Công bố văn kiện Tòa Thánh về mục vụ người tị nạn và tản cư
VATICAN.
Hôm 6-6-2013, Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, đã
công bố Văn kiện dài 72 trang với tựa đề ”Đón tiếp Chúa Kitô nơi những
người tị nạn và những người bị cưỡng bách di cư. Những đường hướng mục
vụ”.
Văn kiện được ĐHY Antonio Mario Vegliò, Chủ tịch Hội đồng mục vụ di dân và người lưu động, cùng với ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, và hai chuyên gia khác.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện này được soạn thảo để đáp ứng
những biến chuyển trong bản chất của hiện tượng cưỡng bách di cư những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Hội đồng Tòa Thánh công bố văn kiện hồi năm 1992 với tựa đề ”Những người tị nạn, một thách đố đối với tình liên đới”.
Tiếp đến, cần để ý đến nhiều lý do bó buộc con người phải rời bỏ gia cư của họ. Và đối lại với hiện tượng này là các luật lệ nghiêm ngặt hơn do các chính phủ ban hành để đối phó với làn sóng người tị nạn và di dân. Nhiều khi cả dư luận quần chúng cũng chống lại hiện tượng này.
Vì thế, cần phải có những suy tư mới, cũng vì trong các trong các cuộc thảo luận chính trị trên bình diện quốc gia và quốc tế, càng ngày các chính quyền càng đưa ra những biện pháp làm cho con người sợ mà không dám di cư hoặc tị nạn, thay vì các biện pháp khích lệ mưu an sinh cho con người, bảo vệ nhân phẩm và thăng tiến vị thế trung tâm của con người. Dường như vấn đề ở đây là làm sao để những người tị nạn và di dân đừng bén mảng tới đất nước liên hệ, thay vì tìm hiểm những lý do tại sao họ buộc lòng phải rời bỏ quê hương. Nguyên sự hiện diện của người tị nạn và xuất cư bị coi là như vấn đề. Tất cả những điều đó đe dọa việc bảo vệ họ”.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện mới của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động nhấn mạnh sự cấp thiết cần bảo đảm ít là các quyền được liệt kê trong Hiệp Ước quốc tế năm 1951 về người tị nạn, tuy rằng văn kiện quan trọng này chỉ có tính chất tối thiểu, có thể được cải tiến. Vấn đề ở đây là canh tân tinh thần Hiệp Ước năm 1951 để đi tới những chính sách sáng suốt, có thể đáp ứng hoàn toàn các vấn đề ngày nay và những vấn đề manh nha trong tương lai.
Văn kiện cho thấy Giáo Hội cảm thấy nghĩa vụ phải biểu lộ sự gần gũi với những người tị nạn và những người buộc lòng phải rời bỏ quê hương căn cội của mình. Công tác mục vụ của Giáo Hội là biểu hiện cụ thể đức tin của hội Thánh. Chính vì thế, từ cấp giáo xứ và những cơ cấu cơ bản, cho tới những thành phần khác nhau ở cấp miền, đại lục và hoàn vũ, Giáo Hội không sợ dấn thân bênh vực người di dân, tị nạn và tản cư, cũng như những nạn nhân của nạn buôn người trong mọi miền trên thế giới.
Sự dấn thân của Giáo Hội được cụ thể hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, cứu giúp trực tiếp và trợ giúp vật chất trong những tình trạng khủng hoảng và cấp thời, giúp đỡ trong những nhu cầu thiêng liêng, ban các bí tích va thăng tiến tất cả những gì có thể góp phần chữa lành, củng cố và gây ý thức trách nhiệm cho cá nhân và các gia đình”.
Dàn bài
Văn kiện mới của Tòa Thánh về đường hướng mục vụ người tị nạn và cưỡng bách di cư dài 72 trang gồm 124 đoạn, ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 4 phần:
- Phần thứ I nói về ”sứ mạng của Giáo Hội bênh vực những người bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”
- Phần thứ II mang tựa đề: ”Những người tị nạn và những người khác bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”.
- Phần thứ III bàn về ”những quyền lợi và nghĩa vụ: hướng nhìn về tương lai”
- Phần thứ IV nói về ”việc mục vụ chuyên biệt cho người tị nạn và những người bị cưỡng bách rời quê hương.”
Văn kiện được ĐHY Antonio Mario Vegliò, Chủ tịch Hội đồng mục vụ di dân và người lưu động, cùng với ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, và hai chuyên gia khác.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện này được soạn thảo để đáp ứng
những biến chuyển trong bản chất của hiện tượng cưỡng bách di cư những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Hội đồng Tòa Thánh công bố văn kiện hồi năm 1992 với tựa đề ”Những người tị nạn, một thách đố đối với tình liên đới”.
Tiếp đến, cần để ý đến nhiều lý do bó buộc con người phải rời bỏ gia cư của họ. Và đối lại với hiện tượng này là các luật lệ nghiêm ngặt hơn do các chính phủ ban hành để đối phó với làn sóng người tị nạn và di dân. Nhiều khi cả dư luận quần chúng cũng chống lại hiện tượng này.
Vì thế, cần phải có những suy tư mới, cũng vì trong các trong các cuộc thảo luận chính trị trên bình diện quốc gia và quốc tế, càng ngày các chính quyền càng đưa ra những biện pháp làm cho con người sợ mà không dám di cư hoặc tị nạn, thay vì các biện pháp khích lệ mưu an sinh cho con người, bảo vệ nhân phẩm và thăng tiến vị thế trung tâm của con người. Dường như vấn đề ở đây là làm sao để những người tị nạn và di dân đừng bén mảng tới đất nước liên hệ, thay vì tìm hiểm những lý do tại sao họ buộc lòng phải rời bỏ quê hương. Nguyên sự hiện diện của người tị nạn và xuất cư bị coi là như vấn đề. Tất cả những điều đó đe dọa việc bảo vệ họ”.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện mới của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động nhấn mạnh sự cấp thiết cần bảo đảm ít là các quyền được liệt kê trong Hiệp Ước quốc tế năm 1951 về người tị nạn, tuy rằng văn kiện quan trọng này chỉ có tính chất tối thiểu, có thể được cải tiến. Vấn đề ở đây là canh tân tinh thần Hiệp Ước năm 1951 để đi tới những chính sách sáng suốt, có thể đáp ứng hoàn toàn các vấn đề ngày nay và những vấn đề manh nha trong tương lai.
Văn kiện cho thấy Giáo Hội cảm thấy nghĩa vụ phải biểu lộ sự gần gũi với những người tị nạn và những người buộc lòng phải rời bỏ quê hương căn cội của mình. Công tác mục vụ của Giáo Hội là biểu hiện cụ thể đức tin của hội Thánh. Chính vì thế, từ cấp giáo xứ và những cơ cấu cơ bản, cho tới những thành phần khác nhau ở cấp miền, đại lục và hoàn vũ, Giáo Hội không sợ dấn thân bênh vực người di dân, tị nạn và tản cư, cũng như những nạn nhân của nạn buôn người trong mọi miền trên thế giới.
Sự dấn thân của Giáo Hội được cụ thể hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, như lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, cứu giúp trực tiếp và trợ giúp vật chất trong những tình trạng khủng hoảng và cấp thời, giúp đỡ trong những nhu cầu thiêng liêng, ban các bí tích va thăng tiến tất cả những gì có thể góp phần chữa lành, củng cố và gây ý thức trách nhiệm cho cá nhân và các gia đình”.
Dàn bài
Văn kiện mới của Tòa Thánh về đường hướng mục vụ người tị nạn và cưỡng bách di cư dài 72 trang gồm 124 đoạn, ngoài phần nhập đề và kết luận, được chia làm 4 phần:
- Phần thứ I nói về ”sứ mạng của Giáo Hội bênh vực những người bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”
- Phần thứ II mang tựa đề: ”Những người tị nạn và những người khác bị cưỡng bách rời bỏ quê hương”.
- Phần thứ III bàn về ”những quyền lợi và nghĩa vụ: hướng nhìn về tương lai”
- Phần thứ IV nói về ”việc mục vụ chuyên biệt cho người tị nạn và những người bị cưỡng bách rời quê hương.”
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét