Phiên
họp thứ hai và thứ ba
của
Hồng y đoàn
Vatican
(SD 5-03-2013) - Lúc 5 giờ chiều thứ hai, 4 tháng 3 năm 2013,
Hồng y đoàn đã nhóm phiên họp thứ 2 để chuẩn bị cho mật
nghị bầu Giáo Hoàng.
Ðã
có thêm 5 Hồng Y cử tri mới đến và tuyên thệ. Ðó là
hai Hồng Y người Ðức: Meisner Tổng Giám Mục giáo phận Koeln,
và Woelki Tổng Giám Mục thủ đô Berlin, Ðức Hồng Y Bechara Rai,
Giáo chủ Công Giáo Maronit Liban, và Ðức Hồng Y Sarr, Tổng
Giám Mục Dakar, Sénégal, và Ðức Hồng Y Duka, cộng hòa Tiệp.
Trong
phiên họp, đã có 9 Hồng Y phát biểu theo thứ tự đăng
ký. Hồng y đoàn đã quyết định chỉ nhóm phiên họp ban sáng
ngày 5 và 6 tháng 3 năm 2013, và không có phiên họp ban
chiều.
Các
Hồng Y đã nghe bài suy niệm thứ I do Cha Raniero Cantalamessa,
dòng Capucino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo hoàng, trình
bày. Bài suy niệm này được qui định trong Tông hiến về
việc bầu Giáo Hoàng.
Phiên
họp đã kết thúc lúc 19 giờ.
Sáng
ngày 5 tháng 3 năm 2013, Hồng y đoàn đã nhóm phiên khoáng
đại thứ 2 từ lúc 9.30 đến 12.40 với sự hiện diện của
148 Hồng y, trong đó có 110 Hồng Y cử tri và 38 vị trên 80
tuổi. Trong phiên nhóm có nửa giờ giải lao.
Còn
thiếu 5 Hồng Y cử tri, trong đó có Ðức Hồng Y Lehman người
Ðức, Ðức Hồng Y Thang Hán Hong Kong, Ðức Hồng Y Nycz Varsava
Ba Lan, Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn của Việt Nam. Ngài sẽ đến
Roma vào ngày 7 tháng 3 năm 2013.
Ðã
có 11 Hồng Y phát biểu về những vấn đề như: tình trạng
hiện nay của Giáo Hội, nhu cầu truyền giáo và tái truyền
giáo trên thế giới, quan hệ giữa Giáo Hội và Văn hóa,
canh tân Giáo Hội dưới ánh sáng Công đồng chung Vatican 2,
v.v. Xen lẫn các bài đó, có các vị thủ lãnh các Bộ và
Hội đồng của Tòa Thánh cũng lên tiếng.
Cha
Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết các đề
tài được đề cập đến trong 33 bài phát biểu khá đa diện,
trong các bài phát biểu, phản ảnh tình trạng Giáo Hội ở
các nơi.
Ngoài
ra, Ðức Cha Sciacca, trong tư cách là luật gia của Tông Phòng,
đã đọc đoạn số 37 được Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 tu
chính về việc xác định ngày bắt đầu mật nghị bầu Giáo
Hoàng. Nếu các Hồng y cử tri đã có mặt đông đủ thì
Hồng y đoàn có thể bỏ phiếu ấn định ngày bắt đầu mật
nghị bầu Giáo Hoàng, và không phải đợi 15 ngày như luật
cũ qui định.
Vào
cuối phiên họp, Hồng y đoàn đã chấp thuận văn bản điện
văn để Ðức Hồng Y niên trưởng gửi đến Ðức nguyên
Giáo Hoàng, với nội dung như sau:
Ðiện
Văn gửi Ðức Biển Ðức 16
Kính
gửi Ðức Thánh Cha, nguyên Giáo Hoàng Biển Ðức 16,
Castel
Gandolfo
Các
Hồng Y nhóm họp tại Vatican trong các phiên khoáng đại để
chuẩn bị mật nghị sắp tới đồng thanh kính gửi Ðức Thánh
Cha lời chào kính mến, tái bày tỏ lòng biết ơn vì đối
với toàn thể sứ vụ Phêrô sáng ngời của Ngài và vì
tấm gương mục tử quảng đại ân cần của Ðức Thánh Cha
đối với thiện ích của Giáo Hội và thế giới.
Lòng
biết ơn của các Hồng Y cũng muốn đại diện cho lòng cảm
tạ của toàn thể Giáo Hội vì công việc không biết mệt
mỏi của Ðức Thánh Cha trong vườn nho của Chúa.
Sau
cùng các thành viên Hồng Y đoàn tín thác nơi lời cầu
nguyện của Ðức Thánh Cha cho các vị và cho toàn thể Hội
Thánh.
Ký
tên: Hồng y Angelo Sodano,
Niên
trưởng Hồng Y đoàn
Vatican
ngày 5-3-2013
Cuối
phiên họp sáng 5 tháng 3 năm 2013, các Hồng Y đã chấp nhận
đề nghị tổ chức một buổi cầu nguyện chiều ngày, 6 tháng 3
năm 2013, lúc 5 giờ tại nhà nguyện "Ngai Tòa" (Catedra)
ở cuối Ðền thờ Thánh Phêrô, do Ðức Hồng Y Niên
trưởng chủ sự, trong đó có kinh chiều, chầu Mình Thánh
Chúa, để cầu nguyện cho việc bầu Giáo Hoàng mới, với
sự tham dự của các tín hữu và các Hồng Y. Buổi cầu
nguyện này cũng muốn nêu gương và kêu gọi toàn thể Giáo
Hội hiệp ý cầu nguyện cho việc bầu Ðức Giáo Hoàng mới.
Giới
báo chí
Phòng
báo chí Tòa Thánh cho biết tổng số ký giả đăng ký để
theo dõi các sinh hoạt tại Tòa Thánh trong dịp bầu Giáo Hoàng
mới, tín đến trưa ngày 5 tháng 3 năm 3013 là 4,432, nếu kể
cả 600 người đăng ký thường trú, tổng cộng là 5,032
người. Nguyên chiều 4 tháng 3 năm 2013, có thêm 200 ký giả
đăng ký. Tổng số ký giả đến từ 65 nước và thuộc 24
thứ tiếng, đại diện 1,004 cơ quan truyền thông. Một trung tâm
báo chí quốc tế cũng được bố trí tại tiền đường Ðại
thính đường Phaolô 6.
Có
nhiều ký giả chờ các Hồng Y họp xong, và đi ra ngoài, để
xin phỏng vấn, nhưng các Hồng Y chỉ mỉm cười cầu chúc họ
làm việc tốt và trả lời rằng Phòng Báo chí Tòa Thánh
có nhiệm vụ thông báo các tin tức có thể cung cấp cho
giới báo chí.
Chuẩn
bị Nhà nguyện Sistina, nơi bầu Giáo Hoàng
Từ
lúc 1 giờ trưa 5 tháng 3 năm 2013, Nhà Nguyện Sistina bắt đầu
đóng cửa đối với công chúng để chuẩn bị làm nơi mật
nghị bầu Giáo Hoàng.
Ðây
là lần thứ 25 trong lịch sử, Nhà nguyện Sistina được dùng
làm nơi bầu người kế nhiệm thánh Phêrô.
Một
toán 40 nhân viên, dưới sự điều động của kỹ sư Paolo
Sagretti, chuẩn bị 115 ghế ngồi, có gắn tên mỗi hồng y cử
tri, 12 bàn nhỏ đặt ở hai bên, trước bàn thờ chính có
đặt một bàn để 3 bình phiếu trên đó, bên cạnh là giá
sách Phúc Âm để các Hồng y đặt tay tuyên thệ. 3 bình này
mới làm dưới triều đại Ðức Gioan Phaolô 2, với kiểu
tân thời và hình ảnh trên đó: 1 bình thu phiếu, 1 bình
đựng các phiếu đã mở ra và được đọc lên, và sau
cùng là bình đó là để thu phiếu của các Hồng y bị đau
yếu. Có 3 Hồng Y đến tận phòng các vị ở nhà trọ Santa
Marta để nhận phiếu.
Cho
đến phiên họp 5 tháng 3 năm 2013, Hồng y đoàn chưa quyết
định gì về ngày bắt đầu mật nghị.
Mật
nghị bầu Giáo Hoàng sẽ bắt đầu chính thức với thánh lễ
tại Ðền thờ Thánh Phêrô, sau đó các Hồng Y cử tri đi
rước vào Nhà nguyện Sistina. Khi ấy Ðức Ông trưởng ban
nghi lễ của Tòa Thánh ra lệnh cho mọi người không phải là
Hồng Y cử tri phải đi ra ngoài.
Trả
lời của cha Lombardi
Ðáp
các câu hỏi của giới báo chí, Cha Lombardi cho biết các Hồng
Y quyết định không họp chung chiều ngày 5 và 6 tháng 3 năm
2013, có thể là vì các vị muốn tìm hiểu thêm các thông tin,
suy tư, chuẩn bị. Các vị hoàn toàn tự do hỏi ý kiến những
người mà các vị thấy cần. Trong phiên họp chung thì chỉ có
các Hồng Y, còn trong mật nghị thỉ chỉ có các Hồng Y cử chi
hiện diện. (SD 5-3-2013)
G.
Trần Ðức Anh, OP
(Radio
Vatican)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét