Thiên Chúa Hằng Sống là Đấng thương xót, luôn luôn tha thứ và tái ban sự sống cho con người
Thiên
Chúa Hằng Sống là Đấng thương xót, luôn luôn tha thứ và tái ban sự sống
cho con người Nhưng rất thường khi con người không chọn sự sống, không
chọn Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bới các ý thức hệ và
luân lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ
huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không
phải bởi tình yêu thương, việc kiếm tìm thiện ích của người khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu tham dự thánh lễ Ngày Sự Sồng, đo ngài cử hành sáng Chúa Nhật 16-6-2013, nhân Ngày Tin Mừng Sự Sống trong Năm Đức Tin, tại quảng trường thánh Phêrô.
Tham dự thánh lễ có phái đoàn của Phong trào thăng tiến sự sống đền từ nhiều nước trên thế giới, cũng như hàng ngàn thành viên Hiệp hội Môtô đến từ khắp nơi trên thế giới, nhân đại hội kỷ niệm 110 năm hiên diện của loại môtô Harley-Davidson, diễn ra tại Roma trong các ngày 13-16-6. Hiệp hội đã tặng Đức Thánh Cha hai chiếc mô tô kiểu rất đẹp. Vào dịp cuối tuần 30.000 thành viên Hiệp hội cũng đã diễn hành qua các đại lộ chính của Roma. Từ lúc lúc 6 giờ sáng Chúa Nhật các thành viên đã tụ tập về quảng trường và để xe dọc đại lộ Hòa Giải trước quảng trường thánh Phêrô và trên tất cả mọi đường phố chung quanh quảng trường. Hiếm có dịp thấy hàng ngàn chiếc môtô cũ mới đủ loại như vây.
Lúc trước 10 giờ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi qua các lối giữa quảng trường để ngài chào tín hữu.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y tế, vài Giám Mục và 200 Linh Mục. Đoàn giúp lễ gồm 15 thầy thuộc Đại chủng viện truyền giáo dòng Máu Cực Thánh Chúa. Các bài sách Thánh đã được đọc bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Phúc Âm đã được công bố bằng tiếng Ý. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ là Ca đoàn Sistina và ca đoàn Mater Ecclesiae.
Giảng trong thánh lễ cử hành ngày Tin Mừng Sự sống Đức Thánh Cha giải thích mục đích như sau:
Với việc cử hành này, trong Năm Đức Tin, chúng ta muốn cám ơn Chúa về ơn sự sống, trong tất cả mọi biểu lộ của nó, đồng thời chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Sự Sống. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thường niên thứ XI năm C trong ba điểm suy tư: Thứ nhất Thánh Kinh mặc khải cho biết Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa là Sự Sống và suối nguồn sự sống; thứ hai Chúa Giêsu Kitô trao ban sự sống và Chúa Thánh Thần duy trì chúng ta trong sự sống. Và thứ ba đi theo con đường của Thiên Chúa dẫn đưa tới sự sống, trong khi đi theo các thần tượng dẫn đưa tới cái chết.
Bài đọc thứ nhất trích tư sách Samuel II kể lại chuyện vua Đavít phạm tội ngoại tình với vợ của Uria người Híttít, một binh sĩ trong quân đội của hoàng gia. Để lấp liếm tội lỗi vua ra lênh đặt Uria ở hàng tiền tuyến cho ông bị giết chết. Thánh Kinh cho chúng ta thấy thảm cảnh nhân loại trong tất cả cái thực tế của nó: sự lành sự dữ, các đam mê, tội lỗi và các hậu qủa của nó. Khi con người muốn tự khẳng định chính mình, khép kín trong sự ích kỷ và tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa, thì kết cục là nó gieo rắc cái chết. Tội ngoại tình của vua Đavít là một thí dụ. Ích kỷ dẫn đưa tới dối trá, qua đó người ta tự lừa dối chính mình và lừa dối tha nhân. Nhưng không thể lừa được Thiên Chúa, và chúng ta đã nghe lời ngôn sứ Nathan nói với nhà vua: ”Hoàng thượng đã làm điều ác trước mặt Thiên Chúa (2 Sm 12,9). Nhà vua bị đặt trước các việc làm gây chết chóc của mình; thật thế điều vua đã làm là công việc của chết chóc chứ không phải của sự sống. Vua hiểu ra và xin lỗi: ”Tôi đã phạm tội chống lại Chúa”; và Thiên Chúa nhân từ muốn sự sống và luôn tha thứ cho chúng ta, Người tha thứ và tái ban sự sống cho vua. Ngôn sứ nói: Chúa đã cất tội của hoàng thượng: hoàng thượng sẽ không chết”.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói chúng ta thường coi Thiên Chúa như là một vị thẩm phán nghiêm khắc, như là một người hạn chế sự tự do sống của chúng ta. Nhưng toàn Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng trao ban sự sống và chỉ cho chúng ta con đường sự sống toàn vẹn. Sách Sáng Thế nói rằng Thiên Chúa nhào nặn nên con người với bụi đất, rồi thổi một hơi thở sự sống vào mũi nó và con người trở thành một sinh linh (St 2,7). Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống; nhờ hơi thở của Người mà con người có sự sống, và hơi thở của Thiên Chúa đỡ nâng con đường cuộc sống trần gian của nó. Khi kệu gọi ông Môshê Thiên Chúa tự giới thiếu với ông như là Thiên Chúa của Abraham, Igiaác và Giacóp, như là Thiên Chúa của kẻ sống. Và khi gửi Moshê tới với Pharaô để giải phóng dân Người, Thiên Chúa vén mở cho ông tện gọi của Người: ”Ta là Đấng tự hữu”, Thiên Chúa Đấng làm cho mình hiện diện trong lịch sử, Người giải thoát khỏi cảnh nộ lệ, khỏi cái chết và đem sự sống đến cho dân, bởi vì Người là Đấng Hằng Sống. Mười Điều Răn là một con đường mà Thiên Chúa chỉ cho chúng ta để có một cuộc sống thật sự tự do, một sự sống tràn đầy. Chúng không phải là một bài ca nói ”không”: ngươi không được làm cai này, không được làm cái nọ..., mà là bài ca nói ”có” với Thiên Chúa, với Tình Yêu, với sự sống. Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta chỉ tràn đầy trong Thiên Chúa. Chỉ có Người là Đấng Hằng Sống!
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha giải thích thái độ của Chúa Giêsu đến đùng bữa tại nhà một người Pharisêu, và để cho một phu nữ tội lỗi đến gần gậy vấp phạm cho mọi người hiện diện. Người lại còn tha tội cho bà và nói: ”Các tội của chị đã được tha vì chị đã yêu nhiều. Trái lại, ai yêu ít thì được tha ít” (Lc 7,47). Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:
Chúa Giêsu là sự nhập thể của Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng đem sự sống đến, trước biết bao nhiêu công việc của sự chết, tội lỗi, ích kỷ, sự khép kín trong chính mình. Chúa Giêsu tiếp đón, yêu thương, nâng dậy, khích lệ, tha thứ và trao ban trở lại sức mạnh để bước đi, Người tái trao ban sự sống. Trong toàn Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu, với các cử chỉ và lời nói của Người, Người đem sự sống của Thiên Chúa đến và biến đổi con người. Đó là kinh nghiệm của người đàn bà đã xức dầu thơm nơi chân Chúa. Chị cảm thấy được hiểu, được yêu mến và đáp trả với một cử chỉ yêu thương, để cho lòng xót thương của Thiên Chúa đụng chạm tới mình và được ơn tha thứ để bắt đầu một cuộc sống mới. Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống thương xót. Anh chi em có đồng ý vậy không? Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống là Đấng thương xót! Nào tất cả hãy cùng nói: ” Thiên Chơúa Đấng Hằng Sống thương xót. Xin lặp lại một lần nữa: Thiên Chúa Đấng Hằng Sống thương xót!.
Đó cũng đã là kinh nghiệm của thánh Phaolô như kể trong bài đọc thứ hai. Thánh nhân nói: ” Cuộc sống này mà tôi sống trong thân xác, tôi sống trong niềm tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Cuộc sống đó chính là cuộc sống của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Kitô phục sinh, dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống như là con cái của Thiên Chúa, như là con cái trong Người Con. Nhưng chúng ta có để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn không?
Kitô hữu là một người tinh thần, điều này không có nghĩa là họ sống ”trên mây trên gió”, sống ngoài thực tại như thể là một bóng ma, không! Kitô hữu là một người suy tư và hành xử trong cuộc sống thường ngày theo Thiên Chúa, là một người để cho cuộc đời mình được linh hoạt và dưỡng nuôi bởi Chúa Thánh Thần để nó đầy tràn, như là con cái thật. Ai để cho Chúa Thánh Thần hướng đẫn là người thực tế, biết đo lường và lượng định gía trị thực tại, và cũng là người phong phú: cuộc sống của họ sinh ra sự sống chung quanh họ.
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng Thương Xót. Chúa Giêsu đem sự sống của Thiên Chúa đến cho chúng ta, Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào sự sống đó và duy trì chúng ta trong tương quan sinh động là con cái Thiên Chúa. Nhưng con người không muốn thế. Đức Thánh Cha nhận xét như sau:
Nhưng rất thường khi, chúng ta biết điều này do kinh nhghiệm, con người không chọn lựa sự sống, không chọn lựa Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bởi các ý thức hệ và luận lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương và việc kiếm tìm thiện ích của người khác. Đó là ảo tưởng thường xuyên muốn xây dựng kinh thành của con người mà không có Thiên Chúa, không có sự sống và tình yêu của Thiên chúa, một tháp Babel mới; đó là nghĩ rằng việc khước từ Thiên Chúa, Sứ Điệp của Chúa Kitô và Tin Nừng sự sống, đem đến sự tự do và việc hiện thực tràn đầy con người. Hậu qủa là các thần tượng mau qua của con người thay thế Thiên Chúa, chúng cống hiến sự say choáng của một lúc tự do, nhưng sau cùng chúng đem tới các nô lệ mới và cái chết. Sự khôn ngoan của tác giả thánh vịnh nói: ”Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời” (Tv 19,9). Chúng ta hãy luôn nhớ điều đó: Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót. Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa như Thiên Chúa của sự sống, chúng ta hãy nhìn vào lề luật của Người, vào sứ điệp Tin Mừng như con đường của sư tự do và sự sống. Thiên Chúa Hằng Sống giải phóng chúng ta! Chúng ta hãy nói có với tình yêu chứ không với với ích kỷ, chúng ta hãy nói có với sự sống chứ không với cái chết, chúng ta hãy nói có với sự tự do chứ không với nô lệ của biết bao nhiêu thần tượng thời đại. Tắt một lời, chúng ta hãy nói vâng với Thiên Chúa là tình yêu, sự sống và tự do, và không bao giờ gây thất vọng (x. 1 Ga 4,8). Chỉ có niềm tin nơi Thiên Chúa Hằng Sống cứu rỗi chúng ta.
Lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Hoa, Tây Ban Nha, Nga, Đức và Đại Hàn. Trong phần hiệp lễ 150 Linh Muc đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Vào cuối thánh lễ Đức Hồng Y Zimowski đã thay mặt mọi người đặc biệt là các thánh viên Phong trao Bảo vệ sự sống cám ơn Đức Thánh Cha.
Trước khi đọc kinh truyền tin và ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người hướng về Đức Mẹ và phó thác cho sự chở che hiền mầu của Mẹ mọi sự sống, cách riêng sự sống yếu duối, vô phương tự vệ và bị đe dọa nhất.
Ngài cũng nhắc rằng thứ bẩy vừa qua Giáo Hội tại Carpi Italia đã có một tân chân phước: đó là Odoardo Focherini, nhà báo cha của 7 người con, và là người đã cứu nhiều người Do thái, nhưng bị bắt và chết trong trại tập trung Đức quốc xã tại Hersbruck năm 1944 lúc với 37 tuổi, bị thù ghét vì đức tin. Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì chứng nhân Tin Mừng Sự Sống này.
Ngài cũng cám ơn tất cả mọi tín hữu, đặc biệt các gia đình đã trực tiếp hoạt động bảo vệ sự sống con người, cũng như các thành viên liên hiệp mô tô Harley Davidson và Hội Môtô của cảnh sát Italia.
Rồi ngài đọc Kinh Truyền Tin và ban phèp lành tào thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu tham dự thánh lễ Ngày Sự Sồng, đo ngài cử hành sáng Chúa Nhật 16-6-2013, nhân Ngày Tin Mừng Sự Sống trong Năm Đức Tin, tại quảng trường thánh Phêrô.
Tham dự thánh lễ có phái đoàn của Phong trào thăng tiến sự sống đền từ nhiều nước trên thế giới, cũng như hàng ngàn thành viên Hiệp hội Môtô đến từ khắp nơi trên thế giới, nhân đại hội kỷ niệm 110 năm hiên diện của loại môtô Harley-Davidson, diễn ra tại Roma trong các ngày 13-16-6. Hiệp hội đã tặng Đức Thánh Cha hai chiếc mô tô kiểu rất đẹp. Vào dịp cuối tuần 30.000 thành viên Hiệp hội cũng đã diễn hành qua các đại lộ chính của Roma. Từ lúc lúc 6 giờ sáng Chúa Nhật các thành viên đã tụ tập về quảng trường và để xe dọc đại lộ Hòa Giải trước quảng trường thánh Phêrô và trên tất cả mọi đường phố chung quanh quảng trường. Hiếm có dịp thấy hàng ngàn chiếc môtô cũ mới đủ loại như vây.
Lúc trước 10 giờ xe díp đã chở Đức Thánh Cha đi qua các lối giữa quảng trường để ngài chào tín hữu.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Y tế, vài Giám Mục và 200 Linh Mục. Đoàn giúp lễ gồm 15 thầy thuộc Đại chủng viện truyền giáo dòng Máu Cực Thánh Chúa. Các bài sách Thánh đã được đọc bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Phúc Âm đã được công bố bằng tiếng Ý. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ là Ca đoàn Sistina và ca đoàn Mater Ecclesiae.
Giảng trong thánh lễ cử hành ngày Tin Mừng Sự sống Đức Thánh Cha giải thích mục đích như sau:
Với việc cử hành này, trong Năm Đức Tin, chúng ta muốn cám ơn Chúa về ơn sự sống, trong tất cả mọi biểu lộ của nó, đồng thời chúng ta muốn loan báo Tin Mừng Sự Sống. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã quảng diễn các bài đọc Chúa Nhật thường niên thứ XI năm C trong ba điểm suy tư: Thứ nhất Thánh Kinh mặc khải cho biết Thiên Chúa Hằng Sống, Thiên Chúa là Sự Sống và suối nguồn sự sống; thứ hai Chúa Giêsu Kitô trao ban sự sống và Chúa Thánh Thần duy trì chúng ta trong sự sống. Và thứ ba đi theo con đường của Thiên Chúa dẫn đưa tới sự sống, trong khi đi theo các thần tượng dẫn đưa tới cái chết.
Bài đọc thứ nhất trích tư sách Samuel II kể lại chuyện vua Đavít phạm tội ngoại tình với vợ của Uria người Híttít, một binh sĩ trong quân đội của hoàng gia. Để lấp liếm tội lỗi vua ra lênh đặt Uria ở hàng tiền tuyến cho ông bị giết chết. Thánh Kinh cho chúng ta thấy thảm cảnh nhân loại trong tất cả cái thực tế của nó: sự lành sự dữ, các đam mê, tội lỗi và các hậu qủa của nó. Khi con người muốn tự khẳng định chính mình, khép kín trong sự ích kỷ và tự đặt mình vào chỗ của Thiên Chúa, thì kết cục là nó gieo rắc cái chết. Tội ngoại tình của vua Đavít là một thí dụ. Ích kỷ dẫn đưa tới dối trá, qua đó người ta tự lừa dối chính mình và lừa dối tha nhân. Nhưng không thể lừa được Thiên Chúa, và chúng ta đã nghe lời ngôn sứ Nathan nói với nhà vua: ”Hoàng thượng đã làm điều ác trước mặt Thiên Chúa (2 Sm 12,9). Nhà vua bị đặt trước các việc làm gây chết chóc của mình; thật thế điều vua đã làm là công việc của chết chóc chứ không phải của sự sống. Vua hiểu ra và xin lỗi: ”Tôi đã phạm tội chống lại Chúa”; và Thiên Chúa nhân từ muốn sự sống và luôn tha thứ cho chúng ta, Người tha thứ và tái ban sự sống cho vua. Ngôn sứ nói: Chúa đã cất tội của hoàng thượng: hoàng thượng sẽ không chết”.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói chúng ta thường coi Thiên Chúa như là một vị thẩm phán nghiêm khắc, như là một người hạn chế sự tự do sống của chúng ta. Nhưng toàn Thánh Kinh nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng trao ban sự sống và chỉ cho chúng ta con đường sự sống toàn vẹn. Sách Sáng Thế nói rằng Thiên Chúa nhào nặn nên con người với bụi đất, rồi thổi một hơi thở sự sống vào mũi nó và con người trở thành một sinh linh (St 2,7). Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống; nhờ hơi thở của Người mà con người có sự sống, và hơi thở của Thiên Chúa đỡ nâng con đường cuộc sống trần gian của nó. Khi kệu gọi ông Môshê Thiên Chúa tự giới thiếu với ông như là Thiên Chúa của Abraham, Igiaác và Giacóp, như là Thiên Chúa của kẻ sống. Và khi gửi Moshê tới với Pharaô để giải phóng dân Người, Thiên Chúa vén mở cho ông tện gọi của Người: ”Ta là Đấng tự hữu”, Thiên Chúa Đấng làm cho mình hiện diện trong lịch sử, Người giải thoát khỏi cảnh nộ lệ, khỏi cái chết và đem sự sống đến cho dân, bởi vì Người là Đấng Hằng Sống. Mười Điều Răn là một con đường mà Thiên Chúa chỉ cho chúng ta để có một cuộc sống thật sự tự do, một sự sống tràn đầy. Chúng không phải là một bài ca nói ”không”: ngươi không được làm cai này, không được làm cái nọ..., mà là bài ca nói ”có” với Thiên Chúa, với Tình Yêu, với sự sống. Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta chỉ tràn đầy trong Thiên Chúa. Chỉ có Người là Đấng Hằng Sống!
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha giải thích thái độ của Chúa Giêsu đến đùng bữa tại nhà một người Pharisêu, và để cho một phu nữ tội lỗi đến gần gậy vấp phạm cho mọi người hiện diện. Người lại còn tha tội cho bà và nói: ”Các tội của chị đã được tha vì chị đã yêu nhiều. Trái lại, ai yêu ít thì được tha ít” (Lc 7,47). Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:
Chúa Giêsu là sự nhập thể của Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng đem sự sống đến, trước biết bao nhiêu công việc của sự chết, tội lỗi, ích kỷ, sự khép kín trong chính mình. Chúa Giêsu tiếp đón, yêu thương, nâng dậy, khích lệ, tha thứ và trao ban trở lại sức mạnh để bước đi, Người tái trao ban sự sống. Trong toàn Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu, với các cử chỉ và lời nói của Người, Người đem sự sống của Thiên Chúa đến và biến đổi con người. Đó là kinh nghiệm của người đàn bà đã xức dầu thơm nơi chân Chúa. Chị cảm thấy được hiểu, được yêu mến và đáp trả với một cử chỉ yêu thương, để cho lòng xót thương của Thiên Chúa đụng chạm tới mình và được ơn tha thứ để bắt đầu một cuộc sống mới. Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống thương xót. Anh chi em có đồng ý vậy không? Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống là Đấng thương xót! Nào tất cả hãy cùng nói: ” Thiên Chơúa Đấng Hằng Sống thương xót. Xin lặp lại một lần nữa: Thiên Chúa Đấng Hằng Sống thương xót!.
Đó cũng đã là kinh nghiệm của thánh Phaolô như kể trong bài đọc thứ hai. Thánh nhân nói: ” Cuộc sống này mà tôi sống trong thân xác, tôi sống trong niềm tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2,20). Cuộc sống đó chính là cuộc sống của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Kitô phục sinh, dẫn đưa chúng ta vào cuộc sống như là con cái của Thiên Chúa, như là con cái trong Người Con. Nhưng chúng ta có để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn không?
Kitô hữu là một người tinh thần, điều này không có nghĩa là họ sống ”trên mây trên gió”, sống ngoài thực tại như thể là một bóng ma, không! Kitô hữu là một người suy tư và hành xử trong cuộc sống thường ngày theo Thiên Chúa, là một người để cho cuộc đời mình được linh hoạt và dưỡng nuôi bởi Chúa Thánh Thần để nó đầy tràn, như là con cái thật. Ai để cho Chúa Thánh Thần hướng đẫn là người thực tế, biết đo lường và lượng định gía trị thực tại, và cũng là người phong phú: cuộc sống của họ sinh ra sự sống chung quanh họ.
Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Đấng Thương Xót. Chúa Giêsu đem sự sống của Thiên Chúa đến cho chúng ta, Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào sự sống đó và duy trì chúng ta trong tương quan sinh động là con cái Thiên Chúa. Nhưng con người không muốn thế. Đức Thánh Cha nhận xét như sau:
Nhưng rất thường khi, chúng ta biết điều này do kinh nhghiệm, con người không chọn lựa sự sống, không chọn lựa Tin Mừng sự sống, mà để cho mình bị hướng dẫn bởi các ý thức hệ và luận lý ngăn cản sự sống, không dung tha sự sống, bởi vì chúng bị chỉ huy bởi sự ích kỷ, lợi nhuận, bổng lộc, quyền bính, thú vui, chứ không phải bởi tình yêu thương và việc kiếm tìm thiện ích của người khác. Đó là ảo tưởng thường xuyên muốn xây dựng kinh thành của con người mà không có Thiên Chúa, không có sự sống và tình yêu của Thiên chúa, một tháp Babel mới; đó là nghĩ rằng việc khước từ Thiên Chúa, Sứ Điệp của Chúa Kitô và Tin Nừng sự sống, đem đến sự tự do và việc hiện thực tràn đầy con người. Hậu qủa là các thần tượng mau qua của con người thay thế Thiên Chúa, chúng cống hiến sự say choáng của một lúc tự do, nhưng sau cùng chúng đem tới các nô lệ mới và cái chết. Sự khôn ngoan của tác giả thánh vịnh nói: ”Huấn lệnh Chúa hoàn toàn ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh Chúa xiết bao minh bạch, cho đôi mắt rạng ngời” (Tv 19,9). Chúng ta hãy luôn nhớ điều đó: Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót. Chúa là Đấng Hằng Sống, Người thương xót.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy nhìn lên Thiên Chúa như Thiên Chúa của sự sống, chúng ta hãy nhìn vào lề luật của Người, vào sứ điệp Tin Mừng như con đường của sư tự do và sự sống. Thiên Chúa Hằng Sống giải phóng chúng ta! Chúng ta hãy nói có với tình yêu chứ không với với ích kỷ, chúng ta hãy nói có với sự sống chứ không với cái chết, chúng ta hãy nói có với sự tự do chứ không với nô lệ của biết bao nhiêu thần tượng thời đại. Tắt một lời, chúng ta hãy nói vâng với Thiên Chúa là tình yêu, sự sống và tự do, và không bao giờ gây thất vọng (x. 1 Ga 4,8). Chỉ có niềm tin nơi Thiên Chúa Hằng Sống cứu rỗi chúng ta.
Lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng: Hoa, Tây Ban Nha, Nga, Đức và Đại Hàn. Trong phần hiệp lễ 150 Linh Muc đã giúp Đức Thánh Cha phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu.
Vào cuối thánh lễ Đức Hồng Y Zimowski đã thay mặt mọi người đặc biệt là các thánh viên Phong trao Bảo vệ sự sống cám ơn Đức Thánh Cha.
Trước khi đọc kinh truyền tin và ban phép lành cuối lễ Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người hướng về Đức Mẹ và phó thác cho sự chở che hiền mầu của Mẹ mọi sự sống, cách riêng sự sống yếu duối, vô phương tự vệ và bị đe dọa nhất.
Ngài cũng nhắc rằng thứ bẩy vừa qua Giáo Hội tại Carpi Italia đã có một tân chân phước: đó là Odoardo Focherini, nhà báo cha của 7 người con, và là người đã cứu nhiều người Do thái, nhưng bị bắt và chết trong trại tập trung Đức quốc xã tại Hersbruck năm 1944 lúc với 37 tuổi, bị thù ghét vì đức tin. Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì chứng nhân Tin Mừng Sự Sống này.
Ngài cũng cám ơn tất cả mọi tín hữu, đặc biệt các gia đình đã trực tiếp hoạt động bảo vệ sự sống con người, cũng như các thành viên liên hiệp mô tô Harley Davidson và Hội Môtô của cảnh sát Italia.
Rồi ngài đọc Kinh Truyền Tin và ban phèp lành tào thánh cho mọi người.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét