label
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Đức Thánh Cha bổ nhiệm quyền Chủ tịch Cơ quan Giám sát tài chính Vatican
Đức
Thánh Cha bổ nhiệm quyền Chủ tịch Cơ quan Giám sát tài chính Vatican
WHĐ (31.01.2014) – Hôm thứ Năm 30-01-2014, Đức Thánh Cha
Phanxicô đã bổ nhiệm Đức giám mục Francis Giorgio Corbellini,
một nhà giáo luật và là Trưởng phòng nhân sự Toà Thánh, làm quyền Chủ tịch AIF (Cơ quan Giám sát tài chính Vatican – Autorità di
Informazione Finanziaria).
Trong thông cáo ra
ngày 30-01, Toà Thánh Vatican cho biết Đức Thánh Cha đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Chủ tịch AIF đương nhiệm là Đức hồng y Attilio Nicora 76 tuổi. Đức hồng y Nicora đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch AIF khi cơ quan này được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thành lập vào năm 2011.
AIF có nhiệm vụ giám sát hoạt động tài chính và thương mại của tất cả các
cơ quan Toà Thánh, gồm cả Viện Giáo vụ tức Ngân hàng Vatican và Văn
phòng Quản trị Di
sản Tông Toà, do Đức hồng y Nicora làm Giám đốc từ năm 2002 đến năm 2011. Văn
phòng này quản lý
các khoản đầu tư và
bất động sản của Toà Thánh.
Đức giáo hoàng Bênêđictô thành lập AIF để bảo đảm các Văn phòng và các cơ quan của Vatican không được dùng vào
việc rửa tiền hoặc
tài trợ khủng bố và để những giao dịch tài chính của Vatican phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Đức giám mục Corbellini đã làm việc tại Vatican từ năm 1985 tại Hội đồng Toà Thánh về Văn bản luật. Năm
1992, ngài là Trưởng ban pháp lý của Văn phòng quản trị Thành quốc Vatican và năm sau, được bổ
nhiệm làm phó thư ký Văn phòng này. Năm
2009, Đức giáo
hoàng Bênêđictô bổ nhiệm ngài làm giám mục, Giám đốc Văn phòng Lao động Tông Toà.
Khi công bố quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức giám mục Corbellini làm quyền Chủ tịch AIF, Toà
Thánh cũng cho biết Đức giám mục Corbellini vẫn giữ chức vụ
Giám đốc Văn phòng Lao động Tông Toà và Chủ
tịch Uỷ ban kỷ luật Giáo triều Roma.
(Theo CNS)
Minh Đức
Đức Thánh Cha phê bình những tín hữu tách rời khỏi Giáo Hội
Đức Thánh Cha phê bình những tín hữu tách rời khỏi Giáo Hội
VATICAN. ĐTC Phanxicô phê bình lập trường của những tín hữu nói mình tin Chúa Kitô nhưng phải phủ nhận Giáo Hội.
Trong bài giảng thánh lễ sáng 30-1-2014 tại Nguyện đường nhà trọ thánh Marta ở nội thành Vatican, ĐTC đã diễn giải bài đọc thứ I nói về vua Davit, người thân thưa với Chúa như con nói chuyện với cha, một người có cảm thức mạnh mẽ mình thuộc về Dân Chúa. Từ đó, ĐTC giải thích ý nghĩa việc thuộc về Giáo Hội, sự đồng cảm của chúng ta với Giáo Hội và trong Giáo Hội. Ngài nói:
”Kitô hữu không phải là người đã chịu phép rửa tội rồi đi theo con đường riêng của mình. Thành quả đầu tiên của bí tích rửa tội là làm cho chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về Dân Chúa. Không thể hiểu được một Kitô hữu mà không thuộc về Giáo Hội. Vì thế, Đức Phaolô 6 vị Đại Giáo Hoàng Phaolô 6 đã nói rằng có một sự tách biệt vô lý, đó là yêu mến Chúa Kitô mà không yêu mến Giáo Hội; nghe Chúa Kitô mà không nghe Giáo Hội, ở với Chúa Kitô mà lại ở ngoài lề Giáo Hội. Đó là điều không thể có được. Chúng ta lãnh nhận sứ điệp Tin Mừng trong Giáo Hội và chúng ta thực thi sự thánh thiện trong Giáo Hội, con đường của chúng ta ở trong Giáo Hội, chẳng vậy thì đó chỉ là một sự tưởng tượng, một sự phân cách vô nghĩa lý”.
ĐTC nhấn mạnh tới 3 cột trụ của sự thuộc về Giáo Hội, đồng cảm với Giáo Hội, đó là: khiêm nhường, trung thành và cầu nguyện cho Giáo Hội. Ngài giải thích rằng:
”Một người không khiêm nhường, thì không thể đồng cảm với Giáo Hội. Đó là điều chúng ta thấy nơi vua Davit. Người nói: ”Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con là ai, nhà con là gì đâu?” Với ý thức rằng lịch sử cứu độ không bắt đầu với tôi và sẽ không chấm dứt khi tôi chết đi.. Cũng vậy, lịch sử Giáo Hội bắt đầu trước chúng ta, và sẽ tiếp tục sau chúng ta. Khiêm nhường là ý thức rằng chúng ta là một phần nhỏ của một đại dân tộc, đang tiến bước trên con đường của Chúa”.
Cột trụ thứ hai là trung thành, gắn liền với lòng vâng phục. ”Trung thành với Giáo Hội, với giáo huấn của Giáo Hội, trung thành với đạo lý của Hội Thánh và bảo tồn giáo lý ấy. Đức Phaolô 6 nhắc nhở rằng chúng ta lãnh nhận sứ điệp Tin Mừng như một hồng ân và chúng ta phải thông truyền sứ điệp ấy như một hồng ân, một món quà, chứ không phải như một cái gì của chúng ta. Trung thành trong sự thông truyền đạo lý của Hội Thánh. Tin Mừng không phải là của chúng ta, nhưng là của Chúa Giêsu, và chúng ta không được trở thành chủ nhân ông của Tin Mừng, chủ nhân của đạo lý đã nhận lãnh để sử dụng theo ý riêng của chúng ta”.
Sau cùng, cột trụ thứ ba là cầu nguyện cho Giáo Hội. ĐTC nói: ”Trong thánh lễ hằng ngày, chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Hội Thánh ở mọi nơi trên thế giới. Đó là một việc phục vụ đặc biệt”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Xin Chúa giúp chúng ta tiến bước trên con đường này, để đào sâu cảm thức chúng ta thuộc về Giáo Hội, đồng cảm với Giáo Hội”. (SD 30-1-2014)
Trong bài giảng thánh lễ sáng 30-1-2014 tại Nguyện đường nhà trọ thánh Marta ở nội thành Vatican, ĐTC đã diễn giải bài đọc thứ I nói về vua Davit, người thân thưa với Chúa như con nói chuyện với cha, một người có cảm thức mạnh mẽ mình thuộc về Dân Chúa. Từ đó, ĐTC giải thích ý nghĩa việc thuộc về Giáo Hội, sự đồng cảm của chúng ta với Giáo Hội và trong Giáo Hội. Ngài nói:
”Kitô hữu không phải là người đã chịu phép rửa tội rồi đi theo con đường riêng của mình. Thành quả đầu tiên của bí tích rửa tội là làm cho chúng ta thuộc về Giáo Hội, thuộc về Dân Chúa. Không thể hiểu được một Kitô hữu mà không thuộc về Giáo Hội. Vì thế, Đức Phaolô 6 vị Đại Giáo Hoàng Phaolô 6 đã nói rằng có một sự tách biệt vô lý, đó là yêu mến Chúa Kitô mà không yêu mến Giáo Hội; nghe Chúa Kitô mà không nghe Giáo Hội, ở với Chúa Kitô mà lại ở ngoài lề Giáo Hội. Đó là điều không thể có được. Chúng ta lãnh nhận sứ điệp Tin Mừng trong Giáo Hội và chúng ta thực thi sự thánh thiện trong Giáo Hội, con đường của chúng ta ở trong Giáo Hội, chẳng vậy thì đó chỉ là một sự tưởng tượng, một sự phân cách vô nghĩa lý”.
ĐTC nhấn mạnh tới 3 cột trụ của sự thuộc về Giáo Hội, đồng cảm với Giáo Hội, đó là: khiêm nhường, trung thành và cầu nguyện cho Giáo Hội. Ngài giải thích rằng:
”Một người không khiêm nhường, thì không thể đồng cảm với Giáo Hội. Đó là điều chúng ta thấy nơi vua Davit. Người nói: ”Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con là ai, nhà con là gì đâu?” Với ý thức rằng lịch sử cứu độ không bắt đầu với tôi và sẽ không chấm dứt khi tôi chết đi.. Cũng vậy, lịch sử Giáo Hội bắt đầu trước chúng ta, và sẽ tiếp tục sau chúng ta. Khiêm nhường là ý thức rằng chúng ta là một phần nhỏ của một đại dân tộc, đang tiến bước trên con đường của Chúa”.
Cột trụ thứ hai là trung thành, gắn liền với lòng vâng phục. ”Trung thành với Giáo Hội, với giáo huấn của Giáo Hội, trung thành với đạo lý của Hội Thánh và bảo tồn giáo lý ấy. Đức Phaolô 6 nhắc nhở rằng chúng ta lãnh nhận sứ điệp Tin Mừng như một hồng ân và chúng ta phải thông truyền sứ điệp ấy như một hồng ân, một món quà, chứ không phải như một cái gì của chúng ta. Trung thành trong sự thông truyền đạo lý của Hội Thánh. Tin Mừng không phải là của chúng ta, nhưng là của Chúa Giêsu, và chúng ta không được trở thành chủ nhân ông của Tin Mừng, chủ nhân của đạo lý đã nhận lãnh để sử dụng theo ý riêng của chúng ta”.
Sau cùng, cột trụ thứ ba là cầu nguyện cho Giáo Hội. ĐTC nói: ”Trong thánh lễ hằng ngày, chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Hội Thánh ở mọi nơi trên thế giới. Đó là một việc phục vụ đặc biệt”.
Và ĐTC kết luận rằng: ”Xin Chúa giúp chúng ta tiến bước trên con đường này, để đào sâu cảm thức chúng ta thuộc về Giáo Hội, đồng cảm với Giáo Hội”. (SD 30-1-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Đức Thánh Cha ca ngợi và cám ơn Đại học Notre Dame, Hoa Kỳ
Đức Thánh Cha ca ngợi và cám ơn Đại học Notre Dame, Hoa Kỳ
VATICAN. ĐTC Phanxicô ca ngợi Đại Học Notre Dame trong việc phục vụ Giáo Hội và xã hội Hoa Kỳ, đồng thời khích lệ Đại học này tiếp tục duy trì bản sắc Công Giáo của mình.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến phái đoàn gồm 130 người, trong đó có Hội đồng chỉ đạo, nhóm họp tại Roma, nhân dịp khánh thành Trung Tâm của Đại Học Notre Dame ở Roma.
Đại Học này do cha Edward Sorin và các tu sĩ đầu tiên của Dòng Thánh Giá thành lập năm 1842 ở bang Indiana và hiện là một trong những đại học nổi tiếng nhất tại Mỹ.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC bày tỏ xác tín rằng Trung tâm mới của Đại Học Notre Dame ở Roma sẽ góp phần vào sứ mạng của Đại Học, giúp các sinh viên tiếp xúc với đặc tính có một không hai của Kinh Thành muôn thủa, phong phú về lịch sử, văn hóa và tinh thần, mở rộng tâm trí các sinh viên về sự liên tục lạ lùng giữa đức tin của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, đức tin của vị hiển tu và tử đạo của mọi thời đại và đức tin Công Giáo được thông truyền cho họ trong các gia đình, trường học và giáo xứ.”
ĐTC cũng nhận xét rằng: ”Ngay từ khi mới được thành lập, Đại Học Notre Dame đã đóng góp quan trọng cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ, dấn thân giáo dục tôn giáo cho giới trẻ và giảng dạy một kiến thức được soi sáng nhờ sự tín thác nơi sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí trong việc theo đuổi chân lý và sự ngay chính”.
Sau cùng ĐTC cầu chúc Đại Học Notre Dame tiếp tục can đảm làm chứng tá trong môi trường đại học về giáo huấn luân lý của Giáo Hội Công Giáo và bảo vệ quyền tự do bênh vực các giáo huấn đó trong và qua các cơ sở giáo dục của Giáo Hội, trong tư cách các giáo huấn ấy được các vị Chủ Chăn giảng dạy một cách thế giá. Ngài nói: ”Tôi cầu chúc Đại Học Notre Dame tiếp tục cống hiến chứng tá minh bạch và không thể thiếu được về khía cạnh căn bản này trong bản sắc Công Giáo cơ bản của mình, nhất là đứng trước những toan tính từ bất kỳ phía nào muốn làm tan loãng căn tính Công Giáo ấy”.
Đại Học Notre Dame hiện có hơn 11.700 sinh viên với 1.240 giáo sư. Hơn 93% sinh viên của Đại học này là Kitô hữu trong số này hơn 80% là tín hữu Công Giáo. (SD 30-1-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014
Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và chúc Tết Nguyên Đán
Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và chúc Tết Nguyên Đán
VATICAN.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 26-1-2014, ĐTC Phanxicô
đã chúc Tết các dân tộc Viễn Đông, ngài mời gọi các tín theo tiếng Chúa
gọi, đồng thời cũng kêu gọi hòa bình cho Ucraine, cầu nguyện cho các
bệnh nhân phong cùi.
50 ngàn tín hữu đã tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô dù trời khá lạnh. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng tại miền Galilea, kêu gọi những người khiêm hạ làm môn đệ theo Chúa. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng chúa nhật hôm nay kể lại khởi đầu đời sống công khai của Chúa Giêsu nơi các thành thị và làng mạc xứ Galilea. Sứ mạng của Chúa không khởi đầu từ Jerusalem, nghĩa là từ trung tâm tôn giáo, xã hội và chính trị, nhưng từ một vùng ngoại biên, bị những người Do Thái giữ đạo nghiêm ngặt, coi rẻ vì sự hiện diện của các dân tộc khác nhau trong vùng ấy, vì thế, Ngôn Sứ Isaia đã gọi đó là ”miền Galilea của dân ngoại” (Is 8,23).
”Đó là một vùng biên giới, một vùng chuyển tiếp nơi có nhiều người thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác biệt gặp gỡ nhau. Vì thế, miền Galilea trở thành địa điểm biểu tượng sự cởi mở của Tin Mừng đối với mọi dân tộc. Về phương diện đó, miền Galilea giống thế giới ngày nay: nhiều nền văn hóa cùng hiện diện, cần được đối chiếu và gặp gỡ nhau. Cả chúng ta hằng ngày vẫn ở trong một ”miền Galilea của dân ngoại”, và trong bối cảnh đó, chúng ta có thể cảm thấy kinh hãi và chiều theo cám dỗ muốn xây dựng những vòng đai để được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng không được dành riêng cho một phần nhân loại, Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người. Đó là một Tin Vui dành cho những ai đang chờ mong, có lẽ cho cả những người không chờ đợi gì cả và cũng chẳng có sức mà tìm kiếm hay yêu cầu.
Khi khởi hành từ Galilea, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không ai bị loại khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, đúng hơn, Thiên Chúa muốn khởi hành từ ngoại biên, từ những người rốt cùng, để đi tới tất cả mọi người. Ngài dạy chúng ta một phương pháp, và phương pháp của Ngài diễn tả nội dung, nghĩa là lòng từ bi của Chúa Cha. ”Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn cần phân định xem đâu là con đường Chúa muốn, nhưng tất cả chúng ta đều được mời gọi chấp nhận lời kêu gọi này, đó là: hãy ra khỏi tình trạng thoải mái của mình và can đảm đi tới mọi vùng ngoại biên đang cần được ánh sáng Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 20).
Chúa Giêsu chẳng những bắt đầu sứ mạng của Ngài từ một nơi ở ngoài trung tâm, nhưng còn từ những người thấp kém nữa. Để chọn các môn đệ đầu tiên và các tông đồ tương lai, Chúa tìm tới những trường dạy các ký lục và các nhà thông luật, nhưng là những người khiêm hạ và đơn sơ, quyết tâm chuẩn bị đón nhận Nước Chúa đến. Chúa Giêsu đi gọi họ tại nơi họ làm việc, bên bờ hồ: họ là những người đánh cá. Ngài kêu gọi họ và họ theo Ngài ngay lập tức. Họ bỏ lưới và đi theo Ngài: cuộc sống của họ trở thành một cuộc phiêu lưu ngoại thường và hấp dẫn.
ĐTC nói:
Các bạn thân mến, ngày nay Chúa cũng kêu gọi! Ngài tiến qua những nẻo đường của đời sống thường nhật của chúng ta. Ngày hôm nay, trong lúc này đây, Chúa đi qua quảng trường này. Chúa kêu gọi chúng ta hãy đi với Ngài, cộng tác với Ngài cho Nước Thiên Chúa, tại các miền ”Galilea” thời nay. Mỗi người trong anh chị em hãy suy nghĩ, Chúa đi qua hôm nay, Chúa đang nhìn tôi. Ngài nói gì với tôi? Và nếu có ai trong anh chị em cảm thấy Chúa đang nói ”Hãy theo Thầy”, thì hãy can đảm, đi theo Chúa. Chúa không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng. Hãy nghe tiếng Chúa gọi trong tâm hồn đi theo Chúa. Chúng ta hãy để cho cái nhìn, tiếng nói của Chúa đi tới chúng ta, và chúng ta hãy đi theo Ngài! ”Để niềm vui Tin Mừng đi tới tận bờ cõi trái đất và không ngoại biên nào bị thiếu ánh sáng của Chúa”(Ibid. 288).
Ngày Thế giới các bệnh nhân phong cùi
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC chào thăm mọi người, ngài nói thêm rằng:
”Hôm nay là Ngày Thế giới các bệnh nhân phung cùi. Bệnh này tuy đã giảm bớt, nhưng đáng tiếc là nó vẫn còn nơi nhiều người sống trong tình trạng lầm than cùng cực. Điều quan trọng là duy trì tình liên đới sống động với các anh chị em ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và tất cả những người trợ giúp họ, và bằng nhiều cách, đang dấn thân đánh bại căn bệnh này”.
”Tôi cũng gần gũi trong kinh nguyện với Ucraine, đặc biệt là những người đã bị thiệt mạng trong những ngày này và với gia đình họ. Tôi cầu mong rằng sẽ có một cuộc đối thoại xây dựng giữa các cơ chế và xã hội dân sự, và tránh những mọi hành vi bạo động. Ước gì trong tâm hồn mỗi người tinh thần hòa bình và sự tìm kiếm công ích được trổi vượt!
Lên án vụ thiêu một em bé 3 tuổi
ĐTC nhắc đến vụ 1 em bé 3 tuổi ở nam Italia bị bọn mafia thiêu hủy cùng với gia đình. Ngài nói: ”Hôm nay, có bao nhiêu trẻ em tại Quảng trường này! Rất đông đảo! Tôi cũng muốn nghĩ đến em Cocò Campolong, mới 3 tuổi, đã bị thiêu trong xe ở Cassano allo Jonio. Sự tàn ác như thế đối với một em bé như vậy dường như chưa bao giờ có trong lịch sử tội ác. Chúng ta hãy cầu nguyện với em Cocò, chắc chắn em đang ở trên trời với Chúa Giêsu, cầu cho những kẻ đã phạm tội ác này, để họ thống hối và hoán cải, trở về cùng Chúa.
Chúc Tết các dân tộc Á đông
ĐTC nói: ”Trong những ngày tới đây, hàng triệu người sống tại Viễn Đông hoặc rải rác tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những người Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, mừng Tết nguyên đán. Tôi cầu chúc tất cả mọi người được một cuộc sống vui tươi và hy vọng. Ước gì niềm khát khao tình huynh đệ không thể dập tắt được trong tâm hồn họ, tìm được trong gia đình ấm cúng như một nơi ưu tiên trong đó tình huynh đệ có thể được khám phá, được giáo dục và thực thi. Đây sẽ là một đóng góp quí giá cho việc xây dựng một thế giới nhân bản hơn, trong đó an bình được hiển trị.
Đề cao gương tân Chân Phước hoàng hậu Cristina di Savoia
ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước hoàng hậu Maria Cristina di Savoia, hôm thứ bẩy 25-1-2014 tại Napoli. ”Chân phước sống vào giữa thế kỷ 19, là Hoàng hậu của hai miền Sicilia. Người là một phụ nữ có đời sống thiêng liêng sâu xa và rất khiêm nhường, biết gánh vác những đau khổ của dân, trở thành người mẹ đích thực của người nghèo. Tấm gương bác ái đặc biệt của Người làm chứng rằng đời sống tốt đẹp theo Phúc Âm là điều có thể trong mọi môi trường và hoàn cảnh xã hội.
ĐTC chào các phái đoàn hành hương và sau cùng ngài đặc biệt chào các em thiếu nhi thuộc phong trào công giáo tiến hành Italia, được ĐHY Giám quản Agostino Vallini tháp tùng, kết thúc cuộc lữ hành hòa bình.
Hai em bé một nam một nữ Matteo và Sarah đã đọc một sứ điệp ngắn và thả hai con chim bồ câu hòa bình.
50 ngàn tín hữu đã tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô dù trời khá lạnh. Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Phúc Âm thuật lại việc Chúa Giêsu khởi đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng tại miền Galilea, kêu gọi những người khiêm hạ làm môn đệ theo Chúa. Ngài nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng chúa nhật hôm nay kể lại khởi đầu đời sống công khai của Chúa Giêsu nơi các thành thị và làng mạc xứ Galilea. Sứ mạng của Chúa không khởi đầu từ Jerusalem, nghĩa là từ trung tâm tôn giáo, xã hội và chính trị, nhưng từ một vùng ngoại biên, bị những người Do Thái giữ đạo nghiêm ngặt, coi rẻ vì sự hiện diện của các dân tộc khác nhau trong vùng ấy, vì thế, Ngôn Sứ Isaia đã gọi đó là ”miền Galilea của dân ngoại” (Is 8,23).
”Đó là một vùng biên giới, một vùng chuyển tiếp nơi có nhiều người thuộc các chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác biệt gặp gỡ nhau. Vì thế, miền Galilea trở thành địa điểm biểu tượng sự cởi mở của Tin Mừng đối với mọi dân tộc. Về phương diện đó, miền Galilea giống thế giới ngày nay: nhiều nền văn hóa cùng hiện diện, cần được đối chiếu và gặp gỡ nhau. Cả chúng ta hằng ngày vẫn ở trong một ”miền Galilea của dân ngoại”, và trong bối cảnh đó, chúng ta có thể cảm thấy kinh hãi và chiều theo cám dỗ muốn xây dựng những vòng đai để được an toàn hơn, được bảo vệ hơn. Nhưng Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Tin Mừng không được dành riêng cho một phần nhân loại, Tin Mừng được loan báo cho tất cả mọi người. Đó là một Tin Vui dành cho những ai đang chờ mong, có lẽ cho cả những người không chờ đợi gì cả và cũng chẳng có sức mà tìm kiếm hay yêu cầu.
Khi khởi hành từ Galilea, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng không ai bị loại khỏi ơn cứu độ của Thiên Chúa, đúng hơn, Thiên Chúa muốn khởi hành từ ngoại biên, từ những người rốt cùng, để đi tới tất cả mọi người. Ngài dạy chúng ta một phương pháp, và phương pháp của Ngài diễn tả nội dung, nghĩa là lòng từ bi của Chúa Cha. ”Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn cần phân định xem đâu là con đường Chúa muốn, nhưng tất cả chúng ta đều được mời gọi chấp nhận lời kêu gọi này, đó là: hãy ra khỏi tình trạng thoải mái của mình và can đảm đi tới mọi vùng ngoại biên đang cần được ánh sáng Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 20).
Chúa Giêsu chẳng những bắt đầu sứ mạng của Ngài từ một nơi ở ngoài trung tâm, nhưng còn từ những người thấp kém nữa. Để chọn các môn đệ đầu tiên và các tông đồ tương lai, Chúa tìm tới những trường dạy các ký lục và các nhà thông luật, nhưng là những người khiêm hạ và đơn sơ, quyết tâm chuẩn bị đón nhận Nước Chúa đến. Chúa Giêsu đi gọi họ tại nơi họ làm việc, bên bờ hồ: họ là những người đánh cá. Ngài kêu gọi họ và họ theo Ngài ngay lập tức. Họ bỏ lưới và đi theo Ngài: cuộc sống của họ trở thành một cuộc phiêu lưu ngoại thường và hấp dẫn.
ĐTC nói:
Các bạn thân mến, ngày nay Chúa cũng kêu gọi! Ngài tiến qua những nẻo đường của đời sống thường nhật của chúng ta. Ngày hôm nay, trong lúc này đây, Chúa đi qua quảng trường này. Chúa kêu gọi chúng ta hãy đi với Ngài, cộng tác với Ngài cho Nước Thiên Chúa, tại các miền ”Galilea” thời nay. Mỗi người trong anh chị em hãy suy nghĩ, Chúa đi qua hôm nay, Chúa đang nhìn tôi. Ngài nói gì với tôi? Và nếu có ai trong anh chị em cảm thấy Chúa đang nói ”Hãy theo Thầy”, thì hãy can đảm, đi theo Chúa. Chúa không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng. Hãy nghe tiếng Chúa gọi trong tâm hồn đi theo Chúa. Chúng ta hãy để cho cái nhìn, tiếng nói của Chúa đi tới chúng ta, và chúng ta hãy đi theo Ngài! ”Để niềm vui Tin Mừng đi tới tận bờ cõi trái đất và không ngoại biên nào bị thiếu ánh sáng của Chúa”(Ibid. 288).
Ngày Thế giới các bệnh nhân phong cùi
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC chào thăm mọi người, ngài nói thêm rằng:
”Hôm nay là Ngày Thế giới các bệnh nhân phung cùi. Bệnh này tuy đã giảm bớt, nhưng đáng tiếc là nó vẫn còn nơi nhiều người sống trong tình trạng lầm than cùng cực. Điều quan trọng là duy trì tình liên đới sống động với các anh chị em ấy. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ và tất cả những người trợ giúp họ, và bằng nhiều cách, đang dấn thân đánh bại căn bệnh này”.
”Tôi cũng gần gũi trong kinh nguyện với Ucraine, đặc biệt là những người đã bị thiệt mạng trong những ngày này và với gia đình họ. Tôi cầu mong rằng sẽ có một cuộc đối thoại xây dựng giữa các cơ chế và xã hội dân sự, và tránh những mọi hành vi bạo động. Ước gì trong tâm hồn mỗi người tinh thần hòa bình và sự tìm kiếm công ích được trổi vượt!
Lên án vụ thiêu một em bé 3 tuổi
ĐTC nhắc đến vụ 1 em bé 3 tuổi ở nam Italia bị bọn mafia thiêu hủy cùng với gia đình. Ngài nói: ”Hôm nay, có bao nhiêu trẻ em tại Quảng trường này! Rất đông đảo! Tôi cũng muốn nghĩ đến em Cocò Campolong, mới 3 tuổi, đã bị thiêu trong xe ở Cassano allo Jonio. Sự tàn ác như thế đối với một em bé như vậy dường như chưa bao giờ có trong lịch sử tội ác. Chúng ta hãy cầu nguyện với em Cocò, chắc chắn em đang ở trên trời với Chúa Giêsu, cầu cho những kẻ đã phạm tội ác này, để họ thống hối và hoán cải, trở về cùng Chúa.
Chúc Tết các dân tộc Á đông
ĐTC nói: ”Trong những ngày tới đây, hàng triệu người sống tại Viễn Đông hoặc rải rác tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có những người Hoa, Đại Hàn và Việt Nam, mừng Tết nguyên đán. Tôi cầu chúc tất cả mọi người được một cuộc sống vui tươi và hy vọng. Ước gì niềm khát khao tình huynh đệ không thể dập tắt được trong tâm hồn họ, tìm được trong gia đình ấm cúng như một nơi ưu tiên trong đó tình huynh đệ có thể được khám phá, được giáo dục và thực thi. Đây sẽ là một đóng góp quí giá cho việc xây dựng một thế giới nhân bản hơn, trong đó an bình được hiển trị.
Đề cao gương tân Chân Phước hoàng hậu Cristina di Savoia
ĐTC cũng nhắc đến lễ phong chân phước hoàng hậu Maria Cristina di Savoia, hôm thứ bẩy 25-1-2014 tại Napoli. ”Chân phước sống vào giữa thế kỷ 19, là Hoàng hậu của hai miền Sicilia. Người là một phụ nữ có đời sống thiêng liêng sâu xa và rất khiêm nhường, biết gánh vác những đau khổ của dân, trở thành người mẹ đích thực của người nghèo. Tấm gương bác ái đặc biệt của Người làm chứng rằng đời sống tốt đẹp theo Phúc Âm là điều có thể trong mọi môi trường và hoàn cảnh xã hội.
ĐTC chào các phái đoàn hành hương và sau cùng ngài đặc biệt chào các em thiếu nhi thuộc phong trào công giáo tiến hành Italia, được ĐHY Giám quản Agostino Vallini tháp tùng, kết thúc cuộc lữ hành hòa bình.
Hai em bé một nam một nữ Matteo và Sarah đã đọc một sứ điệp ngắn và thả hai con chim bồ câu hòa bình.
G. Trần Đức Anh OP
Thư chúc Tết của Ban Thường vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ủy ban Giáo dân chúc mừng Năm mới Giáp Ngọ 2014
Ủy ban Giáo dân chúc mừng Năm mới Giáp
Ngọ 2014
Trước thềm Năm mới Giáp Ngọ 2014
và trong bối cảnh Năm Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình của Giáo hội Việt Nam, Uỷ
ban Giáo dân xin gửi đến cộng đồng Dân Chúa những tâm tình chia sẻ và lời chúc
mừng Năm mới…
Nhân dịp này Uỷ ban cũng xin giới
thiệu tập sách “Tân Phúc âm hóa… trong
cảm thức được Thiên Chúa xót thương” với định hướng phục vụ nhu cầu của các
tín hữu muốn được hiểu biết sâu xa hơn về đường hướng mục vụ của Giáo hội, đồng
thời tham gia vào việc huấn luyện và được huấn luyện cách thích hợp cho sự dấn
thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng của Hội thánh.
Xin vui lòng
tải về tập sách này [dạng pdf, 544 trang khổ A5, 2.490 KB]
↓
UB Giáo dân / HĐGMVN
THẦY KHÔNG BẢO LÀ BẢY LẦN NHƯNG LÀ BẢY MƯƠI LẦN BẢY
THẦY KHÔNG BẢO LÀ BẢY LẦN NHƯNG LÀ BẢY MƯƠI LẦN BẢY!
... Trong thông điệp ”Ánh Sáng Đức Tin - Lumen Fidei” Đức Thánh Cha Phanxicô viết: ”Sự hiểu biết Đức Tin thật sự nẩy sinh khi chúng ta nhận được Tình Yêu khôn lường của THIÊN CHÚA làm biến đổi nội tâm chúng ta và trao ban cho chúng ta đôi mắt mới để nhìn rõ thực tại”.
Tình Yêu vô biên của THIÊN CHÚA được biểu lộ qua trăm phương nghìn cách. Chỉ xin nhấn mạnh một khía cạnh nhân hậu lân tuất qua bí tích Giải Tội hay cũng gọi là Bí Tích Hòa Giải. Sau đây là chứng từ của bà Micheline Valay tín hữu Công Giáo người Pháp.
Tôi đang ở tại Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức nơi nhà nguyện Giải Tội. Ngay lối vào đã đặt sẵn các tờ giấy giúp cầu nguyện, suy tư và xét mình. Rồi đến các băng ghế ngồi và sau đó là rải rác rất nhiều tòa giải tội có Linh Mục ngồi sẵn đợi các hối nhân đến xưng thú mọi lỗi lầm. Tôi bước vào nhà nguyện với chút xúc động hồi hộp, gần như đi thụt lùi, muốn quay trở ra. Nhưng tôi đã lấy hẹn, đã quyết định ra đi gặp gỡ CHA trên Trời của tôi rồi mà! Không lẽ bây giờ tôi lại đổi ý, trốn tránh và lui gót! Không thể được! Tôi biết rõ tại sao mình đặt chân đến đây mà! Tôi mang đến đây tất cả những gì ngăn cản tôi sống thực sự, sống chân thành, ngăn cản tôi hít thở không khí trong lành, nhưng lại khó nói với một người nào đó. Sau cùng thì tôi nhất định bước vào nhà nguyện. Tôi vẫn còn hồi hộp và lo âu tự hỏi:
- Mình sẽ gặp vị Linh Mục nào đây?
Bỗng đôi mắt tôi bắt gặp một cái nhìn ưu ái và một nụ cười khoan dung.
Tôi mạnh dạn tiến đến ngồi trước mặt Cha giải tội, y như thể để bắt đầu một cuộc trao đổi đàm thoại thân tình. Bỗng chốc tất cả trở nên thật dễ dàng và tự nhiên. Tôi tiếp nhận tràn đầy sự tiếp đón nồng hậu của vị Linh Mục đang lẳng lặng nghe tôi giải bày mọi tội lỗi. Đúng thật là tôi đang bước vào thế giới Tình Yêu của THIÊN CHÚA là CHA Nhân Hậu. Tôi nói hết. Tôi để thoát ra khỏi tôi tất cả những gì đầu độc tôi, ám ảnh tôi, làm tôi trở nên chai cứng, những gì làm tôi xa cách tình yêu, những gì ngăn cản tôi yêu mến THIÊN CHÚA, yêu thương tha nhân và yêu thương chính tôi. Tôi cảm thấy mình được tiếp đón, được chấp nhận và được yêu thương với trọn con người của tôi gồm các khuyết điểm cũng như ưu điểm. Tôi tìm lại sự tin tưởng và sự chắc chắn rằng tôi không cô đơn. Nhưng nhất là tôi tin tưởng vững chắc rằng, ngay cả khi tôi lại sa ngã phạm tội, tôi vẫn có thể đứng thẳng lên, vẫn có thể ngẩng cao đầu ngước nhìn Trời Cao nơi có THIÊN CHÚA Tình Yêu ngự trị.
Chúng tôi cùng nhau đàm thoại trao đổi lâu thật lâu y như giữa hai người bạn thân. Sau đó vị Linh Mục giơ tay ban phép lành trao ơn xóa tội. Sau khi lãnh bí tích giải tội, tiếp nhận ơn xá giải, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng và cảm nhận một niềm vui bao la. Tôi cảm thấy y như mình được trẻ lại, thật yêu đời yêu sống và yêu tha nhân.
Sau lần xưng tội ấy, tôi muốn nói lớn với mọi người rằng:
- Bạn hãy ra đi gặp Linh Mục và xưng thú tội lỗi. Tôi xin đoan chắc với bạn là bạn sẽ không hối tiếc đâu! Hoàn toàn không!
Liên quan đến bí tích Giải Tội của Giáo Hội Công Giáo, xin trích dẫn một câu chuyện như sau.
Một vị rabbi do thái lão thành thường nói với các tín hữu rằng: mỗi người chúng ta được nối liền với THIÊN CHÚA bằng một sợi dây dài. Và cứ mỗi lần chúng ta phạm một lỗi thì sợi dây bị đứt. Thế nhưng khi chúng ta hối tiếc ăn năn về lỗi lầm đã phạm thì THIÊN CHÚA lại thắt một nút nối lại sợi dây bị đứt. Thành ra, sợi dây lại ngắn hơn trước. Và cũng như thế thì tội nhân lại tiến đến gần THIÊN CHÚA hơn!
Cứ như thế, mỗi lần một lỗi lầm được ăn năn thống hối thì có thêm nút trên sợi dây được thắt lại, và chúng ta dần dần được tiến lại gần THIÊN CHÚA.
Cuối cùng, mỗi một tội lỗi của chúng ta lại trở thành một dịp làm rút ngắn sợi dây nối liền với THIÊN CHÚA và khiến chúng ta tiến nhanh đến gần con tim của THIÊN CHÚA.
Đúng thật rằng: Tất cả là hồng ân! Ngay cả tội lỗi!
...
(”Catho 47”, Bulletin de L'Église Catholique en Lot-et-Garonne, No 86, Novembre 2013, trang VIII-IX)
Tình Yêu vô biên của THIÊN CHÚA được biểu lộ qua trăm phương nghìn cách. Chỉ xin nhấn mạnh một khía cạnh nhân hậu lân tuất qua bí tích Giải Tội hay cũng gọi là Bí Tích Hòa Giải. Sau đây là chứng từ của bà Micheline Valay tín hữu Công Giáo người Pháp.
Tôi đang ở tại Trung Tâm Thánh Mẫu Lộ Đức nơi nhà nguyện Giải Tội. Ngay lối vào đã đặt sẵn các tờ giấy giúp cầu nguyện, suy tư và xét mình. Rồi đến các băng ghế ngồi và sau đó là rải rác rất nhiều tòa giải tội có Linh Mục ngồi sẵn đợi các hối nhân đến xưng thú mọi lỗi lầm. Tôi bước vào nhà nguyện với chút xúc động hồi hộp, gần như đi thụt lùi, muốn quay trở ra. Nhưng tôi đã lấy hẹn, đã quyết định ra đi gặp gỡ CHA trên Trời của tôi rồi mà! Không lẽ bây giờ tôi lại đổi ý, trốn tránh và lui gót! Không thể được! Tôi biết rõ tại sao mình đặt chân đến đây mà! Tôi mang đến đây tất cả những gì ngăn cản tôi sống thực sự, sống chân thành, ngăn cản tôi hít thở không khí trong lành, nhưng lại khó nói với một người nào đó. Sau cùng thì tôi nhất định bước vào nhà nguyện. Tôi vẫn còn hồi hộp và lo âu tự hỏi:
- Mình sẽ gặp vị Linh Mục nào đây?
Bỗng đôi mắt tôi bắt gặp một cái nhìn ưu ái và một nụ cười khoan dung.
Tôi mạnh dạn tiến đến ngồi trước mặt Cha giải tội, y như thể để bắt đầu một cuộc trao đổi đàm thoại thân tình. Bỗng chốc tất cả trở nên thật dễ dàng và tự nhiên. Tôi tiếp nhận tràn đầy sự tiếp đón nồng hậu của vị Linh Mục đang lẳng lặng nghe tôi giải bày mọi tội lỗi. Đúng thật là tôi đang bước vào thế giới Tình Yêu của THIÊN CHÚA là CHA Nhân Hậu. Tôi nói hết. Tôi để thoát ra khỏi tôi tất cả những gì đầu độc tôi, ám ảnh tôi, làm tôi trở nên chai cứng, những gì làm tôi xa cách tình yêu, những gì ngăn cản tôi yêu mến THIÊN CHÚA, yêu thương tha nhân và yêu thương chính tôi. Tôi cảm thấy mình được tiếp đón, được chấp nhận và được yêu thương với trọn con người của tôi gồm các khuyết điểm cũng như ưu điểm. Tôi tìm lại sự tin tưởng và sự chắc chắn rằng tôi không cô đơn. Nhưng nhất là tôi tin tưởng vững chắc rằng, ngay cả khi tôi lại sa ngã phạm tội, tôi vẫn có thể đứng thẳng lên, vẫn có thể ngẩng cao đầu ngước nhìn Trời Cao nơi có THIÊN CHÚA Tình Yêu ngự trị.
Chúng tôi cùng nhau đàm thoại trao đổi lâu thật lâu y như giữa hai người bạn thân. Sau đó vị Linh Mục giơ tay ban phép lành trao ơn xóa tội. Sau khi lãnh bí tích giải tội, tiếp nhận ơn xá giải, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng và cảm nhận một niềm vui bao la. Tôi cảm thấy y như mình được trẻ lại, thật yêu đời yêu sống và yêu tha nhân.
Sau lần xưng tội ấy, tôi muốn nói lớn với mọi người rằng:
- Bạn hãy ra đi gặp Linh Mục và xưng thú tội lỗi. Tôi xin đoan chắc với bạn là bạn sẽ không hối tiếc đâu! Hoàn toàn không!
Liên quan đến bí tích Giải Tội của Giáo Hội Công Giáo, xin trích dẫn một câu chuyện như sau.
Một vị rabbi do thái lão thành thường nói với các tín hữu rằng: mỗi người chúng ta được nối liền với THIÊN CHÚA bằng một sợi dây dài. Và cứ mỗi lần chúng ta phạm một lỗi thì sợi dây bị đứt. Thế nhưng khi chúng ta hối tiếc ăn năn về lỗi lầm đã phạm thì THIÊN CHÚA lại thắt một nút nối lại sợi dây bị đứt. Thành ra, sợi dây lại ngắn hơn trước. Và cũng như thế thì tội nhân lại tiến đến gần THIÊN CHÚA hơn!
Cứ như thế, mỗi lần một lỗi lầm được ăn năn thống hối thì có thêm nút trên sợi dây được thắt lại, và chúng ta dần dần được tiến lại gần THIÊN CHÚA.
Cuối cùng, mỗi một tội lỗi của chúng ta lại trở thành một dịp làm rút ngắn sợi dây nối liền với THIÊN CHÚA và khiến chúng ta tiến nhanh đến gần con tim của THIÊN CHÚA.
Đúng thật rằng: Tất cả là hồng ân! Ngay cả tội lỗi!
...
(”Catho 47”, Bulletin de L'Église Catholique en Lot-et-Garonne, No 86, Novembre 2013, trang VIII-IX)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014
Đức Thánh Cha ca ngợi đông đảo các linh mục thánh thiện
Đức Thánh Cha ca ngợi đông đảo các linh mục thánh thiện
VATICAN.
ĐTC Phanxicô ca ngợi đông đảo các linh mục thánh thiện, âm thầm phục vụ
dân Chúa và ngài phê bình báo chí thường chỉ để ý đến thiểu số linh mục
phạm lỗi.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng thứ hai 27-1-2014, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican.
ĐTC đã diễn giải bài đọc thứ I trong ngày, nói về các chi tộc Israel xức dầu tôn Davit làm Vua. Ngài nêu rõ ý nghĩa thiêng liêng của việc xức dầu và nói rằng: ”Nếu không có sự xức dầu ấy thì Davit chỉ là thủ lãnh của một xí nghiệp, một xã hội chính trị là Vương quốc Israel, chỉ là một nhà tổ chức chính trị. Trái lại, sau khi được xức dầu, Thần Khí Chúa ngự xuống trên Davit và ở lại với ông. Và Kinh Thánh nói: ”Davit ngày càng tăng trưởng trong sức mạnh và Chúa là Thiên Chúa các đạo binh ở với ông”. ĐTC nhận xét rằng ”Đây chính là sự khác biệt của việc xức dầu. Người được xức dầu là người được Chúa chọn. Đó cũng là điều xảy ra trong Giáo Hội với các Giám mục và Linh mục:
”Các Giám mục không được bầu để điều khiển một tổ chức, gọi là Giáo hội địa phương, các vị được xức dầu, và Thần Khí Chúa ở với các vị. Nhưng tất cả các Giám Mục, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi! Chúng ta được xức dầu. Nhưng tất cả chúng ta muốn nên thánh hơn mỗi ngày, trung thành hơn với việc xức dầu ấy. Và người tạo nên Giáo Hội, người mang lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội, chính là Đức Giám Mục, nhân danh Chúa Giêsu Kitô, không phải vì ngài được đa số bỏ phiếu cho, nhưng vì ngài được xức dầu. Và trong sự xức dầu này, một Giáo Hội địa phương được sức mạnh của mình. Và cả các Linh mục cũng được tham dự vào sự xức dầu ấy”.
ĐTC cũng giải thích rằng ”sự xức dầu đưa các Giám Mục và Linh mục đến gần Chúa và mang lại cho các vị niềm vui và sức mạnh ”săn sóc dân Chúa, giúp đỡ dân, sống phục vụ dân”, làm cho các vị được vui mừng cảm thấy ”mình được Chúa chọn, được Chúa hướng dẫn, Chúa hướng dẫn tất cả chúng ta bằng tình yêu thương. Vì thế, khi chúng ta nghĩ đến các Giám mục và các linh mục, chúng ta phải nghĩ các vị được xức dầu”.
”Nếu không như thế, ta sẽ không hiểu được Giáo Hội, và ta cũng không thể giải thích được Giáo Hội tiến bước với sức mạnh của con người. Giáo phận này tiến triển vì có một dân thánh thiện, bao nhiêu sự, và cũng có một vị được xức dầu giúp Giáo phận tiến bước, tăng trưởng. Giáo xứ này tiến triển vì có bao nhiêu hội đoàn và nhiều điều khác, nhưng cũng có một Linh mục, được xức dầu làm cho Giáo xứ tiến triển. Và trong lịch sử chúng ta chỉ biết một phần rất nhỏ, thực tế có bao nhiêu Giám mục thánh thiện, bao nhiêu Linh mục thánh thiện đã hiến thân phục vụ giáo phận, giáo xứ, bao nhiêu người đã nhận được sức mạnh đức tin, sức mạnh tình yêu, hy vọng từ các cha sở vô dân mà chúng ta không biết. Có bao nhiêu Linh mục như thế.. Bao nhiêu cha sở miền quê hoặc cha sở thành thị, với việc xức cầu, đã mang lại sức mạnh cho dân, đã thông truyền đạo lý, đã ban các bí tích, nghĩa là sự thánh thiện”.
ĐTC nhận xét có những người nêu vấn nạn: ”Nhưng thưa cha, con đã đọc trên một tờ báo, một Giám mục đã làm chuyện này, một linh mục đã làm chuyện kia!”. Đúng vậy, tôi cũng đọc điều ấy, nhưng xin bạn hãy nói cho tôi, trên các báo chí có đăng tin về điều mà bao nhiêu linh mục, trong bao nhiêu giáo xứ thành thị và miền quê đã làm, bao nhiều việc bác ái, bao nhiêu công việc các vị đã làm cho dân không?”. Không, những điều ấy không phải là tin tức. Một điều vẫn thường xảy ra là: một cây đổ xuống thì gây nhiều tiếng ồn hơn là cả một rừng cây tăng trưởng. Hôm nay, khi nghĩ đến sự xức dầu cho Davit, chúng ta cũng hãy nghĩ đến các Giám Mục, các Linh mục can đảm, thánh thiện, tốt lành, trung thành của chúng ta và cầu nguyện cho các vị. Chính nhờ các vị mà chúng ta ở đây hôm nay!” (SD 27-1-2014)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng thứ hai 27-1-2014, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta ở nội thành Vatican.
ĐTC đã diễn giải bài đọc thứ I trong ngày, nói về các chi tộc Israel xức dầu tôn Davit làm Vua. Ngài nêu rõ ý nghĩa thiêng liêng của việc xức dầu và nói rằng: ”Nếu không có sự xức dầu ấy thì Davit chỉ là thủ lãnh của một xí nghiệp, một xã hội chính trị là Vương quốc Israel, chỉ là một nhà tổ chức chính trị. Trái lại, sau khi được xức dầu, Thần Khí Chúa ngự xuống trên Davit và ở lại với ông. Và Kinh Thánh nói: ”Davit ngày càng tăng trưởng trong sức mạnh và Chúa là Thiên Chúa các đạo binh ở với ông”. ĐTC nhận xét rằng ”Đây chính là sự khác biệt của việc xức dầu. Người được xức dầu là người được Chúa chọn. Đó cũng là điều xảy ra trong Giáo Hội với các Giám mục và Linh mục:
”Các Giám mục không được bầu để điều khiển một tổ chức, gọi là Giáo hội địa phương, các vị được xức dầu, và Thần Khí Chúa ở với các vị. Nhưng tất cả các Giám Mục, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi! Chúng ta được xức dầu. Nhưng tất cả chúng ta muốn nên thánh hơn mỗi ngày, trung thành hơn với việc xức dầu ấy. Và người tạo nên Giáo Hội, người mang lại sự hiệp nhất cho Giáo Hội, chính là Đức Giám Mục, nhân danh Chúa Giêsu Kitô, không phải vì ngài được đa số bỏ phiếu cho, nhưng vì ngài được xức dầu. Và trong sự xức dầu này, một Giáo Hội địa phương được sức mạnh của mình. Và cả các Linh mục cũng được tham dự vào sự xức dầu ấy”.
ĐTC cũng giải thích rằng ”sự xức dầu đưa các Giám Mục và Linh mục đến gần Chúa và mang lại cho các vị niềm vui và sức mạnh ”săn sóc dân Chúa, giúp đỡ dân, sống phục vụ dân”, làm cho các vị được vui mừng cảm thấy ”mình được Chúa chọn, được Chúa hướng dẫn, Chúa hướng dẫn tất cả chúng ta bằng tình yêu thương. Vì thế, khi chúng ta nghĩ đến các Giám mục và các linh mục, chúng ta phải nghĩ các vị được xức dầu”.
”Nếu không như thế, ta sẽ không hiểu được Giáo Hội, và ta cũng không thể giải thích được Giáo Hội tiến bước với sức mạnh của con người. Giáo phận này tiến triển vì có một dân thánh thiện, bao nhiêu sự, và cũng có một vị được xức dầu giúp Giáo phận tiến bước, tăng trưởng. Giáo xứ này tiến triển vì có bao nhiêu hội đoàn và nhiều điều khác, nhưng cũng có một Linh mục, được xức dầu làm cho Giáo xứ tiến triển. Và trong lịch sử chúng ta chỉ biết một phần rất nhỏ, thực tế có bao nhiêu Giám mục thánh thiện, bao nhiêu Linh mục thánh thiện đã hiến thân phục vụ giáo phận, giáo xứ, bao nhiêu người đã nhận được sức mạnh đức tin, sức mạnh tình yêu, hy vọng từ các cha sở vô dân mà chúng ta không biết. Có bao nhiêu Linh mục như thế.. Bao nhiêu cha sở miền quê hoặc cha sở thành thị, với việc xức cầu, đã mang lại sức mạnh cho dân, đã thông truyền đạo lý, đã ban các bí tích, nghĩa là sự thánh thiện”.
ĐTC nhận xét có những người nêu vấn nạn: ”Nhưng thưa cha, con đã đọc trên một tờ báo, một Giám mục đã làm chuyện này, một linh mục đã làm chuyện kia!”. Đúng vậy, tôi cũng đọc điều ấy, nhưng xin bạn hãy nói cho tôi, trên các báo chí có đăng tin về điều mà bao nhiêu linh mục, trong bao nhiêu giáo xứ thành thị và miền quê đã làm, bao nhiều việc bác ái, bao nhiêu công việc các vị đã làm cho dân không?”. Không, những điều ấy không phải là tin tức. Một điều vẫn thường xảy ra là: một cây đổ xuống thì gây nhiều tiếng ồn hơn là cả một rừng cây tăng trưởng. Hôm nay, khi nghĩ đến sự xức dầu cho Davit, chúng ta cũng hãy nghĩ đến các Giám Mục, các Linh mục can đảm, thánh thiện, tốt lành, trung thành của chúng ta và cầu nguyện cho các vị. Chính nhờ các vị mà chúng ta ở đây hôm nay!” (SD 27-1-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
GALILÊ, VÙNG DÂN NGOẠI (26.1.2014 – Chúa nhật 3 Thường niên, Năm A)
Lời Chúa: Mt 4, 12-23
Khi Ðức Giêsu nghe tin ông Gioan đã bị nộp,
Người lánh qua miền Galilê. Rồi Người bỏ Nadarét, đến ở Caphanaum, một thành
ven biển hồ Galilê, thuộc hạt Dơvulun và Naptali, để ứng nghiệm lời ngôn sứ
Isaia nói: Này đất Dơvulum, và đất Naptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả
ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Ðoàn dân đang ngồi trong
cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng
tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.
Từ lúc đó, Ðức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em
hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến.”
Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em
kia, là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài
xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: “Các anh hãy theo
tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai
ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
Ði một quãng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê,
là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là
ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức các ông bỏ
thuyền, bỏ cha lại mà theo Người. Thế rồi Ðức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng
dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết các
bệnh hoạn tật nguyền của dân.
Suy niệm:
Khi Gioan bị bắt, Ðức Giêsu
đã lánh qua Galilê.
Galilê là
vùng ven, ít nguy hiểm cho Ngài.
Dân cư ở đây phần đông là dân ngoại.
Người Do thái ở đây bị coi là những kẻ sống bên lề Dân Chúa.
Nhưng Galilê lại là nguyên quán của Ngôi Lời làm người,
và là nơi Ðức Giêsu chọn để bắt đầu thi hành sứ vụ.
Từ Galilê, Ngài sẽ sai môn đệ đi khắp thế gian (Mt 28,19).
Ðức Giêsu rời bỏ Nadarét, để đến cư ngụ tại Caphácnaum.
Caphácnaum là địa bàn hoạt động được Ngài ưa thích.
Có lúc nó được gọi là thành của Ngài (9,1), dù bất xứng (11,23).
Galilê, Nadarét, Caphácnaum chẳng có chút tiếng tăm (Ga 1,46),
nhưng Ðức Giêsu vẫn là một ngôn sứ xuất thân từ đó (Mt 21,11).
Dân cư ở đây phần đông là dân ngoại.
Người Do thái ở đây bị coi là những kẻ sống bên lề Dân Chúa.
Nhưng Galilê lại là nguyên quán của Ngôi Lời làm người,
và là nơi Ðức Giêsu chọn để bắt đầu thi hành sứ vụ.
Từ Galilê, Ngài sẽ sai môn đệ đi khắp thế gian (Mt 28,19).
Ðức Giêsu rời bỏ Nadarét, để đến cư ngụ tại Caphácnaum.
Caphácnaum là địa bàn hoạt động được Ngài ưa thích.
Có lúc nó được gọi là thành của Ngài (9,1), dù bất xứng (11,23).
Galilê, Nadarét, Caphácnaum chẳng có chút tiếng tăm (Ga 1,46),
nhưng Ðức Giêsu vẫn là một ngôn sứ xuất thân từ đó (Mt 21,11).
Hãy ngắm nhìn Ðức Giêsu
trên những nẻo đường.
Ngài rút
về Galilê, Ngài đến Caphácnaum, đi dọc theo bờ biển.
Khắp miền Galilê in dấu chân của Ngài (Mt 4,23),
Ngài không vào hoang địa như Gioan, rồi gọi người ta đến.
Ngài đích thân đến với con người ngay giữa đời thường.
Ngài cứ đi không nghỉ, không đóng đô ở một chỗ.
Nhu cầu quá lớn không cho phép Ngài dừng lại (Mc 1,38).
Ðức Giêsu chuyển động và kéo người ta chuyển động theo Ngài.
Những người đầu tiên là các ngư phủ mà Ngài quen biết.
Tuy là những người ít học, không giàu có hay địa vị,
nhưng đối với Ngài, họ có đủ tố chất cần thiết
để trở nên những người cộng sự của Ngài.
Sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi.
Sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung.
Sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh.
Khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới
sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ.
Khắp miền Galilê in dấu chân của Ngài (Mt 4,23),
Ngài không vào hoang địa như Gioan, rồi gọi người ta đến.
Ngài đích thân đến với con người ngay giữa đời thường.
Ngài cứ đi không nghỉ, không đóng đô ở một chỗ.
Nhu cầu quá lớn không cho phép Ngài dừng lại (Mc 1,38).
Ðức Giêsu chuyển động và kéo người ta chuyển động theo Ngài.
Những người đầu tiên là các ngư phủ mà Ngài quen biết.
Tuy là những người ít học, không giàu có hay địa vị,
nhưng đối với Ngài, họ có đủ tố chất cần thiết
để trở nên những người cộng sự của Ngài.
Sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi.
Sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung.
Sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh.
Khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới
sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ.
“Các anh hãy theo Tôi”:
một lời mời gọi lên đường.
Hãy gắn bó
với Tôi và chia sẻ thao thức của Tôi.
Ðể lên đường cần bỏ lại cái êm ấm được phép,
êm ấm bên gia đình, bên vợ con như Phêrô,
êm ấm bên khoang thuyền, cạnh người cha đang vá lưới.
Theo Chúa là chấp nhận ra khơi
hay đúng hơn là chấp nhận lên bờ,
bóc mình ra khỏi khung cảnh sống quen thuộc.
Chấp nhận bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp,
là để có thể đi đến mọi nhà, gặp mọi người,
và tận tụy cho sứ mệnh loan báo Nước Thiên Chúa.
Ðể lên đường cần bỏ lại cái êm ấm được phép,
êm ấm bên gia đình, bên vợ con như Phêrô,
êm ấm bên khoang thuyền, cạnh người cha đang vá lưới.
Theo Chúa là chấp nhận ra khơi
hay đúng hơn là chấp nhận lên bờ,
bóc mình ra khỏi khung cảnh sống quen thuộc.
Chấp nhận bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp,
là để có thể đi đến mọi nhà, gặp mọi người,
và tận tụy cho sứ mệnh loan báo Nước Thiên Chúa.
Ðức Giêsu đã đi rao giảng
Tin Mừng về Nước Trời gần bên.
Ðể đón lấy
quà tặng đó, cần sám hối, hoán cải.
Hoán cải là để Ngài kéo vào một chuyển động,
là quay lại, là bỏ con đường mình đã quen từ lâu,
để đi cùng chiều với Chúa và ngược chiều với cái tôi ích kỷ.
Ðức Giêsu gieo rắc niềm vui khắp nơi.
Niềm vui cho người nghe, niềm vui cho người khỏi bệnh.
Bước chân không mỏi, lời nói thiết tha, trái tim gần gũi…
Hôm nay Hội Thánh vẫn sống giữa những Galilê dân ngoại.
Chúng ta có đủ niềm vui để làm Galilê bừng sáng không?
Hoán cải là để Ngài kéo vào một chuyển động,
là quay lại, là bỏ con đường mình đã quen từ lâu,
để đi cùng chiều với Chúa và ngược chiều với cái tôi ích kỷ.
Ðức Giêsu gieo rắc niềm vui khắp nơi.
Niềm vui cho người nghe, niềm vui cho người khỏi bệnh.
Bước chân không mỏi, lời nói thiết tha, trái tim gần gũi…
Hôm nay Hội Thánh vẫn sống giữa những Galilê dân ngoại.
Chúng ta có đủ niềm vui để làm Galilê bừng sáng không?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,
nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười
khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.
Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.
Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau
khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.
Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.
Nụ cười ấy hòa với niềm vui
của người được lành bệnh.
Lạy Chúa Giêsu,
có những niềm vui
Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay,
có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.
Xin dạy chúng con biết tươi cười,
cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con.
Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống,
dù không phải tất cả đều màu hồng.
Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản,
nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.
Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc,
vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương
và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường sự hiện diện và hoạt động của phụ nữ
Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường sự hiện diện và hoạt động của phụ nữ
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi tăng cường sự hiện diện và hoạt động của phụ nữ trong các lãnh vực của Giáo Hội và xã hội dân sự.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 25-1-2014, dành cho 300 tham dự viên hội nghị toàn quốc do Trung Tâm Phụ Nữ Italia tổ chức, một trung tâm được thành lập cách đây gần 70 năm với mục đích huấn luyện và thăng tiến con người.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến giáo huấn của các vị tiền nhiệm về vai trò quan trọng của phụ nữ, ĐTC khẳng định rằng: ”Cả tôi cũng đã từng nhắc đến sự đóng góp không thể thiếu được của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là với sự nhạy cảm và trực giác của phụ nữ đối với tha nhân, người yếu thế và người vô phương thế tự vệ; tôi vui mừng khi thấy nhiều phụ nữ chia sẻ một số trách nhiệm mục vụ với các LM, qua việc tháp tùng các cá nhân, gia đình và nhóm, cũng như trong việc suy tư thần học. Và tôi cầu mong không gian dành cho sự hiện diện của phụ nữ được mới rộng một cách sâu rộng và quan trọng hơn trong Giáo Hội”.
ĐTC không quên vai trò quan trọng, không thể thay thế được, của phụ nữ trong gia đình. Ngài nói: ”Những năng khiếu tế nhị, đặc biệt nhạy cảm và dịu dàng, mà tâm hồn phụ nữ vốn rất phong phú, không những là một sức mạnh chân thực cho đời sống gia đình, làm lan tỏa bầu không khí thanh thản và hòa hợp, nhưng còn là một thực tại mà nếu không có, thì ơn gọi của con người không thể thực hiện được”.
Sau cùng, ĐTC nhắc nhở bí quyết để chị em phụ nữ hiện diện và tăng trưởng trong bao nhiêu lãnh vực công cộng, thế giới lao động và tại những nơi đề ra những quyết định quan trọng, cũng như trong gia đình, đó là sự siêng năng và kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: ”Chính trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, được Lời Chúa soi sáng, được ơn thánh của các bí tích tưới gội, mà phụ nữ Kitô luôn tìm cách đáp lại tiếng Chúa gọi trong hoàn cảnh cụ thể của mình.” (SD 25-1-2014)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 25-1-2014, dành cho 300 tham dự viên hội nghị toàn quốc do Trung Tâm Phụ Nữ Italia tổ chức, một trung tâm được thành lập cách đây gần 70 năm với mục đích huấn luyện và thăng tiến con người.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến giáo huấn của các vị tiền nhiệm về vai trò quan trọng của phụ nữ, ĐTC khẳng định rằng: ”Cả tôi cũng đã từng nhắc đến sự đóng góp không thể thiếu được của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là với sự nhạy cảm và trực giác của phụ nữ đối với tha nhân, người yếu thế và người vô phương thế tự vệ; tôi vui mừng khi thấy nhiều phụ nữ chia sẻ một số trách nhiệm mục vụ với các LM, qua việc tháp tùng các cá nhân, gia đình và nhóm, cũng như trong việc suy tư thần học. Và tôi cầu mong không gian dành cho sự hiện diện của phụ nữ được mới rộng một cách sâu rộng và quan trọng hơn trong Giáo Hội”.
ĐTC không quên vai trò quan trọng, không thể thay thế được, của phụ nữ trong gia đình. Ngài nói: ”Những năng khiếu tế nhị, đặc biệt nhạy cảm và dịu dàng, mà tâm hồn phụ nữ vốn rất phong phú, không những là một sức mạnh chân thực cho đời sống gia đình, làm lan tỏa bầu không khí thanh thản và hòa hợp, nhưng còn là một thực tại mà nếu không có, thì ơn gọi của con người không thể thực hiện được”.
Sau cùng, ĐTC nhắc nhở bí quyết để chị em phụ nữ hiện diện và tăng trưởng trong bao nhiêu lãnh vực công cộng, thế giới lao động và tại những nơi đề ra những quyết định quan trọng, cũng như trong gia đình, đó là sự siêng năng và kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: ”Chính trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, được Lời Chúa soi sáng, được ơn thánh của các bí tích tưới gội, mà phụ nữ Kitô luôn tìm cách đáp lại tiếng Chúa gọi trong hoàn cảnh cụ thể của mình.” (SD 25-1-2014)
G. Trần Đức Anh OP
Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014
Giáo huấn của Đức giáo hoàng Phanxicô về phá thai
Giáo
huấn của Đức giáo hoàng Phanxicô về phá thai
WHĐ (23.01.2014) – Tại Hoa Kỳ, hằng năm, có hàng trăm ngàn
người biểu tình phò sự sống tham gia cuộc Tuần
hành vì Sự sống, tổ chức vào ngày 22 tháng 1 (hoặc gần ngày này), để không
quên một sự kiện đen tối vào năm 1973 là năm Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ quyết
định hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc.
Cũng như mọi năm, ngày 22-01 năm nay có rất đông người trẻ
từ khắp nơi trên nước Mỹ đã vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm, trong điều
kiện thời tiết mùa đông lạnh bất thường để tham dự cuộc Tuần hành vì Sự sống và mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ các thai nhi.
Trước đó, ngày 19-01 tại Paris, Pháp, cũng đã diễn ra cuộc
Tuần hành vì sự sống, do 10 Hiệp hội
trợ giúp các bà mẹ gặp nguy khốn và bảo vệ sự sống tổ chức. Theo Ban tổ chức,
đã có khoảng 40.000 người tham gia cuộc Tuần hành, đông nhất kể từ khi sáng kiến
tổ chức Tuần hành này bắt đầu cách nay 10 năm. Người tham gia đến từ khắp nơi
trong nước Pháp, nhưng cũng có các cá nhân và các đoàn thể từ các quốc gia khác
như Tây Ban Nha,
Italia, Hà Lan, Ba Lan,
Hungary, Ireland, Bồ Đào Nha, Đức...
Cuộc Tuần hành vì sự sống năm nay tại Pháp được tổ chức trước ngày diễn ra
phiên họp của Quốc hội Pháp (từ 22-01), trong đó có thể thông qua những thay đổi
về luật phá thai theo hướng nới rộng luật này.
Nhân dịp này, xin điểm lại giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô về vấn đề phá thai.
Nhiều
lần Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ quan điểm về vấn đề phá thai,
thông
thường là khi ngài đưa ra một suy tư rộng hơn về việc bảo vệ những người
yếu đuối nhất, cũng như những người già và các nạn nhân của nạn buôn
người. “Việc bảo vệ sự sống sắp
sinh ra có liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ các quyền của con
người”, điều này cho thấy
tính “nhất quán nội tại” của sứ
điệp của Giáo hội Công giáo. Không
nhân
nhượng, và cũng không khiến người nghe nghĩ rằng một ngày nào đó Giáo
hội có thể thay đổi quan điểm về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến
lòng thương xót – đòi hỏi các Kitô hữu không ở trong tư thế kết án, nếu
không, “lâu đài luân lý” của Hội Thánh không
chỉ có thể bị hiểu lầm, mà còn có nguy cơ “sụp đổ như một lâu đài bằng giấy”.
– Trong sứ điệp gửi
đến các nhà tổ
chức Tuần
hành vì Sự sống, diễn
ra vào ngày 19-01-2014 tại Paris, Đức Tổng giám mục Luigi Ventura - sứ thần Toà Thánh tại
Pháp, đã viết rằng “Đức giáo hoàng Phanxicô
đã nghe biết về sáng kiến ủng hộ
việc tôn trọng sự sống con người. Ngài hoan nghênh những người tham gia cuộc tuần hành và mời gọi họ luôn
quan tâm sâu sắc đến vấn đề quan
trọng này”.
– Ngày 13-01-2014, trong diễn văn với các đại sứ bên cạnh Toà Thánh, Đức Thánh
Cha đề cập đến “nền văn hoá loại bỏ”: “Tiếc
thay không chỉ có lương thực hay những của cải dư thừa mới bị loại bỏ, nhưng cả
đến chính con người cũng thường bị loại bỏ như thể họ là những món đồ không cần
thiết. Chẳng hạn, chỉ cần nghĩ đến những trẻ em không bao giờ được chào đời, những
nạn nhân của phá thai; hoặc những trẻ em bị buộc phải cầm súng, bị xâm hại hoặc
bị giết trong các cuộc xung đột võ trang hoặc trở thành hàng hoá trong hình
thức nô lệ tàn bạo mới là nạn buôn người - một tội ác chống lại nhân loại;
những điều ấy làm chúng ta thấy kinh hoàng”.
– Trong Tông huấn Evangelii Gaudium ban hành ngày 24-11-2013, Đức Thánh Cha viết: “Trong số những người
yếu đuối ấy mà Hội Thánh muốn yêu thương chăm sóc, có những thai nhi (…). Người
ta thường chế giễu nỗ lực của Hội Thánh nhằm bảo vệ mạng sống các thai nhi,
người ta mô tả lập trường của Hội Thánh như là một loại ý thức hệ, ngu dân và
bảo thủ. Nhưng việc bảo vệ sự sống chưa được sinh ra này gắn liền với việc bảo
vệ tất cả các quyền của con người. (…) Chính vì đây là sự nhất quán nội tại của
sứ điệp của chúng ta về giá trị của nhân vị, đừng mong Hội Thánh thay đổi lập
trường của mình về vấn đề này”.
– Trong cuộc gặp gỡ các nhà phụ khoa Công giáo ngày 20-09-2013,
Đức Thánh Cha nói: “Não trạng phổ biến về cái có ích, về nền văn hoá
loại bỏ, nô lệ hoá trái tim và trí tuệ của nhiều người ngày
nay, đang phải trả giá đắt: nó kêu
gọi loại bỏ con
người, nhất là những
người yếu kém hơn hết về thể chất hay về mặt xã hội. Phản ứng lại não trạng này, chúng ta dứt
khoát nói ‘Có’ với sự sống mà không do dự. Không có sự sống của một con người nào thánh thiêng hơn sự
sống của một con người khác. (...) Mỗi đứa trẻ không được sinh ra, nhưng bị kết án phá thai một cách bất công, đều mang
khuôn mặt của
Chúa, là Đấng đã cảm nghiệm bị thế gian từ
khước ngay cả
trước khi sinh ra cũng như khi mới sinh ra. Và mỗi người già, thậm chí người ấy đau ốm hay sắp
chết, đều mang khuôn mặt của Chúa Kitô. (...) Chúng ta không được loại bỏ họ!”
– Trong cuộc trả lời phỏng vấn các tạp chí của Dòng Tên, công bố vào ngày 19-09-2013: “Tôi nghĩ đến tình
trạng một phụ nữ đã đổ vỡ về hôn nhân và có lần đã phá thai; sau đó, người phụ
nữ này tái hôn và hiện nay đang sống an lành với năm đứa con. Việc phá thai đã đè
nặng lương tâm cô và cô thật lòng hối hận. Cô muốn tiến lên trong đời sống Kitô
hữu: cha giải tội cần phải làm gì? Chúng ta không thể cứ nhấn mạnh đến những
vấn đề liên quan tới phá thai, hôn nhân đồng giới và việc sử dụng các biện pháp
ngừa thai. Không thể như thế được. Tôi đã không nói nhiều về những chuyện này,
và người ta đã trách cứ tôi về điều đó. Nhưng khi chúng ta nói về những vấn đề
này, chúng ta phải nói về chúng trong một bối cảnh chính xác. Chúng ta đều biết
giáo huấn của Hội Thánh (…), nhưng không cần phải lúc nào cũng nói đến giáo
huấn ấy. (…) Thế thì chúng ta phải tìm ra một thế quân bình mới, nếu không thì
lâu đài luân lý của Hội Thánh sẽ có nguy cơ sụp đổ như một lâu đài bằng giấy”.
– Ngày 16-06-2013, trong Thánh Lễ nhân Ngày
Thông điệp Evangelium Vitae
của Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không trực
tiếp đề cập đến
vấn đề phá thai, nhưng ngài lặp đi lặp lại về “Thiên Chúa hằng sống và
hay thương xót”, về Mười Điều Răn, nhưng “không phải theo nghĩa
tiêu cực: “Mười Điều Răn không phải
là bản kinh cầu các điều cấm: không được làm điều này, không
được làm điều kia, không được làm điều kia nữa…, trái lại, các điều
răn là tiếng thưa “Vâng”: thưa vâng với Thiên Chúa, với Tình yêu, với sự sống”. Dựa
vào Chúa Kitô, Đức Thánh Cha đã chỉ sử dụng những động từ tích cực:
“Người đón nhận yêu thương, an ủi, khích lệ, tha thứ, hồi sinh và ban
sức mạnh theo một cách thức mới để con người tiến bước”.
Minh Đức
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)