Phần hai bài phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô trên chuyến bay về Roma
Chúng
tôi xin gửi tới quý vị và các bạn phần hai bài phỏng vấn Đức Thánh Cha
Phanxicô dành cho các nhà báo quốc tế trên chuyến bay từ Tel Aviv về
Roma tối thứ hai 26-5-2014.
Trong phần đầu của cuộc phỏng vấn các phóng viên, đại diện cho các nhóm nói tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha, đã đưa ra các câu hỏi liên quan tới: các cử chỉ tự phát của Đức Thánh Cha khiến cho mọi người cảm động, các vụ giáo sĩ tu sĩ và nhân viên của Giáo Hội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, các gương mù gương xấu chi phí chống lại sứ điệp Giáo Hội nghèo và của người nghèo hay không trong sáng trong tiền bạc, phong trào chống âu châu đang lên, và quy chế của thành Giêrusalem.
Sau đây là nội dung phần hai cuộc phỏng vấn. Anh Jan-Christoph Kitzler, phóng viên đài phát thanh Đức, hỏi:
Hỏi: Trong chuyến công du vừa qua Đức Thánh Cha đã nhiều lần gặp gỡ và nói chuyện với Đức Thượng Phụ Bartolomaios. Chúng con tự hỏi không biết hai vị có đề cập tới các bước cụ thể xích lại gần nhau, hay có dịp đề cập tới vấn đề này không, ngoài việc ra Tuyên ngôn chung và cầu nguyện, chắc chắn cũng là một dấu chỉ mạnh mẽ. Con cũng tự hỏi không biết Giáo Hội công giáo có thể học vài điều từ Giáo Hội chính thống hay không, con muốn nói tới sự kiện các linh mục có gia đình. Đây là một câu hỏi mà nhiều tín hữu công giáo, đặc biệt tại Đức, đặt ra, cả dưới ánh sáng bức thư mà các phụ nữ yêu các linh mục gửi cho Đức Thánh Cha?
Đáp: Nhưng mà Giáo Hội công giáo cũng có các linh mục lập gia đình chứ: đó là các linh mục công giáo hy lạp, công giáo Copte. Trong lễ nghi đông phương có các linh mục lấy vợ. Bởi vì độc thân không phải là một tín lý: nó là một luật sống, mà tôi đánh giá rất cao và tôi tin rằng nó là một món qùa cho Giáo Hội. Vì không phải là một tín lý đức tin, nên có cánh cửa luôn luôn rộng mở. Trong lúc này chúng tôi không nói đến chuyện đó, như là chương trình, ít nhất trong lúc này. Chúng tôi có các điều quan trọng hơn cần làm. Với Đức Thượng Phụ Barlolomaios, đề tài này đã không được bàn tới, vì nó thực sự là đề tài phụ thuộc trong tương quan với anh em chính thống. Chúng tôi đã nói tới sự hiệp nhất: mà sự hiệp nhất thì được làm trên đường đi, sự hiệp nhất là một lộ trình. Chúng ta không bao giờ có thể làm ra sự hiệp nhất trong một hội nghị thần học. Và Đức Thượng Phụ đã nói với tôi rằng điều tôi đã biết là đúng, rằng Đức Thượng Phụ Athenagoras đã nói với Đức Phaolô VI: ”Chúng ta thanh thản cùng đi, tất cả các nhà thần học chúng ta để họ trên một hòn đảo, để họ thảo luận với nhau, và chúng ta tiến bước trên con đường cuộc sống”. Thật vậy, tôi đã nghĩ có lẽ... Nhưng không, nó đúng vậy! Trong những ngày này Đức Bartolomaios đã nói với tôi như thế. Cùng bước đi, cùng cầu nguyện, cùng làm việc trong biết bao nhiêu chuyện mà chúng ta có thể cùng làm với nhau, trợ giúp lẫn nhau. Chẳng hạn với các Giáo Hội, tại Roma và biết bao nhiêu nơi khác. Mà tại Roma biết bao nhiêu tín hữu chính thống sử dụng các nhà thờ công giáo vào giờ nọ giờ kia, như một sự trợ giúp để cùng đi, đúng không? Chúng tôi cũng đã đề cập tới một chuyện khác, mà có lẽ trong Hội Đồng liên chính thống người ta làm một cái gì đó: đó là ngày lễ Phục Sinh, bởi vì nó hơi nực cười: “Này bạn, hãy nói cho tôi biết Chúa Kitô của bạn sống lại khi nào vậy? - Tuần tới - Ồ, Chúa Kitô của tôi đã sống lại tuần vừa qua rồi!” Phải, ngày lễ Phục Sinh là một đầu chỉ của sự hiệp nhất, đúng không? Chúng tôi yêu thương nhau, chúng tôi kể cho nhau nghe các khó khăn trong việc cai quản của chúng tôi. Và có một điều mà chúng tôi nói với nhau khá nhiều đó là vấn đề môi sinh. Đức Thượng Phụ rất lo âu và cả tôi cũng thế, chúng tôi đã cùng nhau nói nhiều về một công việc chung liên quan tới vấn đề này.
Cha Lombardi nói: ”Vì chúng ta không phải chỉ là người âu châu hay Mỹ, nhưng cũng có các nhà báo Á châu nữa, nên xin nhường lời cho anh Shoko Ueda của hãng tin Tokyo Nhật Bản hỏi Đức Thánh Cha, vì Đức Thánh Cha cũng đang chuẩn bị cho các chuyến đi Á châu”.
Anh Shoko Ueda hỏi:
Hỏi: Con cám ơn Đức Thánh Cha. Rất tiếc con không nói đươc tiếng Ý, nên con xin hỏi bằng tiếng Anh. Chuyến tông du tới của Đức Thánh Cha là viếng thăm Nam Hàn, vì thế con muốn đặt câu hỏi liên quan tới các vùng Á châu. Trong các nước gần Nam Hàn có Bắc Hàn và Trung Quốc, là những nơi không có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Đức Thánh Cha có nghĩ làm cái gì cho các anh chị em đang phải khổ đau vì các tình thế này hay không?
Đáp: Tôi quý trọng Á châu. Có hai chương trình viếng thăm: một tại Nam Hàn để gặp gỡ giới trẻ Á châu, rồi vào tháng giêng năm tới có một chuyến viếng thăm Sri Lanka và Philipines trong vùng đã bị tai nạn sóng thần. Vấn đề không được tự do hành đạo không phải chỉ có tại vài nước Á châu, mà cũng có tại các nước khác trên thế giới nữa. Tự do tôn giáo không phải là điều có trong tất cả mọi nước. Có vài nước kiểm soát tự do tôn giáo một cách nhẹ nhàng và an bình, các nước khác đưa ra các biện pháp kết cục trở thành một việc thực sự bách hại các kitô hữu. Có các vị tử đạo, ngày nay có các kitô hữu chết vì đạo. Tín hữu công giáo và không công giáo, nhưng là những người chết vì đạo. Và tại một vài nước không thể đeo Thánh Giá hay không thể có một cuốn Thánh Kinh. Không thể dậy giáo lý cho trẻ em ngày nay. Và tôi tin rằng mình không lầm, tin rằng trong thời đại này có nhiều người chết vì đạo hơn là trong các thời gian đầu của Giáo Hội. Tại vài nơi chúng ta phải tới gần một cách thận trọng để trợ giúp các anh chị em ấy. Chúng ta phải cầu nguyện nhiều cho các Giáo Hội dau khổ này: họ đau khổ nhiều lắm. Các Giám Mục và Tòa Thánh kín đáo hoạt động để trợ giúp các nước này, trợ giúp kitô hữu của các nước này. Nhưng đây không phải là điều dễ dàng. Chẳng hạn, tôi xin nói với anh một điều này. Trong một nước có lệnh cấm cầu nguyện chung với nhau. Nhưng các kitô hữu sống tại đó lại muốn cử hành Thánh Thể. Có một ông thợ là linh mục. Ngài đến và ngồi vào bàn giả bộ uống trả, nhưng họ cử hành Thánh thể. Nếu có cảnh sát đến, họ dấu ngay các sách lễ đi, và đang uống trà. Điều này xảy ra ngày nay đấy. Không dễ dàng đâu!
Cha Lombardi nói: Con hy vọng Đức Thánh Cha cũng sẽ mau đến thăm Nhật Bản nữa... Tốt lằm, hơn nửa giờ rồi. Con tin là chúng ta cũng có bổn phận phải săn sóc sức khỏe của mình và sự nghỉ ngơi của Đức Thánh Cha nữa. Vì thế... Đức Thánh Cha nói là ngài muốn tiếp tục, hay các nhà báo phải tiếp tục. Tiếp tục nữa? Tiếp tục. Vậy thì tốt. Anh chị em thấy chưa, tôi muốn bảo vệ Đức Thánh Cha, nhưng mà ngài không muốn. Như thế chúng ta tiếp tục với nhóm tiếng Ý, với câu hỏi của anh Fausto Gasparoni, phóng viên của hãng tin ANSA.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, trong triều đại của ngài Đức Thánh Cha đương đầu với nhiều dấn thân, và ngài làm điều đó một cách rất sít sao đầy đặc, như chúng ta thấy trong các ngày này. Nếu mai kia, trong một ngày không xa, Đức Thánh Cha cảm thấy không còn sức để chu toàn sứ vụ của mình nữa, Đức Thánh Cha có nghĩ tới cùng lựa chọn từ bỏ sứ vụ như vị tiền nhiệm đã làm hay không?
Đáp: Tôi sẽ làm điều Chúa sẽ nói tôi làm: cầu nguyện, tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng tôi tin rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI không phải là một trường hợp duy nhất, nhưng đã xảy ra là ngài đã không có sức, và nói một cách liêm chính, ngài là một con người của lòng tin, rất mực khiêm nhường, ngài đã lấy quyết định này. Tôi tin rằng ngài là một sự mở ra: cách đây 70 năm hầu như đã không có các giám mục về hưu. Nhưng bây giờ có rất nhiều. Điều gì sẽ xảy ra đối với các giáo hoàng về hưu? Tôi tin rằng chúng ta phải nhìn vào ngài như là một mở ra. Ngài đã mở ra một cánh cửa, cánh cửa của các Giáo Hoàng về hưu. Sẽ có nhiều vị khác nữa, hay không có. Chỉ có Thiên Chúa biết. Nhưng cánh cửa này đã được mở ra: tôi tin rằng một Giám Mục Roma, một Giáo Hoàng cảm thấy sức lực của mình yếu kém đi, bởi vì bây giờ người ra sống lâu - thì phải tự đặt các câu hỏi như Đức Thánh Cha Biển Đức đã làm.
Bây giờ chúng ta nhường lời cho anh John Allen thuộc nhóm tiếng Anh.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, hôm nay Đức Thánh Cha đã gặp một nhóm những người sống sót của cuộc diệt chủng Do thái. Đức Thánh Cha biết có một gương mặt còn gợi lên nhiều bối rối đối với vai trò của ngài trong cuộc diệt chủng: đó là Đức Pio XII vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha. Chúng con muốn biết tại sao trước khi làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã viết và đã nói rằng mình ngưỡng mộ Đức Pio XII, nhưng cũng muốn thấy các văn khố được mở ra, trước khi đi đến một kết luận vĩnh viễn. Như thế chúng con muốn biết - vì Đức Thánh Cha mới tôn hai vị tiền nhiệm lên hàng hiển thánh - vậy Đức Thánh Cha có ý định tiếp tục tiến trình điều tra trước khi quyết định tôn phong chân phước cho Đức Pio XII hay không?
Đáp: Án liên quan tới Đức Pio XII đã được mở. Tôi đã hỏi tin tức, chưa có phép lạ nào, và nếu không có các phép lạ, thì không thể tiến tới được. Và nó dừng ở đó. Chúng tôi phải chờ đợi thực tại, xem thực tại của án phong tiến triển như thế nào, rồi mới nghĩ tới việc quyết định được. Nhưng sự thực là điều này: chưa có phép lạ nào, và cần phải có một phép lạ cho việc tuyên phong chân phước. Án phong của Đức Pio XII ngày nay là như thế. Và tôi không thể nghĩ là có phong chân phước cho ngài hay không, bởi vì tiến trình chậm.
Bây giờ thì đến lượt Argentina từ một nhân vật mà Đức Thánh Cha biết: đó là chị Elisabetta Piqué.
Hỏi: Đây là môt câu hỏi của nhóm nói tiếng Tây Ban Nha phối hợp với Mêhicô. Đức Thánh Cha đã trở thành một vị lãnh đạo tinh thần và cả chính trị nữa, và Đức Thánh Cha đang mở ra nhiều viễn tượng bên trong Giáo Hội cũng như bên ngoài cộng đồng quốc tế. Bên trong Giáo Hội chẳng hạn hhư điều gì sẽ xảy ra với việc cho các cặp ly dị tái hôn được rước Mình Thánh Chúa, và trong cộng đồng quốc tế như việc làm trung gian gây kinh ngạc cho thế giới, về cuộc gặp gỡ tại Vaticăng... Đức Thánh Cha không sợ bị thất bại hay sao? Và bây giờ con xin hỏi bằng kiểu nói Tây Ban Nha ”Đức Thánh Cha không đang bỏ qúa nhiều thịt vào lửa” hay sao, khi dấy lên nhiều chờ mong như vậy; Đức Thánh Cha không sợ gặp vài thất bại nào đó hay sao?
Đáp: Trước hết tôi xin giải thích rõ về cuộc gặp gỡ tại Vaticăng: đó sẽ là một cuộc gặp gỡ cầu nguyện, chứ không phải để làm trung gian hay tìm ra các giải pháp. Không. Chúng tôi sẽ họp nhau để cầu nguyện thôi. Rồi mỗi người trở về nhà mình. Nhưng tôi tin rằng lời cầu nguyện quan trọng và cùng nhau cầu nguyện mà không thảo luận, điều này trợ giúp. Đó sẽ là một cuộc gặp gỡ cầu nguyện: sẽ có một rabbi, một vị lãnh đạo hồi giáo và tôi. Tôi đã xin vị Quản thủ Thánh Địa tổ chức các điều này cho cụ thể một chút.
Thứ hai, xin cám ơn câu hỏi liên quan tới các người đã ly dị. Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ bàn về gia đình, về vấn đề của gia đình, các sự phong phú của gia đình, về tình trạng hiện nay của gia đình. Tài liệu trình bầy trước của Đức Hồng Y Kasper đã có 5 chương: 4 chương về gia đình, các hay đẹp của gia đình, nền tảng thần học, vài vấn đề gia đình; và chương 5 nói về mục vụ cho những người ly thân, việc tiêu hôn và các người ly dị. Trong vấn đề này cũng có việc rước lễ. Tôi không thích nghe nhiều người, kể cả các linh mục, nói: ”Ah, Thượng Hội Đồng Giám Mục cho các người ly dị rước lễ”. Và họ đi đến đó. Tôi đã nghe làm như thể là mọi chuyện được giản lược vào một trường hợp nghi nghĩa (Casistica). Nhưng mà không. Việc này tế nhị và rộng rãi hơn nhiều. Ngày nay chúng ta đều biết gia đình bị khủng hoảng, và nó là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Người trẻ không muốn lập gia đình, hay không muốn lấy nhau, nhưng chung sống, hôn nhân bị khủng hoảng và gia đình bị khủng hoảng. Và tôi không muốn chúng ta rơi vào trường hợp nghi nghĩa này: ”có thể hay không có thể” . Vì thế tôi cám ơn chị đã đưa ra câu hỏi này, bởi vì nó cho tôi dịp giải thích vấn đề. Vấn đề mục vụ gia đình rất là rộng rãi. Và phải cứu xét từng trường hợp một. Có một điều đó là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ba lần đề cập tới những người ly dị, và người đã giúp tôi nhiều lắm. Một lần tại Alto Adige, một lần khác tại Milano, và lần thứ ba tôi không nhớ ở đâu, à, tại Hội nghị Hồng Y công khai để chỉ định các Tân Hồng Y, bởi vì hội nghị cuối cùng là hội nghị riêng nhằm duyệt xét các các tiến trình hủy bỏ hôn nhân, cho một ít người, xem xét niềm tin qua đó một người tiến tới hôn nhân và minh giải rằng các người ly dị không bị vạ tuyệt thông, nhưng biết bao lần họ bị đối xử như những người bị vạ tuyệt thông. Đây là vấn đề nghiêm trọng. Thượng Hội Đồng sẽ bàn về gia đình: các phong phú, các vấn đề của gia đình, các giải pháp, việc tiêu hôn. Cũng sẽ có vấn đề liên quan tới các người đã ly dị tái hôn. Trong tháng thứ hai triều đại của tôi Đức Cha Eterovic, thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã tới gặp tôi với ba đề tài mà Hội đồng hậu thượng hội đồng giám mục đề nghị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục tới. Đề nghị thứ nhất rất mạnh mẽ và tốt liên quan tới ”điều Chúa Giêsu Kitô đem tới cho con người ngày nay”. Nó tiếp tục Thượng Hội Đồng Giám Mục về rao giảng Tin Mừng. Tôi đã chấp nhận và chúng tôi đã thảo luận một chút về việc cải tổ phương pháp, và sau cùng tôi nói: ”Chúng ta hãy thêm vào một cái gì đó: điều Chúa Giêsu Kitô đem tới cho con người và gia đình ngày nay”. Thế rồi tôi đi tham dự phiên họp thứ nhất của hội đồng, tôi thấy người ta nói tới toàn đề tài, rồi từ từ người ta nói tới ”điều Chúa Giêsu Kitô đem tới cho gia đình” và ”Thượng Hội đồng giám Mục về gia đình” mà không nhận ra. Tôi chắc chắn là Thần Khí Chúa đã hướng dẫn chúng tôi chọn tựa đề này, bởi vì ngày nay gia đình cần các trợ giúp mục vụ. Chị Elisabetta, tôi không biết đã có giải thích rõ ràng một chút không?
Chúng ta còn vài người trong danh sách nhưng xin mời chị Philipine de Saint Pierre, tân giám đốc đài truyền hình công giáo Pháp, và chúng tôi cũng chúc mừng chị.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, câu hỏi của con cũng là của nhóm các nhà báo tiếng Pháp. Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết đâu là các chướng ngại cho việc cải tổ các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh Roma, và hôm nay chúng ta đang ở điểm nào rồi không?
Đáp: Mà chướng ngại đầu tiên là tôi đây chứ ai... Nhưng chúng ta ở điểm tốt, bởi vì tôi tin rằng tôi không nhớ ngày tháng nhưng ba tháng, phải ba tháng hay ít hơn, sau ngày tôi được bầu làm Giáo Hoàng đã có Hội đồng 8 Hồng Y được thành lập.
(Cha Lombardi nhắc ngài là một tháng).
À, một tháng sau khi được bầu. Rồi trong các ngày đầu tháng 7 chúng tôi đã họp nhau lần đầu tiên, và từ đó tới nay chúng tôi làm việc. Hội đồng làm việc gì? Hội đồng duyệt xét toàn Tông hiến ”Pastor Bonus” và các cơ quan Trung Ương Roma. Hội đồng đã tham khảo ý kiến với các Hội Đồng Giám Mục toàn thế giới, với tất cả các cơ quan trung ương Tòa Thánh và bắt đầu nghiên cứu vài điều. Điều này có thể làm như thế này điều kia làm như thế kia. Nhập vài cơ quan làm một để giảm nhẹ tổ chức ... Một trong những điểm chìa khóa đã là vấn đề kinh tế. Và cơ quan kinh tế sẽ trợ giúp rất nhiều. Nó phải làm việc với Phủ Quốc Vụ Khanh, bởi vì nó là một kết hợp. Mọi người làm việc với nhau. Vào tháng 7 tới chúng tôi có bốn ngày làm việc với Ủy ban này, rồi vào tháng 9, tôi tin vậy, sẽ có bốn ngày làm việc nữa. Người ta làm việc khá nhiều. Và người ta chưa trông thấy tất cả các kết qủa. Nhưng kết qủa kinh tế là kết qủa đầu tiên, bởi vì có vài vấn đề mà báo chí đã nói tới khá nhiều, và chúng tôi phải xem xét thấy chúng. Các chướng ngại là các chướng ngại bình thường của toàn tiến trình. Nghiên cứu con đường... Sự tin chắc rất là quan trọng. Đây là một công việc của sự tin chắc, của việc trợ giúp. Có vài người không trông thấy rõ vấn đề, nhưng mọi cải tổ đều tạo ra các điều này. Nhưng tôi hài lòng, thật sự hài lòng. Chúng tôi đã làm việc khá nhiều, và Ủy ban này trợ giúp chúng tôi biết bao.
Cha Lombardi đã chân thành cám ơn Đức Thánh Cha quá quảng đại, vì sau chuyến viếng thăm ngoại thường khiến mọi ngươi cản động như vậy, đã dành cho các nhà báo gần một giờ phỏng vấn. Cha cầu chúc cuộc gặp gỡ cầu nguyện do Đức Thánh Cha đề ra đem lại nhiều kết qủa và hòa bình trên thế giới mà mọi người mong ước. Đức Thánh Cha cám ơn các nhà báo về sự đồng hành và sự khoan dung. Và ngài xin họ cầu nguyện cho ngài, vì ngài cần nhiều lời cầu nguyện.
Trong phần đầu của cuộc phỏng vấn các phóng viên, đại diện cho các nhóm nói tiếng Ý, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha, đã đưa ra các câu hỏi liên quan tới: các cử chỉ tự phát của Đức Thánh Cha khiến cho mọi người cảm động, các vụ giáo sĩ tu sĩ và nhân viên của Giáo Hội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, các gương mù gương xấu chi phí chống lại sứ điệp Giáo Hội nghèo và của người nghèo hay không trong sáng trong tiền bạc, phong trào chống âu châu đang lên, và quy chế của thành Giêrusalem.
Sau đây là nội dung phần hai cuộc phỏng vấn. Anh Jan-Christoph Kitzler, phóng viên đài phát thanh Đức, hỏi:
Hỏi: Trong chuyến công du vừa qua Đức Thánh Cha đã nhiều lần gặp gỡ và nói chuyện với Đức Thượng Phụ Bartolomaios. Chúng con tự hỏi không biết hai vị có đề cập tới các bước cụ thể xích lại gần nhau, hay có dịp đề cập tới vấn đề này không, ngoài việc ra Tuyên ngôn chung và cầu nguyện, chắc chắn cũng là một dấu chỉ mạnh mẽ. Con cũng tự hỏi không biết Giáo Hội công giáo có thể học vài điều từ Giáo Hội chính thống hay không, con muốn nói tới sự kiện các linh mục có gia đình. Đây là một câu hỏi mà nhiều tín hữu công giáo, đặc biệt tại Đức, đặt ra, cả dưới ánh sáng bức thư mà các phụ nữ yêu các linh mục gửi cho Đức Thánh Cha?
Đáp: Nhưng mà Giáo Hội công giáo cũng có các linh mục lập gia đình chứ: đó là các linh mục công giáo hy lạp, công giáo Copte. Trong lễ nghi đông phương có các linh mục lấy vợ. Bởi vì độc thân không phải là một tín lý: nó là một luật sống, mà tôi đánh giá rất cao và tôi tin rằng nó là một món qùa cho Giáo Hội. Vì không phải là một tín lý đức tin, nên có cánh cửa luôn luôn rộng mở. Trong lúc này chúng tôi không nói đến chuyện đó, như là chương trình, ít nhất trong lúc này. Chúng tôi có các điều quan trọng hơn cần làm. Với Đức Thượng Phụ Barlolomaios, đề tài này đã không được bàn tới, vì nó thực sự là đề tài phụ thuộc trong tương quan với anh em chính thống. Chúng tôi đã nói tới sự hiệp nhất: mà sự hiệp nhất thì được làm trên đường đi, sự hiệp nhất là một lộ trình. Chúng ta không bao giờ có thể làm ra sự hiệp nhất trong một hội nghị thần học. Và Đức Thượng Phụ đã nói với tôi rằng điều tôi đã biết là đúng, rằng Đức Thượng Phụ Athenagoras đã nói với Đức Phaolô VI: ”Chúng ta thanh thản cùng đi, tất cả các nhà thần học chúng ta để họ trên một hòn đảo, để họ thảo luận với nhau, và chúng ta tiến bước trên con đường cuộc sống”. Thật vậy, tôi đã nghĩ có lẽ... Nhưng không, nó đúng vậy! Trong những ngày này Đức Bartolomaios đã nói với tôi như thế. Cùng bước đi, cùng cầu nguyện, cùng làm việc trong biết bao nhiêu chuyện mà chúng ta có thể cùng làm với nhau, trợ giúp lẫn nhau. Chẳng hạn với các Giáo Hội, tại Roma và biết bao nhiêu nơi khác. Mà tại Roma biết bao nhiêu tín hữu chính thống sử dụng các nhà thờ công giáo vào giờ nọ giờ kia, như một sự trợ giúp để cùng đi, đúng không? Chúng tôi cũng đã đề cập tới một chuyện khác, mà có lẽ trong Hội Đồng liên chính thống người ta làm một cái gì đó: đó là ngày lễ Phục Sinh, bởi vì nó hơi nực cười: “Này bạn, hãy nói cho tôi biết Chúa Kitô của bạn sống lại khi nào vậy? - Tuần tới - Ồ, Chúa Kitô của tôi đã sống lại tuần vừa qua rồi!” Phải, ngày lễ Phục Sinh là một đầu chỉ của sự hiệp nhất, đúng không? Chúng tôi yêu thương nhau, chúng tôi kể cho nhau nghe các khó khăn trong việc cai quản của chúng tôi. Và có một điều mà chúng tôi nói với nhau khá nhiều đó là vấn đề môi sinh. Đức Thượng Phụ rất lo âu và cả tôi cũng thế, chúng tôi đã cùng nhau nói nhiều về một công việc chung liên quan tới vấn đề này.
Cha Lombardi nói: ”Vì chúng ta không phải chỉ là người âu châu hay Mỹ, nhưng cũng có các nhà báo Á châu nữa, nên xin nhường lời cho anh Shoko Ueda của hãng tin Tokyo Nhật Bản hỏi Đức Thánh Cha, vì Đức Thánh Cha cũng đang chuẩn bị cho các chuyến đi Á châu”.
Anh Shoko Ueda hỏi:
Hỏi: Con cám ơn Đức Thánh Cha. Rất tiếc con không nói đươc tiếng Ý, nên con xin hỏi bằng tiếng Anh. Chuyến tông du tới của Đức Thánh Cha là viếng thăm Nam Hàn, vì thế con muốn đặt câu hỏi liên quan tới các vùng Á châu. Trong các nước gần Nam Hàn có Bắc Hàn và Trung Quốc, là những nơi không có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Đức Thánh Cha có nghĩ làm cái gì cho các anh chị em đang phải khổ đau vì các tình thế này hay không?
Đáp: Tôi quý trọng Á châu. Có hai chương trình viếng thăm: một tại Nam Hàn để gặp gỡ giới trẻ Á châu, rồi vào tháng giêng năm tới có một chuyến viếng thăm Sri Lanka và Philipines trong vùng đã bị tai nạn sóng thần. Vấn đề không được tự do hành đạo không phải chỉ có tại vài nước Á châu, mà cũng có tại các nước khác trên thế giới nữa. Tự do tôn giáo không phải là điều có trong tất cả mọi nước. Có vài nước kiểm soát tự do tôn giáo một cách nhẹ nhàng và an bình, các nước khác đưa ra các biện pháp kết cục trở thành một việc thực sự bách hại các kitô hữu. Có các vị tử đạo, ngày nay có các kitô hữu chết vì đạo. Tín hữu công giáo và không công giáo, nhưng là những người chết vì đạo. Và tại một vài nước không thể đeo Thánh Giá hay không thể có một cuốn Thánh Kinh. Không thể dậy giáo lý cho trẻ em ngày nay. Và tôi tin rằng mình không lầm, tin rằng trong thời đại này có nhiều người chết vì đạo hơn là trong các thời gian đầu của Giáo Hội. Tại vài nơi chúng ta phải tới gần một cách thận trọng để trợ giúp các anh chị em ấy. Chúng ta phải cầu nguyện nhiều cho các Giáo Hội dau khổ này: họ đau khổ nhiều lắm. Các Giám Mục và Tòa Thánh kín đáo hoạt động để trợ giúp các nước này, trợ giúp kitô hữu của các nước này. Nhưng đây không phải là điều dễ dàng. Chẳng hạn, tôi xin nói với anh một điều này. Trong một nước có lệnh cấm cầu nguyện chung với nhau. Nhưng các kitô hữu sống tại đó lại muốn cử hành Thánh Thể. Có một ông thợ là linh mục. Ngài đến và ngồi vào bàn giả bộ uống trả, nhưng họ cử hành Thánh thể. Nếu có cảnh sát đến, họ dấu ngay các sách lễ đi, và đang uống trà. Điều này xảy ra ngày nay đấy. Không dễ dàng đâu!
Cha Lombardi nói: Con hy vọng Đức Thánh Cha cũng sẽ mau đến thăm Nhật Bản nữa... Tốt lằm, hơn nửa giờ rồi. Con tin là chúng ta cũng có bổn phận phải săn sóc sức khỏe của mình và sự nghỉ ngơi của Đức Thánh Cha nữa. Vì thế... Đức Thánh Cha nói là ngài muốn tiếp tục, hay các nhà báo phải tiếp tục. Tiếp tục nữa? Tiếp tục. Vậy thì tốt. Anh chị em thấy chưa, tôi muốn bảo vệ Đức Thánh Cha, nhưng mà ngài không muốn. Như thế chúng ta tiếp tục với nhóm tiếng Ý, với câu hỏi của anh Fausto Gasparoni, phóng viên của hãng tin ANSA.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, trong triều đại của ngài Đức Thánh Cha đương đầu với nhiều dấn thân, và ngài làm điều đó một cách rất sít sao đầy đặc, như chúng ta thấy trong các ngày này. Nếu mai kia, trong một ngày không xa, Đức Thánh Cha cảm thấy không còn sức để chu toàn sứ vụ của mình nữa, Đức Thánh Cha có nghĩ tới cùng lựa chọn từ bỏ sứ vụ như vị tiền nhiệm đã làm hay không?
Đáp: Tôi sẽ làm điều Chúa sẽ nói tôi làm: cầu nguyện, tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa. Nhưng tôi tin rằng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI không phải là một trường hợp duy nhất, nhưng đã xảy ra là ngài đã không có sức, và nói một cách liêm chính, ngài là một con người của lòng tin, rất mực khiêm nhường, ngài đã lấy quyết định này. Tôi tin rằng ngài là một sự mở ra: cách đây 70 năm hầu như đã không có các giám mục về hưu. Nhưng bây giờ có rất nhiều. Điều gì sẽ xảy ra đối với các giáo hoàng về hưu? Tôi tin rằng chúng ta phải nhìn vào ngài như là một mở ra. Ngài đã mở ra một cánh cửa, cánh cửa của các Giáo Hoàng về hưu. Sẽ có nhiều vị khác nữa, hay không có. Chỉ có Thiên Chúa biết. Nhưng cánh cửa này đã được mở ra: tôi tin rằng một Giám Mục Roma, một Giáo Hoàng cảm thấy sức lực của mình yếu kém đi, bởi vì bây giờ người ra sống lâu - thì phải tự đặt các câu hỏi như Đức Thánh Cha Biển Đức đã làm.
Bây giờ chúng ta nhường lời cho anh John Allen thuộc nhóm tiếng Anh.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, hôm nay Đức Thánh Cha đã gặp một nhóm những người sống sót của cuộc diệt chủng Do thái. Đức Thánh Cha biết có một gương mặt còn gợi lên nhiều bối rối đối với vai trò của ngài trong cuộc diệt chủng: đó là Đức Pio XII vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha. Chúng con muốn biết tại sao trước khi làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha đã viết và đã nói rằng mình ngưỡng mộ Đức Pio XII, nhưng cũng muốn thấy các văn khố được mở ra, trước khi đi đến một kết luận vĩnh viễn. Như thế chúng con muốn biết - vì Đức Thánh Cha mới tôn hai vị tiền nhiệm lên hàng hiển thánh - vậy Đức Thánh Cha có ý định tiếp tục tiến trình điều tra trước khi quyết định tôn phong chân phước cho Đức Pio XII hay không?
Đáp: Án liên quan tới Đức Pio XII đã được mở. Tôi đã hỏi tin tức, chưa có phép lạ nào, và nếu không có các phép lạ, thì không thể tiến tới được. Và nó dừng ở đó. Chúng tôi phải chờ đợi thực tại, xem thực tại của án phong tiến triển như thế nào, rồi mới nghĩ tới việc quyết định được. Nhưng sự thực là điều này: chưa có phép lạ nào, và cần phải có một phép lạ cho việc tuyên phong chân phước. Án phong của Đức Pio XII ngày nay là như thế. Và tôi không thể nghĩ là có phong chân phước cho ngài hay không, bởi vì tiến trình chậm.
Bây giờ thì đến lượt Argentina từ một nhân vật mà Đức Thánh Cha biết: đó là chị Elisabetta Piqué.
Hỏi: Đây là môt câu hỏi của nhóm nói tiếng Tây Ban Nha phối hợp với Mêhicô. Đức Thánh Cha đã trở thành một vị lãnh đạo tinh thần và cả chính trị nữa, và Đức Thánh Cha đang mở ra nhiều viễn tượng bên trong Giáo Hội cũng như bên ngoài cộng đồng quốc tế. Bên trong Giáo Hội chẳng hạn hhư điều gì sẽ xảy ra với việc cho các cặp ly dị tái hôn được rước Mình Thánh Chúa, và trong cộng đồng quốc tế như việc làm trung gian gây kinh ngạc cho thế giới, về cuộc gặp gỡ tại Vaticăng... Đức Thánh Cha không sợ bị thất bại hay sao? Và bây giờ con xin hỏi bằng kiểu nói Tây Ban Nha ”Đức Thánh Cha không đang bỏ qúa nhiều thịt vào lửa” hay sao, khi dấy lên nhiều chờ mong như vậy; Đức Thánh Cha không sợ gặp vài thất bại nào đó hay sao?
Đáp: Trước hết tôi xin giải thích rõ về cuộc gặp gỡ tại Vaticăng: đó sẽ là một cuộc gặp gỡ cầu nguyện, chứ không phải để làm trung gian hay tìm ra các giải pháp. Không. Chúng tôi sẽ họp nhau để cầu nguyện thôi. Rồi mỗi người trở về nhà mình. Nhưng tôi tin rằng lời cầu nguyện quan trọng và cùng nhau cầu nguyện mà không thảo luận, điều này trợ giúp. Đó sẽ là một cuộc gặp gỡ cầu nguyện: sẽ có một rabbi, một vị lãnh đạo hồi giáo và tôi. Tôi đã xin vị Quản thủ Thánh Địa tổ chức các điều này cho cụ thể một chút.
Thứ hai, xin cám ơn câu hỏi liên quan tới các người đã ly dị. Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ bàn về gia đình, về vấn đề của gia đình, các sự phong phú của gia đình, về tình trạng hiện nay của gia đình. Tài liệu trình bầy trước của Đức Hồng Y Kasper đã có 5 chương: 4 chương về gia đình, các hay đẹp của gia đình, nền tảng thần học, vài vấn đề gia đình; và chương 5 nói về mục vụ cho những người ly thân, việc tiêu hôn và các người ly dị. Trong vấn đề này cũng có việc rước lễ. Tôi không thích nghe nhiều người, kể cả các linh mục, nói: ”Ah, Thượng Hội Đồng Giám Mục cho các người ly dị rước lễ”. Và họ đi đến đó. Tôi đã nghe làm như thể là mọi chuyện được giản lược vào một trường hợp nghi nghĩa (Casistica). Nhưng mà không. Việc này tế nhị và rộng rãi hơn nhiều. Ngày nay chúng ta đều biết gia đình bị khủng hoảng, và nó là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Người trẻ không muốn lập gia đình, hay không muốn lấy nhau, nhưng chung sống, hôn nhân bị khủng hoảng và gia đình bị khủng hoảng. Và tôi không muốn chúng ta rơi vào trường hợp nghi nghĩa này: ”có thể hay không có thể” . Vì thế tôi cám ơn chị đã đưa ra câu hỏi này, bởi vì nó cho tôi dịp giải thích vấn đề. Vấn đề mục vụ gia đình rất là rộng rãi. Và phải cứu xét từng trường hợp một. Có một điều đó là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ba lần đề cập tới những người ly dị, và người đã giúp tôi nhiều lắm. Một lần tại Alto Adige, một lần khác tại Milano, và lần thứ ba tôi không nhớ ở đâu, à, tại Hội nghị Hồng Y công khai để chỉ định các Tân Hồng Y, bởi vì hội nghị cuối cùng là hội nghị riêng nhằm duyệt xét các các tiến trình hủy bỏ hôn nhân, cho một ít người, xem xét niềm tin qua đó một người tiến tới hôn nhân và minh giải rằng các người ly dị không bị vạ tuyệt thông, nhưng biết bao lần họ bị đối xử như những người bị vạ tuyệt thông. Đây là vấn đề nghiêm trọng. Thượng Hội Đồng sẽ bàn về gia đình: các phong phú, các vấn đề của gia đình, các giải pháp, việc tiêu hôn. Cũng sẽ có vấn đề liên quan tới các người đã ly dị tái hôn. Trong tháng thứ hai triều đại của tôi Đức Cha Eterovic, thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã tới gặp tôi với ba đề tài mà Hội đồng hậu thượng hội đồng giám mục đề nghị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục tới. Đề nghị thứ nhất rất mạnh mẽ và tốt liên quan tới ”điều Chúa Giêsu Kitô đem tới cho con người ngày nay”. Nó tiếp tục Thượng Hội Đồng Giám Mục về rao giảng Tin Mừng. Tôi đã chấp nhận và chúng tôi đã thảo luận một chút về việc cải tổ phương pháp, và sau cùng tôi nói: ”Chúng ta hãy thêm vào một cái gì đó: điều Chúa Giêsu Kitô đem tới cho con người và gia đình ngày nay”. Thế rồi tôi đi tham dự phiên họp thứ nhất của hội đồng, tôi thấy người ta nói tới toàn đề tài, rồi từ từ người ta nói tới ”điều Chúa Giêsu Kitô đem tới cho gia đình” và ”Thượng Hội đồng giám Mục về gia đình” mà không nhận ra. Tôi chắc chắn là Thần Khí Chúa đã hướng dẫn chúng tôi chọn tựa đề này, bởi vì ngày nay gia đình cần các trợ giúp mục vụ. Chị Elisabetta, tôi không biết đã có giải thích rõ ràng một chút không?
Chúng ta còn vài người trong danh sách nhưng xin mời chị Philipine de Saint Pierre, tân giám đốc đài truyền hình công giáo Pháp, và chúng tôi cũng chúc mừng chị.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, câu hỏi của con cũng là của nhóm các nhà báo tiếng Pháp. Đức Thánh Cha có thể cho chúng con biết đâu là các chướng ngại cho việc cải tổ các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh Roma, và hôm nay chúng ta đang ở điểm nào rồi không?
Đáp: Mà chướng ngại đầu tiên là tôi đây chứ ai... Nhưng chúng ta ở điểm tốt, bởi vì tôi tin rằng tôi không nhớ ngày tháng nhưng ba tháng, phải ba tháng hay ít hơn, sau ngày tôi được bầu làm Giáo Hoàng đã có Hội đồng 8 Hồng Y được thành lập.
(Cha Lombardi nhắc ngài là một tháng).
À, một tháng sau khi được bầu. Rồi trong các ngày đầu tháng 7 chúng tôi đã họp nhau lần đầu tiên, và từ đó tới nay chúng tôi làm việc. Hội đồng làm việc gì? Hội đồng duyệt xét toàn Tông hiến ”Pastor Bonus” và các cơ quan Trung Ương Roma. Hội đồng đã tham khảo ý kiến với các Hội Đồng Giám Mục toàn thế giới, với tất cả các cơ quan trung ương Tòa Thánh và bắt đầu nghiên cứu vài điều. Điều này có thể làm như thế này điều kia làm như thế kia. Nhập vài cơ quan làm một để giảm nhẹ tổ chức ... Một trong những điểm chìa khóa đã là vấn đề kinh tế. Và cơ quan kinh tế sẽ trợ giúp rất nhiều. Nó phải làm việc với Phủ Quốc Vụ Khanh, bởi vì nó là một kết hợp. Mọi người làm việc với nhau. Vào tháng 7 tới chúng tôi có bốn ngày làm việc với Ủy ban này, rồi vào tháng 9, tôi tin vậy, sẽ có bốn ngày làm việc nữa. Người ta làm việc khá nhiều. Và người ta chưa trông thấy tất cả các kết qủa. Nhưng kết qủa kinh tế là kết qủa đầu tiên, bởi vì có vài vấn đề mà báo chí đã nói tới khá nhiều, và chúng tôi phải xem xét thấy chúng. Các chướng ngại là các chướng ngại bình thường của toàn tiến trình. Nghiên cứu con đường... Sự tin chắc rất là quan trọng. Đây là một công việc của sự tin chắc, của việc trợ giúp. Có vài người không trông thấy rõ vấn đề, nhưng mọi cải tổ đều tạo ra các điều này. Nhưng tôi hài lòng, thật sự hài lòng. Chúng tôi đã làm việc khá nhiều, và Ủy ban này trợ giúp chúng tôi biết bao.
Cha Lombardi đã chân thành cám ơn Đức Thánh Cha quá quảng đại, vì sau chuyến viếng thăm ngoại thường khiến mọi ngươi cản động như vậy, đã dành cho các nhà báo gần một giờ phỏng vấn. Cha cầu chúc cuộc gặp gỡ cầu nguyện do Đức Thánh Cha đề ra đem lại nhiều kết qủa và hòa bình trên thế giới mà mọi người mong ước. Đức Thánh Cha cám ơn các nhà báo về sự đồng hành và sự khoan dung. Và ngài xin họ cầu nguyện cho ngài, vì ngài cần nhiều lời cầu nguyện.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét