Lý do nào đạo Công Giaó phát triển mạnh trong Vành đai Kinh thánh ở Hoa Kỳ?
Charleston, SC, ngày 10 tháng 8 năm 2018 ( CNA / EWTN ) .- Dù nằm giữa Vành đai Kinh thánh, (tức là miền đông nam Hoa Kỳ, còn được coi là lãnh điạ truyền thống cuả các giáo phái Tin lành,) mà một số thánh lễ ở các nhà thờ Công Giáo đang chật cứng, chỉ còn chỗ đứng . Trong khi đó, nhiều nhà thờ Tin lành như Baptist, Methodist và Lutheran đang phải vất vả lắm mới có đủ người để mở cửa.
Người ta biết rằng Hoa Kỳ nói chung đang mất đi tính cách tôn giáo của nó, với nhiều nhà thờ Tin lành suy giảm dữ dôi trong vòng 15 năm qua. Nhưng ngược lại, hai yếu tố quan trọng đã góp phần vào sự phát triển của đạo Công Giáo trên khắp miền Nam: đó là sự bùng nổ dân số gốc Tây Ban Nha, và sự di dân xuống miền Nam của những gia đình Công Giáo về hưu từ vùng Đông Bắc.
Giáo xứ Công Giáo St. Gregory ở Bluffton, nằm cạnh bờ biển Nam Carolina, là một thí dụ điển hình cho sự thay đổi dọc theo Vành đai Kinh thánh này – giáo xứ đã phát triển 70% chỉ trong vòng 10 năm qua, và bây giờ số giáo dân có đăng ký đã lên đến 10.000 thành viên. Mặc dù tiểu bang Nam Carolina là một tiểu bang đang có gia tăng dân số, nhưng sự tăng trưởng của giáo xứ này cao hơn con số cuả tiểu bang nhiều lắm, theo các tờ báo địa phương.
“Các Thánh Lễ Chúa Nhật đông đến nỗi những người đến trễ phải bị nhồi nhét vào những chiếc ghế dài hoặc phải đứng ở phía sau nhà thờ. Từ tối thứ Sáu đến Chúa Nhật có 12 Thánh Lễ - hai trong số đó là tiếng Tây Ban Nha. Và một trung tâm mới đang được xây dựng cho các sinh hoạt cộng đồng, ” theo nguồn tin cuả tờ The Island Packet .
Giáo dân gốc Tây Ban Nha chiếm khoảng 40% cuả Giáo hội Hoa Kỳ vào năm 2016, phần lớn là giới trẻ: Trong số người Công Giáo tuổi từ 14 đến 29 thì 50% là người gốc Tây Ban Nha; còn dưới 14 tuổi thì có đến 55% là người gốc Tây Ban Nha. Mặc dù tỷ lệ nhập cư từ các nước Tây Ban Nha đã bắt đầu chậm lại trong những năm gần đây, nhưng theo dự kiến thì tỷ lệ người Công Giáo gốc Tây Ban Nha ở Mỹ vẫn sẽ cứ tăng trong 10 năm tới.
Tại giáo xứ St. Gregory's, các thánh lễ lớn như Giáng sinh và Phục sinh được cử hành bằng hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, và các chủng sinh ở tiểu bang đòi hỏi phải thông thạo tiếng Tây Ban Nha trước khi được thụ phong. Giáo xứ cử hành nghi thức Las Posadas (tuần cửu nhật trước Giáng Sinh) và nhiều lễ truyền thống gốc Tây Ban Nha khác, và thực phẩm sử dụng trong các sự kiện giáo xứ thì bao gồm các loại bánh rán hoặc bánh nướng cuả Tây Ban Nha như empanadas và gorditas.
"Được đi thực tập trong mùa hè này và được nhìn thấy những sự việc liên kết và cộng tác như thế nào giữa hai cộng đồng Tây Ban Nha và cộng đồng tiếng Anh, thì thực sự là một kinh nghiệm có một không hai ," chủng sinh Tom Drury nói như thế với báo The Island Packet.
Giáo dân Jenny Bermejo, di cư đến khu vực khi còn là một đứa trẻ vào năm 2004, nói rằng giáo xứ St. Gregory đã cung cấp cho cô một cộng đồng quen thuộc.
“Lúc đó chúng tôi vẫn còn mới lạ với Nam Carolina, do thế khi được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha, đã thực sự mang đến cho chúng tôi một cảm giác như đang sống ở quê nhà”, cô Bermejo nói.
Cha xứ cuả St. Gregory là đức ông Ronald Cellini nói với The Island Packet rằng giáo dân gốc Tây Ban Nha khi đến Hoa Kỳ thường hoạt động tích cực hơn trong các công việc cuả nhà thờ hơn là khi họ còn ở bên Mexico, Guatemala hoặc Colombia. Cảnh nông thôn của vùng Bluffton cũng nhắc nhở họ về quê nhà, và họ đang mọc rễ sâu ở đây- họ không còn là những người tạm cư nữa, họ không còn là những người đến rồi đi trong vòng một vài năm nữa.
"Cộng đồng Tây Ban Nha Bluffton đã trở thành một cộng đồng bản điạ ở đây - không phải là một cộng đồng di cư," ngài nói. “Trẻ em lớn lên ở đây. Chúng đã ở đây, chúng đang ở đây. ”
Để đáp ứng với những biến chuyển về dân số và đáng ứng với dòng người Công Giáo gốc Tây Ban Nha trên khắp Hoa Kỳ, các giám mục Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị gọi là V Encuentro – Cuộc hội ngộ lần thứ 5 – là một tập hợp cấp quốc gia giữa các nhà lãnh đạo gốc Tây Ban Nha và hàng giáo sĩ để tham khảo với người Công Giáo gốc Tây Ban Nha và đáp ứng cho nhu cầu mục vụ của họ.
Encuentro lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1972, lần thứ 4 sau cùng được tổ chức vào năm 2000, từ đó cũng đã có một cuộc họp về thanh thiếu niên được tổ chức vào năm 2006.
Năm nay, V Encuentro sẽ được tổ chức tại Grapevine, Texas (vùng Bắc Dallas) ngày 20-23 tháng 9.
Người ta biết rằng Hoa Kỳ nói chung đang mất đi tính cách tôn giáo của nó, với nhiều nhà thờ Tin lành suy giảm dữ dôi trong vòng 15 năm qua. Nhưng ngược lại, hai yếu tố quan trọng đã góp phần vào sự phát triển của đạo Công Giáo trên khắp miền Nam: đó là sự bùng nổ dân số gốc Tây Ban Nha, và sự di dân xuống miền Nam của những gia đình Công Giáo về hưu từ vùng Đông Bắc.
Giáo xứ Công Giáo St. Gregory ở Bluffton, nằm cạnh bờ biển Nam Carolina, là một thí dụ điển hình cho sự thay đổi dọc theo Vành đai Kinh thánh này – giáo xứ đã phát triển 70% chỉ trong vòng 10 năm qua, và bây giờ số giáo dân có đăng ký đã lên đến 10.000 thành viên. Mặc dù tiểu bang Nam Carolina là một tiểu bang đang có gia tăng dân số, nhưng sự tăng trưởng của giáo xứ này cao hơn con số cuả tiểu bang nhiều lắm, theo các tờ báo địa phương.
“Các Thánh Lễ Chúa Nhật đông đến nỗi những người đến trễ phải bị nhồi nhét vào những chiếc ghế dài hoặc phải đứng ở phía sau nhà thờ. Từ tối thứ Sáu đến Chúa Nhật có 12 Thánh Lễ - hai trong số đó là tiếng Tây Ban Nha. Và một trung tâm mới đang được xây dựng cho các sinh hoạt cộng đồng, ” theo nguồn tin cuả tờ The Island Packet .
Giáo dân gốc Tây Ban Nha chiếm khoảng 40% cuả Giáo hội Hoa Kỳ vào năm 2016, phần lớn là giới trẻ: Trong số người Công Giáo tuổi từ 14 đến 29 thì 50% là người gốc Tây Ban Nha; còn dưới 14 tuổi thì có đến 55% là người gốc Tây Ban Nha. Mặc dù tỷ lệ nhập cư từ các nước Tây Ban Nha đã bắt đầu chậm lại trong những năm gần đây, nhưng theo dự kiến thì tỷ lệ người Công Giáo gốc Tây Ban Nha ở Mỹ vẫn sẽ cứ tăng trong 10 năm tới.
Tại giáo xứ St. Gregory's, các thánh lễ lớn như Giáng sinh và Phục sinh được cử hành bằng hai thứ tiếng, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, và các chủng sinh ở tiểu bang đòi hỏi phải thông thạo tiếng Tây Ban Nha trước khi được thụ phong. Giáo xứ cử hành nghi thức Las Posadas (tuần cửu nhật trước Giáng Sinh) và nhiều lễ truyền thống gốc Tây Ban Nha khác, và thực phẩm sử dụng trong các sự kiện giáo xứ thì bao gồm các loại bánh rán hoặc bánh nướng cuả Tây Ban Nha như empanadas và gorditas.
"Được đi thực tập trong mùa hè này và được nhìn thấy những sự việc liên kết và cộng tác như thế nào giữa hai cộng đồng Tây Ban Nha và cộng đồng tiếng Anh, thì thực sự là một kinh nghiệm có một không hai ," chủng sinh Tom Drury nói như thế với báo The Island Packet.
Giáo dân Jenny Bermejo, di cư đến khu vực khi còn là một đứa trẻ vào năm 2004, nói rằng giáo xứ St. Gregory đã cung cấp cho cô một cộng đồng quen thuộc.
“Lúc đó chúng tôi vẫn còn mới lạ với Nam Carolina, do thế khi được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Tây Ban Nha, đã thực sự mang đến cho chúng tôi một cảm giác như đang sống ở quê nhà”, cô Bermejo nói.
Cha xứ cuả St. Gregory là đức ông Ronald Cellini nói với The Island Packet rằng giáo dân gốc Tây Ban Nha khi đến Hoa Kỳ thường hoạt động tích cực hơn trong các công việc cuả nhà thờ hơn là khi họ còn ở bên Mexico, Guatemala hoặc Colombia. Cảnh nông thôn của vùng Bluffton cũng nhắc nhở họ về quê nhà, và họ đang mọc rễ sâu ở đây- họ không còn là những người tạm cư nữa, họ không còn là những người đến rồi đi trong vòng một vài năm nữa.
"Cộng đồng Tây Ban Nha Bluffton đã trở thành một cộng đồng bản điạ ở đây - không phải là một cộng đồng di cư," ngài nói. “Trẻ em lớn lên ở đây. Chúng đã ở đây, chúng đang ở đây. ”
Để đáp ứng với những biến chuyển về dân số và đáng ứng với dòng người Công Giáo gốc Tây Ban Nha trên khắp Hoa Kỳ, các giám mục Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị gọi là V Encuentro – Cuộc hội ngộ lần thứ 5 – là một tập hợp cấp quốc gia giữa các nhà lãnh đạo gốc Tây Ban Nha và hàng giáo sĩ để tham khảo với người Công Giáo gốc Tây Ban Nha và đáp ứng cho nhu cầu mục vụ của họ.
Encuentro lần thứ nhất bắt đầu vào năm 1972, lần thứ 4 sau cùng được tổ chức vào năm 2000, từ đó cũng đã có một cuộc họp về thanh thiếu niên được tổ chức vào năm 2006.
Năm nay, V Encuentro sẽ được tổ chức tại Grapevine, Texas (vùng Bắc Dallas) ngày 20-23 tháng 9.
Trần Mạnh Trác (VCN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét