label

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đức Thánh Cha gặp gỡ người khiếm thính và người khiếm thị


Đức Thánh Cha gặp gỡ người khiếm thính và người khiếm thị
WHĐ (30.03.2014) – Đó là cuộc gặp gỡ rất cảm động chưa từng có của Đức Thánh Cha Phanxicô với khoảng 6.000 người khiếm thính hoặc khiếm thị, diễn ra hôm thứ Bảy 29-03 tại Vatican. Cuộc gặp gỡ này –một sáng kiến ​​của Tổ chức “Tiểu Sứ vụ cho người khiếm thính–khiếm thị” và “Phong trào Tông đồ cho người Khiếm thị”–, là thành quả của một bức thư của cha Deuci –linh mục người Brazil– gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Cha Deuci muốn gây ý thức về tình trạng thiếu người phiên dịch và các linh mục hiểu biết ngôn ngữ ký hiệu.
Đức Thánh Cha đã có một bài huấn từ ngắn, khởi đi từ đề tài “Chứng nhân Phúc Âm cho một nền văn hóa gặp gỡ”. Bài huấn từ được nhiều người chuyển dịch sang ngôn ngữ ký hiệu. Đức Thánh Cha nói: “Kiểu diễn tả này (văn hóa gặp gỡ) muốn nói đến một cuộc gặp gỡ khác: gặp gỡ Chúa Kitô, một cuộc gặp gỡ cần thiết và cơ bản cho những ai muốn trở nên chứng nhân Phúc Âm. Và Đức Thánh Cha nhắc lại đoạn Phúc Âm về người phụ nữ Samaria, “một ví dụ rõ ràng về những gì Chúa Giêsu thích làm: gặp gỡ người bị loại trừ, người bị gạt ra bên lề, người bị khinh khi, để làm cho họ trở nên những chứng nhân”. Người phụ nữ Samaria là một người trong số đó, bởi vì chị là phụ nữ và là người xứ Samaria.
“Nhưng chúng ta hãy nghĩ đến tất cả những người Chúa Giêsu muốn gặp, nhất là những bệnh nhân, những người khuyết tật, để chữa lành và phục hồi phẩm giá của họ. Điều rất quan trọng là họ trở nên các chứng nhân của một thái độ mới, mà chúng ta có thể gọi là “nền văn hóa gặp gỡ”.
Đức Thánh Cha còn đưa ra một câu chuyện khác, câu chuyện người mù bẩm sinh, được đọc trong Thánh Lễ Chúa nhật thứ tư mùa Chay (Gioan 9,1-41). Người này sinh ra đã bị mù và bị gạt ra bên lề xã hội vì một quan niệm sai lầm: người ta cho rằng sở dĩ anh bị khuyết tật là vì Chúa phạt. Chúa Giêsu mạnh mẽ bác bỏ não trạng mang tính xúc phạm này, Người đã thực hiện công trình của Thiên Chúa là cho anh mù lại được nhìn thấy.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Tuy nhiên, điều cần nhớ là người này đã trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu và về công trình của Thiên Chúa. Anh đã làm chứng cho sự sống, tình yêu, cho lòng thương xót, và mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu một cách đơn sơ, trước mặt người Pharisêu. Như vậy dù bị loại trừ, nhưng trong thực tế anh mù lại được gia nhập một cộng đoàn mới dựa trên đức tin vào Chúa Giêsu và tình huynh đệ”.
“Đây là hai nền văn hóa đối lập nhau: văn hóa gặp gỡ và văn hoá loại trừ. Các bệnh nhân cũng như người khuyết tật, từ thân phận mong manh của mình có thể trở thành chứng nhân của gặp gỡ: gặp gỡ Chúa Giêsu, gặp gỡ người khác và gặp gỡ cộng đoàn. Chỉ những ai nhận ra tính mong manh của mình mới có thể xây dựng được những mối quan hệ huynh đệ và liên đới, trong Giáo hội và xã hội”.
Cuối cùng Đức Thánh Cha cảm ơn những người có mặt và khích lệ họ tiến bước trên con đường của Gặp gỡ: “Hãy để Chúa Giêsu gặp anh chị em. Chỉ một mình Người biết rõ trái tim của con người, một mình Người mới có thể giải thoát con người khỏi ngục tù và sự bi quan cằn cỗi, để mở ra cho Sự sống và niềm hy vọng”.
Sau đó Đức Thánh Cha đọc một kinh Kính Mừng, trước khi chào đông đảo các tín hữu khiếm thính và khiếm thị.
Những người khuyết tật tham dự cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha đến từ khắp Italia, nhưng cũng có những người khiếm thính từ các nước khác.
(Theo Vatican Radio)
 
Minh Đức

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

THÀNH NGỮ THỜI ĐẠI MỚI

NHỮNG CÂU THÀNH NGỮ THỜI ĐẠI MỚI
 
1 .Dy con tr vn li hay, không bng na ngày làm gương, làm mu.
2. Cha m ch biết cho, chng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết tr.
3. Dâu, r tt cha m được đ cao. Con cái hn hào đt mười khúc rut.
4. Cha m dy điu hay, kêu lm li. Bước chân vào đi ng nga ng ngn.
5. Cha n coi khinh, m dám coi thường. Bước chân ra đường phi trm thì cướp.
6. Cha m ngi đy không hi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào th trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bng nàng dâu mt li thăm hi.
8. Khôn đng cãi người già, ch có di mà chi nhau vi tr.
9. Gi cha: ông kht, gi m: bà bô. Ăn nói xô b thành người vô đo.
10. Mi cây mi hoa, đng trách m cha nghèo tin nghèo ca.
11. Cái gì cũng cho con tt c, coi chng ra m mà cười.
12. Đng tin trên nghĩa, trên tình, mái m gia đình tr thành mái lnh.
13. Gian nhà, hòn đt, mt c anh em. Mái m bng nhiên tr thành mái nóng.
14. B m không có ca ăn ca đ, con r khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoi, ch mong có r hin.
      Ăn mt c h hàng, ch mơ có nàng dâu tho.
16. R quý b v vì có nhà mt ph.
      Con trai thương b vì chc vì quyn.
17. Đi vi Bt mc áo cà sa
      Quen sng bê tha thân tàn ma di.
18. Ngi bên bia rượu hàng gi, d hơn đi ch na giây đèn đ.
20. Ci mc khó đun, chng cùn sng by, con cái mt dy, phí c mt đi.
21 Hay thì , d ra toà, chia ca chia nhà, con vào xóm “bi”.
22. Ngi cùng thiên h, trăm vic khoe hay
      M m by ngày không li thăm hi.
23.  Đi có bn đường chân không biết mi, còn có m cha sao không hi khi cn.
24. Nói gn nói xa, đng biến m già thành bà đi .
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mi nh
      Li ru ca m chng thuc câu nào.
26. Con trai, con r bí t say mm
      Nàng dâu ngi chơi, m già ra bát.
27. Kho mnh m vi con, đau m gy còm tuỳ nghi di tn.
28. Tht lưng buc bng nhn đói nuôi con, dâu r vuông tròn, cui đi chết rét.
39. M chết m m chưa yên, anh em xô nhau chia tin phúng viếng.
30. Khn Pht, cu Tri, l bái khp nơi, nhưng quên ngày gi T.
31. Vào quán tht cy, trăm ngàn coi nh, góp gi cha m suy t tng đng.
32. Gi cha coi nh, nuôi m thì không
      C v ln chng đi làm t thin.
33. Mt miếng ngt bùi khi còn cha m, mt miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha m còn thơm tho bát canh rau
      Đng đ mai sau xây m to, m đp.
35. đi bt thin, là ti nhàn cư
      Con cháu mi hư đng cho là hng.
36. Bn bè tri k, nói thng nói ngay
      Con cháu chưa hay đng chê đ b.
37. By mươi còn phi hc by mt
      Mi nhy vài bước ch vi khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bt ung sau, dâu r ngi đâu đ ai mà biết!
39. Tiếp th vào nhà bm mép, cn thn cnh giác, đôi dép không còn.
40. Cu th thế gii tên gi chi chi, thoáng nhìn tivi đc như cháo chy, ông ni ngi đy th hi tên gì?
 N.V.Ph - Hội Người cao tuổi phường Tân Thành
(TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguen )
 

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Minh định các thủ tục hành chính xã hội về việc chủng sinh nhập học Đại chủng viện và truyền chức linh mục

Minh định các thủ tục hành chính xã hội về việc chủng sinh nhập học Đại chủng viện và truyền chức linh mục







Thư của Đức cha Tổng thư kí Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mụcquí Đức cha trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, để minh định các thủ tục hành chính xã hội về việc chủng sinh nhập học Đại chủng viện và truyền chức linh mục.



 

Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức thống hối và giải tội

Đức Thánh Cha chủ sự nghi thức thống hối và giải tội




VATICAN. Lúc 5 giờ 10 chiều 28-3-2014, ĐTC đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền thờ Thánh Phêrô, với phần xưng thú và giải tội cá nhân sau đó.

Sau lời chào phụng vụ của ĐTC, 8 ngàn người đã nghe đoạn thư thánh Phaolô gửi tín hữu thành Ephêsô (4,23-32) trong đó thánh nhân mời gọi các tín hữu hãy canh tân tâm trí và từ bỏ mọi hành vi xấu xa; tiếp đến là bài Tin Mừng theo thánh Gioan (13, 34-35; 15,10-13) qua đó Chúa Giêsu ban giới răn mới cho các môn đệ: hãy thương yêu nhau và tuân giữ các giới răn của Ngài.

Trong bài giảng, dựa vào các bài đọc, ĐTC quảng diễn hai yếu tố:

1. Thứ nhất là 'Hãy mặc lấy con người mới'. Con người mới, ”được tạo dựng theo Thiên Chúa” (Ep 4,24), sinh trong bí tích rửa tội, nơi họ nhận chính sự sống của Thiên Chúa, làm cho chúng ta trở thành con cái Chúa và tháp nhập chúng ta vào Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.

ĐTC phân biệt đời sống bị tội lỗi làm biến dạng và đời sống được ân thánh soi sáng. ”Từ tâm hồn con người được đổi mới theo Thiên Chúa, nảy sinh những thái độ tốt lành: luôn nói sự thật và tránh gian dối; không trộm cắp, nhưng chia sẻ điều mình có với tha nhân, nhất là những người túng thiếu; không chiều theo cơn giận, oán hờn, và báo thù, nhưng hiền lành, đại đảm và sẵn sàng tha thứ, không nói hành nói xấu làm mất thanh danh người khác, nhưng cố gắng nhìn những khía cạnh tích cực của mỗi người.”

2. Yếu tố thứ hai là ở lại trong tình yêu. Tình yêu của Chúa Giêsu tồn tại mãi mãi, không bao giờ tận, vì là chính sự sống của Thiên Chúa. Tình yêu này chiến thắng tội lỗi và ban sức mạnh để trỗi dậy và trở nên trẻ trung. Thiên Chúa là Cha chúng ta không bao giờ mệt mỏi vì yêu thương, va mắt Ngài không nặng chĩu khi nhìn con đường trước nhà để xem người con đã ra đi và đã hư mất, nay trở về... Thiên Chúa không những là nguồn mạch tình yêu, nhưng trong Chúa Giêsu Kitô, Ngài còn kêu gọi chúng ta nói theo chính cách thức yêu thương của Ngài: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34). Tùy theo mức độ Kitô hữu sống tình yêu này, mà họ trở thành môn đệ đáng tin cậy của Chúa Kitô trong thế giới. Tình yêu không chấp nhận khép kín nơi mình. Do bản chất, tình yêu là cởi mở, lan tỏa ra và phong phú, luôn sinh ra tình yêu mới”.

Sau bài giảng của ĐTC, mọi người đã xét mình trong thinh lặng, rồi xưng tội riêng và lãnh nhận bí tích xá giải do 61 linh mục và một số GM ban. Cả ĐTC cũng quì gối xưng tội với một cha giải tội trong một tòa giải tội ở gần cuối nhà thờ. Rồi ngài cũng giải tội cho một số hối nhân. Các cha giải tội hầu hết là các cha dòng thuộc đoàn giải tội ở 4 đại vương cung thánh đường Roma.

Buổi cử hành nghi thức thống hối kết thúc với phần tạ ơn và phép lành của ĐTC.

Đức TGM Rino Salvatore, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái Truyền Giảng Tin Mừng, là cơ quan đã đề xướng việc tổ chức nghi thức thống hối trong khuôn khổ đại lễ tha thứ ”24 giờ cho Chúa” được cử hành ở nhiều giáo phận trên thế giới, nói rằng:

”Sáng kiến này muốn thực sự là một đại lễ trong đó chúng ta được mời gọi suy tư về chính mình, tìm lại sự thật về đời sống chúng ta, và không quá tìm những lý lẽ biện minh cho những gì không tốt xảy ra, trái lại chân thành đặt mình trước Thiên Chúa, và trong kinh nghiệm ấy, sống kinh nghiệm được tha thứ, và được yêu mến mặc dù chúng ta là người tội lỗi”.

Sau nghi thức thống hối và hòa giải ở Đền thờ Thánh Phêrô, 3 thánh đường ở Roma là Nhà thờ Thánh nữ Agnès ở quảng trường Navova, nhà thờ Các Dấu Tích của Chúa ở quảng trường Argentina, va Vương cung thánh đường Đức Mẹ Maria ở khu Trastevere được mở cửa tới nửa đêm để các tín hữu xưng tội và chầu Mình Thánh Chúa. Nhiều bạn trẻ trải qua kinh nghiệm này với những người đồng lứa tuổi về việc tái truyền giảng Tin Mừng”.

Sáng kiến ”24 giờ cho Chúa” kết thúc với Kinh chiều I vào chiều thứ bẩy hôm nay, 29-3. (SD 28-3-2014)
G. Trần Đức Anh OP

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Barak Obama

Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống Barak Obama




VATICAN. Sáng ngày 27-3-2014, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Tổng thống Hoa Kỳ, Barak H. Obama và đã hội kiến với ông trong gần 50 phút.

Tổng thống Obama đã đến Vatican lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2009 và được ĐGH Biển Đức 16 tiếp kiến, và nay là lần đầu tiên ông gặp ĐGH Phanxicô.

ĐTC đã hội kiến riêng với tổng thống từ lúc 10 giờ rưỡi. Ngài dùng tiếng Tây Ban Nha, và cả hai vị đều có thông ngôn riêng. Sau đó đoàn tùy tùng của Tổng thống gồm 12 người, trong đó có ngoại trưởng John Kelly, đã vào chào ĐTC, chụp hình lưu niệm và trao đổi tặng vật.

Tiếp đến, Tổng thống và đoàn tùy tùng đã gặp ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, cùng với Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti.

Thông cáo chính thức của Tòa Thánh cho biết ”các cuộc hội kiến thân mật đã giúp trao đổi quan điểm về một số đề tài thời sự quốc tế, cầu mong cho những vùng xung đột có sự tôn trọng công pháp về nhân đạo và công pháp quốc tế, cũng như một giải pháp bằng đường lối thương thuyết giữa các phe liên hệ”.

”Trong bối cảnh quan hệ song phương và sự cộng tác giữa Giáo Hội và Nhà Nước, Tòa Thánh đã đề cập đến những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. như việc thực thi các quyền tự do tôn giáo, quyền sống và quyền phản kháng lương tâm cũng như việc cải tổ di trú. Sau cùng có bày tỏ sự dấn thân chung trong việc loại trừ nạn buôn người trên thế giới”.

Tổng thống Obama và đoàn tùy tùng đã giã từ Vatican lúc gần 12 giờ rưỡi trưa để đến viếng thăm Tổng thống Italia, Ông Giorgio Napolitano (SD 27-3-2014)

G. Trần Đức Anh OP

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu biến đổi cuộc sống và ban cho chúng ta niềm vui

Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu biến đổi cuộc sống và ban cho chúng ta niềm vui




Mùa Chay là thời gian thuận tiện giúp chúng ta nhìn vào bên trong chính mình để làm nổi lên các nhu cầu tinh thần đích thật nhất, và xin sự trợ giúp của Chúa trong lời cầu nguyện. Giống như trường hợp của người đàn bà xứ Samaria, gặp gỡ Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 23-3-2014.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, hôm nay Phúc Âm trình bầy với chúng ta cuộc găp gỡ của Chúa Giêsu với người đàn bà xứ Samaria, tại Sicar, gần một cái giếng cổ, nơi bà tới kín nước mỗi ngày. Hôm ấy bà tìm thấy Chúa ngồi đó ”mệt mỏi vì đường xa” (Ga 4,6). Người nói ngay với bà: ”Xin cho tôi nước uống” (c. 7). Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa cử chỉ này của Chúa Giêsu như sau:

Trong cách thức này Người thắng vượt các hàng rào thù nghịch đã có giữa người Do thái và người Samaria, và bẻ gẫy các lược đồ thành kiến đối với các phụ nữ. Lời xin đơn sơ của Chúa Giêsu là khởi đầu của một cuộc đối thoại thắng thắn, qua đó với sự tế nhị rất lớn, Chúa Giêsu bước vào trong thế giới nội tâm của một người, mà theo các lược đồ xã hội đáng lý ra Ngài cũng không nên bắt chuyện. Nhưng Chúa Giêsu làm điều đó! Ngài không sợ hãi. Khi trông thấy một người, Chúa Giêsu tiến tới, vì Ngài yêu thương. Ngài yêu thương tất cả chúng ta. Ngài không bao giờ dừng lại trước một người vì các thành kiến. Chúa Giêsu đặt để bà trước tình trạng của bà, bằng cách không phán xử bà, nhưng làm cho bà cảm thấy được trân trọng, thừa nhận, và như thế gợi lên nơi bà ước muốn đi xa hơn cuộc sống nhàm chán thường ngày.

Cái khát của Chúa Giêsu không phải là khát nước, nhưng là khát gặp gỡ một linh hồn đã khô héo. Chúa Giêsu cần gặp người đàm bà xứ Samaria để mở con tim bà ra: Ngài xin bà cho nước uống để minh nhiên cái khát bà có trong chính bà. Người đàn bà bị đánh động bởi cuộc gặp gỡ ấy: bà hỏi Chúa những cầu hỏi sâu xa, mà chúng ta tất cả đều có ở trong lòng, mà thường chúng ta không biết. Cả chúng ta nữa cũng có biết bao nhiêu câu hỏi, nhưng không tìm ra can đảm để hỏi Chúa Giêsu!

Lồng khung sứ điệp cuộc găp gỡ này vào Mùa Chay Đức Thánh Cha nói:

Mùa Chay là thời gian thuận tiện giúp chúng ta nhìn vào bên trong chính mình để làm nổi lên các nhu cầu tinh thần đích thật nhất, và xin sự trợ giúp của Chúa trong lời cầu nguyện. Gương của người đàn bà xứ Samaria mời gọi chúng ta bầy tỏ mình như vầy: ”Xin cho con nước sẽ làm cho con đã khát đời đời.” Phúc Âm nói rằng các môn đệ ngạc nhiên thầy Thầy mình nói chuyện với người phụ nữ đó. Nhưng Chúa vĩ đại hơn các thành kiến, vì thế Người không sợ hãi dừng lại với người đàn bà xứ Samaria: lòng thương xót lớn hơn thành kiến. Đây là điều chúng ta phải học: lòng thương xót lớn hơn thành kiến. Và Chúa Giêsu thì vô cùng thương xót, vô cùng! Kết qủa cuộc gặp gỡ bên bờ giếng là người đàn bà được biến đổi: bà ”bỏ cái vò bà mang tới kín nước lại đó” (c. 28) và chạy vào thành phố kể lại kinh nghiệm ngoại thường của bà. Bà đi kín nước giếng và đã tìm thấy một thứ nước khác, nước hằng sống của lòng thương xót vọt lên từ cuộc sống vĩnh cửu. Bà đã tìm thấy nước, mà bà đã luôn luôn kiếm tìm! Bà chạy vào làng, ngôi làng đã phán xử bà và khước từ bà, và loan báo rằng bà đã gặp Đấng Messia, Đấng Cứu Thế: một người đã thay đội cuộc sống của bà. Bởi vì mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu luôn luôn thay đổi cuộc sống chúng ta. Đó là một bước tiến tới, một bước gần Thiên Chúa hơn. Và như thế mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta. Luôn luôn, luôn luôn là như vậy.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Phúc Âm này chúng ta cũng tìm thấy sự khích lệ ”để vò nước của chúng ta lại đó”, nó biểu tượng cho tất cả những gì xem ra quan trọng, nhưng mất giá trị trước tình yêu của Thiên Chúa, đã ”được đổ tràn đầy con tim của chúng ta qua Chúa Thánh Thần” (Rm 5,5). Chúng ta được mời gọi tái khám phá ra tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc sống kitô, đã bắt đầu với Bí tích Rửa Tội và như người đàn bà xứ Samaria, chúng ta được mời gọi làm chứng cho các anh chị em khác. Làm chứng cho cái gì? Niềm vui! Làm chứng cho niềm vui của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, bởi vì tôi đã nói rằng mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta, và mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta niềm vui, niềm vui đến từ bên trong. Và Chúa là như thế. Và kể lại biết bao điều kỳ diệu mà tình yêu của Người biết làm trong con tim chúng ta, khi chúng ta có can đảm để cái vò của mình ra một bên, và các điều kỳ diệu mà tình yêu của Chúa hoàn thành trong cuộc sống chúng ta.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha còn dặn mọi người đừng quên tư tưởng này ”Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu thay đổi cuộc sống chúng ta. Mỗi một cuộc gặp gở với Chúa Giêsu ban cho chúng ta niềm vui.” Và ngài xin mọi người cùng lập lại với ngài câu đó.

Đức Thánh Cha cũng nhắc cho mọi người biết Thứ hai hôm nay là Ngày Quốc Tế Bệnh Lao Phổi và nói: chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người bị bệnh lao và cho những ai trợ giúp họ bằng nhiều cách khác nhau.

Thứ sáu và thứ bẩy tới chúng ta sẽ sống một thời điểm sám hối đặc biệt gọi là ”24 giờ cho Chúa”. Nó sẽ bắt đầu với việc cử hành tại đền thờ Thánh Phêrô chiều thứ sáu, rồi sau đó ban đêm vài nhà thờ ở trung tâm thành phố Roma sẽ mở cửa cho việc cầu nguyện và xưng tội. Đó sẽ là một lễ, chúng ta có thể gọi là một lễ của ơn tha thứ. Nó cũng sẽ được cử hành trong nhiều giáo phận và giáo xứ trên thế giới.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện tại quảng trường. Ngài cũng chào đặc biệt 18.000 tham dự viện cuộc chạy đua Marathon mùa xuân tại Roma và chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an lành.
Linh Tiến Khải

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Các tài liệu chép tay của Vatican được “số hoá”


 


Các tài liệu chép tay của Vatican được “số hoá”
 WHĐ (21.03.2014) – Hôm thứ Năm 20-03 vừa qua Công ty NTT Data của Nhật Bản đã ký một hợp đồng với Toà Thánh Vatican về việc lưu trữ theo dạng kỹ thuật số 3.000 tài liệu chép tay của Thư viện Vatican từ nay đến năm 2018.
Hợp đồng này trị giá 18 triệu euro, trung bình mỗi tài liệu 6000 euro. Giám đốc điều hành công ty NTT Data, ông Toshio Iwamoto, cho biết đây chỉ là giai đoạn đầu. NTT Data là một Công ty khá nổi tiếng ở Nhật Bản trong việc số hóa Thư viện của Quốc hội nước này. Tại Roma, mục tiêu cuối cùng là số hóa - để bảo vệ - 82.000 bản chép tay của Thư viện Vatican. Công trình này đã khởi sự từ vài năm nay với đợt đầu tiên gồm 6.000 tài liệu.
Trong số 3.000 tài liệu mà NTT Data sẽ số hoá bằng công nghệ có tên Amlad, hàng chục bản chép tay có giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc biệt. Đức Tổng Giám mục Jean-Louis Bruguès, Quản thủ Văn khố Thư viện Vatican từ năm 2012, cho biết: “Các bản chép tay này có xuất xứ từ châu Mỹ trước thời Columbus cho đến Trung Quốc và Nhật Bản ở Viễn Đông, bao gồm tất cả các nền văn hóa và ngôn ngữ đã hình thành văn hóa châu Âu”. Ngài giải thích việc số hoá các tài liệu này là do Toà Thánh muốn “kho tàng bao la này được đưa vào sử dụng, tự do tham khảo trên mạng internet”.
Theo trang web của Thư viện Vatican, “kho báu” này cũng bao gồm 1,6 triệu cuốn sách, 8.600 incunabulum (sách của phương Tây in hồi thế kỷ XV-XVI), hơn 300.000 tiền xu và huy chương, 150.000 bản vẽ, khắc và hơn 150.000 bức ảnh. Đây là một gia tài được tích lũy từ khi thành lập Thư viện hồi thế kỷ thứ mười lăm, do công của Đức giáo hoàng Nicolas V, mà Đức Tổng giám mục Bruguès gọi là “vị giáo hoàng đầy tính nhân văn.
Thư viện Vatican đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, trong đó có Nhật Bản. Tháng Giêng vừa qua, cơ quan lưu trữ của Vatican đã tìm thấy 10.000 tài liệu bằng tiếng Nhật trên giấy gạo gọi là “bộ sưu tập Marega” –theo tên của cha Mario Marega, người thu thập tài liệu này–, mô tả cuộc bách hại các Kitô hữu trong thời kỳ Edo (1603-1867); các tài liệu này sẽ được các nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu trong sáu năm theo một thỏa thuận giữa Thư viện Vatican và chính phủ Nhật Bản.
 
Minh Đức

Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka.

Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt

tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka 

Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt, tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka.
Vatican (Tổng hợp 22-03-2014) - Ngày 22 tháng 3 năm 2014, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Ðức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, nguyên là Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica, làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Sri Lanka.
Ðức Sứ Thần Nguyễn Văn Tốt năm nay 65 tuổi, sinh tại Thủ Dầu Một, Bình Dương ngày 15 tháng 4 năm 1949, thụ phong Linh Mục năm 1974. Ngài du học Roma và từng làm Phó Giám đốc trường truyền giáo Urbano, trước khi gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh, tốt nghiệp năm 1985. 17 năm sau đó, ngài được thăng Tổng Giám Mục hiệu tòa Rusticiana, Sứ thần Tòa Thánh tại Benin và Togo, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 truyền chức Giám Mục ngày 6 tháng 1 năm 2003 tại Ðền thờ Thánh Phêrô.
Hơn 2 năm sau, vào tháng 8 năm 2005, ngài được chuyển đi làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Tchad và Trung Phi. Trong 6 năm qua, từ ngày 13 tháng 5 năm 2008, ngài làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica bên Trung Mỹ.
Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka hiện có hơn 1 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo, tương đương với 6.1% dân số thuộc 12 giáo phận toàn quốc. Nước này chỉ rộng 65 ngàn 600 cây số vuông với 21 triệu dân, trong số này 74% là người Singalais và 11.2% là người Tamil.
Trong 26 năm trời, từ 1983 đến 2009, Sri Lanka ở trong tình trạng nội chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Hổ quân Tamil đòi thành lập một nước Tamil độc lập. Phiến quân bị thất trận hồi tháng 5 năm 2009. (Tổng hợp 22-3-2014)
G. Trần Ðức Anh, OP
(Radio Vatican)

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG (23.3.2014 – Chúa nhật 3 Mùa Chay, Năm A)

 

CHO TÔI XIN CHÚT NƯỚC UỐNG 
Lời Chúa: Ga 4, 5-42
Khi ấy Ðức Giêsu đến một thành xứ Samaria, tên là Xykha, gần thửa đất ông Giacóp đã cho con là ông Giuse. Ở đấy, có giếng của ông Giacóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào mười hai giờ trưa.
Có một người phụ nữ Samari đến lấy nước. Ðức Giêsu nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống!” Quả thế, các môn đệ của Người vào thành mua thức ăn. Người phụ nữ Samari liền nói: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông uống nước sao?” Ðức Giêsu trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống? Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra nước hằng sống? Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Giacóp chúng tôi, là người đã cho chúng tôi giếng này? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy.” Ðức Giêsu trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.”
Người phụ nữ nói với Ðức Giêsu: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước.” Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi hãy trở lại đây.” Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng.” Ðức Giêsu bảo: “Chị nói: tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng.” Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ... Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa.” Ðức Giêsu phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các ngươi thờ Ðấng các ngươi không biết; còn chúng tôi thờ Ðấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những ai thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Ðấng Mêsia, gọi là Ðức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự.” Ðức Giêsu nói: “Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.” Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy?” hoặc “Thầy nói gì với chị ấy?”
Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: “Ðến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Ðấng Kitô sao?” Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: “Rabbi, xin mời Thầy dùng bữa.” Người nói với các ông: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết.” Các môn đệ mới hỏi nhau: “Ðã có ai mang thức ăn đến cho Thầy rồi chăng?” Ðức Giêsu nói với các ông: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Ðấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người. Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem, đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái! Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để sống muôn đời, và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. Thật vậy, câu tục ngữ ‘kẻ này gieo, người kia gặt’ quả là đúng! Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả; còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ.”
Có nhiều người Samari trong thành đó đã tin vào Ðức Giêsu, vì lời người phụ nữ làm chứng: ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm. Vậy, khi đến gặp Người, dân Samari xin Người ở lại với họ, và Người ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Ðức Giêsu nói còn đông hơn nữa. Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng người thật là Ðấng cứu độ trần gian.”
Suy nim:
Sau nửa ngày hành trình từ Giuđê về Galilê,
Ðức Giêsu nghỉ mệt bên một giếng nước ở vùng Samari.
Ngài vừa đói vừa khát, giữa cái nắng ban trưa.
Các môn đệ vào thành mua thức ăn.
Còn lại một mình Ðức Giêsu ngồi bên bờ giếng.
Chính nơi đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ
giữa Ngài và người phụ nữ Samari vốn bị coi là ô nhơ.
Ðức Giêsu bắt đầu gieo hạt
để chuẩn bị cho mùa gặt mai sau của các môn đệ.
“Cho tôi chút nước uống.”
Ðức Giêsu mở đầu cuộc đối thoại bằng một lời nài xin.
Ngài chẳng sợ thú nhận sự thiếu thốn của mình.
Xin nước uống là làm một cuộc cách mạng,
là bắc một nhịp cầu qua vực sâu
ngăn cách hai dân tộc Samari và Do Thái
vốn dĩ đã thù ghét và xa lánh nhau từ bốn thế kỷ.
Chẳng ai hiểu nổi một bậc thầy như Ðức Giêsu
lại nói chuyện và xin nước một phụ nữ Samari.
Ðức Giêsu đã cúi mình phá bỏ những hàng rào
để xây dựng một cuộc đối thoại đích thực và bình đẳng.
“Cho tôi chút nước uống.”
Ngài là người xin nước trước khi là người cho...
Chúng ta cũng có nhiều điều phải xin
nơi chính những người cần chúng ta giúp đỡ.
Ðức Giêsu cho thấy Ngài có một thứ nước lạ lùng,
uống vào không còn khát nữa.
Người phụ nữ vội vã xin Ngài thứ nước kỳ diệu đó.
Chị đâu ngờ chính mình đã bắt đầu được nếm rồi.
Nước đó chính là Lời của Ðức Giêsu,
Lời vén mở dần dần con người thâm sâu của Ngài.
Ðức Giêsu cho thấy Ngài biết rõ gia cảnh của chị.
Cái biết của Ngài không nhằm soi mói, nhưng để cảm thông.
Cái biết của Ngài về những điều riêng tư thầm kín
đã khiến chị coi Ngài là một ngôn sứ đáng tin.
Từ đó, chính chị gợi lên vấn đề tôn giáo,
một vấn đề khiến chị rất bận tâm;
Chính chị nói lên niềm mong đợi của mình về Ðấng Mêsia,
Ðấng sẽ đến dạy dỗ mọi sự (Ga 4,25);
rồi cũng chính chị đã bỏ vò nước lại
mà hân hoan chạy đi giới thiệu Ðức Giêsu cho đồng bào.
Chị đã tìm thấy thứ nước tuyệt diệu nơi Ðức Giêsu.
Ngài từ từ tỏ mình cho chị:
“Ðấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây.”
Không thấy nói đến chuyện Ðức Giêsu ăn hay uống.
“Lương thực của Thầy là thi hành ý Ðấng đã sai Thầy.”
Ðức Giêsu chỉ đói một điều, đó là nuôi dưỡng nhân loại.
Ngài chỉ khát một điều, đó là ban nguồn nước sự sống.
Chúng ta có dám chia sẻ cơn đói khát của Ngài không?
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho con
và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
(Thánh Âu-Tinh)
 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Tổng Giáo phận TP. HCM: Tân Tổng giám mục Chính toà


 


Tổng Giáo phận TP. HCM: Tân Tổng giám mục Chính toà
WHĐ (22.03.2014) – Trong thông báo về “Miễn nhiệm và Bổ nhiệm” được phổ biến vào hôm nay, 22 tháng Ba 2014, Phòng Báo chí Toà Thánh thông báo:

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận TP. HCM (Việt Nam) của Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, theo khoản 401, §1 của Bộ Giáo luật*.
Kế nhiệm Đức hồng y Gioan Baotixita là Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận TP. HCM”.


– Tóm tắt tiểu sử Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn:
05-03-1934:     Sinh tại Hoà Thành, Cà Mau
1954 – 1956:    Học Triết học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
1956 – 1961:    Dạy học tại Bạc Liêu.
1961 – 1965:    Học Thần học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
25-05-1965:     Chịu chức linh mục tại Cần Thơ
1968 – 1971:    Học Đại học Loyola tại Los Angeles, Hoa Kỳ
1971 – 1974:    Giáo sư Tiểu chủng viện Cái Răng, Cần Thơ
1988 – 1993:    Giám đốc tiên khởi Đại chủng viện Cần Thơ
22-03-1993:     Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho
01-03-1998:     Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng giáo phận TP.HCM
21-10-2003:     Được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II phong Hồng y.



– Tóm tắt tiểu sử Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi văn Đọc:
11-11-1944:    Sinh tại Đà Lạt
1956 – 1963:   Học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
1963 – 1964:   Học tại Đại chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn
1964 – 1970:   Học tại Đại học Truyền giáo Urbaniana, Roma
17-12-1970:    Thụ phong linh mục
1971 – 1975:   Giáo sư Tiểu chủng viện Simon Hoà, Đại chủng viện Minh Hoà và Đại học Đà Lạt.
1975 – 1995:   Giám đốc Đại chủng viện Minh Hoà, giáo phận Đà Lạt
1986 – 2008:   Giáo sư thần học tín lý tại Đại chủng viện Sài Gòn, Hà Nội và Huế
1995 – 1999:   Tổng đại diện giáo phận Đà Lạt
26-03-1999:    được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám mục chính toà giáo phận Mỹ Tho
28-09-2013:   được Đức giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận TP. HCM; đồng thời làm Giám quản Tông toà giáo phận Mỹ Tho.
(Nguồn: press.catholica.va)
––––––––––––––––––––––––
* Giám mục giáo phận đã trọn bảy mươi lăm tuổi được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức giáo hoàng,
và Đức giáo hoàng sẽ định liệu sau khi cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.
(Bộ Giáo luật 1983, Bản dịch của Hội đồng Giám mục Việt Nam)
 
 
Huy Hoàng