label

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG CHA SỞ

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG CHA SỞ, QUÍ CỐ 
VÀ QUÍ ÔNG TRONG HỘI ĐỒNG MỤC VỤ
Kính dâng lẵng hoa chúc mừng

Ngày mai 29-06 lễ Thánh Phêrô và Thánh PhaoLô tông đồ bổn mạng của cha sở 
PhaoLô Trần Văn Khoa
và của quí cha cố nhà hưu dưỡng, các ông trong Hội đồng giáo xứ:

Toàn thể giáo dân Cần Xây xin chúc mừng bổn mạng Cha sở, quí cố và quí ông, nguyện xin Thiên chúa ban nhiều hồng ân và sức khỏe để cha sở và quí ông giúp xứ đạo ngày càng đi lên. Chúng con sẽ cầu nguyện thật nhiều cho cha sở, quí cố và quí ông trong thánh lễ ngày mai và chúa nhật kính trọng thể hai thánh.
                                                            Giáo dân Cần xây

Để tổ chức long trọng thánh lễ mừng hai thánh tông đồ Phêrô và PhaoLô cha sở đã dời lại chủ nhật ngày 25-06. Hôm nay cũng là bổn mạng của một số cha cố đang sống tại nhà hưu vì thế thánh lễ đồng tế với sự chủ tế của cha sở PhaoLô Trần Văn Khoa. Trong thánh lễ đại diện giáo dân đã đọc lời chúc mừng cha sở, quí cha cố, quí vị trong ban Hội đồng mục vụ có bổn mạng cũng như quí giáo dân đã chọn hai thánh làm bổn mạng. Mọi người cùng cầu nguyện cho nhau trong thánh lễ mừng Hai Thánh. 
Một số hình ảnh trong thánh lễ.














Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Tiểu sử chính thức của 5 vị Hồng Y được tấn phong ngày thứ Tư 28/6/2017

Tiểu sử chính thức của 5 vị Hồng Y được tấn phong ngày thứ Tư 28/6/2017




Lúc 4 giờ chiều ngày thứ Tư 28 tháng 6, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Công Nghị Tấn Phong Hồng Y, trao mũ, nhẫn và nhà thờ hiệu tòa cho 5 vị tân Hồng Y.

Dưới đây là tiểu sử chính thức của 5 vị Hồng Y sắp được tấn phong.

1. Đức Cha Jean Zerbo - Tổng giám mục Bamako - Mali

 
Đức Cha Jean Zerbo sinh tại Segou vào ngày 27 tháng 12 năm 1943. Ngài được thụ phong linh mục ngày 10 tháng 7 năm 1971 tại Segou.

Sau khi được thụ phong linh mục, ngài tiếp tục học tại Lyon, bên Pháp; và sau đó theo học tại Học viện Kinh Thánh ở Rôma từ năm 1977 đến năm 1981, là năm ngài nhận được bằng Cao Học Kinh Thánh.

Từ năm 1982, ngài phục vụ trong tư cách một linh mục chánh xứ ở Markala và là một giảng viên tại đại chủng viện Bamako.

Ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của tổng giáo phận Bamako vào ngày 21 tháng 6 năm 1988.

Ngày 19 tháng 12 năm 1994, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Mopti. Bốn năm sau đó, vào ngày 27 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Bamako.

Đức Tổng Giám Mục đã đóng một vai trò tích cực trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Mali. Ngài dành được sự kính trọng của người dân Mali bất kể lương giáo vì đã đi tiên phong trong cuộc chiến chống lại sự loại trừ, và trên hết, đã thúc đẩy hòa giải và liên đới giữa người Mali.

2. Đức Cha Juan José Omella – Tổng Giám Mục Barcelona - Tây Ban Nha;

 
Đức Cha Juan José Omella sinh tại Cretas ngày 21 tháng 4 năm 1946.

Ngài đã hoàn thành các chương trình triết học và thần học tại chủng viện Zaragoza và tại trung tâm đào tạo linh mục của Hội Truyền Giáo Phi Châu White Fathers ở Leuven và Jerusalem. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 20 tháng 9 năm 1970.

Giữa những năm 1990 và năm 1996, ngài làm cha phó, rồi cha xứ, trước khi được cử làm cha tổng đại diện giáo phận Zaragoza.

Sau đó, ngài sang truyền giáo ở Zaire trong một năm.

Ngày 15 tháng 7 năm 1996, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá của Zaragoza.

Ba năm sau, ngày 27 tháng 10 năm 1999, ngài được bổ nhiệm làm giám mục chính tòa của giáo phận Barbastro-Monzón.

Từ ngày 24 tháng 8 năm 2001 đến ngày 19 tháng 12 năm 2003, ngài kiêm nhiệm giám quản Tông Tòa Huesca và từ ngày 19 tháng 10 năm 2001 đến ngày 19 tháng 12 năm 2003, kiêm nhiệm giám quản Tông Tòa Jaca.

Ngày 8 tháng 4 năm 2004, ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Calahorra và La Calzada-Logrorio.

Ngày 6 tháng 11 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài là thành viên của Bộ Giám mục.

Ngày 26 tháng 12 cùng năm, ngài trở thành Tổng giám mục Barcelona.

Trong Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha, Đức Cha đã là thành viên của Ủy ban mục vụ xã hội cho đến năm 1996, và giữ chức chủ tịch ủy ban này từ năm 2002 đến 2008, và sau đó thêm một nhiệm kỳ nữa từ năm 2014 đến năm 2017.

Ngài cũng là thành viên của Ủy ban Mục vụ, và Ủy ban Tông Đồ Giáo Dân.

Từ ngày 14 tháng 3 năm 2017 đến nay, ngài đã là thành viên của Ban chấp hành Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu.

3. Đức Cha Anders Arborelius, O.C.D. - Giám mục Stockholm – Thụy Điển

 
Đức Cha Anders Arborelius, Dòng Cát Minh Nhặt Phép, sinh tại Sorengo vào ngày 24 tháng 9 năm 1949. Năm 20 tuổi, ngài mới gia nhập đạo Công Giáo.

Năm 1971, ngài gia nhập Dòng Cát Minh Nhặt Phép ở Norraby, và khấn trọn tại Bruges, bên Bỉ vào năm 1977.

Ngài đã hoàn thành các chương trình triết học và thần học ở Bỉ và tại Teresianum ở Rôma.

Đồng thời, ngài cũng theo học các ngôn ngữ hiện đại tại Đại học Lund.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 1979, ngài được phong chức linh mục ở Malmö.

Ngày 29 tháng 12 năm 1998, ngài được tấn phong giám mục tại Stockholm và trở thành giám mục Công Giáo đầu tiên của Thụy Điển, là người Thụy Điển chính gốc, từ sau thời Cải cách Luther năm 1500.

Từ năm 2005 đến năm 2015, ngài là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Scandinavia. Sau khi hết nhiệm kỳ 10 năm, trong cuộc họp khoáng đại năm 2015, ngài được tái cử trong chức vụ phó chủ tịch.

Ngài đã từng là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình từ năm 2002 đến năm 2009.

Ngày 21 tháng Giêng vừa qua, ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm cố vấn Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống.

4. Đức Cha Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun - Đại diện Tông Tòa của Pakse - Lào

 
Đức Cha Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun sinh ngày 8 tháng 4 năm 1944 tại Lào, thuộc tu hội Thánh Ý Thiên Chúa (Voluntas Dei). Ngài hoàn thành các chương trình triết học và thần học tại Lào và Canada; và được thụ phong linh mục vào ngày 5 tháng 11 năm 1972 tại miền Giám Quản Tông Tòa Viêng Chăn.

Bên cạnh tiếng Lào, là tiếng mẹ đẻ, ngài còn thông thạo tiếng Khmer, Pháp và Anh.

Sau khi được thụ phong linh mục, ngài chịu trách nhiệm về việc huấn luyện các giáo lý viên và phụ trách việc truyền giáo trên các vùng sơn cước của Lào; là hai nhiệm vụ cam go và đầy thử thách dưới thời cai trị của Pathet Lào.

Năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm linh mục chính xứ và sau đó là tổng đại diện miền Giám Quản Tông Tòa Viêng Chăn.

Ngày 30 tháng 10 năm 2000, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Đại diện Tông Tòa của Pakse và ngài được tấn phong Giám Mục ngày 22 tháng 4 năm 2001. Sau gần 17 năm cai quản Pakse, miền đất này đã có gần 13 ngàn tín hữu Công Giáo, với 6 linh mục giáo phận, 1 linh mục dòng, 12 chủng sinh, 9 tu huynh và 18 nữ tu.

Ngày 2 tháng 2 năm 2017, Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài kiêm nhiệm Giám quản Tông tòa Viên Chăn.


5. Đức Cha Gregorio Rosa Chávez - Giám mục phụ tá của Tổng Giáo phận San Salvador - El Salvador.
 
Đức Cha Gregorio Rosa Chávez sinh tại Sociedad vào ngày 3 tháng 9 năm 1942.

Ngài hoàn thành các chương trình triết học và thần học tại Đại Chủng viện San José de la Montaña ở San Salvador trong hai giai đoạn từ 1962 đến 1964, và từ 1966 đến 1969.

Năm 1965, ngài làm việc tại tiểu chủng viện của giáo phận San Miguel.

Ngài được phong chức linh mục vào ngày 24 tháng Giêng năm 1970, và từng làm thư ký Tòa Giám mục giáo phận San Miguel từ 1970 đến 1973; trong khi coi sóc giáo xứ Đức Mẹ Mân Côi, tại thành phố San Miguel.

Trong thời gian này ngài cũng đảm nhận chức vụ giám đốc truyền thông xã hội của giáo phận San Miguel; và làm tuyên úy cho nhiều hiệp hội và phong trào tông đồ giáo dân. 

Sau đó, ngài theo học tại Đại học Công Giáo Leuven, Bỉ từ 1973 đến 1976, và đạt được bằng Cao Học về Truyền thông xã hội.

Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Tây Ban Nha, ngài nói thông thạo tiếng Pháp, và có kiến thức tổng quát về tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Ý.

Sau khi trở về nước, năm 1977, ngài được Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero bổ nhiệm làm chánh văn phòng truyền thông của tổng giáo phận thủ đô San Salvador; và trực tiếp điều hành một đài phát thanh Công Giáo.

Bên cạnh đó, ngài còn là giám đốc đại chủng viện San José de la Montaña ở San Salvador từ 1977 đến 1982; và là thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức Các Chủng Viện Mỹ Latinh từ 1979 đến 1982.

Ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Tổng giáo phận San Salvador ngày 3 tháng Bảy năm 1982.

Ngài hiện là linh mục chính xứ giáo xứ San Francisco ở thủ đô San Salvador, và là chủ tịch của Caritas Mỹ Châu Latinh và vùng Caribê. Ngài cũng là giám đốc Caritas El Salvador. 
Đặng Tự Do(VCN)

Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên

Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên

Thánh lễ tại nhà nguyện Marta, 26.06.2017
26/06/2017 16:23
Chúng ta không cần bói toán để biết trước tương lai. Kitô hữu đích thực không phải là người bị cài đặt vào con số cố định. Kitô hữu là người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và để cho Ngài dẫn dắt trên con đường rộng mở với đầy sự ngạc nhiên. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Lên đường
Kitô hữu mà chỉ dậm chân tại chỗ, thì không phải là Kitô hữu chính danh. Vì khi dậm chân tại chỗ, có nghĩa là người ấy bị cài đặt bởi quá nhiều điều, và không còn chỗ cho sự ngạc nhiên của Thiên Chúa. Con đường ngạc nhiên, con đường của niềm tin đặt nơi Chúa, giống như câu chuyện của Abraham hôm nay. Abraham cho thấy phong cách mà một Kitô hữu cần. Đó là ba khía cạnh: lên đường, lời hứa, và chúc phúc.
Thiên Chúa đã sai Apraham lên đường, rời bỏ xứ sở, rời bỏ quê hương. Các ngôn sứ cũng thế, ví như ngôn sứ Elisa. Câu chuyện ơn gọi của các môn đệ trong Tin Mừng cũng vậy. Chúa Giêsu mời gọi các ông, các ông bỏ lại mọi sự và lên đường theo Chúa. Nếu không có khả năng từ bỏ, thì chưa phải là Kitô hữu chính danh. Bởi lẽ khi chưa biết từ bỏ, họ không thể sống kinh nghiệm từ bỏ và chịu đóng đinh như Chúa Giêsu trên thập giá. Còn Apraham, ông vâng theo tiếng Chúa gọi, ông bỏ lại mọi sự và lên đường theo lời Chúa hứa.
Lời hứa
Người Kitô không dùng bói toán để đoán biết tương lai, cũng không có những quả cầu phalê để đoán số mệnh… Không. Không. Kitô hữu không biết mình đi đâu, chỉ biết rằng mình đi theo lời hướng dẫn. Đó là đi theo lời hứa của Thiên Chúa. Như Thiên Chúa nói với Apraham, rằng Chúa sẽ ban cho ông đất hứa làm gia nghiệp. Tuy nhiên, Apraham không xây nhà, mà chỉ cắm lều, lập bàn thờ để thờ phượng Thiên Chúa, và rồi ông tiếp tục bước đi, tiếp tục lên đường, luôn luôn lên đường.
Cuộc hành trình luôn bắt đầu mỗi sáng. Đó là con đường tin tưởng nơi Chúa, mở ra trước những ngạc nhiên của Thiên Chúa, có cả những điều chưa tốt, cả những điều tệ nữa, chúng ta thử nghĩ về người bệnh, thử nghĩ về người chết. Dù thế nào, đó cũng là con đường mở, là con đường Thiên Chúa dẫn chúng ta đến nơi an toàn, đến nơi Chúa dọn sẵn. Khi sống như thế, người ấy đang tiến bước, đang sống trong chiếc lều, một chiếc lều thiêng liêng. Tâm hồn chúng ta nhiều khi bị mắc kẹt trong những hệ thống, bị cài đặt bởi quá nhiều thứ, mà đánh mất không gian, không còn chỗ cho những lời hứa. Làm như thế, chúng ta không còn tiến bước, không còn là người Kitô hữu đích thực.
Chúc phúc
Kitô hữu là người được Thiên Chúa chúc phúc, và rồi đến lượt mình, họ đi chúc phúc cho tha nhân. Đây chính là đời sống Kitô của chúng ta. Bởi vì mọi người kể cả giáo dân đều phải chúc phúc cho người khác, đều phải chúc phúc cho tha nhân chính phúc lành mà họ đã nhận nơi Thiên Chúa. Thường thì chúng ta có thói quen không chúc lành cho người thân láng giềng. Chúng ta hãy sống như tổ phụ Abraham đã sống: đó là lên đường, là từ bỏ, là tin tưởng vào lời Thiên Chúa hứa, là sống không có gì đáng chê trách. Đời sống người Kitô đơn giản là thế.
Tứ Quyết SJ

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

THÁNH LỄ TẠ ƠN VINH KHẤN CỦA SƠ MỸ CHI

THÁNH LỄ TẠ ƠN VINH KHẤN CỦA 
SƠ MỸ CHI




Đã từ lâu lắm rồi giáo xứ Cần Xây chẳng có lễ mở tay, cũng chẳng có lễ tạ ơn vĩnh khấn, vì số người đi tu quá ít. Kể từ khi thành lập giáo xứ đến nay đã là 56 năm rồi nhưng tính trên đầu ngón tay mới chỉ có 05 người, trong đó có 1 linh mục, 4 sơ và hiện tại thêm được 3 dự tu linh mục. Ôi! vô cùng hiếm hoi và ít ỏi.
Như một luồng sáng tin yêu thổi vào giáo xứ, sáng 21/06/2017 thánh lễ đồng tế long trọng với nhiều linh mục của giáo phận và khác giáo phận Long Xuyên, các sơ dòng Con Đức Mẹ Phú Cường, dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn, Tu hội Nguồn Sống, các thầy dòng Thánh Gia và rất đông bà con trong gia tộc cũng như giáo dân của giáo xứ đã đến dự thánh lễ tạ ơn vĩnh khấn của sơ Mỹ Chi. Như đã nói trong bài: ”ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ LỄ TẠ ƠN KHẤN DÒNG CỦA SƠ Mỹ Chi” khi khấn lần đầu: “Marie Natalie Nguyễn Thị Mỹ Chi,  sinh năm 1984 là con gái thứ 04 của Ông Bà Cố Nguyễn văn Na, dáng người mảnh khảnh, yếu đuối nhưng lại chất chứa một lòng can đảm tuyệt vời và cũng là người con gái đẹp nhất trong gia đình. Có ai ngờ đâu Chúa đã thổi vào tâm hồn người con gái nhỏ bé đó một tiếng gọi dấn thân, từ bỏ gia đình tới một vùng cao nguyên xa lạ để tận hiến cho Ngài trong dòng Con Đức Mẹ Nam Vang, Địa phận Phú Cường”. Rồi sau 6 năm khấn tạm hôm nay lại một lần nữa can đảm tuyên khấn vĩnh viễn suốt đời thuộc về Chúa, yêu Chúa để thực thi đức ái hoàn hảo.
Đây cũng là ngày vui của giáo xứ, gia đình ông bà cố, của sơ Chi. Đồng thời là nguồn động viên cho thanh thiếu niên giáo xứ noi gương để dấn thân phục vụ Chúa, phục vụ tha nhân

Chúng ta cùng cảm tạ Thiên Chúa với sơ chi và xin Chúa ban cho giáo xứ có nhiều hạt giống ơn gọi cũng như các gia đình quan tâm và quảng đại dâng con cho Chúa.
Và sau đây là lời cám ơn của sơ Mỹ Chi
“Hồng Ân Thiên Chúa bao la
Muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”

Trọng kính Cha Quản Hạt Châu Đốc, Cha Sở, Cha Phó Giáo Xứ Cần Xây.
Con xin chân thành cám ơn Quý Cha đã chủ sự Thánh Lễ tạ ơn hôm nay để cầu nguyện cho con. Trước tình thương và sự ưu ái mà Quý Cha đã dành cho con, con chỉ biết nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn ơn lành trên Quý Cha, để Quý Cha mãi là người mục tử nhân lành của Chúa.

Đặc biệt giờ phút này con cũng nhớ đến Cha Théophile, Dòng Thánh Gia Long Xuyên, mà con còn gọi bằng 2 tiếng “Ông Nội” rất thân thương. Mặc dù Nội không hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay vì lý do mục vụ và sức khỏe, nhưng con xin hết lòng tri ân Nội, vì Nội là người đã giới thiệu ơn gọi và dẫn dắt con vào Hội Dòng Con Đức Mẹ Phú Cường này, để cho đến hôm nay con được diễm phúc đón nhận Hồng Ân Vĩnh Khấn trong Hội Dòng, và sẽ tiếp tục dấn thân trên con đường Sứ Vụ. Con tin chắc rằng, ơn gọi của con được lớn lên từng ngày nhờ vào lời cầu nguyện âm thầm của Nội. Xin Chúa ban nhiều sức khỏe và niềm vui trong đời linh mục của Nội.

Kính thưa Nghĩa Phụ Phêrô.
Nghĩa Phụ đã nuôi dưỡng, khích lệ tinh thần, âm thầm cầu nguyện và đồng hành với con trong thời gian qua. Và hôm nay mặc dù bận rộn với công việc của Giáo Xứ nhưng Nghĩa Phụ đã đến dâng thánh lễ để cầu nguyện cho con. Con thiết nghĩ lời cám ơn của con không chỉ dừng lại nơi đây nhưng con nguyện mang theo trong suốt hành trình ơn gọi của con. Nguyện xin Chúa ban nhiều ơn Thánh cho Nghĩa Phụ trong đời linh mục.

Kính thưa Cha Gioan, Giáo Xứ Chánh Tòa Long Xuyên.
Với tình thương linh tông, chú đã hiện diện trong Thánh Lễ hôm nay và còn chia sẻ cho con những kinh nghiệm thiêng liêng quý báu về đời thánh hiến. Hôm nay con về đây trong tâm tình người con chiên được trở về quê hương. Con cảm nhận được hạnh phúc và sự quan tâm mà chú đã dành cho con. Những lời động viên, khích lệ, khuyên nhủ trong bài giảng hôm nay, có lẽ sẽ là hành trang cho con trong những bước tiến mới của cuộc hành trình mới. Ân tình của chú, con xin khắc ghi và nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, luôn đồng hành với chú trong trọng trách mà Chúa đã tin tưởng trao phó.

Kính thưa Quý Cha đng tế.
Con xin ghi sâu ân tình và s hy sinh ca Quý Cha. Quý Cha đã không ngi đường xá xa xôi đ đến đây dâng Thánh L cu nguyn cho con. Quý Cha đã chia s, giúp đ con rt nhiu trong đi dâng hiến bng nhng li cu nguyn, đng viên và linh hướng. Xin Thiên Chúa gia ân bi hu và ban cho Quý Cha tràn đy Hoan lc, Ân sng và Bình an – hôm nay và mãi mãi.

Con cũng xin chân thành cám ơn Quý Dì Nữ Tử Bác Ái, vì tình thương đối với con, Quý Dì đã hy sinh rất nhiều thời gian để cộng tác với Giáo Xứ trong việc chuẩn bị cho Thánh Lễ hôm nay. Nguyện xin Chúa thương trả công thật tương xứng cho sự quảng đại của quý Dì.

Kính thưa quý HĐGX, quý ban ngành, ban lễ sinh, ca đoàn và toàn thể dân Chúa trong GX.
Kể từ ngày con rời xa gia đình để sống ơn gọi đời dâng hiến, con không hiện diện thường xuyên trong Gx, nhưng cứ mỗi dịp con trở về thăm quê nhà, con luôn được đón nhận những lời hỏi thăm ân cần cùng với lời cầu nguyện của mọi người. Chính tình thương này đã vun trồng và giúp con thăng tiến trong ơn gọi đến hôm nay. Và cách riêng hôm nay, quý vị đã chuẩn bị mọi thứ để Thánh Lễ được diễn ra trang trọng và sốt sắng. Con xin chân thành cám ơn và xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn tràn trên mỗi người trong Giáo Xứ chúng ta.

Kính thưa Quý tu sĩ nam nữ, Quý khách, Quý ân nhân và bạn hữu xa gần, với sự hy sinh, giúp đỡ và sự hiện diện của quý vị trong Thánh Lễ hôm nay là động lực khích lệ ơn gọi cho con rất nhiều. Xin Chúa ban nhiều ơn lành cho quý vị.

Con xin hết lòng cám ơn Quý Bề Trên, Quý Dì Giáo và Quý chị em thuộc Hội Dòng CĐM PC. Quý Dì và Quý chị là những người thầy, người chị đã quan tâm chăm sóc, hướng dẫn và tận tình trong chia sẻ, động viên, giúp con thăng tiến mỗi ngày trong việc nuôi dưỡng, canh tân và sống ơn gọi để rồi hôm nay ơn gọi của con được lớn lên qua lời giao ước mà con đã ký kết với Đức Kitô. Đặc biệt, hôm nay Quý Dì, Quý chị đã hy sinh đến đây tham dự Thánh Lễ tạ ơn để cầu nguyện cho con. Xin Thiên Chúa luôn gìn giữ chị em chúng ta mãi trung thành với những gì mà chúng ta tự nguyện cam kết.

Kính thưa Quý thân nhân xa gần. Suốt hành trình ơn gọi của con không thiếu bước chân đồng hành của họ hàng nội ngoại luôn ở với con bằng lời cầu nguyện, chia sẻ tinh thần và vật chất cho con. Con xin khắc ghi và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho đại gia đình chúng ta.

Giờ đây, cho phép con được nói lên lời cảm ơn đến cha má và các anh chị, các cháu trong gia đình con.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.
Gánh nặng cuộc đời đâu sánh nổi công cha.

Kính thưa Cha Má.
Con cám ơn Cha Má đã sinh ra con, nuôi dưỡng và giáo dục con trong mái ấm gia đình. Cha Má là những người thầy đầu tiên dạy dỗ con nên người, tập cho con những bước đi đầu đời. Khi con đã khôn lớn và mang dáng dấp một con người trưởng thành, Cha Má đã quảng đại, hy sinh dâng con cho Chúa. Cha Má luôn dõi bước theo con, dù con đi đến đâu và làm việc gì cũng luôn có sự đồng hành và quan tâm của Cha Má. Chính nhờ sự quan tâm đầy yêu thương, cùng với những hy sinh, những lời kinh nguyện không mỏi mệt của Cha Má, của các anh chị, các cháu trong gia đình đã làm thành những của lễ hiến dâng của con hôm nay. Con nguyện xin Thiên Chúa ban cho Cha Má được dồi dào sức khỏe và nhiều ơn lành trong tình yêu của Chúa.
Các anh chị thân mến, em cám ơn các anh chị đã thay em để phụng dưỡng Cha Má, cũng như tận tình chăm sóc Cha Má trong những lúc đau bệnh. Xin Thiên Chúa gìn giữ các anh chị, các cháu trong ân sủng của Ngài.
Một lần nữa, con xin hết lòng cám ơn Cha Sở, Quý Cha Phó, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Xin thương tiếp tục yêu thương, nâng đỡ và cầu nguyện cho con để con luôn hăng say phục vụ và trung thành với lời giao ước với Đức Kitô mà con đã tuyên khấn.

Sau Thánh Lễ, con xin kính mời Quý Cha, Quý Thầy, quý Dì ở lại dùng điểm tâm đơn sơ, thanh đạm với con và gia đình con tại nhà xứ. Và một lần nữa đến chia vui với gia đình con bữa cơm thân mật vào lúc 10g30 tại tư gia. Con xin chân thành cảm ơn.


Thiên Sinh

ANH EM ĐỪNG SỢ (25.6.2017 – Chúa nhật 12 Thường niên, năm A)

ANH EM ĐỪNG SỢ
Lời Chúa: Mt 10, 26-33
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Ðiều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng. Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Ðúng hơn, anh em hãy sợ Ðấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một xu phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ. Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời.”
Suy nim:
Trong bài Tin Mừng này, ba lần Đức Giêsu nhắc chúng ta “đừng sợ” (cc. 26. 28.31).
Cuộc sống con người bị trói buộc bởi những nỗi sợ,
có lý và vô lý, đến từ bên ngoài hay từ bên trong trái tim.
Càng văn minh con người càng có nhiều nỗi sợ mới.
Nỗi sợ làm người ta mất tự do, mất bình an, mất vui…
“Đừng sợ” là điệp khúc trấn an được Đức Giêsu nhắc lại nhiều lần.
Đừng sợ, Simon, khi Thầy gọi anh đi theo (Lc 5, 10).
Đừng sợ khi Thầy đi trên mặt nước mà đến (Mt 14, 27).
Đừng sợ sau khi thấy Thầy được biến hình (Mt 17, 7).
Đừng sợ, Giairô, dù con gái ông đã chết (Mc 5, 36).
Đừng sợ, hỡi các phụ nữ, khi gặp Thầy phục sinh (Mt 28, 10).
Nỗi sợ có vẻ gắn liền với phận người mong manh.
Nhưng Đức Giêsu muốn giải phóng chúng ta khỏi mọi nỗi sợ.
Có người môn đệ sợ bị mất mạng, đến nỗi không dám rao giảng,
không dám tuyên nhận Thầy trước mặt người đời.
Đức Giêsu mời các môn đệ nói công khai giữa ban ngày, trên mái nhà,
điều mình nghe Thầy thì thầm trong đêm khuya (c. 27).
Họ không được giữ riêng cho mình điều đã lãnh nhận.
Đừng sợ cái giá phải trả cho việc rao giảng, làm chứng cho Thầy,
vì có điều gì còn quý hơn cả sự sống thân xác nữa (c. 28).
Trong Vườn Dầu, Đức Giêsu cũng sợ chết, vì Ngài còn quá trẻ.
Nhưng Ngài đã không để cho nỗi sợ thắng mình,
khi dám nói tiếng xin vâng, buông đời mình trong tay Cha.
Cha lo cho cả những sinh vật bé nhỏ, tưởng như vô giá trị.
Chim sẻ là thức ăn rẻ tiền nhất vào thời Đức Giêsu.
Tiền lương một ngày mua được ba chục con chim sẻ.
“Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý Cha” (c. 29).
Cả đến sợi tóc của trên đầu chúng ta cũng được Thiên Chúa đếm (c. 30).
Dù một sợi cũng được Thiên Chúa giữ gìn (Lc 21, 18).
Chính vì thế người Kitô hữu được giải phóng khỏi những nỗi sợ đeo đẳng.
Họ chẳng còn sợ ai, ngoài Thiên Chúa.
Vấn đề không phải là trở nên vô cảm, không biết sợ là gì.
Nhưng là biết sợ ai.
“Mày cùng chịu một án phạt mà không biết sợ Thiên Chúa ư?”
Anh trộm lành đã nói với người kia như vậy (Lc 23, 40).
Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi những nỗi sợ vu vơ,
để chúng ta được tự do, biết lo điều phải lo, biết sợ điều phải sợ.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con dám hành động
theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Chúa.

Xin dạy con biết theo Chúa vô điều kiện,
vì xác tín rằng
Chúa ngàn lần khôn ngoan hơn con,
Chúa ngàn lần quảng đại hơn con,
và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con.

Lạy Chúa Giêsu trên thập giá,
xin cho con dám liều theo Chúa
mà không tính toán thiệt hơn,
anh hùng vượt trên mọi nỗi sợ,
can đảm lướt thắng sự yếu đuối của quả tim,
và ném mình trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa.

Ước gì khi dâng lên Chúa
những hy sinh làm cho tim con rướm máu,
con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt
của người một lòng theo Chúa.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ