Bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho đài truyền hình Brasil Globo sau khi kết thúc Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro
Chuyến viếng thăm Brasil của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro đã kết thúc rất tốt đẹp. Trước khi rời Brasil để trở về Roma Đức Thánh Cha đã dành cho đài truyền hình Brasil Globo một buổi phỏng vấn dài. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn nội dung bài phỏng vấn này.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đã được tiếp đón ra sao tại Brasil?
Đáp: Tôi đã được tiếp đón với lòng trìu mến mà tôi đã không biết đến, một cách rất nồng nhiệt. Người dân Brasil có một trái tim rất lớn. Liên quan tới sự cạnh tranh giữa Brasil và Argentina, thì tôi tin là nó đã được vượt thắng rồi. Chúng tôi đã làm một áp phe với nhau: Đức Thánh Cha là người Argentina, nhưng mà Thiên Chúa là người Brasil.
Hỏi: Tại Brasil này Đức Thánh Cha đã dùng một chiếc xe rất đơn sơ. Thế rồi ngài lại còn ở nhà trọ thánh Marta nữa. Sự đơn sơ này có phải là một chỉ dẫn mới cho các Linh Mục, Giám Mục và các Hồng Y không?
Đáp: Đó là những điều khác nhau. Cần phải phân biệt và giải thích chúng. Chiếc xe mà tôi dùng bên Brasil này rất giống chiếc xe tôi dùng ở Roma, một chiếc xe Ford Focus mầu xanh. Đó là một chiếc xe đơn sơ, ai đó có thể mua được. Trong điều này tôi tin rằng chúng tôi phải làm chứng cho sự đơn sơ, cả cho sự nghèo túng nữa. Người dân của chúng ta đòi hỏi sự nghèo nàn nơi các Linh Mục của họ. Họ đòi buộc trong nghĩa tốt, chứ họ không xin chúng tôi điều đó. Người dân cảm thấy con tim bị thương tích, khi trông thấy các người sống đời thánh hiến bám víu vào tiền bạc. Và đó là điều xấu. Thế rồi không phải là gương tốt để theo, khi một Linh Mục có một chiếc xe mốt mới nhất. Tôi tin rằng... tôi đã luôn luôn nói với các cha xứ ở Buenos Aires: linh mục cần một chiếc xe, đó là điều cần thiết. Trong giáo xứ có hàng ngàn việc phải làm, các di chuyển là điều cần thiết. Nhưng nó phải là một chiếc xe khiêm tốn. Đó là liên quan tới xe.
Về việc quyết định sống tại nhà trọ thánh Marta, tôi đã không quyết định vì sự đơn sơ, bởi vì căn hộ của Giáo Hoàng lớn, nhưng không sang trọng. Nó đẹp, nhưng không có sự sang trọng như trong thư viện của các tầng bên dưới, nơi chúng tôi tiếp khách. Có rất nhiều tác phẩm tuyệt tác, rất đẹp, nhưng căn hộ thì đơn sơ. Tuy nhiên, quyết định ở lại trong nhà trọ thánh Marta liên quan tới tôi, như tôi được tạo dựng nên như vây. Tôi không sống một mình được. Tôi không thể sống đóng kín. Tôi cần sự hiện diện của người ta. Vì thế tôi quyết định giải thích nó như thế này: tôi quyết định ở lại trong nhà trọ thánh Marta, bởi vì nhà phân tâm học khuyên tôi như thế.
Để không phải sống một sự cô đơn không tốt cho tôi. Và cũng là để tiết kiệm nữa, nếu không thì tôi phải tiêu nhiều tiền cho các nhà phân tâm, và như thế thì không tốt. Tôi sống ở đây để ớ với người ta. Nhà trọ thánh Marta là một nhà tiếp đón, trong đó có 40 Giám Mục và Linh Mục làm việc trong Tòa Thánh. Có trên dưới 130 phòng, có các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và giáo dân ở trong đó. Tôi dùng bữa với tất cả mọi người, ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Chúng tôi luôn gặp những người khác, và tôi thích điều này. Đó là các lý do chính. Bây giờ tôi xin qua luật tổng quát: tôi tin rằng Thiên Chúa xin chúng ta sống đơn sơ hơn trong lúc này đây. Nó là một cái gì đến từ bên trong, làm tâm trí vui sướng. Công Đồng đã lôi kéo sự chú ý tới điều này: một cuộc sống đơn sơ hơn, nghèo hơn. Tôi không biết đã trả lời cho các câu hỏi liên quan tới xe và nhà trọ thánh Marta, và các luật lệ tổng quát hay chưa.
Hỏi: Đức Thánh Cha đã nhắc cho con biết việc tôn phong Hiển thánh cho Đức Gioan XXIII. Đây có phải là một mẫu gương mà Đức Thánh Cha muốn lấy lại hay không?
Đáp: Tôi tin rằng hai vị Giáo Hoàng sẽ được phong Hiển thánh trong cùng một lễ nghi là hai gương mẫu bổ túc cho nhau trong Giáo Hội. Cả hai vị đã làm chứng cho việc canh tân Giáo Hội và đồng thời, cũng đã biết duy trì truyền thống của Giáo Hội. Cả hai vị đã mở các cánh cửa cho tương lai. Đức Gioan XXIII đã mở cửa của Công Đồng cho tới ngày nay còn linh hứng cho chúng ta, nhưng vẫn chưa được thực hành. Đem ra thực hành các quyết định của Công Đồng không phải là dễ, cần phải chờ đợi. Để thực thi các quyết định của một Công Đồng trung bình phải cần tới 100 năm. Như thế chúng ta mới đi được nửa đường thôi. Và Đức Gioan Phaolô II đã cầm vali và đi đó đây trên thế giới. Ngài đã là một thừa sai, ngài đã đi phổ biến sứ điệp của Giáo Hội. Một thừa sai. Đó là hai vĩ nhân đối với Giáo Hội ngày nay. Vì thế đối với tôi sẽ là một niềm vui lớn trông thấy cả hai vị được tôn phong Hiển thánh trong cùng một ngày, trong cùng một buổi cử hành.
Hỏi: Khi Đức Thánh Cha tới Brasil, việc giữ an ninh đã không được đúng đắn. Với xe chở ngài bị dừng lại ở đó giữa đám đông, Đức Thánh Cha Phanxicô có sợ hãi không? Đức Thánh Cha đã cảm thấy gì trong lúc đó?
Đáp: Tôi không sợ hãi. Tôi vô ý thức, nhưng tôi không sợ hãi. Tôi biết là không có ai chết trong Kinh Chiều. Khi tới, thì điều Thiên Chúa muốn sẽ đến. Nhưng trước chuyến du hành, tôi đã đi coi chiếc xe sẽ phải gửi qua Brasil. Nó hoàn toàn bọc kính, kín mít. Nếu chúng ta muốn ở với những người chúng ta yêu mến, với các bạn bè, chúng ta muốn thông truyền với nhau, thì đừng du hành với một căn nhà bằng kính. Không, tôi sẽ không thể nào đến đây để trông thấy dân chúng có con tim vĩ đại như thế, mà bị đóng kín trong một cái hộp bằng kính được. Và khi tôi ở trong xe, dọc đường tôi quay kính xuống. Để có thể giơ tay chào dân chúng. Tôi muốn nói rằng: hoặc là tất cả hoặc là không gì hết. Hoặc là du hành như phải làm, hay là không du hành.
Việc thông truyền một nửa là điều không tốt. Tôi xin cám ơn lực lượng an ninh Vaticăng về cung cách tổ chức chuyến viếng thăm và sự chú ý mà họ luôn luôn có. Về điểm này tôi phải rất là rõ ràng. Và tôi cũng xin cám ơn lực lượng an ninh Brasil rất nhiều, thật vậy. Bởi vì ở đây họ lo lắng cho tôi để không xảy ra điều gì đáng tiếc. Điều gì đó có thể xảy ra, một người nào đó có thể đánh tôi... có thể xảy ra. Tất cả các lực lượng an ninh đã làm việc rất tốt. Tuy nhiên, họ biết tôi thiếu kỷ luật trong nghĩa này. Không phải vì tôi hành động như là một đứa bé vô kỷ luật. Không, nhưng bởi vì tôi đã tới thăm dân chúng và tôi muốn đụng vào họ.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Claudio Hummes, là bạn thân của Đức Thánh Cha, đã đề cập tới nỗi lo lắng về sự kiện tín hữu công giáo tại châu Mỹ Latinh hướng tới các tôn giáo khác, nhất là các giáo phái tin lành. Vậy con xin hỏi Đức Thánh Cha: tại sao lại xảy ra chuyện vậy này, và có thể làm gì bây giờ?
Đáp: Tôi không biết các lý do và cũng không biết con số. Tôi đã nghe nói về đề tài này trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục. Năm 2001, là điều chắc chắn, rồi trong một Thượng Hội Đồng Giám Mục khác nữa, đã có nỗi âu lo đối với cuộc xuất hành của các tín hữu khỏi Giáo Hội công giáo. Tôi không biết cuộc sống Brasil, để có thể đưa ra một câu trả lời. Tôi tin có lẽ Đức Hồng Y Hummes nói về điều này, nhưng tôi không chắc chắn, nhưng nếu qúy vị nói với tôi là bởi vì qúy vị biết. Tôi không biết giải thích hiện tượng này. Tôi xin đưa ra một giả thiết: đối với tôi việc gần gữi với Giáo Hội là điều nền tảng, bởi vì Giáo Hội là mẹ, và chúng ta không biết một bà mẹ qua liên lạc từ xa. Mẹ nâng niu chúng ta, đụng chạm tới chúng ta, hôn chúng ta và yêu thương chúng ta. Khi Giáo Hội dấn thân trong hàng ngàn việc, lơ là sự gần gũi này, lơ là điều đó, và chỉ thông truyền với các tài liệu, thì giống như một bà mẹ liên lạc với con cái qua thư từ. Tôi không biết đó có phải là điều xảy ra tại Brasil này hay không, nhưng tôi biết là nó đã xảy ra trong một vài vùng bên Argentina: Giáo Hội thiếu sự gần gũi. Thiếu các Linh Mục. Thiếu các Linh Mục, vì thế vài vùng bị bỏ trống. Và người dân tìm kiếm, họ cần đến Tin Mừng.
Có một Linh Mục kể lại với tôi rằng cha đã đi làm việc thừa sai tại một vùng ở niền nam nước Argentina, nơi từ 20 năm qua đã không có một Linh Mục nào. Đương nhiên là dân chúng lắng nghe vị mục sư, vì họ cần lắng nghe Lời Chúa. Khi cha đến nơi, thì có một bà rất là thông thái nói với cha rằng: ”Con giận lắm, vì Giáo Hội đã bỏ rơi chúng con. Bây giờ mỗi Chúa Nhật con đi nghe mục sư giảng, bởi vì chính ông ta đã dưỡng nuôi đức tin của chúng con trong một thời gian dài”. Đã thiếu sự gần gũi. Họ đã đề cập tới vấn đề này, và vị linh mục đã lắng nghe bà, và khi cha sắp từ giã bà, thì bà nói: ”Xin cha chờ một chút, xin cha tới đây.” Rồi bà đến gần cái tủ, nơi bà cất giữ ảnh Đức Trinh Nữ. Bà nói với vị linh mục: ”Con đã giấu Đức Mẹ ở đây để cho mục sư không thấy được”. Người đàn bà này đến với mục sư, kính trọng ông, vì ông nói với bà về Lời Chúa và bà chấp nhận ông ta, bởi vì bà đã không có linh mục. Nhưng bà đã duy trì gốc rễ đức tin của mình và cất giấu nó trong một cái tủ. Đối với tôi đây là vấn đề nghiêm trọng nhất. Giai thoại này chứng minh cho thấy rất rõ ràng thảm cảnh của hiện tượng tín hữu trốn khỏi Giáo Hội, thảm cảnh của sự thay đổi này. Thiếu sự gần gũi. Tôi xin lập lại hình ảnh của bà mẹ lo lắng, hôn hít, nâng niu và dưỡng nuôi đứa con của mình, không phải bằng thư tín.
Hỏi: Như thế là chúng ta phải sống gần gũi, có phải thế không ạ?
Đáp: Vâng, sống gần gũi. Đó là một trong những chỉ dẫn cho Giáo Hội ngày nay: tôi muốn một Giáo Hội gần gũi với dân chúng.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, khi ngài đã được bầu trong Mật Nghị Hồng Y, các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh đã bị các Hồng Y phê bình nhiều. Tâm tình mà con cảm thấy bây giờ sau khi nói chuyện với vài vị Hồng Y, là tâm tình của sự thay đổi. Có đúng như vậy không?
Đáp: Tôi xin mở một dấu ngoặc, một lúc. Khi tôi được bầu, tôi đã có bên cạnh người bạn của tôi là Đức Hồng Y Hummes. Bởi vì chúng tôi ngồi cạnh nhau. Chính ngài đã nói với tôi một câu khiến cho tôi hạnh phúc: ”Đừng quên người nghèo”. Thật là đẹp. Về điểm này thì các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh đã luôn luôn bị chỉ trích, ít nhiều như thế. Trung Ương Tòa thánh phải giải quyết nhiều việc. Có vài điều tôi thích, các điều khác thì ít hơn, vài cung cách làm việc có nền tảng vững chắc, các cung cách khác có lửa sai lầm, cũng như tất cả mọi tổ chức. Tôi thì tôi sẽ nói như thế này: trong các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh có nhiều vị thánh: có các Hồng Y thánh, Giám Mục thánh, Linh Mục, tu sĩ và giáo dân... Người của Thiên Chúa yêu mến Giáo Hội. Điều này thì người ta ít thấy. Một cây đổ thì gây nhiều tiếng động hơn là cả một cánh rừng đang lớn lên. Người ta nghe tiếng của các vụ xì căng đan. Chính trong lúc này đây chúng ta có một vụ: đó là việc chuyển ngân 10, 20 triệu mỹ kim của một Đức Ông. Thật là một đặc ân đẹp vị ấy làm cho Giáo Hội, đúng không? Chúng tôi thừa nhận rằng vị ấy đã hành xử xấu, Giáo Hội phải trừng phạt vị ấy trong hình thức đúng đắn, bởi vì Đức Ông ấy hành động xấu. Có những trường hợp thuộc loại này. Trước Mật Nghị Hồng Y, các Hồng Y chúng tôi đã có một tuần hội họp với nhau gọi là các phiên nhóm khoáng đại hay toàn thể. Chúng tôi đã đề cập tới mọi vấn đề. Bởi vì chỉ có chúng tôi với nhau và thảo luận với mục đích hiểu biết các thực tại và vạch ra một chân dung của vị Giáo Hoàng mới. Và từ các phiên nhóm đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề mà qúy vị cũng đã biết rồi: Vatileaks vv... Cũng có vấn đề các vụ xì căng đan. Nhưng mà cũng có các thánh. Những người này đã tận hiến cuộc sống để làm việc cho Giáo Hội trong thinh lặng trong Hội Đồng Tông Tòa. Chúng tôi cũng đã nói tới việc cải tổ các guồng máy cần thiết. Có đúng thật là như vậy. Các Hồng Y đã yêu cầu vị Giáo Hoàng mới thành lập một Ủy ban từ bên ngoài, để nghiên cứu các vấn đề tổ chức Cơ quan trung ương Tòa Thánh. Một tháng sau khi tôi đựơc bầu, tôi đã chỉ định Ủy ban tám Hồng Y, mỗi đại lục một vị, với châu Mỹ hai vị: một vị Bắc Mỹ một vị Nam Mỹ, với một vị điều hợp cũng là người Mỹ châu Latinh và một thư ký người Italia. Ủy ban này đã bắt đầu làm việc, thu thập ý kiến của các Giám Mục, của Các Hội Đồng Giám Mục, liên quan tới các cải tổ trong năng động của các Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đã có nhiều tài liệu được gửi đến. Chúng tôi sẽ có một phiên họp chính thức vào tháng 10 tới đây. Chúng tôi sẽ thảo luận các đường nét hướng dẫn. Tôi không tin rằng chúng tôi sẽ đạt đươc điều gì định đoạt, bởi vì việc cải cách các cơ quan Trung Ương của Tòa Thánh là điều rất nghiêm chỉnh, các đề nghị cũng là điều nghiêm trọng cần phải được chín mùi. Tôi dự kiến hai hay ba cuộc họp khác nữa trước khi có bất cứ cải tổ định đoạt nào.
Đàng khác, các thầm học gia nói bằng tiếng la tinh rằng, tôi không biết có phải ngay từ thời Trung Cổ hay không: ”Giáo Hội phải luôn luôn được cải tổ”. Để không ở lại đàng sau đuôi. Có các điều ích lợi trong các thế kỷ qúa khứ, trong các thời đại khác, có các quan điểm khác, mà bây giờ không còn cần nữa và phải được tổ chức trở lại. Giáo Hội là năng động và trả lời cho các chuyện của cuộc sống. Và tất cả những điều đó đã được yêu cầu trong các phiên họp của các Hồng Y, trước Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng. Chúng đã được nói lên một cách rất rõ ràng, các đề nghị cũng rất là rõ ràng và súc tích. Chúng tôi theo đường hướng này. Không biết tôi đã trả lời cho câu hỏi của qúy vị chưa.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, đâu là sứ điệp của Đức Thánh Cha cho người trẻ? Cả những người trẻ đang phản đối tại các quảng trường...
Đáp: Trước hết tôi muốn nói rõ là tôi không biết các lý do khiến các bạn trẻ ấy phản đối. Vì vậy nếu tôi nói điều gì về một vấn đề mà tôi không biết rõ, thì tôi làm sai, tôi có thể gây hại cho tất cả mọi người vì đây sẽ là một phán xét vô căn cứ. Tôi xin thẳng thắn nói là tôi không biết rõ tại sao các bạn trẻ kia đang phản đối. Đây là điểm đầu tiên. Điểm thứ hai: tôi không thích một người trẻ không phản đối gì cả. Bởi vì người trẻ luôn mơ mộng đến điều không tưởng, và không phải điều không tưởng nào cũng tiêu cực. Không tưởng là hít thở và nhìn về tương lai. Người trẻ thường không mạch lạc, không có nhiều kinh nghiệm sống cụ thể, điều ấy đúng. Nhưng nhiều khi chính những kinh nghiệm sống ấy lại ngăn cản chúng ta. Và rồi người trẻ có nhiều năng lực hơn để bảo vệ lý tưởng của họ. Người trẻ cốt yếu là người ngược đời, đây là điều rất tốt, là điều hầu như là chung cho mọi người trẻ. Vì thế chúng ta phải lắng nghe người trẻ, phải cung cấp cho người trẻ phương tiện để họ phát biểu tư tưởng, và phải bảo vệ làm sao để người trẻ không bị lèo lái lợi dụng. Biết bao nhiêu người đang bị lạm dụng - với nạn bóc lột sức lao động chẳng hạn - biết bao nhiêu hình thức lợi dụng... Tôi có thể nói rằng có biết bao nhiêu người đang tìm cách lợi dụng giới trẻ, bằng cách lèo lái mộng mơ của họ, lèo lái khát vọng đi ngược đời của người trẻ để rồi phá tan cuộc đời người trẻ. Bởi thế, cần phải đề phòng những mưu toan lèo lái người trẻ. Chúng ta phải luôn luôn lắng nghe người trẻ. Phải thận trọng. Nếu trong một gia đình, các bậc cha mẹ không lắng nghe người con nhỏ, thì rốt cuộc sẽ cô lập con, sẽ gieo rắc buồn đau trong tâm lòng nó, và sẽ không tạo ra được sự trao đổi phong phú, mặc dù nó thiếu kinh nghiệm sống. Cần phải lắng nghe người trẻ và bảo vệ người trẻ trước những âm mưu lèo lái ý thức hệ hay xã hội luân lý. Con đường duy nhất là lắng nghe người trẻ, cho họ quyền lên tiếng phát biểu tư tưởng. Điều này khiến tôi đi đến một vấn đề khác, một vấn đề mà một cách nào đó, tôi đã nêu lên trong cuộc gặp gỡ các bạn trẻ người Argentina tại nhà thờ chính tòa hôm nay.
Trong một buổi tiếp các tân đại sứ đến trình ủy nhiệm thư, tôi có nói rằng thế giới chúng ta đang sống ngày nay đã rơi vào tình trạng tuyệt đối tôn thờ tiền bạc, và ngay cả chính trường thế giới cũng bị cuốn hút chạy theo thần tượng bạc tiền. Tiền bạc nắm quyền chỉ huy tối cao ngày nay. Điều này đưa đến một nền chính trị duy kinh tế, không còn chịu bất cứ một kiểm soát luân lý đạo đức nào nữa, một chủ thuyết duy kinh tế tự đủ, chia xã hội ra thành từng nhóm tùy theo căn bản lợi nhuận. Điều gì sẽ xảy ra lúc ấy? Khi thế giới bị ngự trị bởi thần tượng tuyệt đối là tiền bạc, thế giới sẽ chỉ chú trọng đến trung tâm điểm và mọi thái cực khác của xã hội sẽ bị lãng quên hờ hững bỏ rơi. Cho đến lúc này, chúng ta đã thấy rõ là người già đã bị gạt bỏ ra bên lề xã hội thế nào. Có cả một triết thuyết để gạt bỏ người già ngày nay. Người già vô dụng. Người già đâu còn sản xuất gì được nữa. Cả người trẻ cũng không sản xuất được gì nhiều. Họ cần phải được huấn luyện. Điều mà chứng ta đang chứng kiến ngày nay là người trẻ cũng đang sắp bị loại trừ. Tình trạng thất nghiệp tại Âu châu hiện rất đáng lo âu. Tôi không nói rõ là nước nào, nhưng tôi chỉ xin đan cử hai quốc gia châu Âu giàu có làm thí dụ. Một nước có tỷ lệ thất nghiệp là 25%, và trong số này tỷ lệ người trẻ thất nghiệp là 44%. Tại quốc gia thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp là 30% và số người trẻ thất nghiệp lên tới quá 50%. Đó là hiện tượng người trẻ bị gạt ra ngoài lề. Như thế, để bảo trợ cho kiểu mẫu chính trị duy kinh tế toàn cầu này, chúng ta đang gạt bỏ các thái cực ra ngoài lề xã hội, các thái cực vốn là hứa hẹn tương lai. Bởi vì người trẻ là nền tảng tương lai của chúng ta, người trẻ sẽ phải tiến bước xây dựng tương lai, còn người già là những người truyền dạy kinh nghiệm cho giới trẻ. Nếu chúng ta gạt bỏ cả hai ra ngoài lề, thì thế giới sẽ sụp đổ. Không biết là tôi có giải thích rõ chưa.
Vấn đề chung của toàn thế giới hiện nay là thiếu một nền tảng luân lý nhân bản, mỗi địa phương dưới một khía cạnh khác. Tôi xin nói thêm một điều về vấn đề này. Vào thế kỷ thứ XII, tôi nhớ tới Thánh Toma Aquino, vào thế kỷ thứ XII có một Rabbi thông thái, hay viết lách. Rabbi viết chuyện cho cộng đoàn của mình, đề cập đến những vấn đề đạo đức luân lý xuất hiện trong vài trình thuật Thánh Kinh. Một lần, Rabbi giải thích vấn đề tháp Babel. Vị Rabbi thời trung cổ, vào thế kỷ XII giải thích thế này: Đâu là vấn đề của tháp Babel? Tại sao lại có việc Thiên Chúa trừng phạt như thế? Để xây tháp, người ta phải đúc gạch. Người ta phải moi đất sét, nhồi với rơm rạ, phải nén, cắt, đúc gạch, phải phơi khô, nung gạch cho chín trong lò, rồi mới khuân lên cao để tiếp tục xây tường. Nếu một hòn gạch rơi xuống bể nát, thì thật là một tai họa cho cả dân tộc. Nhưng nếu một người thợ xảy chân té xuống, thì chẳng sao cả. Ngày nay, có những bé con không có gì để ăn, những trẻ thơ chết vì đói nghèo, vì thiếu dinh dưỡng. Chỉ cần nhìn những bức ảnh đến từ một số quốc gia là đủ biết. Có bao nhiêu người nam nữ không có gia cư và phải chết thảm trong những ngày đông giá. Có những trẻ em không được giáo dục học hành. Nhưng những điều này không làm nên tin tức. Thế nhưng khi thị trường chứng khoán tụt mất 3 hay 4 điểm, thì đây là một tai họa lớn, là một thảm kịch. Bạn hiểu chứ? Đây là thảm kịch của thuyết nhân bản vô nhân, mà chúng ta đang sống ngày nay. Vì thế, chúng ta phải hồi phục hai thái cực người trẻ và người già. Và khômg được rơi vào sự hoàn vũ hóa thái độ dửng dưng đối với hai thái cực này, vì người trẻ và người già là tương lai của xã hội. Tôi xin lỗi đã quá dài dòng, nhưng tôi phải nói thế để quảng diễn cho đúng quan điểm của tôi. Điều gì đang xảy ra cho các bạn trẻ Brasil, tôi không biết rõ. Nhưng tôi chỉ xin đừng lèo lái họ, mà hãy lắng nghe họ, bởi vì đây là hiện tượng chung của thế giới, chứ không chỉ giới hạn tại Brasil mà thôi.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha để lại sứ điệp nào cho người công giáo Brasil và cho cả những người ngoài công giáo? Đức Thánh Cha muốn để lại sứ điệp nào cho một quốc gia như Brasil?
Đáp: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ trên toàn thế giới, như thế để mỗi người cảm thấy nhu cầu cống hiến cho thế giới những giá trị luân lý đạo đức cần thiết cho toàn nhân loại. Và bảo vệ thực tại nhân loại. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là mọi người chúng ta nên hoạt động phục vụ tha nhân, giảm bớt sự ích kỷ. Công cuộc phục vụ tha nhân này phải đặt nền tảng trên các giá trị của Đức Tin cá nhân. Mỗi tín ngưỡng có một Đức Tin riêng, nhưng mọi người cần phục vụ tha nhân trong những giá trị lòng tin của mình. Và công cuộc phục vụ tha nhân này phải là điểm đồng quy, là nơi gặp gỡ chung. Nếu còn có một trẻ thơ đói ăn, không được học hành, chúng ta phải hoạt động để trẻ thơ ấy không còn bị đói hay bị vô học nữa.
Còn việc giáo dục trẻ thơ ấy do người công giáo hay chính thống, tin lành hay do thái làm, điều này không quan trọng. Điều quan trọng là trẻ thơ ấy được đủ ăn và được học hành. Đây là điểm mà chúng ta phải đạt đến thỏa thuận. Ngày nay tình trạng đã khẩn trương đến độ chúng ta không thể tiếp tục bàn cãi giữa chúng ta, làm ngơ trước sự đau khổ của người khác nữa, nhưng phải cấp thiết ra tay hành động cho tha nhân, rồi sau đó, đối thoại giữa chúng ta một cách rộng rãi, không quên Đức Tin của mình, nhưng trong bầu khí tôn trọng lẫn nhau. Vấn đề quan trọng hiện nay là thái độ đối với tha nhân. Chúng ta phải ra khỏi chính mình để tìm cách giải quyết các vấn đề lớn của thế giới. Tôi nghĩ rằng các tôn giáo khác nhau trên toàn trái đất không thể nào ngủ yên giấc, khi còn một trẻ em không được học hành hay không có đủ ăn, khi còn một người trẻ hay một cụ già không được săn sóc sức khỏe. Dĩ nhiên, hoạt động của các tôn giáo không phải là thiện nguyện. Điều đó đúng, nhưng chúng ta là người công giáo, cũng như các giáo hội Kitô khác, chúng ta sẽ bị phán xét trên những hoạt động bác ái này. Và bàn luận về thần học sẽ chẳng có nghĩa lý gì, nếu chúng ta không có khả năng ra khỏi chính mình để giúp đỡ tha nhân, nhất là trong thế giới hiện nay, đang có những người rơi khỏi tháp mà không ai nói gì cả.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đã được tiếp đón ra sao tại Brasil?
Đáp: Tôi đã được tiếp đón với lòng trìu mến mà tôi đã không biết đến, một cách rất nồng nhiệt. Người dân Brasil có một trái tim rất lớn. Liên quan tới sự cạnh tranh giữa Brasil và Argentina, thì tôi tin là nó đã được vượt thắng rồi. Chúng tôi đã làm một áp phe với nhau: Đức Thánh Cha là người Argentina, nhưng mà Thiên Chúa là người Brasil.
Hỏi: Tại Brasil này Đức Thánh Cha đã dùng một chiếc xe rất đơn sơ. Thế rồi ngài lại còn ở nhà trọ thánh Marta nữa. Sự đơn sơ này có phải là một chỉ dẫn mới cho các Linh Mục, Giám Mục và các Hồng Y không?
Đáp: Đó là những điều khác nhau. Cần phải phân biệt và giải thích chúng. Chiếc xe mà tôi dùng bên Brasil này rất giống chiếc xe tôi dùng ở Roma, một chiếc xe Ford Focus mầu xanh. Đó là một chiếc xe đơn sơ, ai đó có thể mua được. Trong điều này tôi tin rằng chúng tôi phải làm chứng cho sự đơn sơ, cả cho sự nghèo túng nữa. Người dân của chúng ta đòi hỏi sự nghèo nàn nơi các Linh Mục của họ. Họ đòi buộc trong nghĩa tốt, chứ họ không xin chúng tôi điều đó. Người dân cảm thấy con tim bị thương tích, khi trông thấy các người sống đời thánh hiến bám víu vào tiền bạc. Và đó là điều xấu. Thế rồi không phải là gương tốt để theo, khi một Linh Mục có một chiếc xe mốt mới nhất. Tôi tin rằng... tôi đã luôn luôn nói với các cha xứ ở Buenos Aires: linh mục cần một chiếc xe, đó là điều cần thiết. Trong giáo xứ có hàng ngàn việc phải làm, các di chuyển là điều cần thiết. Nhưng nó phải là một chiếc xe khiêm tốn. Đó là liên quan tới xe.
Về việc quyết định sống tại nhà trọ thánh Marta, tôi đã không quyết định vì sự đơn sơ, bởi vì căn hộ của Giáo Hoàng lớn, nhưng không sang trọng. Nó đẹp, nhưng không có sự sang trọng như trong thư viện của các tầng bên dưới, nơi chúng tôi tiếp khách. Có rất nhiều tác phẩm tuyệt tác, rất đẹp, nhưng căn hộ thì đơn sơ. Tuy nhiên, quyết định ở lại trong nhà trọ thánh Marta liên quan tới tôi, như tôi được tạo dựng nên như vây. Tôi không sống một mình được. Tôi không thể sống đóng kín. Tôi cần sự hiện diện của người ta. Vì thế tôi quyết định giải thích nó như thế này: tôi quyết định ở lại trong nhà trọ thánh Marta, bởi vì nhà phân tâm học khuyên tôi như thế.
Để không phải sống một sự cô đơn không tốt cho tôi. Và cũng là để tiết kiệm nữa, nếu không thì tôi phải tiêu nhiều tiền cho các nhà phân tâm, và như thế thì không tốt. Tôi sống ở đây để ớ với người ta. Nhà trọ thánh Marta là một nhà tiếp đón, trong đó có 40 Giám Mục và Linh Mục làm việc trong Tòa Thánh. Có trên dưới 130 phòng, có các Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và giáo dân ở trong đó. Tôi dùng bữa với tất cả mọi người, ăn sáng, ăn trưa và ăn tối. Chúng tôi luôn gặp những người khác, và tôi thích điều này. Đó là các lý do chính. Bây giờ tôi xin qua luật tổng quát: tôi tin rằng Thiên Chúa xin chúng ta sống đơn sơ hơn trong lúc này đây. Nó là một cái gì đến từ bên trong, làm tâm trí vui sướng. Công Đồng đã lôi kéo sự chú ý tới điều này: một cuộc sống đơn sơ hơn, nghèo hơn. Tôi không biết đã trả lời cho các câu hỏi liên quan tới xe và nhà trọ thánh Marta, và các luật lệ tổng quát hay chưa.
Hỏi: Đức Thánh Cha đã nhắc cho con biết việc tôn phong Hiển thánh cho Đức Gioan XXIII. Đây có phải là một mẫu gương mà Đức Thánh Cha muốn lấy lại hay không?
Đáp: Tôi tin rằng hai vị Giáo Hoàng sẽ được phong Hiển thánh trong cùng một lễ nghi là hai gương mẫu bổ túc cho nhau trong Giáo Hội. Cả hai vị đã làm chứng cho việc canh tân Giáo Hội và đồng thời, cũng đã biết duy trì truyền thống của Giáo Hội. Cả hai vị đã mở các cánh cửa cho tương lai. Đức Gioan XXIII đã mở cửa của Công Đồng cho tới ngày nay còn linh hứng cho chúng ta, nhưng vẫn chưa được thực hành. Đem ra thực hành các quyết định của Công Đồng không phải là dễ, cần phải chờ đợi. Để thực thi các quyết định của một Công Đồng trung bình phải cần tới 100 năm. Như thế chúng ta mới đi được nửa đường thôi. Và Đức Gioan Phaolô II đã cầm vali và đi đó đây trên thế giới. Ngài đã là một thừa sai, ngài đã đi phổ biến sứ điệp của Giáo Hội. Một thừa sai. Đó là hai vĩ nhân đối với Giáo Hội ngày nay. Vì thế đối với tôi sẽ là một niềm vui lớn trông thấy cả hai vị được tôn phong Hiển thánh trong cùng một ngày, trong cùng một buổi cử hành.
Hỏi: Khi Đức Thánh Cha tới Brasil, việc giữ an ninh đã không được đúng đắn. Với xe chở ngài bị dừng lại ở đó giữa đám đông, Đức Thánh Cha Phanxicô có sợ hãi không? Đức Thánh Cha đã cảm thấy gì trong lúc đó?
Đáp: Tôi không sợ hãi. Tôi vô ý thức, nhưng tôi không sợ hãi. Tôi biết là không có ai chết trong Kinh Chiều. Khi tới, thì điều Thiên Chúa muốn sẽ đến. Nhưng trước chuyến du hành, tôi đã đi coi chiếc xe sẽ phải gửi qua Brasil. Nó hoàn toàn bọc kính, kín mít. Nếu chúng ta muốn ở với những người chúng ta yêu mến, với các bạn bè, chúng ta muốn thông truyền với nhau, thì đừng du hành với một căn nhà bằng kính. Không, tôi sẽ không thể nào đến đây để trông thấy dân chúng có con tim vĩ đại như thế, mà bị đóng kín trong một cái hộp bằng kính được. Và khi tôi ở trong xe, dọc đường tôi quay kính xuống. Để có thể giơ tay chào dân chúng. Tôi muốn nói rằng: hoặc là tất cả hoặc là không gì hết. Hoặc là du hành như phải làm, hay là không du hành.
Việc thông truyền một nửa là điều không tốt. Tôi xin cám ơn lực lượng an ninh Vaticăng về cung cách tổ chức chuyến viếng thăm và sự chú ý mà họ luôn luôn có. Về điểm này tôi phải rất là rõ ràng. Và tôi cũng xin cám ơn lực lượng an ninh Brasil rất nhiều, thật vậy. Bởi vì ở đây họ lo lắng cho tôi để không xảy ra điều gì đáng tiếc. Điều gì đó có thể xảy ra, một người nào đó có thể đánh tôi... có thể xảy ra. Tất cả các lực lượng an ninh đã làm việc rất tốt. Tuy nhiên, họ biết tôi thiếu kỷ luật trong nghĩa này. Không phải vì tôi hành động như là một đứa bé vô kỷ luật. Không, nhưng bởi vì tôi đã tới thăm dân chúng và tôi muốn đụng vào họ.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Claudio Hummes, là bạn thân của Đức Thánh Cha, đã đề cập tới nỗi lo lắng về sự kiện tín hữu công giáo tại châu Mỹ Latinh hướng tới các tôn giáo khác, nhất là các giáo phái tin lành. Vậy con xin hỏi Đức Thánh Cha: tại sao lại xảy ra chuyện vậy này, và có thể làm gì bây giờ?
Đáp: Tôi không biết các lý do và cũng không biết con số. Tôi đã nghe nói về đề tài này trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục. Năm 2001, là điều chắc chắn, rồi trong một Thượng Hội Đồng Giám Mục khác nữa, đã có nỗi âu lo đối với cuộc xuất hành của các tín hữu khỏi Giáo Hội công giáo. Tôi không biết cuộc sống Brasil, để có thể đưa ra một câu trả lời. Tôi tin có lẽ Đức Hồng Y Hummes nói về điều này, nhưng tôi không chắc chắn, nhưng nếu qúy vị nói với tôi là bởi vì qúy vị biết. Tôi không biết giải thích hiện tượng này. Tôi xin đưa ra một giả thiết: đối với tôi việc gần gữi với Giáo Hội là điều nền tảng, bởi vì Giáo Hội là mẹ, và chúng ta không biết một bà mẹ qua liên lạc từ xa. Mẹ nâng niu chúng ta, đụng chạm tới chúng ta, hôn chúng ta và yêu thương chúng ta. Khi Giáo Hội dấn thân trong hàng ngàn việc, lơ là sự gần gũi này, lơ là điều đó, và chỉ thông truyền với các tài liệu, thì giống như một bà mẹ liên lạc với con cái qua thư từ. Tôi không biết đó có phải là điều xảy ra tại Brasil này hay không, nhưng tôi biết là nó đã xảy ra trong một vài vùng bên Argentina: Giáo Hội thiếu sự gần gũi. Thiếu các Linh Mục. Thiếu các Linh Mục, vì thế vài vùng bị bỏ trống. Và người dân tìm kiếm, họ cần đến Tin Mừng.
Có một Linh Mục kể lại với tôi rằng cha đã đi làm việc thừa sai tại một vùng ở niền nam nước Argentina, nơi từ 20 năm qua đã không có một Linh Mục nào. Đương nhiên là dân chúng lắng nghe vị mục sư, vì họ cần lắng nghe Lời Chúa. Khi cha đến nơi, thì có một bà rất là thông thái nói với cha rằng: ”Con giận lắm, vì Giáo Hội đã bỏ rơi chúng con. Bây giờ mỗi Chúa Nhật con đi nghe mục sư giảng, bởi vì chính ông ta đã dưỡng nuôi đức tin của chúng con trong một thời gian dài”. Đã thiếu sự gần gũi. Họ đã đề cập tới vấn đề này, và vị linh mục đã lắng nghe bà, và khi cha sắp từ giã bà, thì bà nói: ”Xin cha chờ một chút, xin cha tới đây.” Rồi bà đến gần cái tủ, nơi bà cất giữ ảnh Đức Trinh Nữ. Bà nói với vị linh mục: ”Con đã giấu Đức Mẹ ở đây để cho mục sư không thấy được”. Người đàn bà này đến với mục sư, kính trọng ông, vì ông nói với bà về Lời Chúa và bà chấp nhận ông ta, bởi vì bà đã không có linh mục. Nhưng bà đã duy trì gốc rễ đức tin của mình và cất giấu nó trong một cái tủ. Đối với tôi đây là vấn đề nghiêm trọng nhất. Giai thoại này chứng minh cho thấy rất rõ ràng thảm cảnh của hiện tượng tín hữu trốn khỏi Giáo Hội, thảm cảnh của sự thay đổi này. Thiếu sự gần gũi. Tôi xin lập lại hình ảnh của bà mẹ lo lắng, hôn hít, nâng niu và dưỡng nuôi đứa con của mình, không phải bằng thư tín.
Hỏi: Như thế là chúng ta phải sống gần gũi, có phải thế không ạ?
Đáp: Vâng, sống gần gũi. Đó là một trong những chỉ dẫn cho Giáo Hội ngày nay: tôi muốn một Giáo Hội gần gũi với dân chúng.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, khi ngài đã được bầu trong Mật Nghị Hồng Y, các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh đã bị các Hồng Y phê bình nhiều. Tâm tình mà con cảm thấy bây giờ sau khi nói chuyện với vài vị Hồng Y, là tâm tình của sự thay đổi. Có đúng như vậy không?
Đáp: Tôi xin mở một dấu ngoặc, một lúc. Khi tôi được bầu, tôi đã có bên cạnh người bạn của tôi là Đức Hồng Y Hummes. Bởi vì chúng tôi ngồi cạnh nhau. Chính ngài đã nói với tôi một câu khiến cho tôi hạnh phúc: ”Đừng quên người nghèo”. Thật là đẹp. Về điểm này thì các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh đã luôn luôn bị chỉ trích, ít nhiều như thế. Trung Ương Tòa thánh phải giải quyết nhiều việc. Có vài điều tôi thích, các điều khác thì ít hơn, vài cung cách làm việc có nền tảng vững chắc, các cung cách khác có lửa sai lầm, cũng như tất cả mọi tổ chức. Tôi thì tôi sẽ nói như thế này: trong các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh có nhiều vị thánh: có các Hồng Y thánh, Giám Mục thánh, Linh Mục, tu sĩ và giáo dân... Người của Thiên Chúa yêu mến Giáo Hội. Điều này thì người ta ít thấy. Một cây đổ thì gây nhiều tiếng động hơn là cả một cánh rừng đang lớn lên. Người ta nghe tiếng của các vụ xì căng đan. Chính trong lúc này đây chúng ta có một vụ: đó là việc chuyển ngân 10, 20 triệu mỹ kim của một Đức Ông. Thật là một đặc ân đẹp vị ấy làm cho Giáo Hội, đúng không? Chúng tôi thừa nhận rằng vị ấy đã hành xử xấu, Giáo Hội phải trừng phạt vị ấy trong hình thức đúng đắn, bởi vì Đức Ông ấy hành động xấu. Có những trường hợp thuộc loại này. Trước Mật Nghị Hồng Y, các Hồng Y chúng tôi đã có một tuần hội họp với nhau gọi là các phiên nhóm khoáng đại hay toàn thể. Chúng tôi đã đề cập tới mọi vấn đề. Bởi vì chỉ có chúng tôi với nhau và thảo luận với mục đích hiểu biết các thực tại và vạch ra một chân dung của vị Giáo Hoàng mới. Và từ các phiên nhóm đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề mà qúy vị cũng đã biết rồi: Vatileaks vv... Cũng có vấn đề các vụ xì căng đan. Nhưng mà cũng có các thánh. Những người này đã tận hiến cuộc sống để làm việc cho Giáo Hội trong thinh lặng trong Hội Đồng Tông Tòa. Chúng tôi cũng đã nói tới việc cải tổ các guồng máy cần thiết. Có đúng thật là như vậy. Các Hồng Y đã yêu cầu vị Giáo Hoàng mới thành lập một Ủy ban từ bên ngoài, để nghiên cứu các vấn đề tổ chức Cơ quan trung ương Tòa Thánh. Một tháng sau khi tôi đựơc bầu, tôi đã chỉ định Ủy ban tám Hồng Y, mỗi đại lục một vị, với châu Mỹ hai vị: một vị Bắc Mỹ một vị Nam Mỹ, với một vị điều hợp cũng là người Mỹ châu Latinh và một thư ký người Italia. Ủy ban này đã bắt đầu làm việc, thu thập ý kiến của các Giám Mục, của Các Hội Đồng Giám Mục, liên quan tới các cải tổ trong năng động của các Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Đã có nhiều tài liệu được gửi đến. Chúng tôi sẽ có một phiên họp chính thức vào tháng 10 tới đây. Chúng tôi sẽ thảo luận các đường nét hướng dẫn. Tôi không tin rằng chúng tôi sẽ đạt đươc điều gì định đoạt, bởi vì việc cải cách các cơ quan Trung Ương của Tòa Thánh là điều rất nghiêm chỉnh, các đề nghị cũng là điều nghiêm trọng cần phải được chín mùi. Tôi dự kiến hai hay ba cuộc họp khác nữa trước khi có bất cứ cải tổ định đoạt nào.
Đàng khác, các thầm học gia nói bằng tiếng la tinh rằng, tôi không biết có phải ngay từ thời Trung Cổ hay không: ”Giáo Hội phải luôn luôn được cải tổ”. Để không ở lại đàng sau đuôi. Có các điều ích lợi trong các thế kỷ qúa khứ, trong các thời đại khác, có các quan điểm khác, mà bây giờ không còn cần nữa và phải được tổ chức trở lại. Giáo Hội là năng động và trả lời cho các chuyện của cuộc sống. Và tất cả những điều đó đã được yêu cầu trong các phiên họp của các Hồng Y, trước Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng. Chúng đã được nói lên một cách rất rõ ràng, các đề nghị cũng rất là rõ ràng và súc tích. Chúng tôi theo đường hướng này. Không biết tôi đã trả lời cho câu hỏi của qúy vị chưa.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, đâu là sứ điệp của Đức Thánh Cha cho người trẻ? Cả những người trẻ đang phản đối tại các quảng trường...
Đáp: Trước hết tôi muốn nói rõ là tôi không biết các lý do khiến các bạn trẻ ấy phản đối. Vì vậy nếu tôi nói điều gì về một vấn đề mà tôi không biết rõ, thì tôi làm sai, tôi có thể gây hại cho tất cả mọi người vì đây sẽ là một phán xét vô căn cứ. Tôi xin thẳng thắn nói là tôi không biết rõ tại sao các bạn trẻ kia đang phản đối. Đây là điểm đầu tiên. Điểm thứ hai: tôi không thích một người trẻ không phản đối gì cả. Bởi vì người trẻ luôn mơ mộng đến điều không tưởng, và không phải điều không tưởng nào cũng tiêu cực. Không tưởng là hít thở và nhìn về tương lai. Người trẻ thường không mạch lạc, không có nhiều kinh nghiệm sống cụ thể, điều ấy đúng. Nhưng nhiều khi chính những kinh nghiệm sống ấy lại ngăn cản chúng ta. Và rồi người trẻ có nhiều năng lực hơn để bảo vệ lý tưởng của họ. Người trẻ cốt yếu là người ngược đời, đây là điều rất tốt, là điều hầu như là chung cho mọi người trẻ. Vì thế chúng ta phải lắng nghe người trẻ, phải cung cấp cho người trẻ phương tiện để họ phát biểu tư tưởng, và phải bảo vệ làm sao để người trẻ không bị lèo lái lợi dụng. Biết bao nhiêu người đang bị lạm dụng - với nạn bóc lột sức lao động chẳng hạn - biết bao nhiêu hình thức lợi dụng... Tôi có thể nói rằng có biết bao nhiêu người đang tìm cách lợi dụng giới trẻ, bằng cách lèo lái mộng mơ của họ, lèo lái khát vọng đi ngược đời của người trẻ để rồi phá tan cuộc đời người trẻ. Bởi thế, cần phải đề phòng những mưu toan lèo lái người trẻ. Chúng ta phải luôn luôn lắng nghe người trẻ. Phải thận trọng. Nếu trong một gia đình, các bậc cha mẹ không lắng nghe người con nhỏ, thì rốt cuộc sẽ cô lập con, sẽ gieo rắc buồn đau trong tâm lòng nó, và sẽ không tạo ra được sự trao đổi phong phú, mặc dù nó thiếu kinh nghiệm sống. Cần phải lắng nghe người trẻ và bảo vệ người trẻ trước những âm mưu lèo lái ý thức hệ hay xã hội luân lý. Con đường duy nhất là lắng nghe người trẻ, cho họ quyền lên tiếng phát biểu tư tưởng. Điều này khiến tôi đi đến một vấn đề khác, một vấn đề mà một cách nào đó, tôi đã nêu lên trong cuộc gặp gỡ các bạn trẻ người Argentina tại nhà thờ chính tòa hôm nay.
Trong một buổi tiếp các tân đại sứ đến trình ủy nhiệm thư, tôi có nói rằng thế giới chúng ta đang sống ngày nay đã rơi vào tình trạng tuyệt đối tôn thờ tiền bạc, và ngay cả chính trường thế giới cũng bị cuốn hút chạy theo thần tượng bạc tiền. Tiền bạc nắm quyền chỉ huy tối cao ngày nay. Điều này đưa đến một nền chính trị duy kinh tế, không còn chịu bất cứ một kiểm soát luân lý đạo đức nào nữa, một chủ thuyết duy kinh tế tự đủ, chia xã hội ra thành từng nhóm tùy theo căn bản lợi nhuận. Điều gì sẽ xảy ra lúc ấy? Khi thế giới bị ngự trị bởi thần tượng tuyệt đối là tiền bạc, thế giới sẽ chỉ chú trọng đến trung tâm điểm và mọi thái cực khác của xã hội sẽ bị lãng quên hờ hững bỏ rơi. Cho đến lúc này, chúng ta đã thấy rõ là người già đã bị gạt bỏ ra bên lề xã hội thế nào. Có cả một triết thuyết để gạt bỏ người già ngày nay. Người già vô dụng. Người già đâu còn sản xuất gì được nữa. Cả người trẻ cũng không sản xuất được gì nhiều. Họ cần phải được huấn luyện. Điều mà chứng ta đang chứng kiến ngày nay là người trẻ cũng đang sắp bị loại trừ. Tình trạng thất nghiệp tại Âu châu hiện rất đáng lo âu. Tôi không nói rõ là nước nào, nhưng tôi chỉ xin đan cử hai quốc gia châu Âu giàu có làm thí dụ. Một nước có tỷ lệ thất nghiệp là 25%, và trong số này tỷ lệ người trẻ thất nghiệp là 44%. Tại quốc gia thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp là 30% và số người trẻ thất nghiệp lên tới quá 50%. Đó là hiện tượng người trẻ bị gạt ra ngoài lề. Như thế, để bảo trợ cho kiểu mẫu chính trị duy kinh tế toàn cầu này, chúng ta đang gạt bỏ các thái cực ra ngoài lề xã hội, các thái cực vốn là hứa hẹn tương lai. Bởi vì người trẻ là nền tảng tương lai của chúng ta, người trẻ sẽ phải tiến bước xây dựng tương lai, còn người già là những người truyền dạy kinh nghiệm cho giới trẻ. Nếu chúng ta gạt bỏ cả hai ra ngoài lề, thì thế giới sẽ sụp đổ. Không biết là tôi có giải thích rõ chưa.
Vấn đề chung của toàn thế giới hiện nay là thiếu một nền tảng luân lý nhân bản, mỗi địa phương dưới một khía cạnh khác. Tôi xin nói thêm một điều về vấn đề này. Vào thế kỷ thứ XII, tôi nhớ tới Thánh Toma Aquino, vào thế kỷ thứ XII có một Rabbi thông thái, hay viết lách. Rabbi viết chuyện cho cộng đoàn của mình, đề cập đến những vấn đề đạo đức luân lý xuất hiện trong vài trình thuật Thánh Kinh. Một lần, Rabbi giải thích vấn đề tháp Babel. Vị Rabbi thời trung cổ, vào thế kỷ XII giải thích thế này: Đâu là vấn đề của tháp Babel? Tại sao lại có việc Thiên Chúa trừng phạt như thế? Để xây tháp, người ta phải đúc gạch. Người ta phải moi đất sét, nhồi với rơm rạ, phải nén, cắt, đúc gạch, phải phơi khô, nung gạch cho chín trong lò, rồi mới khuân lên cao để tiếp tục xây tường. Nếu một hòn gạch rơi xuống bể nát, thì thật là một tai họa cho cả dân tộc. Nhưng nếu một người thợ xảy chân té xuống, thì chẳng sao cả. Ngày nay, có những bé con không có gì để ăn, những trẻ thơ chết vì đói nghèo, vì thiếu dinh dưỡng. Chỉ cần nhìn những bức ảnh đến từ một số quốc gia là đủ biết. Có bao nhiêu người nam nữ không có gia cư và phải chết thảm trong những ngày đông giá. Có những trẻ em không được giáo dục học hành. Nhưng những điều này không làm nên tin tức. Thế nhưng khi thị trường chứng khoán tụt mất 3 hay 4 điểm, thì đây là một tai họa lớn, là một thảm kịch. Bạn hiểu chứ? Đây là thảm kịch của thuyết nhân bản vô nhân, mà chúng ta đang sống ngày nay. Vì thế, chúng ta phải hồi phục hai thái cực người trẻ và người già. Và khômg được rơi vào sự hoàn vũ hóa thái độ dửng dưng đối với hai thái cực này, vì người trẻ và người già là tương lai của xã hội. Tôi xin lỗi đã quá dài dòng, nhưng tôi phải nói thế để quảng diễn cho đúng quan điểm của tôi. Điều gì đang xảy ra cho các bạn trẻ Brasil, tôi không biết rõ. Nhưng tôi chỉ xin đừng lèo lái họ, mà hãy lắng nghe họ, bởi vì đây là hiện tượng chung của thế giới, chứ không chỉ giới hạn tại Brasil mà thôi.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Thánh Cha để lại sứ điệp nào cho người công giáo Brasil và cho cả những người ngoài công giáo? Đức Thánh Cha muốn để lại sứ điệp nào cho một quốc gia như Brasil?
Đáp: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thăng tiến một nền văn hóa gặp gỡ trên toàn thế giới, như thế để mỗi người cảm thấy nhu cầu cống hiến cho thế giới những giá trị luân lý đạo đức cần thiết cho toàn nhân loại. Và bảo vệ thực tại nhân loại. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là mọi người chúng ta nên hoạt động phục vụ tha nhân, giảm bớt sự ích kỷ. Công cuộc phục vụ tha nhân này phải đặt nền tảng trên các giá trị của Đức Tin cá nhân. Mỗi tín ngưỡng có một Đức Tin riêng, nhưng mọi người cần phục vụ tha nhân trong những giá trị lòng tin của mình. Và công cuộc phục vụ tha nhân này phải là điểm đồng quy, là nơi gặp gỡ chung. Nếu còn có một trẻ thơ đói ăn, không được học hành, chúng ta phải hoạt động để trẻ thơ ấy không còn bị đói hay bị vô học nữa.
Còn việc giáo dục trẻ thơ ấy do người công giáo hay chính thống, tin lành hay do thái làm, điều này không quan trọng. Điều quan trọng là trẻ thơ ấy được đủ ăn và được học hành. Đây là điểm mà chúng ta phải đạt đến thỏa thuận. Ngày nay tình trạng đã khẩn trương đến độ chúng ta không thể tiếp tục bàn cãi giữa chúng ta, làm ngơ trước sự đau khổ của người khác nữa, nhưng phải cấp thiết ra tay hành động cho tha nhân, rồi sau đó, đối thoại giữa chúng ta một cách rộng rãi, không quên Đức Tin của mình, nhưng trong bầu khí tôn trọng lẫn nhau. Vấn đề quan trọng hiện nay là thái độ đối với tha nhân. Chúng ta phải ra khỏi chính mình để tìm cách giải quyết các vấn đề lớn của thế giới. Tôi nghĩ rằng các tôn giáo khác nhau trên toàn trái đất không thể nào ngủ yên giấc, khi còn một trẻ em không được học hành hay không có đủ ăn, khi còn một người trẻ hay một cụ già không được săn sóc sức khỏe. Dĩ nhiên, hoạt động của các tôn giáo không phải là thiện nguyện. Điều đó đúng, nhưng chúng ta là người công giáo, cũng như các giáo hội Kitô khác, chúng ta sẽ bị phán xét trên những hoạt động bác ái này. Và bàn luận về thần học sẽ chẳng có nghĩa lý gì, nếu chúng ta không có khả năng ra khỏi chính mình để giúp đỡ tha nhân, nhất là trong thế giới hiện nay, đang có những người rơi khỏi tháp mà không ai nói gì cả.
(SD 29-7-2013)
Linh Tiến Khải - Mai Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét