Thượng Hội đồng thường trực Giáo hội Công giáo-Hy Lạp Ukraina gặp Đức giáo hoàng Phanxicô ngày 05-03-2016
Các Kitô hữu Chính thống giáo phải cấp bách thừa nhận sự thật kinh hoàng ngày 10 tháng Ba 1946
WHĐ
(10.03.2016) – Trong những ngày đang diễn ra kỷ niệm 70 năm “Thượng Hội đồng giả mạo” Lviv
(8–10/3/1946), một nhóm 18 nhân vật Chính thống giáo đã cùng ký tên vào một Bản
tuyên bố kêu gọi giới
lãnh đạo Chính thống giáo phủ nhận Thượng Hội đồng Lviv, đồng thời đưa ra lời xin lỗi Giáo hội
Công giáo-Hy Lạp Ukraina.
Trong số những người đồng ký tên, có các linh mục: Georges
Kovalenko, André Doudtchenko, Michael Plekon, Christophe
Levalois, André Louth; nữ giáo sư đại học kiêm thi sĩ Nga Olga Sedakova; nhà
sử học Antoine Arjakovsky; các triết gia: Bertrand Vergely và Constantin Sigov; Chủ
tịch Phong trào Acer-Mjo Cyrille Sollogoub;
nhà văn Hoa Kỳ Jim Forest; giáo sư đại học Daniel Struve.
Bản
văn được Antoine Arjakovsky, một trong
những người ký tên, gửi cho hãng tin
Zenit. Antoine
Arjakovsky là tác giả của quyển
sách “Chính thống giáo là gì?”, ông cũng là giám đốc nghiên cứu tại Collège des Bernardins ở Paris và là nguyên giám đốc của Viện Nghiên cứu Đại kết Lviv, Ukraina.
Sau
đây là nội dung Bản tuyên bố:
***
Ngày 10
tháng Ba 1946, tại
Lviv, Giáo hội Chính thống Nga đã dùng sức mạnh sáp nhập Giáo hội Công
giáo-Hy Lạp Ukraina vào Giáo hội Chính thống dưới áp lực
của chính quyền Xô viết. Khi
những người tham gia Thượng Hội đồng bỏ phiếu vào hai ngày 8 và 9 tháng
Ba chấp thuận “tái thống nhất” Giáo hội của họ với Toà Thượng phụ Moskva, tất cả các giám
mục Giáo hội Công giáo-Hy Lạp Ukraina còn đang bị giam giữ. 216
linh mục và 19 giáo dân tập họp tại Nhà thờ chính toà Thánh Georges ở Lviv do NKVD
-tiền thân của KGB- [i]
triệu tập, đã phó
mặc cho một “nhóm sáng kiến” do hai giám mục
Chính thống giáo là Antony
Pelvetsky và Myhailo
Melnyk và linh mục Chính thống giáo Gavril Kostelnyk chỉ đạo. Các tài liệu
lưu trữ tiết lộ rằng
chính Stalin đã quyết định loại bỏ Giáo hội Công giáo-Hy Lạp Ukraina vào tháng Hai 1945, mười hai ngày
sau khi cùng với Winston
Churchill và Franklin D. Roosevelt họp Hội nghị Yalta.
Các sử
gia và các nhà thần học nghiêm
túc không chút nghi ngờ
rằng Thượng Hội
đồng Lviv từ ngày 8 đến 10 tháng Ba 1946 của Giáo hội
Công giáo-Hy Lạp Ukraina
là man trá. Bohdan
Bociurkiw, vốn là giáo sư môn lịch sử tại Đại học
Carleton ở Ottawa, đã viết một tổng luận về đề tài này mà chưa
bao giờ bị phản bác.[1] Năm 2006, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nói về một “ngụy Thượng Hội đồng” “ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự hiệp nhất của
Giáo hội”.[2] Nicolas
Lossky, nhà thần học Chính
thống người Pháp của Toà
Thượng phụ Moskva, cũng thừa
nhận rằng đó là một điều
dối trá.[3] Vì bị giải thể vào năm 1946 cho đến năm 1989,
Giáo hội Công giáo Hy Lạp với hơn 5 triệu tín hữu ở Ukraina, đã thực sự trở thành nạn
nhân chính và cũng là lực lượng đối lập chính của chế độ Xô viết
trong lãnh thổ Liên
Xô.[4] Vì thế chúng tôi kêu gọi giới lãnh đạo Chính thống
giáo hiện nay ở Nga, ở Ukraina và các nơi khác,
hãy thừa nhận tính vô hiệu của những quyết định bi thảm
của Thượng Hội đồng
Lviv.
Giáo hội
Chính thống Nga nói chung không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm
về những quyết định
của các nhà lãnh đạo giáo hội bị NKVD-KGB lèo lái hay uy hiếp. Tuy nhiên, chúng tôi, các Kitô hữu Chính thống giáo, sống
sau các biến cố này 70 năm,
chúng tôi cảm thấy mình có trách
nhiệm đối với sự im lặng
đầy tội lỗi về việc chế độ Xô viết hủy diệt Giáo hội này với sự tiếp tay của Toà Thượng phụ Moskva. Chúng tôi biết rằng hàng
triệu Kitô hữu Chính thống trên thế giới mạnh mẽ lên án các cuộc đàn áp chống tôn giáo của
chính quyền Xô viết và của Iosif Dzhugashvili [ii]
nói riêng.
Vào ngày kỷ niệm ngày 10 tháng Ba 1946 và trước ngày Chúa nhật 13-03-2016, là Chúa nhật Xá tội trong lịch phụng
vụ Chính thống giáo, chúng tôi xin bày tỏ tình đoàn kết với Giáo hội Công giáo-Hy Lạp
Ukraina, chúng tôi đoan hứa cầu nguyện
cho tất cả những nạn nhân
vô tội của Giáo hội này, những người đã bị giam
cầm, tra tấn, đày ải và bị chính quyền Xô viết sát hại với sự đồng lõa của
Toà Thượng Phụ Moskva.
Chúng tôi
khiêm tốn xin họ tha thứ cho tất cả
những bất công mà họ đã phải gánh chịu
vì Giáo hội Chính thống tự trị, và chúng tôi nghiêng mình trước các vị tử
đạo của Giáo hội Công giáo-Hy Lạp Ukraina.
––––––––––––––
Chú thích
[1] Bohdan Bociurkiw, Giáo hội Công giáo-Hy Lạp Ukraina và Nhà nước Xô viết (1939-1950), Viện Nghiên cứu Ukrania của Canada ấn hành, 1996; xem thêm B. Bociurkiw “Thượng Hội đồng Lviv”, Istina, XXXIV, số 3-4, 1989.
[2] “Thư của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI gửi
Đức hồng y Lubomyr Husar ngày 22 tháng Hai 2006”, Istina, số 2, 2006, tr. 193.
[3] Ủy ban đối thoại thần học hỗn hợp Công giáo và Chính thống giáo, Người Công giáo và người Chính thống: những thách đố của hiệp nhất: Theo bước Balamand, Paris, Bayard, 2014.
[4] Antoine Arjakovsky, Trong khi chờ đợi
Công đồng của Giáo hội Chính thống, Paris, Cerf, 2013.
––––––––––––––
Ghi chú của người dịch:
[i] NKVD
(tiếng Nga: НКВД): Ủy ban nhân dân Nội chính; KGB (tiếng
Nga: КГБ): Ủy ban An ninh Quốc gia, tức Cơ quan mật vụ Nga
[ii] Iosif Dzugashvili: tức Stalin
Minh Đức chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét