Hầm, mái tròn Đền thờ Thánh Phêrô và Dinh Tông Toà
Hầm, mái tròn Đền thờ Thánh Phêrô và Điện Vaticăng
Tiếp tục loạt bài giới thiệu vương cung thánh đường Thánh Phêrô, hôm nay chúng ta viếng thăm hầm Đền thờ hay cũng gọi là Hang Vaticăng, mái tròn và Điện Vaticăng.
Hồi năm 324 khi khởi công xây đền thờ trên mộ thánh Phêrô hoàng đế Costantino đã ra lệnh lấp toàn bộ nghĩa trang cổ Roma trên đồi Vaticăng. Đền thờ thứ hai xây trên đền thờ thứ nhất. Phần cổ xưa nhất của hầm đền thờ thuộc thế kỷ thứ VII bao quanh bàn thờ tuyên xưng đức tin và nằm bên trong cung thánh của đền thờ do hoàng đế Costantino xây. Vào cuối thế kỷ XVI các hang Vaticăng được nới rộng thêm ba gian với một vòng cung lớn bao quanh cung thánh đền thờ Costantino. Sau cùng ĐGH Pio XII cho xây thêm 10 phòng khác để chứa các quan tài đá thời kitô tiên khởi tìm thấy dưới đền thờ, cũng như các dấu tích kiến trúc và đền đài còn lại thuộc đền thờ Costantino.
Tính tới nay có 148 Giáo Hoàng được chôn cất trong hầm Đền thờ. Các vị thuộc thế kỷ XX là Dức Pio X, Biển Đức XV, Pio XI, Pio XII, Gioan XXIII, Phaolô VI Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II. Khi được phong chân phưóc xác Đức Gioan XXIII đã được đưa lên đặt dưới bàn thờ có bức tranh thánh Giêrôlamo rước lễ, gần tượng đồng Thánh Phêrô ở trụ cột bên phải nâng mái tròn đền thờ. Sau 37 năm qua đời xác ngài còn nguyên vẹn không hư nát. Xác thánh Gioan Phaolô II cũng đã được đưa lên trên đặt dưới bàn thờ thứ hai phía Cửa Thánh.
Như thế không phải mọi Giáo Hoàng đều được chôn tại hầm Đền thờ thánh Phêrô. Lý do vì có nhiều vị không qua đời tại Roma nhưng ở nhiều nơi khác, như ở Avignon bên Pháp, hay tại nhiều thành phố khác trong nước Italia và cả bên Đức. Riêng tại Roma có 13 vị được chôn trong nghĩa trang Thánh Callisto, 7 vị trong Đền thờ Đức Bà Cả, 16 vị trong Đền thờ Gioan Laterano, 5 vị trong Đền thờ Đức Bà Minerva, 4 vị trong đền thờ thánh Lorenzo ngoại thành.
Lối xuống hầm đền thờ ở phiá trái nơi cột trụ có tượng thánh Anrê tông đồ. Hầm Vaticăng trải dài từ cung thánh cho tới gian giữa đền thờ.
Nhà nguyện thứ nhất là nhà nguyện Đức Bà của các phụ nữ sinh con có bức bích họa Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng của Melozzo da Forli thuộc thế kỷ XV. Tiếp đến là nhà nguyện Đức Bà della Bocciata, với bức bích họa của P. Cavallini thuộc thế kỷ XIII; mộ ĐGH Pio XII; nhà nguyện Thánh Phêrô với lối vào xuyên ngang qua tường cung thánh đền thờ Costantino. Bàn thờ nằm ngay trên mộ thánh nhân. Dọc theo hành lang hình bán nguyệt có 5 bức chạm nổi diễn tả cuộc đời hai thánh Phêrô và Phaolô. Xen kẽ chung quanh hành lang bán nguyệt có các nhà nguyện của vài quốc gia đông âu. Tiếp đến là hai phòng chứa các bịa mộ.
Trong phần hầm mộ được thăm viếng có mộ của các Giáo Hoàng: Callisto III, Bonifacio VIII, là vị Giáo Hoàng công bố Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội năm 1300, Nicola III, Innocente IX, Nicola V, Phaolo II, Marcello II, Phaolo VI, Gioan Phaolo I, Innocente IX.
Tuy nhiên trong hầm Vaticăng cũng có mộ của vài vị không phải là Giáo Hoàng như mộ ĐHY Rafael Mery den Val, cộng sự viên của ĐGH Pio X, ĐHY Josef Beran và hai hoàng hậu công giáo là Carlotta I đảo Chypre và Cristina Thuỵ Điển.
Muốn lên mái tròn đền thờ hiện nay phải ra phiá trước đền thờ và vào lối bên phải để lấy thang máy. Chặng một là mái đền thờ, nơi có nhà dành cho thợ chuyên trông coi sửa sang đền thờ. Từ đây có thể trông thấy mái vòm chính vươn cao lên trời 95 mét. Hai mái tròn nhỏ chỉ để trang hoàng chứ không thông với bên trong đền thờ. Đi ra phía mặt tiền đền thờ bạn có được cái nhìn tổng quát xuống quảng trường, đại lộ Hoà Giải và thành phố Roma.
Vào bên trong mái tròn từ trạm thứ nhất (53 mét) và từ trạm thứ hai (73 mét) bạn có thể nhìn xuống dưới đền thờ và chiêm ngắm nền đền thờ lát cẩm thạch mầu và các tác phẩm trang hoàng để nhận ra các chiều kích khổng lồ của công trình kiến trúc có một không hai trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Khi áp tai vào vách của mái vòm được khảm đá mầu, dù đứng rất xa nhau bạn vẫn có thể nghe người khác thì thầm tên bạn trên tường.
Bắt đầu từ chân lồng đèn lối leo vất vả, khó khăn hơn và càng ngày càng hẹp. Từ trên đỉnh đền thờ bạn có cái nhìn tuyệt diệu bao quát nước Vaticăng và toàn thành phố Roma. Về phía mặt tiền bạn trông thấy đại lộ Hoà Giải thẳng tắp ra tới sông Tevere, hai cánh có các hàng cột với mái che bọc quảng trường tựa như hai cánh tay của Mẹ Giáo Hội giang ra đón tiếp đoàn con từ khắp nơi trên thế giới tiến về lòng thủ đô Giáo Hội. Sông Tevere chảy lững lờ với các cây cầu Vittorio Emmanuele, San Angelo và Umberto. Rồi lăng tẩm của hoàng đế Adriano xây năm 135 hay lâu đài Thiên Thần, Dinh Công Lý, bên trái là khu phố Prati di Castello, bên phải là đài kỷ niệm và bàn thờ tổ quốc Vittorio Emanuele, đàng sau là mặt tiền của đền thờ Gioan Laterano. Về phiá trái là Dinh Quirinale tức tổng thống phủ Italia, xưa kia là dinh thự nghỉ mát của các Giáo Hoàng; đàng sau là các mái tròn và tháp chuông đền thờ Đức Bà Cả. Tiếp đến phía bên trái là mầu xanh mát rượi của đồi Pincio, biệt thự Borghese, biệt thự Giulia. Phiá bên phải mặt tiền đền thờ bạn thấy đồi Gianicolo, bên trên là trường Truyền Giáo, nơi có nhiều thế hệ chủng sinh Việt Nam tu học. Tựa vào đồi Gianico chỗ có tượng Chúa Giêsu Vua là nhà tổng quyền của của Dòng Tên. Xa hơn trên đồi là đài kỷ niệm Garibaldi. Xa hơn nữa là đền thờ thánh Phaolô ngoại thành. Khi trời trong xanh bạn có thể nhìn thấy biển Ostia.
Từ nóc mái vòm bạn có thể thấy rõ mọi dinh thự trong nước và vườn thành phố Vaticăng. Bắt đầu từ bên trái mặt tiền: Dinh San Ufficio, đại thính đường Phaolô VI, trường Teutonico, nhà của các Kinh Sĩ đền thờ, trạm bán xăng, văn phòng của lực lượng Hiến Binh Vaticăng sát với nhà của các cha giải tội, nhà thờ thánh Stefano degli Abissini, trường nghệ thuật khảm đá mầu, nhà ga xe lửa, Dinh Thống Đốc, phiá sau là trường Etiopi, hang đá Lộ Đức, Tháp thánh Gioan, đàng trước tháp là trụ sở cũ của đài phát thanh Vaticăng. Trong góc xa nhất vườn là bãi đậu trực thăng.
Góc chéo bên phải Dinh Thống Đốc là phông ten Aquilone, Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh, biệt thự Pia. Gần cánh phải đền thờ là Dinh Zecca. Tiếp theo là mái nhà nguyện Sistina, có ống khói nhỏ, nơi Hồng Y Đoàn họp mật nghị bầu Tân Giáo Hoàng. Các dinh thự dài nối tiếp là Viện bảo tàng Vaticăng, Dinh Tông Toà, Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh. Về phía cửa Angelica có bưu điện, nhà in, nhà băng, siêu thị, tiệm thuốc tây, nhà băng, nhà của các cận vệ Thuỵ Sĩ, Văn phòng cấp các phép lành toà thánh, tòa báo Quan Sát Viên Roma.
Bên phải Đền thờ Thánh Phêrô là Điện Vaticăng. Trên toàn thế giới không có một đền đài dinh thự nào có thể vượt Điện Vaticăng về tầm quan trọng lịch sử và nghệ thuật. Đây là một tổng hợp các công trình kiến trúc thuộc nhiều thời đại khác khau, trải dài trên một diện tích rộng 55.000 mét vuông, phân nửa dành cho 20 sân trong. Có tất cả trên dưới 1.400 phòng gồm cả các nhà nguyện lớn nhỏ. Đức Giáo Hoàng và các cơ quan trung ương Tòa Thánh chỉ chiếm một phần không đáng kể, còn lại là dành cho Viện Bảo Tàng và Thư Viện.
Cho tới thế kỷ XIII các Giáo Hoàng sống ở Điện Laterano, cạnh đền thờ Gioan Laterano hiện nay. Trong thời gian này bên cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô chỉ có một dinh thự rất đơn sơ từ thời ĐGH Simmaco (494-514). Vào thế kỷ XII thấy dinh thự sắp sập, các Giáo Hoàng Eugenio III, Celestino III và Innocente III cho sửa sang và nới rộng ra. Sau trận hoả hoạn năm 1308 Điện Laterano không thể ở được nữa, vả lại ĐGH bị quân Pháp bắt về Avignon. Năm 1377 khi từ Avignon trở về ĐGH Gregorio XI đến sống tại đây và cũng từ ngày đó Điện Vaticăng thay thế Điện Laterano.
Trong ba thế kỷ liên tiếp các Giáo Hoàng cho xây cất sửa sang các phòng ốc chung quanh. ĐGH Alessandro V cho xây tường có lối đi bên trong nối liền Dinh Tông Toà với Pháo đài Thiên Thần. Khi Vaticăng bị tấn công ĐGH chạy vào ẩn nấp trong Pháo đài này.
Dinh Tông Toà nơi các Giáo Hoàng ở là Dinh mới do kiến trúc Domenico Fontana xây theo lệnh của ĐGH Sisto V hồi thế kỷ XVI.
Quốc gia thành phố Vaticăng chiếm trọn qủa đồi, xưa kia đã có nhiều đền đài dinh thự do các hoàng đế Roma xây cất. Hoàng đế Cesare đã hoạch định chương trình xây các trung tâm thể thao thể dục tại đây. Hoàng đế Augusto đã cho xây Naumachia, nghĩa là một loại vận động trường có hồ sâu để diễn lại các trận thủy chiến lịch sử, trong đó các diễn viên là các nô lệ, các thủy thủ được thuê mướn lúc đó, các tù nhân hay các kẻ tội phạm bị kết án. Họ mặc áo giáp của các nước khác nhau lâm chiến. Từ năm 37 tới 41 hoàng hậu Agrippa mẹ hoàng đế Caligula cho xây vườn ngự uyển trên đồi Vaticăng. Dòng họ Domitiano cũng xây vườn ngư uyển tại đây. Sau này hoàng đế Caligula xây cất một hí trường và một trường đua ngựa. Hí trường này đã được hoàng đế Neron hoàn thành. Bút tháp hiện đặt giữa quảng trường thánh Phêrô xưa kia được đặt trong hí trường nói trên. Từ năm 54 đến 68 hoàng đế Neron thửa hưởng hết các đền đài dinh thự trên đồi Vaticăng. Sáu trận hỏa hoạn thiêu rụi Roma năm 64 do chính ông gây ra, hoàng đế Neron cho tổ chức các buổi dạ hội vui chơi cho dân chúng tại đây. Sử gia Tacitus kể lại rằng có rất nhiều kitô hữu đã chịu tử đạo: người thì bị đóng đinh, kẻ khác bị tẩm dầu thiêu sống làm đuốc sáng cho các cuộc vui chơi do hoàng đế Neron tổ chức. Thánh Phêrô cũng đã chịu tử đạo tại hí trường này và được chôn cất trong nghĩa trang bên cạnh, hiện ở bên dưới hầm đền thờ thánh Phêrô.
Linh Tiến Khải
Tiếp tục loạt bài giới thiệu vương cung thánh đường Thánh Phêrô, hôm nay chúng ta viếng thăm hầm Đền thờ hay cũng gọi là Hang Vaticăng, mái tròn và Điện Vaticăng.
Hồi năm 324 khi khởi công xây đền thờ trên mộ thánh Phêrô hoàng đế Costantino đã ra lệnh lấp toàn bộ nghĩa trang cổ Roma trên đồi Vaticăng. Đền thờ thứ hai xây trên đền thờ thứ nhất. Phần cổ xưa nhất của hầm đền thờ thuộc thế kỷ thứ VII bao quanh bàn thờ tuyên xưng đức tin và nằm bên trong cung thánh của đền thờ do hoàng đế Costantino xây. Vào cuối thế kỷ XVI các hang Vaticăng được nới rộng thêm ba gian với một vòng cung lớn bao quanh cung thánh đền thờ Costantino. Sau cùng ĐGH Pio XII cho xây thêm 10 phòng khác để chứa các quan tài đá thời kitô tiên khởi tìm thấy dưới đền thờ, cũng như các dấu tích kiến trúc và đền đài còn lại thuộc đền thờ Costantino.
Tính tới nay có 148 Giáo Hoàng được chôn cất trong hầm Đền thờ. Các vị thuộc thế kỷ XX là Dức Pio X, Biển Đức XV, Pio XI, Pio XII, Gioan XXIII, Phaolô VI Gioan Phaolô I và Gioan Phaolô II. Khi được phong chân phưóc xác Đức Gioan XXIII đã được đưa lên đặt dưới bàn thờ có bức tranh thánh Giêrôlamo rước lễ, gần tượng đồng Thánh Phêrô ở trụ cột bên phải nâng mái tròn đền thờ. Sau 37 năm qua đời xác ngài còn nguyên vẹn không hư nát. Xác thánh Gioan Phaolô II cũng đã được đưa lên trên đặt dưới bàn thờ thứ hai phía Cửa Thánh.
Như thế không phải mọi Giáo Hoàng đều được chôn tại hầm Đền thờ thánh Phêrô. Lý do vì có nhiều vị không qua đời tại Roma nhưng ở nhiều nơi khác, như ở Avignon bên Pháp, hay tại nhiều thành phố khác trong nước Italia và cả bên Đức. Riêng tại Roma có 13 vị được chôn trong nghĩa trang Thánh Callisto, 7 vị trong Đền thờ Đức Bà Cả, 16 vị trong Đền thờ Gioan Laterano, 5 vị trong Đền thờ Đức Bà Minerva, 4 vị trong đền thờ thánh Lorenzo ngoại thành.
Lối xuống hầm đền thờ ở phiá trái nơi cột trụ có tượng thánh Anrê tông đồ. Hầm Vaticăng trải dài từ cung thánh cho tới gian giữa đền thờ.
Nhà nguyện thứ nhất là nhà nguyện Đức Bà của các phụ nữ sinh con có bức bích họa Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng của Melozzo da Forli thuộc thế kỷ XV. Tiếp đến là nhà nguyện Đức Bà della Bocciata, với bức bích họa của P. Cavallini thuộc thế kỷ XIII; mộ ĐGH Pio XII; nhà nguyện Thánh Phêrô với lối vào xuyên ngang qua tường cung thánh đền thờ Costantino. Bàn thờ nằm ngay trên mộ thánh nhân. Dọc theo hành lang hình bán nguyệt có 5 bức chạm nổi diễn tả cuộc đời hai thánh Phêrô và Phaolô. Xen kẽ chung quanh hành lang bán nguyệt có các nhà nguyện của vài quốc gia đông âu. Tiếp đến là hai phòng chứa các bịa mộ.
Trong phần hầm mộ được thăm viếng có mộ của các Giáo Hoàng: Callisto III, Bonifacio VIII, là vị Giáo Hoàng công bố Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội năm 1300, Nicola III, Innocente IX, Nicola V, Phaolo II, Marcello II, Phaolo VI, Gioan Phaolo I, Innocente IX.
Tuy nhiên trong hầm Vaticăng cũng có mộ của vài vị không phải là Giáo Hoàng như mộ ĐHY Rafael Mery den Val, cộng sự viên của ĐGH Pio X, ĐHY Josef Beran và hai hoàng hậu công giáo là Carlotta I đảo Chypre và Cristina Thuỵ Điển.
Muốn lên mái tròn đền thờ hiện nay phải ra phiá trước đền thờ và vào lối bên phải để lấy thang máy. Chặng một là mái đền thờ, nơi có nhà dành cho thợ chuyên trông coi sửa sang đền thờ. Từ đây có thể trông thấy mái vòm chính vươn cao lên trời 95 mét. Hai mái tròn nhỏ chỉ để trang hoàng chứ không thông với bên trong đền thờ. Đi ra phía mặt tiền đền thờ bạn có được cái nhìn tổng quát xuống quảng trường, đại lộ Hoà Giải và thành phố Roma.
Vào bên trong mái tròn từ trạm thứ nhất (53 mét) và từ trạm thứ hai (73 mét) bạn có thể nhìn xuống dưới đền thờ và chiêm ngắm nền đền thờ lát cẩm thạch mầu và các tác phẩm trang hoàng để nhận ra các chiều kích khổng lồ của công trình kiến trúc có một không hai trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Khi áp tai vào vách của mái vòm được khảm đá mầu, dù đứng rất xa nhau bạn vẫn có thể nghe người khác thì thầm tên bạn trên tường.
Bắt đầu từ chân lồng đèn lối leo vất vả, khó khăn hơn và càng ngày càng hẹp. Từ trên đỉnh đền thờ bạn có cái nhìn tuyệt diệu bao quát nước Vaticăng và toàn thành phố Roma. Về phía mặt tiền bạn trông thấy đại lộ Hoà Giải thẳng tắp ra tới sông Tevere, hai cánh có các hàng cột với mái che bọc quảng trường tựa như hai cánh tay của Mẹ Giáo Hội giang ra đón tiếp đoàn con từ khắp nơi trên thế giới tiến về lòng thủ đô Giáo Hội. Sông Tevere chảy lững lờ với các cây cầu Vittorio Emmanuele, San Angelo và Umberto. Rồi lăng tẩm của hoàng đế Adriano xây năm 135 hay lâu đài Thiên Thần, Dinh Công Lý, bên trái là khu phố Prati di Castello, bên phải là đài kỷ niệm và bàn thờ tổ quốc Vittorio Emanuele, đàng sau là mặt tiền của đền thờ Gioan Laterano. Về phiá trái là Dinh Quirinale tức tổng thống phủ Italia, xưa kia là dinh thự nghỉ mát của các Giáo Hoàng; đàng sau là các mái tròn và tháp chuông đền thờ Đức Bà Cả. Tiếp đến phía bên trái là mầu xanh mát rượi của đồi Pincio, biệt thự Borghese, biệt thự Giulia. Phiá bên phải mặt tiền đền thờ bạn thấy đồi Gianicolo, bên trên là trường Truyền Giáo, nơi có nhiều thế hệ chủng sinh Việt Nam tu học. Tựa vào đồi Gianico chỗ có tượng Chúa Giêsu Vua là nhà tổng quyền của của Dòng Tên. Xa hơn trên đồi là đài kỷ niệm Garibaldi. Xa hơn nữa là đền thờ thánh Phaolô ngoại thành. Khi trời trong xanh bạn có thể nhìn thấy biển Ostia.
Từ nóc mái vòm bạn có thể thấy rõ mọi dinh thự trong nước và vườn thành phố Vaticăng. Bắt đầu từ bên trái mặt tiền: Dinh San Ufficio, đại thính đường Phaolô VI, trường Teutonico, nhà của các Kinh Sĩ đền thờ, trạm bán xăng, văn phòng của lực lượng Hiến Binh Vaticăng sát với nhà của các cha giải tội, nhà thờ thánh Stefano degli Abissini, trường nghệ thuật khảm đá mầu, nhà ga xe lửa, Dinh Thống Đốc, phiá sau là trường Etiopi, hang đá Lộ Đức, Tháp thánh Gioan, đàng trước tháp là trụ sở cũ của đài phát thanh Vaticăng. Trong góc xa nhất vườn là bãi đậu trực thăng.
Góc chéo bên phải Dinh Thống Đốc là phông ten Aquilone, Hàn lâm viện khoa học Tòa Thánh, biệt thự Pia. Gần cánh phải đền thờ là Dinh Zecca. Tiếp theo là mái nhà nguyện Sistina, có ống khói nhỏ, nơi Hồng Y Đoàn họp mật nghị bầu Tân Giáo Hoàng. Các dinh thự dài nối tiếp là Viện bảo tàng Vaticăng, Dinh Tông Toà, Phủ Quốc Vụ Khanh Toà Thánh. Về phía cửa Angelica có bưu điện, nhà in, nhà băng, siêu thị, tiệm thuốc tây, nhà băng, nhà của các cận vệ Thuỵ Sĩ, Văn phòng cấp các phép lành toà thánh, tòa báo Quan Sát Viên Roma.
Bên phải Đền thờ Thánh Phêrô là Điện Vaticăng. Trên toàn thế giới không có một đền đài dinh thự nào có thể vượt Điện Vaticăng về tầm quan trọng lịch sử và nghệ thuật. Đây là một tổng hợp các công trình kiến trúc thuộc nhiều thời đại khác khau, trải dài trên một diện tích rộng 55.000 mét vuông, phân nửa dành cho 20 sân trong. Có tất cả trên dưới 1.400 phòng gồm cả các nhà nguyện lớn nhỏ. Đức Giáo Hoàng và các cơ quan trung ương Tòa Thánh chỉ chiếm một phần không đáng kể, còn lại là dành cho Viện Bảo Tàng và Thư Viện.
Cho tới thế kỷ XIII các Giáo Hoàng sống ở Điện Laterano, cạnh đền thờ Gioan Laterano hiện nay. Trong thời gian này bên cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô chỉ có một dinh thự rất đơn sơ từ thời ĐGH Simmaco (494-514). Vào thế kỷ XII thấy dinh thự sắp sập, các Giáo Hoàng Eugenio III, Celestino III và Innocente III cho sửa sang và nới rộng ra. Sau trận hoả hoạn năm 1308 Điện Laterano không thể ở được nữa, vả lại ĐGH bị quân Pháp bắt về Avignon. Năm 1377 khi từ Avignon trở về ĐGH Gregorio XI đến sống tại đây và cũng từ ngày đó Điện Vaticăng thay thế Điện Laterano.
Trong ba thế kỷ liên tiếp các Giáo Hoàng cho xây cất sửa sang các phòng ốc chung quanh. ĐGH Alessandro V cho xây tường có lối đi bên trong nối liền Dinh Tông Toà với Pháo đài Thiên Thần. Khi Vaticăng bị tấn công ĐGH chạy vào ẩn nấp trong Pháo đài này.
Dinh Tông Toà nơi các Giáo Hoàng ở là Dinh mới do kiến trúc Domenico Fontana xây theo lệnh của ĐGH Sisto V hồi thế kỷ XVI.
Quốc gia thành phố Vaticăng chiếm trọn qủa đồi, xưa kia đã có nhiều đền đài dinh thự do các hoàng đế Roma xây cất. Hoàng đế Cesare đã hoạch định chương trình xây các trung tâm thể thao thể dục tại đây. Hoàng đế Augusto đã cho xây Naumachia, nghĩa là một loại vận động trường có hồ sâu để diễn lại các trận thủy chiến lịch sử, trong đó các diễn viên là các nô lệ, các thủy thủ được thuê mướn lúc đó, các tù nhân hay các kẻ tội phạm bị kết án. Họ mặc áo giáp của các nước khác nhau lâm chiến. Từ năm 37 tới 41 hoàng hậu Agrippa mẹ hoàng đế Caligula cho xây vườn ngự uyển trên đồi Vaticăng. Dòng họ Domitiano cũng xây vườn ngư uyển tại đây. Sau này hoàng đế Caligula xây cất một hí trường và một trường đua ngựa. Hí trường này đã được hoàng đế Neron hoàn thành. Bút tháp hiện đặt giữa quảng trường thánh Phêrô xưa kia được đặt trong hí trường nói trên. Từ năm 54 đến 68 hoàng đế Neron thửa hưởng hết các đền đài dinh thự trên đồi Vaticăng. Sáu trận hỏa hoạn thiêu rụi Roma năm 64 do chính ông gây ra, hoàng đế Neron cho tổ chức các buổi dạ hội vui chơi cho dân chúng tại đây. Sử gia Tacitus kể lại rằng có rất nhiều kitô hữu đã chịu tử đạo: người thì bị đóng đinh, kẻ khác bị tẩm dầu thiêu sống làm đuốc sáng cho các cuộc vui chơi do hoàng đế Neron tổ chức. Thánh Phêrô cũng đã chịu tử đạo tại hí trường này và được chôn cất trong nghĩa trang bên cạnh, hiện ở bên dưới hầm đền thờ thánh Phêrô.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét