THƯ MỤC VỤ THÁNG 10
MÔI SINH - LÒNG THƯƠNG XÓT – VÀ TÂN PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI
VẤN ĐỀ SUY GIẢM PHẨM CHẤT ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
VÀ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Anh chị em thân mến,
Hiệp
thông với giáo hội tôn kính Mẹ Maria trong tháng 10, và cầu nguyện cho
cộng cuộc Loan Báo Tin Mừng của giáo hội, giáo phận Long Xuyên tiếp tục
học hỏi, suy tư, cầu nguyện và dấn thân cho vấn đề “Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung”.
Thư mục vụ tháng 10 này tập trung vào vấn đề suy giảm phẩm chất đời
sống con người và suy thoái đạo đức xã hội, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô
đề cấp đến từ số 43 đến số 47 của thông điệp Laudato Si’.
Trước
hết, với ý thức rằng cùng với thiên nhiên, con người là thụ tạo
trên trái đất này, chúng ta cũng ý thức rằng có những tác động của
suy thoái môi trường lên đời sống con người tạo nên suy giảm phẩm chất
đời sống con người và suy thoái xã hội (số 43). Về suy giảm phẩm chất
đời sống con người, số 44 và 45 đề cập đến sự kiện đô thị hóa phát triển
không giới hạn và vô trật tự. Kết quả là dân cư phải chịu đựng sự ô
nhiễm do khí thải độc hại, sự lộn xộn trong tổ chức xã hội,
những vấn đề của giao thông, những chịu đựng vì tiếng ồn ào và mầu
sắc, những lãng phí điện và nước, những mảng màu xanh thiên nhiên bị
thay thế vì xi-măng, dầu đường, kim loại... Ngoài ra, cũng có hiện tượng
tư nhân hóa một số không gian cho một vài tư nhân, hay nhóm người, và
vì thế đã tước quyền hưởng thiên nhiên của đại đa số quần chúng.
Riêng
vấn đề suy thoái đạo đức xã hội, số 46 và 47 đề cập đến sự thay đổi
toàn cầu, cùng với những tiến bộ của khoa học ngày nay. Theo đó, việc
thay đổi toàn cầu cũng có thể đưa tới sự loại trừ về mặt xã
hội, bất bình đẳng trong các dịch vụ công cộng, sự phân rẽ xã
hội, gia tăng bạo lực, việc buôn bán ma túy và gia tăng sử dụng
xì ke nơi giới trẻ… Kết quả là sự sa sút về các giá trị tinh thần
nơi bản thân và sự đổ vỡ của những tương quan. Cũng vậy, những thành
quả của các phương tiện truyền thông xã hội và kỹ thuật số,
làm cho cuộc sống con người bị choáng ngợp bởi những thông tin dữ kiện,
nên đưa đến một thứ thỏa mãn tò mò vô bổ, thậm chí có tác hại cho tinh
thần. Kết quả là sự choáng ngợp bởi những thông tin và sự ồn ào của
quảng cáo làm suy giảm trầm trọng khả năng suy tư, đối thoại, và cùng
nhau truy tìm chân thiện mỹ làm phong phú cho cuộc sống con người. Hơn
nữa, tương quan giữa con người với con người trở nên máy móc qua mạng và
nhân tạo, tùy theo sở thích riêng tư và sự chọn lựa ích kỷ, và vì thế
làm suy giảm sự cảm thông, chia sẻ, và hiệp thông.
Những
suy tư trên của Đức Thánh Cha đang cảnh tỉnh giáo phận Long Xuyên về
hiện trạng suy giảm phẩm chất đời sống và sự suy thoái đạo đức trong
cộng đồng Kitô hữu của giáo phận. Thực tế cho biết, chúng ta được cảnh
tỉnh về sự cám dỗ của quyền và tiền trong đời sống Kitô hữu. Xem ra
quyền và tiền đang trở thành giá trị để kiếm tìm và là tiêu chuẩn chọn
lựa và họat động của các Kitô hữu đặc biệt nơi thành phần trẻ, không
loại trừ các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh. Nguy cơ là quyền và
tiền trở thành ngẫu tượng để tôn thờ và vì thế, đang tạo nên sự rạn nứt
và phá vỡ các tương quan làm nên cuộc sống của con người: tương quan với
Thiên Chúa, tương quan với tha nhân, và tương quan với trái đất. Đó là
nguyên nhân của sự suy giảm phẩm chất đời sống và sự suy thoái đạo đức
của cá nhân và tập thể. Có những biểu hiện về suy giảm đạo đức cần cảnh
tỉnh cho giáo phận. Đó là:
Với
cá nhân, sự chọn lựa cách sống là miễn sao có quyền và tiền, bất chấp
luật lương tâm, luật pháp xã hội, và luật luân lý Kitô giáo. Điển hình
là sự gian dối trong làm ăn, cho vay nặng lãi, giữ chặt túi tiền trước
nỗi khổ của người lân cận...
Với
các cộng đoàn gia đình, bậc phụ huynh ưa thích tổ chức gia đình với mục
tiêu chính là kiếm tìm những giá trị trần thế từ nghề nghiệp, học hành,
giải trí… hơn là phù hợp với giá trị liên đới và giá trị đạo đức trong
gia đình. Điển hình là không đoàn tụ trong bữa ăn hàng ngày, không còn
đọc kinh tối gia đình, cha mẹ không khích lệ con tham dự thánh lễ và học
giáo lý…
Với
các cộng đoàn tín hữu (giáo xứ, giáo họ, cộng đoàn tu…), có thể nhận ra
những dấu chỉ của sự suy thoái đạo đức điển hình sau đây. Đó là sự đánh
giá một cộng đoàn tín hữu dựa vào cơ sở vật chất, những khả năng và
tiềm năng về tài chánh, … hơn là dựa vào sự nhiệt tâm đáp ứng nhu cầu
đào tạo con người, xây dựng tình liên đới, dấn thân cho công cuộc loan
báo tin mừng. Điển hình là thích xây nhà thờ, đền đài, tháp chuông… hơn
là giáo dục đức tin; thích tổ chức lễ lạc hoành tráng hơn là thực hiện
thương người có mười bốn mối; thích xây những bức tường che chắn cho
cộng đoàn bằng những luật lệ, quy định và sinh hoạt bên ngoài, hơn là
nhắc nhở nhau mở rộng tâm hồn để đón nhận nhau…
Từ sự cảnh tỉnh trên, giáo phận cần có những giải pháp dựa trên 3 nguyên tắc từ Laudato Si’:
1. Giáo phận ưu tiên chọn lựa sứ vụ xây dựng con người toàn diện như là lý do cho sự hiện diện của giáo hội tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. “Sự
phát triển đích thực sẽ thăng tiến con người toàn diện phẩm chất cuộc
sống con người và xem xét bối cảnh sinh sống của họ… Trong phòng, trong
nhà, nơi làm việc và khu xóm của chúng ta, chúng ta sử dụng môi trường
như là một cách thể hiện căn tính của chúng ta.” (số 147)
2.
Với óc sáng tạo, giáo phận cần tích cực dấn thân để phát triển những
thuận lợi và thay thế những điều kiện bất lợi trong môi trường thiên
nhiên và xã hội. Tập trung vào sự xây dựng tình liên đới để thay đổi môi trường sống bằng niềm vui, sự thân thiện và mối quan tâm đến nhau. “Bằng cách này, bất cứ nơi nào cũng có thể biến từ địa ngục trần gian thành khung cảnh cho một đời sống tử tế” (số 148)
3. Giáo
phận xác tín rằng, tình yêu luôn luôn có sức mạnh biến đổi theo hướng
tích cực. Dù trong hoàn cảnh nào, luôn nỗ lực hoạt động cho sự liên kết
với nhau, ý thức thuộc về nhau, và cùng nhau phá vỡ bức tường của cái
tôi ích kỷ. Lý tưởng là mọi người gặp nhau như cảm thấy đang những người thân trong nhà mình, cùng nhau phục vụ vẻ đẹp của sự thân thuộc, việc gặp gỡ, sự trợ giúp nhau, và cùng nhau thăng tiến (149)
Từ 3 nguyên tắc trên, giáo phận được đề nghị:
Cho cá nhân,
mỗi người trong giáo phận, không ngoại trừ các giám mục, các linh mục,
tu sĩ, chủng sinh, giáo dân, hãy luôn cảnh tỉnh về quyền và tiền, ảnh
hưởng tiêu cực trên cách sống của người phú hộ đối xử vô tâm trong tương
quan với ông Lazarô nghèo trước cửa nhà mình (Lc 16, 19-31). Trái lại,
hãy học hỏi từ gương mẫu cuả người Samaria nhân hậu, sẵn lòng phục vụ
cách thiết thực trong yêu thương và hy sinh (Lc 10, 25-35). Đây là cách
tốt nhất để chúng ta sống hoán cải và canh tân đời sống đạo của cá nhân
và của giáo phận.
Cho công đoàn,
như tòa giám mục, linh mục đoàn, các giáo xứ/giáo họ, cộng đoàn tu, và
gia đình, mỗi người trong từng cộng đoàn hãy trở thành một thành viên
như trong gia đình Bêtania (Lc 10, 38-42) đón tiếp tha nhân như đón tiếp
Chúa Giêsu và các tông đồ của Người. Tại công đoàn chúng ta, người lữ
hành tìm được sự dừng chân với lòng hiếu khách, tinh thần phục vụ đáp
ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần, và tâm linh theo khả năng của
cộng đoàn.
Cho sự hợp tác,
giáo phận rất ước mong được cùng với các tâm hồn thiện chí, các tôn
giáo bạn, và với chính quyền cùng quan tâm đến việc phục vụ cho con
người theo số 149 của tông huấn Laudato Si’: “Tình trạng cực nghèo
xẩy ra ở những vùng thiếu sự hòa hợp, thiếu không gian mở rộng hoặc tiềm
năng để hội nhập, có thể dẫn đến những sự cố vô nhân đạo hay bóc lột
của các tổ chức tội phạm… Tuy nhiên tôi muốn khẳng định rằng tinh yêu
luôn luôn chiến thắng. Nhiều người trong hoàn cảnh như thế vẫn có thể
đan dệt những mối liên kết thuộc về nhau và cùng nhau, biến sự quá tải
thành kinh nghiệm của một cộng đồng biết phá vỡ bức tường của cái tôi,
và vượt qua những rào cản của ích kỷ. Kinh nghiệm về sự cứu rỗi mang
tính cộng đồng này làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo cho sự tiến bộ
của một tòa nhà hay một khu phố (hay một làng xã)”
Xin Mẹ Maria chúc lành cho giáo phận của chúng ta.â
GM + Giuse Trần Văn Toản
GM + Giuse Trần Xuân Tiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét