn không giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực và xã hội già nua.
    Trong tháng tư tới đây hiệp ý với ĐTC và tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta cầu xin cho giới trẻ  biết quảng đại đáp trả lại ơn gọi riêng, kể cả khả thể sống đời thánh hiến linh mục tu sĩ, để phục vụ Chúa, Giáo Họi và xã hội.
    Linh Tién Khải

    Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

    Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Đền thánh Đức Mẹ Fatima







    Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô
    đến Đền thánh Đức Mẹ Fatima
    nhân kỷ niệm 100 năm các cuộc hiện ra của Đức Trinh nữ Maria
    tại cánh đồng Cova da Iria

    12-13 tháng Năm 2017
    VATICAN – Ngày 20-03-2017, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Đền thánh Đức Mẹ Fatima trong hai ngày 12 và 13-05-2017 như sau:
    Thứ Sáu 12 tháng Năm
    14g00: Khởi hành từ sân bay Fiumicino ở Roma đi Monte Real
    16h20: Đến căn cứ không quân Monte Real
    Nghi lễ đón tiếp
    16g35: Hội kiến riêng với Tổng thống Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real
    16g55: Viếng nhà nguyện của căn cứ không quân
    17g15: Di chuyển bằng trực thăng đến Sân vận động Fatima
    17g35: Đến Sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe không mui đến Đền thánh
    18g15: Viếng Nhà nguyện “Đức Mẹ hiện ra”
    21g30: Làm phép nến trong Nhà nguyện “Đức Mẹ hiện ra”
    Đọc kinh Mân Côi

    Thứ Bảy
     13 tháng Năm
    9g10:   Gặp Thủ tướng tại Nhà “Đức Mẹ Núi Cát Minh”
    9g40:   Viếng thăm Vương cung thánh đường “Đức Mẹ Mân Côi Fatima”
    10g00: Cử hành Thánh lễ tại quảng trường trước Đền thánh
    Chào thăm các bệnh nhân
    12g30: Dùng bữa trưa với các giám mục Bồ Đào Nha tại Nhà “Đức Mẹ Núi Cát Minh”
    14g45: Nghi lễ tiễn biệt tại căn cứ không quân Monte Real
    15g00: Máy bay cất cánh trở về Roma
    19g05: Đến sân bay Ciampino ở Roma
    ––––––––––––––––––––
    Ghi chú về múi giờ
    Roma: UTC + 2
    Monte Real: UTC +1
    Fatima: UTC +1
    Việt Nam: UTC +7
    WHĐ (24.03.2017)

    Minh Đức