Công bố 2 tự sắc của Đức Thánh Cha
VATICAN.
Hôm 25-1-2013, ĐTC qui định rằng từ nay việc Huấn giáo thuộc thẩm quyền
của Hội đồng Tòa Thánh cổ võ tái truyền giảng Tin Mừng, thay vì thuộc
Bộ giáo sĩ, và bù lại các chủng viện từ nay thuộc thẩm quyền của Bộ giáo
sĩ, thay vì thuộc Bộ Giáo dục Công Giáo.
Hai qui định trên đây được ĐTC trình bày trong hai tự sắc tên là ”Fides per doctrinam” (Đức tin nhờ đạo lý), và ”Ministrorum institutio” (Việc đào tạo các thừa tác viên). Hai văn kiện pháp lý này thay đổi những điều liên hệ thuộc Tông hiến Pastor bonus (Mục Tử Nhân Lành), về việc cải tổ Giáo triều Roma ban hành năm 1988.
Hai tự sắc trên đây bắt đầu có hiệu lực 15 ngày sau khi đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, tức là từ ngày 10-2-2013 tới đây
Tự sắc Fides per doctrinam
Trong phần dẫn nhập Tự Sắc này, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý: ”Đức tin cần được nâng đỡ nhờ một đạo lý có khả năng soi sáng tâm trí của các tín hữu. Thời điểm lịch sử đặc biệt chúng ta đang sống ngày nay, bị cuộc khủng hoảng bi thảm về đức tin, đòi phải có ý thức như thế để có thể đáp ứng những mong đợi lớn nảy sinh trong tâm hồn các tín hữu vì những vấn nạn mới đang gọi hỏi thế giới và Giáo Hội”.
ĐTC cũng nêu bật liên hệ giữa việc giảng dạy đức tin và rao giảng Tin Mừng. Ngài nhắc lại lời Vị Tôi Tớ Chúa Đức Phaolô 6 trong Tông Huấn ”Rao giảng Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi): ”Một con đường không được lơ là trong việc rao giảng Tin Mừng là giảng dạy giáo lý. Sự hiểu biết, nhất là của các trẻ em và thiếu niên, cần học hỏi, nhờ việc giảng dạy giáo lý có hệ thống, về những dự kiện cơ bản, nội dung sinh động của chân lý mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho chúng ta và Giáo Hội đã tìm cách diễn tả ngày càng phong phú, qua dòng lịch sử dài của mình” (n.44, AAS 68 [1976], 34).
Trong phần các qui luật, ĐTC qui định rằng: từ nay, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng có nhiệm vụ thăng tiến việc huấn giáo cho các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi và giai tầng; có thẩm quyền ban hành các qui luật thích hợp để việc giảng dạy giáo lý được thi hành thích hợp theo truyền thống của Giáo Hội; cứu xét và phê chuẩn các sách giáo lý và các tài liệu khác liên quan đến việc huấn giáo, với sự đồng ý của Bộ giáo lý đức tin.
Tự sắc ”Ministrorum institutio”
Sau khi trình bày tiến trình lịch sử và các lý do, ĐTC viết:
”Vì thế tôi thấy một điều thích hợp là ủy thác cho Bộ giáo sĩ nhiệm vụ thăng tiến và điều hành tất cả những gì liên quan tới việc huấn luyện, đời sống và sứ vụ của các LM và phó tế: từ việc mục vụ ơn gọi, tuyển chọn các ứng sinh lên thánh chức, kể cả việc huấn luyện nhân bản, tu sức, đạo lý và mục vụ cho các ứng sinh ấy trong các chủng viện và các trung tâm đào tạo các phó tế vĩnh viễn (Xc Can. 236,1), cũng như việc thường huấn cho họ, kể cả những điều kiện sinh sống và cách thức thi hành sứ vụ, lương bổng, bảo hiểm và an sinh xã hội”.
”Bộ giáo sĩ giúp các GM để trong các giáo phận của các vị các ơn gọi thừa tác viên thánh được vun trồng tối đa, và trong các chủng viện cần thiết lập và điều hành theo giáo luật, các chủng sinh được giáo dục thích hợp nhờ một sự huấn luyện vững chắc về mặt nhân bản cũng như tu đức, đạo lý và mục vụ” (Art. 94,1).
”Chú ý cảnh giác sao cho cuộc sống chung và việc cai quản các chủng viện hoàn toàn đáp ứng những đòi hỏi của việc đào tạo linh mục, và các bề trên, các giáo sư góp phần hết sức, bằng gương sống và đạo lý ngay thẳng, vào việc huấn luyện nhân cách của các thừa tác viên thánh” (Art. 94,2)
”Bộ có thẩm quyền thiết lập các chủng viện liên giáo phận và phê chuẩn qui chế của các cơ sở giáo dục này” (94,3) (SD 25-1-2013)
Hai qui định trên đây được ĐTC trình bày trong hai tự sắc tên là ”Fides per doctrinam” (Đức tin nhờ đạo lý), và ”Ministrorum institutio” (Việc đào tạo các thừa tác viên). Hai văn kiện pháp lý này thay đổi những điều liên hệ thuộc Tông hiến Pastor bonus (Mục Tử Nhân Lành), về việc cải tổ Giáo triều Roma ban hành năm 1988.
Hai tự sắc trên đây bắt đầu có hiệu lực 15 ngày sau khi đăng trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, tức là từ ngày 10-2-2013 tới đây
Tự sắc Fides per doctrinam
Trong phần dẫn nhập Tự Sắc này, ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo lý: ”Đức tin cần được nâng đỡ nhờ một đạo lý có khả năng soi sáng tâm trí của các tín hữu. Thời điểm lịch sử đặc biệt chúng ta đang sống ngày nay, bị cuộc khủng hoảng bi thảm về đức tin, đòi phải có ý thức như thế để có thể đáp ứng những mong đợi lớn nảy sinh trong tâm hồn các tín hữu vì những vấn nạn mới đang gọi hỏi thế giới và Giáo Hội”.
ĐTC cũng nêu bật liên hệ giữa việc giảng dạy đức tin và rao giảng Tin Mừng. Ngài nhắc lại lời Vị Tôi Tớ Chúa Đức Phaolô 6 trong Tông Huấn ”Rao giảng Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi): ”Một con đường không được lơ là trong việc rao giảng Tin Mừng là giảng dạy giáo lý. Sự hiểu biết, nhất là của các trẻ em và thiếu niên, cần học hỏi, nhờ việc giảng dạy giáo lý có hệ thống, về những dự kiện cơ bản, nội dung sinh động của chân lý mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho chúng ta và Giáo Hội đã tìm cách diễn tả ngày càng phong phú, qua dòng lịch sử dài của mình” (n.44, AAS 68 [1976], 34).
Trong phần các qui luật, ĐTC qui định rằng: từ nay, Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng có nhiệm vụ thăng tiến việc huấn giáo cho các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi và giai tầng; có thẩm quyền ban hành các qui luật thích hợp để việc giảng dạy giáo lý được thi hành thích hợp theo truyền thống của Giáo Hội; cứu xét và phê chuẩn các sách giáo lý và các tài liệu khác liên quan đến việc huấn giáo, với sự đồng ý của Bộ giáo lý đức tin.
Tự sắc ”Ministrorum institutio”
Sau khi trình bày tiến trình lịch sử và các lý do, ĐTC viết:
”Vì thế tôi thấy một điều thích hợp là ủy thác cho Bộ giáo sĩ nhiệm vụ thăng tiến và điều hành tất cả những gì liên quan tới việc huấn luyện, đời sống và sứ vụ của các LM và phó tế: từ việc mục vụ ơn gọi, tuyển chọn các ứng sinh lên thánh chức, kể cả việc huấn luyện nhân bản, tu sức, đạo lý và mục vụ cho các ứng sinh ấy trong các chủng viện và các trung tâm đào tạo các phó tế vĩnh viễn (Xc Can. 236,1), cũng như việc thường huấn cho họ, kể cả những điều kiện sinh sống và cách thức thi hành sứ vụ, lương bổng, bảo hiểm và an sinh xã hội”.
”Bộ giáo sĩ giúp các GM để trong các giáo phận của các vị các ơn gọi thừa tác viên thánh được vun trồng tối đa, và trong các chủng viện cần thiết lập và điều hành theo giáo luật, các chủng sinh được giáo dục thích hợp nhờ một sự huấn luyện vững chắc về mặt nhân bản cũng như tu đức, đạo lý và mục vụ” (Art. 94,1).
”Chú ý cảnh giác sao cho cuộc sống chung và việc cai quản các chủng viện hoàn toàn đáp ứng những đòi hỏi của việc đào tạo linh mục, và các bề trên, các giáo sư góp phần hết sức, bằng gương sống và đạo lý ngay thẳng, vào việc huấn luyện nhân cách của các thừa tác viên thánh” (Art. 94,2)
”Bộ có thẩm quyền thiết lập các chủng viện liên giáo phận và phê chuẩn qui chế của các cơ sở giáo dục này” (94,3) (SD 25-1-2013)
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét