Người nghèo là trang chính của Tin Mừng luôn rộng mở trước mọi người
Người nghèo là trang chính của Tin Mừng luôn rộng mở trước mọi người.Ông
nhà giấu bị tật nguyền trầm trọng hơn ông Ladarô đầy vết thương, vì ông
bị mù loà trong cuộc sống sung túc giầu sang của ông, nên không trông
thấy ông Ladarô nghèo nằm ngay trước của nhà mình.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ Năm Thánh các Giáo lỳ viên cử hành trước thềm Đền thờ Thánh Phêrô lúc 10 giờ ruỡi sáng Chúa Nhật 25 tháng 9 hôm qua. Cùng đồng tế với ĐTC có 10 Hồng Y, 30 Giám Mục và 650 linh mục. Tham dự thánh lễ ngoài 15.000 giáo lý viên đến từ nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, còn có hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu.
Như chúng tôi đã loan tin, từ chiều thứ sáu 15.000 giáo lý viên năm châu đã bắt đầu tham dự chương trình cử hành Năm Thánh, với các bài thuyết trình tại 4 nhà thờ ở Roma theo các thứ tiếng Bồ Đào Nha, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Ngày thứ bẩy các giáo lý viên đã chầu Mình Thánh Chúa và lãnh bí tích Hoà Giải tại 3 thánh đường gần Đền thờ Thánh Phêrô, và đi theo lộ trình “theo vết các thánh và các chân phước huấn giáo” trong đó có cả chân phước Anrê Phú Yên giáo lý viên. Chiều thứ bẩy đã có buổi hát kinh chiều và trình bầy chứng từ tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.
Các bài sách Thánh trong thánh lễ đã được tuyên đọc bằng các thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha. Thánh vịnh và Phúc Âm đã đuợc hát bằng tiếng Ý.
Giảng trong thánh lễ ĐTC mời gọi các giáo lý viên không mệt mỏi loan báo Chúa Kitô phục sinh là trung tâm điểm của đức tin kitô, sống chứng tá niềm hy vọng đem lại niềm vui, biết nhìn xa thấy rộng vuợt quá sự dữ và các vấn đề, đồng thời nhận ra và chú ý tới biết bao Ladarô thời nay, mau mắn trợ giúp và đáp ứng các nhu cầu của họ.
Quảng diễn lời thánh Phaolô căn dặn Timôthê “duy trì giới răn của Chúa nguyên tuyền không thể khiển trách được” (1 Tm 6,14), ĐTC nói thánh Phaolô chỉ nói đến một giới răn chứ không dặn phải chú ý tới nhiều điểm và nhiều khía canh. Xem ra ngài làm cho chúng ta gắn chặt cái nhìn vào điều nòng cốt của đức tin. Nòng cốt ấy là lời loan báo phục sinh: Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa yêu bạn, Ngài đã trao ban cho bạn cuộc sống của Ngài; phục sinh, sống động Ngài ở bên cạnh bạn và chờ đợi bạn mỗi ngày. Áp dụng vào việc cử hành Năm Thánh các giáo lý viên ĐTC nói:
Trong Năm Thánh này của các giáo lý viên chúng ta được mời gọi không mệt mỏi đặt để ở hàng đầu lời loan báo chính yếu này của đức tin: Chúa đã sống lại. Không có các nội dung quan trọng hơn, không có gì vững chắc và thời sự hơn. Mỗi nội dung đức tin trở thành xinh đẹp, nếu gắn liền với trung tâm này, nếu được xuyên qua bởi mầu nhiệm phục sinh. Nếu bị cô lập hóa, nó mất đi ý nghĩa và sức mạnh. Chúng ta được mời gọi luôn luôn sống và loan báo sự mới mẻ trong tình yêu của Chúa: Chúa Giêsu thực sự yêu thương bạn, như bạn là. Hãy dành chỗ cho Ngài, mặc dù có các thất vọng và các vết thương của cuộc sống, hãy để cho Ngài có khà thể yêu thương bạn. Bạn sẽ không bị thất vọng đâu!”.
Điều răn mà thánh Phalô nói tới khiến cho chúng ta suy nghĩ tới điều răn mới của Chúa Giêsu: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Chính trong khi yêu thương chúng ta loan báo Thiên Chúa-Tình Yêu: không phải do sức mạnh của việc thuyết phục, không bao giờ đưóc áp đặt sự thật, cũng không phải vì co cứng trong việc tuân giữ vài đòi buộc tôn giáo hay luân lý. Thiên Chúa được loan báo, khi chúng ta gặp gỡ các bản vị con người, chú ý tới lịch sử và con đường đời sống của họ. Vì Chúa không phải là một tư tưởng, nhưng là một Người sống động: sứ điệp của Ngài đi qua chứng tá đơn sơ và chân thật, với việc lắng nghe và tiếp nhận, với niềm vui dãi toả ra ngoài. Chúng ta không nói tốt về Chúa Giêsu, khi chúng ta buồn sầu; cũng không thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa chỉ bằng các bài giảng hay. Thiên Chúa của niềm hy vọng được loan báo bằng cách sống Tin Mừng của tình bác ái ngày hôm nay, không sợ hãi làm chứng cho Ngài, cả với các hình thức mới mẻ.
ĐTC nói tiếp trong bài giảng thánh lễ Ngày Năm Thánh của các Giáo lý viên: Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay giúp chúng ta hiểu yêu thương có nghĩa là gì, nhất là giúp chúng ta tránh được vài nguy hiểm. Trong dụ ngôn có một người giầu, không nhận ra Ladarô, một người nghèo khổ “nằm trước cửa nhà ông” (Lc 16,20). Người giầu này, thực ra, không làm hại ai, cũng không bị nói là ngươi xấu. Nhưng ông có một tật nguyền lớn hơn tật nguyền của ông Ladarô, là người “đầy vết thương”: ông nhà giầu này bị mù trầm trọng, bởi vì ông không thể nhìn quá thế giới của mình, được làm bằng các bữa tiệc sang trọng và quần áo đẹp đẽ. Ông không trông thấy quá căn nhà của mình, nơi có Ladarô nằm, bởi vì ông không chú ý tới điều xẩy ra ở bên ngoài. Ông không nhìn với đôi mắt, bởi vì ông không cảm thấy trong con tim. Trong tim ông tinh thần thế tục đã bước vào và làm tê liệt linh hồn. Tinh thần thế tục giống như “một cái lỗ đen” nuốt trửng sự thiện, dập tắt tình yêu, vì nó nuốt mọi sự trong cái tôi của mình. Khi đó người ta chỉ trông thấy các dáng vẻ bề ngoài, và không nhận ra tha nhân, vì người ta trở thành dửng dưng với mọi sự. Ai bị bệnh mù trầm trọng này, thì thường có các thái độ “mắt lé”: nhìn các người danh tiếng, có địa vị cao được thế giới ngưỡng mộ với lòng kính trọng, mà không thèm nhìn biết bao nhiêu Ladarô này nay, không thèm nhìn các người nghèo túng và các người đau khổ, là những người được Chúa ưu ái.
Nhưng Chúa nhìn kẻ bị thế giới lãng quên và gạt bỏ. Ông Ladarô là nhân vật duy nhất được gọi tên trong tất cả các dụ ngôn của Chúa Giêsu. Tên của ông có nghĩa là “Thiên Chúa trợ giúp”. Thiên Chúa không quên ông, Ngài tiếp nhận ông vào trong tiệc của Nước Ngài, cùng với tổ phụ Abraham, trong sự hiệp thông phong phú của tình yêu thương. Trái lại, ông nhà giầu trong dụ ngôn cũng không có cả một tên gọi nữa; cuộc sống của ông bị rơi vào quên lãng, bởi vì ai sống cho chính mình thì không làm nên lịch sử. Nhưng một kitô hữu phải làm nên lịch sử! Họ phải ra khỏi chính mình, phải làm lịch sử! Nhưng ai sống cho chính mình, thì không làm lịch sử. Sự vô cảm ngày nay đào sâu các vực thẳm luôn mãi không thể vượt qua được nữa. Và chúng ta, trong lúc này, đã bị rơi vào căn bệnh này của sự thờ ơ, của ích kỷ, của tinh thần thế tục.
ĐTC nói thêm trong bài giảng: Còn có một chi tiết khác nữa trong dụ ngôn, một đối kháng. Cuộc sống sung túc của người không tên này được miêu tả như phô trương: tất cả nơi ông đòi hỏi các nhu cầu và quyền lợi. Trái lại, cái nghèo của ông Ladarô được diễn tả với phẩm giá cao: từ miệng ông không thốt ra các lời than van, phản đối hay khinh rẻ. Áp dụng vào cuộc sống giáo lý viên ĐTC nói:
Đây là một giáo huấn có giá trị: như là các người phục vụ lời của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi không phô trương bề ngoài và không tìm vinh quang; chúng ta cũng không được buồn sầu và than van. Chúng ta không phải là các ngôn sứ loan báo tai ương, ưa thích phơi bầy các nguy hiểm hay lệch lạc; không phải là người sống trong các hầm trú môi trường của mình, bằng cách đưa ra các phán đoán cay đắng liên quan tới xã hội, Giáo Hội, liên quan tới mọi sự và mọi người, bằng cách gây ô nhiễm thế giới với sự tiêu cực. Khuynh hướng nghi ngờ than vãn không phải là của người quen thuộc với Lời của Thiên Chúa.
Ai loan báo niềm hy vọng của Chúa Giêsu là người đem niềm vui và nhìn xa thấy rộng, có các chân trời, không có một bức tường khép kín họ, họ nhìn thấy xa, bởi vì họ biết nhìn xa hơn sự dữ và các vấn đề. Đồng thời họ nhìn rõ điều ở gần, bởi vì họ chú ý tới tha nhân và các nhu cầu của người khác. Ngày hôm nay Chúa hỏi chúng ta: trước biết bao Ladarô mà chúng ta trông thấy, chúng ta được mời gọi âu lo, tìm ra các con đường để gặp gỡ và giúp đỡ họ, mà không luôn luôn uỷ thác cho các người khác hay nói: “Ngày mai tôi sẽ giúp bạn. Hôm nay tôi không có giờ, ngày mai tôi sẽ giúp bạn”. Và điều này là một tội. Thời giờ mà chúng ta dành để cứu giúp các người khác là thời giờ dành cho Chúa Giêsu, là tình yêu tồn tại: nó là kho tàng trên trời, mà chúng ta chiếm hữu ở đây trên trái đất này.
Kết luận, các giáo lý viên và anh chị em thân mến, xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn luôn được canh tân mọi ngày bởi niềm vui của lời loan báo đầu tiên: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta cách cá biệt! Xin ngài ban cho chúng ta sức mạnh sống và loan báo giới răn của tình yêu, bằng cách vượt thắng sự mù loà của vẻ bề ngoài và các nỗi buồn thế tục. Xin Ngài khiến cho chúng ta nhậy cảm với người nghèo, họ không phải là phần thêm vào Tin Mừng nhưng là một trang chính , luôn luôn rộng mở trước mắt mọi người.
Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Bồ Đào Nha, Pháp, Thái Lan, Đức, và Tầu cầu cho các nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Lời nguyện tiếng Thái xin Chúa mở mắt người mù, soi sáng tâm trí của những người không tin, hoán cải con tim của những người tội lỗi và làm nảy sinh ra các giáo lý viên và những người loan báo Tin Mừng cứu độ. Hàng trăm linh mục đã giúp ĐTC trao Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Trước khi kết thúc thánh lễ ĐTC nói ngày hôm kia tại Wuersburg bên Đức cha Engelmarr Unzeitig thuộc dòng Thừa Sai Marienhill đã được phong chân phước. Ngài đã bị giết trong trại tập trung Dachau do sự thù ghét đức tin; ngài đã lấy tình yêu chống lại thù hận, sự dịu hiền chống lại tàn ác. Cầu mong gương của ngài giúp chúng ta là các chứng nhân của tình bác ái và niềm hy vọng cả giữa các khốn khó.
ĐTC cũng hiệp ý với các Giám Mục Mêhicô trong việc ủng hộ dấn thân của Giáo Hội và xã hội dân sự cho gia đình và sự sống, đang cần sư lưu tâm mục vụ và văn hoá trên toàn thế giới. ĐTC cũng bảo đảm lời cầu nguyện của ngài cho dân nước Mêhicô để bạo lực chấm dứt. Trong các ngày vừa qua nó đã sát hại vài linh mục.
Hôm qua cũng là Ngày quốc tế người điếc. ĐTC gửi lởi chào tất cả mọi người điếc hiện diện và khích lệ họ góp phần cho một Giáo Hội và một xã hội ngày càng có khả năng tiếp đón mọi người hơn.
Sau cũng ĐTC đặc biệt chào và cám ơn các giáo lý viên vì dấn thân của họ trong Giáo Hội phục vụ việc loan báo Tin Mừng. Ngài xin Mẹ Maria trợ giúp họ kiên trì trên con đường đức tin và làm chứng bằng cuộc sống cho điều họ thông truyền trong giáo lý.
Tiếp đến ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ Năm Thánh các Giáo lỳ viên cử hành trước thềm Đền thờ Thánh Phêrô lúc 10 giờ ruỡi sáng Chúa Nhật 25 tháng 9 hôm qua. Cùng đồng tế với ĐTC có 10 Hồng Y, 30 Giám Mục và 650 linh mục. Tham dự thánh lễ ngoài 15.000 giáo lý viên đến từ nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, còn có hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu.
Như chúng tôi đã loan tin, từ chiều thứ sáu 15.000 giáo lý viên năm châu đã bắt đầu tham dự chương trình cử hành Năm Thánh, với các bài thuyết trình tại 4 nhà thờ ở Roma theo các thứ tiếng Bồ Đào Nha, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Ngày thứ bẩy các giáo lý viên đã chầu Mình Thánh Chúa và lãnh bí tích Hoà Giải tại 3 thánh đường gần Đền thờ Thánh Phêrô, và đi theo lộ trình “theo vết các thánh và các chân phước huấn giáo” trong đó có cả chân phước Anrê Phú Yên giáo lý viên. Chiều thứ bẩy đã có buổi hát kinh chiều và trình bầy chứng từ tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.
Các bài sách Thánh trong thánh lễ đã được tuyên đọc bằng các thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha. Thánh vịnh và Phúc Âm đã đuợc hát bằng tiếng Ý.
Giảng trong thánh lễ ĐTC mời gọi các giáo lý viên không mệt mỏi loan báo Chúa Kitô phục sinh là trung tâm điểm của đức tin kitô, sống chứng tá niềm hy vọng đem lại niềm vui, biết nhìn xa thấy rộng vuợt quá sự dữ và các vấn đề, đồng thời nhận ra và chú ý tới biết bao Ladarô thời nay, mau mắn trợ giúp và đáp ứng các nhu cầu của họ.
Quảng diễn lời thánh Phaolô căn dặn Timôthê “duy trì giới răn của Chúa nguyên tuyền không thể khiển trách được” (1 Tm 6,14), ĐTC nói thánh Phaolô chỉ nói đến một giới răn chứ không dặn phải chú ý tới nhiều điểm và nhiều khía canh. Xem ra ngài làm cho chúng ta gắn chặt cái nhìn vào điều nòng cốt của đức tin. Nòng cốt ấy là lời loan báo phục sinh: Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa yêu bạn, Ngài đã trao ban cho bạn cuộc sống của Ngài; phục sinh, sống động Ngài ở bên cạnh bạn và chờ đợi bạn mỗi ngày. Áp dụng vào việc cử hành Năm Thánh các giáo lý viên ĐTC nói:
Trong Năm Thánh này của các giáo lý viên chúng ta được mời gọi không mệt mỏi đặt để ở hàng đầu lời loan báo chính yếu này của đức tin: Chúa đã sống lại. Không có các nội dung quan trọng hơn, không có gì vững chắc và thời sự hơn. Mỗi nội dung đức tin trở thành xinh đẹp, nếu gắn liền với trung tâm này, nếu được xuyên qua bởi mầu nhiệm phục sinh. Nếu bị cô lập hóa, nó mất đi ý nghĩa và sức mạnh. Chúng ta được mời gọi luôn luôn sống và loan báo sự mới mẻ trong tình yêu của Chúa: Chúa Giêsu thực sự yêu thương bạn, như bạn là. Hãy dành chỗ cho Ngài, mặc dù có các thất vọng và các vết thương của cuộc sống, hãy để cho Ngài có khà thể yêu thương bạn. Bạn sẽ không bị thất vọng đâu!”.
Điều răn mà thánh Phalô nói tới khiến cho chúng ta suy nghĩ tới điều răn mới của Chúa Giêsu: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Chính trong khi yêu thương chúng ta loan báo Thiên Chúa-Tình Yêu: không phải do sức mạnh của việc thuyết phục, không bao giờ đưóc áp đặt sự thật, cũng không phải vì co cứng trong việc tuân giữ vài đòi buộc tôn giáo hay luân lý. Thiên Chúa được loan báo, khi chúng ta gặp gỡ các bản vị con người, chú ý tới lịch sử và con đường đời sống của họ. Vì Chúa không phải là một tư tưởng, nhưng là một Người sống động: sứ điệp của Ngài đi qua chứng tá đơn sơ và chân thật, với việc lắng nghe và tiếp nhận, với niềm vui dãi toả ra ngoài. Chúng ta không nói tốt về Chúa Giêsu, khi chúng ta buồn sầu; cũng không thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa chỉ bằng các bài giảng hay. Thiên Chúa của niềm hy vọng được loan báo bằng cách sống Tin Mừng của tình bác ái ngày hôm nay, không sợ hãi làm chứng cho Ngài, cả với các hình thức mới mẻ.
ĐTC nói tiếp trong bài giảng thánh lễ Ngày Năm Thánh của các Giáo lý viên: Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay giúp chúng ta hiểu yêu thương có nghĩa là gì, nhất là giúp chúng ta tránh được vài nguy hiểm. Trong dụ ngôn có một người giầu, không nhận ra Ladarô, một người nghèo khổ “nằm trước cửa nhà ông” (Lc 16,20). Người giầu này, thực ra, không làm hại ai, cũng không bị nói là ngươi xấu. Nhưng ông có một tật nguyền lớn hơn tật nguyền của ông Ladarô, là người “đầy vết thương”: ông nhà giầu này bị mù trầm trọng, bởi vì ông không thể nhìn quá thế giới của mình, được làm bằng các bữa tiệc sang trọng và quần áo đẹp đẽ. Ông không trông thấy quá căn nhà của mình, nơi có Ladarô nằm, bởi vì ông không chú ý tới điều xẩy ra ở bên ngoài. Ông không nhìn với đôi mắt, bởi vì ông không cảm thấy trong con tim. Trong tim ông tinh thần thế tục đã bước vào và làm tê liệt linh hồn. Tinh thần thế tục giống như “một cái lỗ đen” nuốt trửng sự thiện, dập tắt tình yêu, vì nó nuốt mọi sự trong cái tôi của mình. Khi đó người ta chỉ trông thấy các dáng vẻ bề ngoài, và không nhận ra tha nhân, vì người ta trở thành dửng dưng với mọi sự. Ai bị bệnh mù trầm trọng này, thì thường có các thái độ “mắt lé”: nhìn các người danh tiếng, có địa vị cao được thế giới ngưỡng mộ với lòng kính trọng, mà không thèm nhìn biết bao nhiêu Ladarô này nay, không thèm nhìn các người nghèo túng và các người đau khổ, là những người được Chúa ưu ái.
Nhưng Chúa nhìn kẻ bị thế giới lãng quên và gạt bỏ. Ông Ladarô là nhân vật duy nhất được gọi tên trong tất cả các dụ ngôn của Chúa Giêsu. Tên của ông có nghĩa là “Thiên Chúa trợ giúp”. Thiên Chúa không quên ông, Ngài tiếp nhận ông vào trong tiệc của Nước Ngài, cùng với tổ phụ Abraham, trong sự hiệp thông phong phú của tình yêu thương. Trái lại, ông nhà giầu trong dụ ngôn cũng không có cả một tên gọi nữa; cuộc sống của ông bị rơi vào quên lãng, bởi vì ai sống cho chính mình thì không làm nên lịch sử. Nhưng một kitô hữu phải làm nên lịch sử! Họ phải ra khỏi chính mình, phải làm lịch sử! Nhưng ai sống cho chính mình, thì không làm lịch sử. Sự vô cảm ngày nay đào sâu các vực thẳm luôn mãi không thể vượt qua được nữa. Và chúng ta, trong lúc này, đã bị rơi vào căn bệnh này của sự thờ ơ, của ích kỷ, của tinh thần thế tục.
ĐTC nói thêm trong bài giảng: Còn có một chi tiết khác nữa trong dụ ngôn, một đối kháng. Cuộc sống sung túc của người không tên này được miêu tả như phô trương: tất cả nơi ông đòi hỏi các nhu cầu và quyền lợi. Trái lại, cái nghèo của ông Ladarô được diễn tả với phẩm giá cao: từ miệng ông không thốt ra các lời than van, phản đối hay khinh rẻ. Áp dụng vào cuộc sống giáo lý viên ĐTC nói:
Đây là một giáo huấn có giá trị: như là các người phục vụ lời của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi không phô trương bề ngoài và không tìm vinh quang; chúng ta cũng không được buồn sầu và than van. Chúng ta không phải là các ngôn sứ loan báo tai ương, ưa thích phơi bầy các nguy hiểm hay lệch lạc; không phải là người sống trong các hầm trú môi trường của mình, bằng cách đưa ra các phán đoán cay đắng liên quan tới xã hội, Giáo Hội, liên quan tới mọi sự và mọi người, bằng cách gây ô nhiễm thế giới với sự tiêu cực. Khuynh hướng nghi ngờ than vãn không phải là của người quen thuộc với Lời của Thiên Chúa.
Ai loan báo niềm hy vọng của Chúa Giêsu là người đem niềm vui và nhìn xa thấy rộng, có các chân trời, không có một bức tường khép kín họ, họ nhìn thấy xa, bởi vì họ biết nhìn xa hơn sự dữ và các vấn đề. Đồng thời họ nhìn rõ điều ở gần, bởi vì họ chú ý tới tha nhân và các nhu cầu của người khác. Ngày hôm nay Chúa hỏi chúng ta: trước biết bao Ladarô mà chúng ta trông thấy, chúng ta được mời gọi âu lo, tìm ra các con đường để gặp gỡ và giúp đỡ họ, mà không luôn luôn uỷ thác cho các người khác hay nói: “Ngày mai tôi sẽ giúp bạn. Hôm nay tôi không có giờ, ngày mai tôi sẽ giúp bạn”. Và điều này là một tội. Thời giờ mà chúng ta dành để cứu giúp các người khác là thời giờ dành cho Chúa Giêsu, là tình yêu tồn tại: nó là kho tàng trên trời, mà chúng ta chiếm hữu ở đây trên trái đất này.
Kết luận, các giáo lý viên và anh chị em thân mến, xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn luôn được canh tân mọi ngày bởi niềm vui của lời loan báo đầu tiên: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta cách cá biệt! Xin ngài ban cho chúng ta sức mạnh sống và loan báo giới răn của tình yêu, bằng cách vượt thắng sự mù loà của vẻ bề ngoài và các nỗi buồn thế tục. Xin Ngài khiến cho chúng ta nhậy cảm với người nghèo, họ không phải là phần thêm vào Tin Mừng nhưng là một trang chính , luôn luôn rộng mở trước mắt mọi người.
Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Bồ Đào Nha, Pháp, Thái Lan, Đức, và Tầu cầu cho các nhu cầu của Giáo Hội và thế giới. Lời nguyện tiếng Thái xin Chúa mở mắt người mù, soi sáng tâm trí của những người không tin, hoán cải con tim của những người tội lỗi và làm nảy sinh ra các giáo lý viên và những người loan báo Tin Mừng cứu độ. Hàng trăm linh mục đã giúp ĐTC trao Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Trước khi kết thúc thánh lễ ĐTC nói ngày hôm kia tại Wuersburg bên Đức cha Engelmarr Unzeitig thuộc dòng Thừa Sai Marienhill đã được phong chân phước. Ngài đã bị giết trong trại tập trung Dachau do sự thù ghét đức tin; ngài đã lấy tình yêu chống lại thù hận, sự dịu hiền chống lại tàn ác. Cầu mong gương của ngài giúp chúng ta là các chứng nhân của tình bác ái và niềm hy vọng cả giữa các khốn khó.
ĐTC cũng hiệp ý với các Giám Mục Mêhicô trong việc ủng hộ dấn thân của Giáo Hội và xã hội dân sự cho gia đình và sự sống, đang cần sư lưu tâm mục vụ và văn hoá trên toàn thế giới. ĐTC cũng bảo đảm lời cầu nguyện của ngài cho dân nước Mêhicô để bạo lực chấm dứt. Trong các ngày vừa qua nó đã sát hại vài linh mục.
Hôm qua cũng là Ngày quốc tế người điếc. ĐTC gửi lởi chào tất cả mọi người điếc hiện diện và khích lệ họ góp phần cho một Giáo Hội và một xã hội ngày càng có khả năng tiếp đón mọi người hơn.
Sau cũng ĐTC đặc biệt chào và cám ơn các giáo lý viên vì dấn thân của họ trong Giáo Hội phục vụ việc loan báo Tin Mừng. Ngài xin Mẹ Maria trợ giúp họ kiên trì trên con đường đức tin và làm chứng bằng cuộc sống cho điều họ thông truyền trong giáo lý.
Tiếp đến ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét