Ngày đầu và ngày thứ hai chuyến viếng thăm Cuba của Đức Phanxicô
Associated Press vừa đánh đi các ghi chép của họ về ngày đầu tiên ở Cuba của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Giờ là giờ Havana.
ảnh minh họa
4 giờ 50 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên đường đi Cuba, bắt đầu cuộc hành hương 10 ngày, cũng đưa ngài tới Hoa Kỳ.
Chuyến
bay đặc biệt của Hãng Alitalia chở Đức Giáo Hoàng và đoàn tùy tùng của
ngài cất cánh từ phi trường Leonardo da Vinci ở Rôma sau lúc 10 giờ 30
sáng một chút (0830 GMT) vào hôm Thứ Bẩy. Sau Cuba, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô sẽ thăm 3 thành phố Hoa Kỳ: Washington, D.C., New York và
Philadelphia.
10
giờ 15 sáng: Chính phủ Cuba đã phát động một cố gắng khắp thành phố để
đưa dân chúng tới các đường phố Havana. Họ cấp một ngày lương, bữa ăn
nhẹ và phương tiện vận chuyển cho công nhân nhà nước chịu tụ tập dọc
theo lộ trình của Đức Giáo Hoàng từ phi trường vào Tòa Khâm Sứ Tòa
Thánh. Các sinh viên đại học cũng được tuyển lựa để đi chào đón Đức Giáo
Hoàng.
Các
người tham dự hầu như ai cũng ca ngợi vai trò của Đức Giáo Hoàng trong
việc làm môi giới cho việc hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba, cho rằng họ hy
vọng chuyến viếng thăm hai nước của ngài sẽ gia tốc diễn trình bình
thường hóa.
Kế
toán viên 51 tuổi, Magaly Delgado, cho hay bà sẽ tham dự: “tôi sẽ đi vì
tôi là một tín hữu và vị giáo hoàng này làm tôi rất chú ý vì mọi thay
đổi ngài đang thực hiện”.
Người
hưu trí 71 tuổi, Diego Carrera, phát biểu: “Chuyến viếng thăm này giống
như làn gío hy vọng thổi khắp Cuba”. Cụ cho hay: điều đó nhờ vai trò
của Đức Giáo Hoàng trong việc tái lập các liên hệ với Hoa Kỳ.
10
giờ 20 sáng: Tổng Thống Á Căn Đình Cristina Fernandez đang có mặt tại
thủ đô Cuba để viếng thăm chính thức nước này trùng với cuộc tông du của
Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bộ
trưởng ngoại giao Cuba cho biết Tổng Thống Fernandez tới đây sáng Thứ
Bẩy và dự tính sẽ hội kiến Tổng Thống Raul Castro. Tổng Thống Fernadez
cũng dự tính sẽ tham dự Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành hôm
Chúa Nhật tại Quảng Trường Cách Mạng ở Havana.
Bà từng gặp Đức Phanxicô nhiều lần; ngài vốn là Tổng Giám Mục Buenos Aires trước khi được bầu làm giáo hoàng năm 2013.
12giờ
20 trưa: Hàng trăm người dự tính đáp xe buýt hoặc xe lửa theo lộ trình
dài, uốn khúc qua khắp vùng thôn quê Cuba để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô
tại Havana ở phía Tây hay tại Holguin và Santiago ở phía Đông.
Non
một phần ba người Cuba tự nhận là Công Giáo, nhưng người Cuba ở thôn
quê rất hăng say khi nói tới vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc làm
trung gian đem lại hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Nhiều
người nói rằng họ muốn Đức Giáo Hoàng làm áp lực để Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh
cấm vận đối với Cuba, một lệnh cấm vận bị họ coi là nguyên nhân gây ra
các khó khăn kinh tế hiện đang tạo nhiều khốn khổ cho vùng quê hơn là
các thành phố lớn.
Tại
thị trấn trồng mía Taguasco, Marisela Hernandez cho hay theo bà, cuộc
tông du của Đức Giáo Hoàng “sẽ đem đến cho chúng tôi nhiều điều tốt
đẹp”. Người công nhân 52 tuổi trong một tiệm kính này cho biết người Hoa
Kỳ “nên biết rằng lệnh cấm vận đang gây thiệt hại cho nền kinh tế của
chúng tôi”.
Người
lao công ở nông trại 43 tuổi, tên Osmel Morffi, treo một bích chương về
Đức Giáo Hoàng lên đài Đức Mẹ ở dọc đường, nói: “chúng tôi cần Đức Giáo
Hoàng đem lại các liên hệ tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ và Cuba. Chúng tôi
kẹt trong cuộc tranh chấp này lâu năm quá rồi”.
1giờ 55 chiều: Không phải ai ai ở Havana cũng hớn hở khi được yêu cầu ra nghinh đón Đức Giáo Hoàng .
Nhân
viên y tế công Rafael Rivero nói rằng không chắc anh sẽ đi nhìn đoàn xe
của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nhiều người cùng sở anh cũng cảm thấy
như thế. Anh cho rằng “Chắc chắn nên đi, nếu bạn là người Công Giáo
nhiệt thành nhưng không nên bắt buộc vào chiều Thứ Bẩy. Đó là ngày nghỉ
của chúng tôi mà”.
Các
viên chức Cuba tặng một ngày lương, bữa ăn nhẹ và phương tiện vận
chuyển để khuyến khích các nhân viên nhà nước xếp hàng dọc lộ trình của
Đức Giáo Hoàng từ phi trường vào Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh. Các sinh viên
đại học cũng được tuyển dụng.
2 giờ 45 chiều: Hàng trăm người đang bắt đầu tụ tập dọc lộ trình Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đi qua khi tới Cuba.
Trong
số này có cả 5 công dân Salvador đang đứng chờ tại một con phố đã cấm
xe cộ qua lại thuộc khu nhiều cây lá phía Tây Havana, nơi Đức Giáo Hoàng
sẽ nghỉ đêm tại Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh.
Sandra del Moreno từ Salvador tới đây cùng với 4 người bạn và đang nắm chặt lá cờ của quốc gia Trung Mỹ này.
Người đàn bà 51 tuổi này cho biết “chúng tôi yêu Đức Giáo Hoàng này, dù muốn ngài thăm El Salvador hơn”.
Cách một dẫy phố, 3 trẻ em đang chơi với trái banh làm bằng giẻ rách.
Kevin Fuvergel, 10 tuổi, và Marlos Duenas, 9 tuổi, cùng một lúc nói lớn: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp tiến qua!”.
3
giờ 51 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đáp xuống Havana, phát động
chuyến đi lịch sử dài 10 ngày thăm Cuba và Hoa Kỳ sau khi bí mật làm
trung gian cho việc xích lại gần nhau giữa hai cựu thù của Chiến Tranh
Lạnh.
Tổng
Thống Cuba Raul Castro có mặt tại phi trường để nghinh đón Đức Giáo
Hoàng, người sẽ biểu lộ tình liên đới với người Cuba và sẽ đưa ra một sứ
điệp tại Hoa Kỳ cho thấy người nói tiếng Tây Ban Nha là nền tảng vững
chắc của Giáo Hội Mỹ Châu.
4
giờ 30 chiều: Tổng Thống Cuba Raul Castro ca ngợi lời Đức Giáo Hoàng
Phanxicô phê phán hệ thống kinh tế hoàn cầu, cho rằng nó “hoàn cầu hóa
tư bản và biến tiền bạc thành ngẫu thần của nó”.
Trong
một diễn văn dài dòng để nghinh đón Đức Giáo Hoàng tại phi trường quốc
tế Havana, Castro nói rằng chính phủ cộng sản Cuba đã “thiết lập một xã
hội công bình có công lý xã hội”. Ông cám ơn Đức Giáo Hoàng đã làm trung
gian cho các cuộc thương thuyết nhằm đạt hòa hoãn giữa Hoa Kỳ và Cuba.
Castro
cũng kêu gọi chấm dứt cuộc cấm vận buôn bán của Hoa Kỳ lên Cuba và trả
lại căn cứ hải quân hiện do Mỹ chiếm tại Guantanamo Bay.
4
giờ 40 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chào mừng sự hoà hoãn giữa Hoa Kỳ
và Cuba như là một khuôn mẫu hoà giải. Ngài thúc giục các tổng thống
Barack Obama và Raul Castro tiếp tục làm việc để xây dựng các mối liên
hệ bình thường khi ngài bắt đầu chuyến thăm hai nước cựu thù của Chiến
Tranh Lạnh trong 10 ngày.
Đức
Phanxicô từng đứng làm trung gian môi giới cuộc nối lại các liên hệ
ngoại giao giữa hai bên vào đầu năm nay. Ngài nói: “Tôi khẩn khoản yêu
cầu các nhà lãnh đạo chính trị kiên trì trên con đường này và khai triển
mọi tiềm năng của nó”.
Đức
Phanxicô gọi các cuộc thương thuyết từng dẫn tới việc mở lại các tòa
đại sứ tại Havana và Washington là “điển hình hòa giải cho toàn thế
giới”.
Tại
lễ nghinh đón tại phi trường do Tổng Thống Raul Castro đứng đầu, Đức
Phanxicô nói rằng ngài muốn việc ngài chào mừng “ôm ấp đặc biệt tất cả
những ai, vì các lý do khác nhau, tôi sẽ không thể gặp gỡ”, có thể hàm ý
nhắc tới những người bất đồng chính trị và cả người Cuba bình thường
nữa.
4
giờ 50 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được dành cho một nghi thức
nghinh đón trải thảm đỏ tại Havana, đủ cả vệ binh danh dự và bắt tay với
Raul Castro mặc đồ xậm.
Mỉm
cười với các trẻ em tới tặng hoa, và với ban nhạc trình bầy quốc ca
Cuba trước khi Castro trước, Đức Giáo Hoàng sau, lần lượt đọc diễn văn.
Các vị lãnh đạo Giáo Hội của đảo quốc cũng có mặt để nghinh đón Đức Giáo Hoàng.
5
giờ 21 chiều: Đức Phanxicô đang băng qua các đường phố Havana, vẫy tay
với các đám đông đầy phấn khởi từ một giáo hoàng xa cải tiến đầy ấn
tượng.
Hàng
ngàn người Cuba dọc theo lộ trình từ Phi Trường Quốc Tế Jose Marti tới
Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ nghỉ qua đêm.
Nhiều
người vẫy cờ Cuba và cờ Vatican. Gần Tòa Khâm Sứ, một nhóm nữ tu đang
hát Kinh Lạy Cha theo nhịp nhạc Cuba truyền thống. Một phụ nữ cầm một
biển ngữ với hàng chữ “Thưa Đức Phanxicpô, ngài mang tới cho chúng con
niềm hy vọng”.
Có một hàng nhân viên an ninh gần như liên tục tạo nên một rào cản bằng người.
5
giờ 55 chiều: Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc gửi tweet phê phán các
nhà cầm quyền Cuba bắt giam người trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới
Havana.
Tweet
của Đại Sứ Samantha Power nói rằng các nhà tranh đấu nhân quyền “và
ngay cả những người vô gia cư có tin bị giam giữ trước khi Đức Giáo
Hoàng tới thăm; một công việc gây thất vọng như thói quen của chính phủ
Cuba”.
Các
nhóm đối lập trong mấy ngày qua tường trình đã có những cuộc bắt giam
gia tăng các người bất đồng. Như thường lệ, chính phủ Cuba không bình
luận về các cáo buộc này.
6
giờ 15 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại
Havana giữa sự chào đón nồng nhiệt, sau một lộ trình dài từ phi trường
quốc tế của thành phố vào đây trên chiếc giáo hoàng xa cải tiến.
Hàng trăm người đứng đợi bên ngoài Tòa Khâm Sứ hô to khi Đức Giáo Hoàng đi qua: “Ngài tới kìa! Ngài tới kìa!”.
Lúc ngài tới, họ hô ta: “Thưa Đức Phanxicô, Người Anh Em, bây giờ ngài là người Cuba”.
Sau
buổi nghinh đón chính thức tại phi trường, Đức Giáo Hoàng không còn
cuộc xuất hiện công cộng nào khác cho ngày Thứ Bẩy nữa, dù trong những
cuộc tông du khác, Đức Phanxicô vẫn có thói quen phá bỏ nghi lễ và ra
khỏi trú sở để thăm hỏi dân chúng.
6
giờ 25 tối: Trước khi lên đường đi Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới
viếng thăm các cư dân mới nhất của Thị Quốc Vatican: một gia đình tỵ nạn
Syria được Vatican tiếp nhận để hỗ trợ cho lời kêu gọi của ngài rằng
thế giới nên mở cửa chào đón người tỵ nạn và những người mốn đi tìm một
cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.
Đức
Phanxicô nói rằng ngài rất xúc động khi gặp gia đình 4 người từ
Damascus tới Ý cùng một ngày với việc ngài đưa ra lời kêu gọi mỗi giáo
xứ và mỗi dòng tu nên tiếp nhận một gia đình tỵ nạn và chu cấp cho họ.
Tòa Thánh tiếp nhận hai gia đình: một gia đình Syria theo Công Giáo
Melkite Hy Lạp, còn gia đình kia thì chưa được nhận diện.
Trong
chuyến bay tới Havana, Đức Phanxicô kể về việc gặp gỡ gia đình Syria
vào sáng Thứ Bẩy khi ngài lên đường rời Vatican. Chính lời ngài: “qúy vị
có thể thấy nỗi đau trên gương mặt họ”.
Một lần nữa, ngài kêu gọi cho “các cây cầu hòa bình” thắng thế để chấm dứt chiến tranh và giúp kết thúc làn sóng di dân.
Người
ta đang chờ mong Đức Phanxicô sẽ biến việc di dân thành một trong các
chủ đề chính trong chuyến đi từ ngày 19 đến ngày 28 tháng Chín, nhất là ở
đoạn thăm Hoa Kỳ bắt đầu thứ Ba này.
6 giờ 50 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chiêu đãi các ký giả trên đường tới Havana ít mùi vị quê hương.
Các
tiếp viên phi hành phân phối các bánh mì (empanadas) nhồi thịt tới 75
ký giả du hành trên máy bay của Đức Giáo Hoàng, cho hay: chúng là quà
tặng đặc biệt của Đức Giáo Hoàng từ phía trước máy bay.
Ngược
lại, ngài nhận được một số quà tặng, trong đó có một giải thưởng Emmy.
Ký giả Univision là Rogelio Mora-Tagle tặng Đức Giáo Hoàng một bản sao
chính thức bức tượng có cánh mà ông nhận được năm 2014 vì đã đưa tin
nhanh nhất về mật nghị hội Hồng Y năm 2013 bầu ngài làm giáo hoàng.
Mora-Tagle
cho hay: “tôi thưa với ngài rằng đây không chỉ là một giải thưởng, mà
nó còn là công trình của tất cả các đồng nghiệp của tôi”.
7
giờ 10 tối: Phát ngôn viên Tòa Thánh cho biết rất có thể Đức Giáo Hoàng
Phanxicô sẽ gặp cựu lãnh tụ Cuba Fidel Castro, dù việc này chưa được
xác nhận.
Cha Federico Lombardi nói với các ký giả: "có thể việc này sẽ xẩy ra”.
Theo Cha Lombardi, nếu cuộc gặp diễn ra, thì chắc là vào Chúa Nhật, tại Havana.
7
giờ 20 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vào Tòa Khâm Sứ, vẫy tay với các
người Cuba và du khác tụ tập bên ngoài đang hoan hô. Đám đông sau đó đã
giải tán chỉ còn lại sự hiện diện đông đảo của cảnh sát.
Với
việc này, các cuộc xuất hiện công cộng trong ngày của Đức Giáo Hoàng
xem ra đã chấm dứt. Nhưng như trên đã nói, trong những cuộc tông du
khác, Đức Phanxicô vẫn có thói quen phá bỏ nghi lễ và ra khỏi trú sở để
thăm hỏi dân chúng.
8
giờ 15 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa rời Tòa Khâm Sứ để thăm hỏi một
số khách được phép tới gần để diện kiến Đức Giáo Hoàng vào đêm đầu tiên
của ngài tại Havana.
Vào
khoảng từ 30 tới 40 người khách được chọn trước đã được phép tới gần
Tòa Khâm Sứ tại khu Miramar ở thủ đô Cuba. Đức Phanxicô ra ngoài để thăm
hỏi họ sau khi dùng bữa tối.
Vatican ước lượng khoảng 100,000 người đã xếp hang dọc lộ trình đoàn xe của Đức Phanxicô từ phi trường vào thành phố.
Vũ Van An
Sau đây là bản tường trình từng giờ của A.P. về các biến cố của ngày thứ hai chuyến tông du của Đức Phanxicô tại Cuba:
8
giờ 15 sáng: Mặt trời đã xuất hiện trên Quảng Trường Cách Mạng của
Havana và hàng ngàn người đã đứng chật quảng trường trước khi Đức Giáo
Hoàng Phanxicô tới cử hành Thánh Lễ đầu tiên của ngài trên đất Cuba.
Các
tín hữu và những người không có đức tin đã kéo nhau vào quảng trường,
chờ Đức Giáo Hoàng tới trên giáo hoàng xa. Bức tượng Che Guevara bằng
kim khí đầy ấn tượng ở quảng trường như đang đua tranh với tấm bích
chương khổng lồ vẽ Chúa Kitô đặt đối diện với bàn thờ nơi Đức Giáo Hoàng
Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ.
Người
Cuba biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng giúp thúc đẩy Hoa Kỳ và
Cuba thực hiện việc xích lại gần nhau có tính lịch sử của họ, và họ kéo
nhau từng đoàn để được thấy vị giáo hoàng Mỹ Châu La Tinh đầu tiên trong
lịch sử.
Jose
Rafael Velazquez là một công nhân 54 tuổi, tới quảng trường cùng vợ, cả
ba tiếng đồng hồ trước khi Thánh Lễ được dự trù khởi đầu. Ông cho hay:
ông không phải là người có tôn giáo nhưng tới đây để chứng kiến một biến
cố lịch sử thì đúng hơn.
Ông
nói: “chúng tôi rất hy vọng đối với chuyến viếng thăm này, vì Đức Giáo
Hoàng là chìa khóa mở cuộc thương thảo với Hoa Kỳ, và từ đó lúc thông
báo, đã có nhiều thay đổi và chuyến viếng thăm này đem lại cho tôi nhiều
hy vọng nó sẽ tốt hơn”.
8
giờ 30 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chạy vòng quanh đám đông tụ
tập để tham dự Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Havana, thỉnh thoảng dừng
giáo hoàng xa lại để thăm hỏi tín hữu và hôn trẻ em được nâng lên cho
ngài.
Cờ Vatican và Cuba tung bay giữa các hàng tín hữu tại Quảng Trường Cách Mạng của Cuba.
Chủ Tịch Cuba, Raul Castro, có mặt trong số những người tụ tập tham dự Thánh Lễ.
9
giờ 15 sáng: Nhân viên an ninh Cuba đã giam giữ ít nhất ba người hình
như đang cố gắng phân phát truyền đơn trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô
cử hành Thánh Lễ tại Quảng Trường Cách Mạng của Havana.
Các
viên chức này lôi họ đi và thu lượm các tờ truyền đơn vương vãi trên
một trong những đường phố quanh Quảng Trường. Không rõ họ phản đối điều
gì. Ba người vận áo thung trắng và hô hoán trước khi bị túm giữ và lôi
đi.
9
giờ 45 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang thúc giục người Cuba chăm sóc
lẫn nhau và đừng phê phán người khác dựa trên tư cách hay hành động của
họ.
Đức
Phanxicô ngỏ sứ điệp của ngài trước hàng ngàn người Cuba đang tụ tập
vào hôm Chúa Nhật để tham dự Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Quảng Trường
Cách Mạng của Havana. Ngài nói vói họ rằng những ai muốn làm lớn phải
phục vụ người khác, chứ không để người khác phục vụ mình. Ngài cho hay:
người Cuba nên tránh “những cái nhìn đầy phê phán”.
Ngài
nói: “tất cả chúng ta đều được Chúa Giêsu yêu cầu, đúng hơn, được Người
thúc giục chăm sóc lẫn nhau vì yêu thương… Không nhìn phía này phía kia
để thấy người láng giềng mình đang làm gì hay đang không làm gì”.
Lúc
này, chưa rõ Đức Phanxicô muốn nói gì. Nhưng nhiều người Cuba than
phiền về sự cứng ngắc của một hệ thống trong đó hầu như mọi khía cạnh
của cuộc sống đều bị nhà nước kiểm soát, từ các định chế văn hóa tới các
ủy ban khu xóm chuyên dòm ngó, một hệ thống trong đó con người bị loại
trừ hay mất phúc lợi nếu bị coi là không trung thành với các nguyên tắc
cách mạng.
Trong
mấy năm gần đây, hệ thống trên đã được nới lỏng phần nào, nhưng đối với
nhiều người trong nước và các quan sát viên ngoại quốc, trọng điểm của
vấn đề vẫn còn đó.
Nhiều
người Cuba cũng càng ngày càng quan tâm tới việc gia tăng bất bình
đẳng, khi những người được tư bản ngoại quốc nâng đỡ thì sống phè phỡn
trong khi người khác phải chật vật lắm mới có miếng ăn, sinh ra ghen tỵ
và chia rẽ giữa các gia đình và trong xã hội nói chung.
10
giờ 21 sáng: Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẩn khoản yêu cầu chính phủ và
nhóm du kích quân lớn nhất của Colombia chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài
nhất ở Nam Mỹ; ngài nói rằng họ không thể cho phép mình một lần nữa
phạm sai lầm trong việc làm trật đường các cố gắng đạt hòa bình.
Đức
Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trên vào hôm Chúa Nhật từ Quảng Trường Cách
Mạng ở Havana, nơi đang diễn ra các cuộc thương thuyết hòa bình trong
hơn hai năm qua giữa Lực Lượng Võ Trang Cách Mạng Colombia và các đại
diện của Bogota nhằm chấm dứt nửa thế kỷ đánh nhau.
Ngài
nói: “Mong rằng máu do hàng ngàn người vô tội đổ ra trong suốt những
thập niên lâu dài của cuộc tranh chấp võ trang” có thể nâng đỡ các cố
gắng tìm được một nền hòa bình dứt khoát.
Đức
Phanxicô nói thêm: “Làm ơn, chúng ta không có quyền tự cho phép mình
sai phạm một lần nữa trong nẻo đường hoà bình và hoà giải này”.
Vị
giáo hoàng đầu tiên người Mỹ Châu La Tinh của Giáo Hội gần đây đã giúp
đẩy nhanh việc hòa giải có tính lịch sử giữa Hoa Kỳ và Cuba bằng cách
đích dân kêu gọi các nhà lãnh đạo của cả hai quốc gia.
10
giờ 40 sáng: Chủ Tịch Cuba, Raul Castro là người đầu tiên chào kính Đức
Giáo Hoàng Phanxicô sau khi ngài cử hành Thánh Lễ tại Quảng Trường Cách
Mạng ở Havana.
Đức Phanxicô cũng chuyện trò ít phút với Tổng Thống Á Căn Đình, Bà Cristina Fernandez, và các nhà lãnh đạo tôn giáo trong nước.
Hai
phụ tá nâng Đức Giáo Hoàng khi ngài leo lên các bậc thang của bàn thờ,
và lúc ngài bước xuống. Ngài vốn bị chứng đau thần kinh tọa và thường
bước đi cách hơi khó khăn.
11
giờ 10 sáng: Truyền thông điện tử của chính phủ Cuba, Cubadebate, đã
thay đổi biểu trưng (logo) trên trang mạng và trên chương mục “Hót” của
họ nhân chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Biểu
trưng quen dùng gồm các bán nguyệt đỏ và đen và các dải trắng đã được
thay thế bằng chiếc mũ giáo hoàng với cây Thánh Giá và hàng chữ “Chào
Mừng Tới Cuba” thay vì hàng chữ quen dùng “Chống Khủng Bố Truyền Thông”.
1
giờ 05 chiều: Phát ngôn viên Vatican cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô
đã gặp Fidel Castro khoảng nửa giờ tại căn nhà của người cựu lãnh đạo
Cuba.
Cha Lombardi nói rằng buổi đàm đạo không có gì trịnh trọng và diễn ra trước sự hiện diện của cả con lẫn cháu của Castro.
1
giờ 15 chiều: Phát ngôn viên Vatican còn cho hay: Đức Giáo Hoàng
Phanxicô và Fidel Castro trao đổi sách làm quà tặng lẫn nhau trong cuộc
gặp gỡ kéo dài nửa tiếng tại nhà viên cựu lãnh tụ này.
Cha
Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng tặng Castro một tác phẩm do một tu sĩ
Dòng Tên viết, vị này vốn dạy Fidel tại một trường Công Giáo lúc ông ta
còn nhỏ.
Castro thì tặng Đức Giáo Hoàng một bộ ghi lại các cuộc đàm đạo của ông về tôn giáo với giáo sĩ người Ba Tây, tên là Frei Betto.
3
giờ 05 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đích thân mời người ta cùng
với ngài tới Philadelphia cuối tuần tới. Liệu có tới một triệu người hay
không sẽ tham dự, như dự tính, vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Một chiến dịch để khuyến khích việc tham dự Thánh Lễ đại trào và các biến cố khác đã được phát động với khẩu hiệu “Tôi Sẽ Ở Đó”
Trong một sứ điệp video, Đức Giáo Hoàng nói rằng “Tôi sẽ ở đó vì các bạn sẽ ở đó! Hẹn gặp các bạn tại Philadelphia!”
Một
số hạn chế về du lịch đã được nới lỏng, giúp cắt ngắn các đoạn đường
phải đi bộ. Nhưng vẫn còn nhiều phòng khách sạn và rất nhiều vé xe lửa
chưa có người giữ chỗ.
Địa
điểm an toàn cho hai biến cố lớn nhất của Đức Giáo Hoàng là Benjamin
Franklin Parkway dài một dặm. Các ước lượng mới cho biết sức chứa của nó
vào khoảng 250,000 người.
Các
khách viếng thăm khác sẽ phải coi các màn hình vĩ đại đặt gần đó hay
tại các địa điểm khác trong thành phố. Các giới chức Giáo Hội cho biết
kế hoạch đã luôn như thế rồi.
3 giờ 45 chiều: Một bức hình cho thấy cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Fidel Castro tại nhà của cựu lãnh tụ Cuba.
Cựu
chủ tịch và Đức Giáo Hoàng nhìn thẳng vào mặt nhau khi bắt tay nhau.
Đức Phanxicô mặc đồ trắng, còn Castro thì mặc một sơmi trắng và một áo
ấm thể thao.
Bức hình do Alex Castro, con trai Fidel và là nhiếp ảnh gia chính thức, chụp và gửi cho Associated Press.
4
giờ 15 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Dinh Cách Mạng, trụ sở của
chính phủ Cuba, để dự cuộc hội kiến với chủ tịch Raul Castro.
Hai vị đang thăm hỏi các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Cuba và các giới chức chính phủ.
Trong
số những người tham dự có đệ nhất Phó Chủ Tịch Miguel Diaz-Canel, người
được nhiều giới cho là sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch vào năm 2018 khi
Castro nói mình sẽ từ chức.
4 giờ 45 chiều: Món quà Đức Giáo Hoàng Phanxicô tặng Fidel Castro khiến nhiều người cau mày.
Ngài
mang tới cho cựu lãnh tụ Cuba một bộ sưu tầm các bài giảng của vị thầy
Dòng Tên trước đây của Fidel, tức linh mục Amando Llorente, và hai CD
ghi lại các bài giảng của vị linh mục Tây Ban Nha này. Cha Llorente dạy
tại một trung học Dòng Tên nơi Fidel theo học, nhưng ngài bị buộc phải
rời Cuba sau khi Castro nắm được quyền hành vào năm 1959 không bao lâu
và ra tay trục xuất các giáo sĩ ngoại quốc. Ngài qua đời tại Miami năm
2010.
Người
viết tiểu sử Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Austen Invereigh cho hay: theo
ông, Đức Giáo Hoàng muốn gửi một thông điệp tế nhị cho một người có nền
cai trị được đánh dấu bằng tranh chấp với Giáo Hội Công Giáo và nhiều
nhóm khác. Trong chuyến viếng thăm của ngài, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới
việc hoà giải giữa những người Cuba sống trong nước và sống ở ngoại
quốc.
Invereigh
nói: ông “không thể không nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn mời
gọi Fidel Castro giải quyết quá khứ của ông cách thoả đáng”.
5
giờ 20 chiều: Chủ Tịch Cuba, Raul Castro, đang chỉ cho Đức Giáo Hoàng
Phanxicô xem điều hình như là quà tặng chính thức dành cho ngài, được
trưng bày tại Dinh Cách Mạng: một tượng chịu nạn lớn được làm từ những
mái chèo do nghệ sĩ Cuba tên Kcho thực hiện, và một bức vẽ Nữ Trinh Bác
Ái El Cobre, Quan Thầy Cuba.
5
giờ 35 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô cám ơn ông Raul Castro vì sự
nghinh đón của ông tại phi trường hôm Thứ Bẩy và việc ông ân xá cho
3,522 tù nhân phạm những tội tương đối nhẹ.
Trong
cuộn băng của Associated Press ghi âm cuộc trao đổi giữa hai vị trước
khi họ gặp riêng nhau, mà một phần nghe không rõ, người ta thấy Đức
Phanxicô nói: “Trước nhất, tôi muốn cám ơn ngài vì sự nồng hậu của cuộc
nghinh đón, sự kiện là trong bài diễn văn của ngài, ngài đã trích dẫn
những điều thực sự là đấu chỉ (nghe không rõ) và đầm ấm. Tôi cũng muốn
cám ơn ngài về lệnh ân xá”.
5
giờ 45 chiều: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang chủ tọa buổi kinh chiều tại
Nhà Thờ Chính Tòa Vô Nhiễm Thai và Thánh Cristobal ở Havana, xây từ thế
kỷ thứ 18.
Các
chuông nhà thờ đã được dóng lên và mấy trăm linh mục cùng nữ tu phấn
khởi vỗ tay và hô to “Phanxicô!” khi Đức Giáo Hoàng tới. Chiếc đại phong
cầm bật lên bài thánh ca hân hoan.
Ngôi
nhà thờ chánh tòa này đầu tiên được khởi công bởi các cha Dòng Tên và
mặt tiền của nó do kiến trúc sư người Ý tên Borromini vẽ kiểu. Nhà thờ
có tượng lớn bằng thau của Thánh Gioan Phaolô II, người là vị giáo hoàng
đầu tiên thăm Cuba năm 1998, cũng như bản sao tượng Nữ Trinh Bác Ái El
Cobre, quan thầy Cuba.
6
giờ 30 tối: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lần đầu tiên trong chuyến tông du
này, đã nói ứng khẩu khá dài, ra ngoài bản văn đã soạn sẵn, trong một
bài giảng tập chú nhiều vào sự quan trọng của đức khó nghèo đối với Giáo
Hội Công Giáo.
Ngài
cũng cảnh giác trước các nguy hiểm rơi vào cạm bẫy bị cám dỗ giầu sang.
Ngài nói: “Mẹ Giáo Hội ta sống nghèo. Thiên Chúa muốn Giáo Hội nghèo,
như Người từng muốn cho Mẹ Thánh Maria của Người sống nghèo vậy”.
8
giờ 10 tối: Hai người bất đồng nổi tiếng của Cuba nói rằng Vatican mời
họ dự buổi kinh chiều của Đức Giáo Hoàng tại Nhà Thờ Chánh Tòa Havana
nhưng cơ quan an ninh Cuba bắt giam họ và tạm thời giam giữ họ.
Marta
Beatriz Roque và Miriam Leiva, cả hai đều là những người bất đồng đã
lâu, cho biết: họ nhận được lời mời từ văn phòng Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở
Havana để tham dự buổi lễ, nhưng họ bị bắt khi lên đường tới nhà thờ
chánh tòa.
Bà
Roque nói rằng bà cũng được Vatican mời gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại
Tòa Khâm Sứ không bao lâu sau khi ngài tới đây hôm Thứ Bẩy, nhưng bà
cũng đã bị bắt giữ cùng một lúc và được thả trước khi bị bắt lại vào
chiều Chúa Nhật.
Theo
hai bà Leiva và Roque, các nhân viên an ninh minh nhiên nói với họ rằng
họ không thể tới dự buổi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng tại Cuba.
Bà
Roque nói: "họ bảo tôi rằng tôi không có tư cách, nên tôi không thể tới
tham dự các biến cố của Đức Giáo Hoàng đang diễn ra tại Quảng Trường
Nhà Thờ Chánh Tòa”.
8
giờ 30 tối: Phát ngôn viên Vatican xác nhận rằng một số người bất đồng
được kêu gọi và được mời tới tham dự các biến cố để được Đức Giáo Hoàng
Phanxicô chào hỏi.
Nhưng
ngài cho hay: không có cuộc gặp gỡ đặc biệt nào đã được hoạch định. Cha
Lombardi cho hay: các người bất đồng này đã không tới nhưng ngài không
thể xác nhận là do họ bị bắt giữ.
Trước
đó, hai người bất đồng nổi tiếng nói rằng các nhân viên an ninh Cuba đã
bắt giữ họ và nói với họ rằng họ không được lui tới các biến cố của Đức
Giáo Hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét