Thánh lễ tấn phong Giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn
Gp.Bà Rịa: Ngày Hồng Phúc Của Đức Cha Emmanuel
Từ
những ngày còn bé, ông bà cố và gia đình đã ước ao dâng người con trai
Út Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn cho Thiên Chúa. Theo tiếng Chúa gọi, tu học
và trở thành linh mục. Và, nhất là ngày hôm nay Chúa đã thương yêu chọn
gọi cậu Năm (là cái tên thân thương mà gia đình vẫn gọi) làm mục tử của
Chúa.
Một
chút dấu ấn trong đời : cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn sinh ngày
2.1.1952, tại tỉnh Biên Hòa, thuộc giáo phận Sài Gòn; gia nhập Tiểu
Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn từ năm 1963 – 1971; học tại Giáo hoàng
Học viện Thánh Piô X, Đà Lạt từ năm 1971 – 1977; giúp các xứ Mỹ Hội, Văn
Hải thuộc giáo phận Xuân Lộc từ 1977 – 1980; thụ phong linh mục ngày
31.12.1980 tại nhà thờ giáo xứ Văn Hải, giáo phận Xuân Lộc.
Từ năm 1981 – 1991,
cha làm chánh xứ Bình Sơn và quản nhiệm các giáo điểm Suối Trầu, Chốt
Thái, Cẩm Đường, Suối Quít thuộc giáo phận Xuân Lộc; chánh xứ Phước Lễ,
hạt Phước Lễ, giáo phận Xuân Lộc từ 1991 – 2001.
Sau 20 năm coi xứ, ngài được cử đi du học tại Học viện Công giáo Paris
từ năm 2001 – 2005 và tốt nghiệp với học vị Cao học Thần học Tín lý.
Cha
trở về nước và làm phụ trách thường huấn linh mục, Giám đốc Chủng sinh,
Tổng Thư ký Hội đồng Linh mục giáo phận, phụ trách Tiểu Chủng viện
Thánh Tôma tại Hải Sơn, thuộc giáo phận Bà Rịa từ năm 2006 đến nay. Từ
2011 đến nay, Tổng Đại diện giáo phận Bà Rịa.
Chiều
tối ngày 27 tháng 11 năm 2015, niềm vui không chỉ đến với cậu Năm - Đức
Cha Emmanuel Hồng Sơn - mà đến với gia đình, giáo xứ và cả giáo phận Bà
Rịa nữa.
Sau
những ngày tháng chuẩn bị, sáng hôm nay 20 tháng 1 năm 2016, ngày hồng
phúc đã đến với đức tân giám mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, đến với gia
đình, giáo xứ thân thương Biên Hòa, Văn Hải – là nơi gia đình đức cha đã
và đang sinh sống, với những giáo xứ Đức Cha đã phục vụ và của cả giáo
phận Bà Rịa thân thương.
8g45,
linh mục dẫn chương trình đã mời cộng đoàn cùng nhìn lại tiểu sử của
Đức Tân giám mục phó. Những năm tháng thêu dệt nên cuộc đời của Đức Tân
Giám mục Phó đều nằm trong ân tình của Chúa.
9g00, đoàn đồng tế cất bước tiến vào ngôi nhà thờ chung thân thương của Giáo Phận Bà Rịa.
Sau
khi đoàn rước an vị trong ngôi thánh đường thân thương, linh mục dẫn
chương trình đã gửi lời chào mừng Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli,
Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ... và quý Đức Cha từng giáo tỉnh.
Tiếp
đến là lời chào mừng sự hiện diện rất trân quý của Cha Jean Baptise
Etcharren nguyên Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris, các cha Tổng Đại
Diện các giáo phận, quý Viện Phụ, quý Cha Giám Đốc các Chủng Viện, quý
Bề Trên các Hội Dòng trong nước và hải ngoại.
Sau
lời chào của cha dẫn chương trình là lời chào của Đức Giám mục Giáo
phận Tôma Nguyễn Văn Trâm. Đức Cha Tôma gửi lời kính chào đến từng Giám
mục, Giám Tỉnh, Bề Trên, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa.
Đức Cha Tôma mời gọi cộng đoàn cùng xin Chúa ban ơn bình an và xin Chúa cho Đức Tân Giám mục trở thành người mục tử nhân lành.
Sau lời nguyện nhập lễ là phụng vụ Lời Chúa.
Bài
đọc thứ nhất được trích từ sách Công Vụ Tông Đồ. Đoạn sách hôm nay nói
về ơn Chúa Thánh Thần được ban xuống cho các tông đồ trong ngày Lễ Ngũ
Tuần.
Bài
đọc thứ hai được trích trong thư thứ 1 của Thánh Phêrô tông đồ nói về
tấm lòng của người mục tử và nhất là phải trở nên gương mẫu cho đoàn
chiên.
Bài
Tin Mừng được trích trong Tin Mừng Gioan 14, 15-17.26 : "Nếu các con
yêu mến Thầy, thì hãy giữ những lệnh truyền của Thầy .. Thánh Thần mà
Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy cho các con mọi điều và
sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những điều Thầy đã nói với các con."
Phần phụng vụ Lời Chúa kết thúc và kế đến là nghi thức tấn phong giám mục.
Nghi
thức tấn phong Giám mục cho Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Tân Giám
mục phó Giáo phận Bà Rịa được cử hành bởi vị chủ phong là Đức cha Tôma
Nguyễn Văn Trâm, Giám mục Giáo phận Bà Rịa, cùng với hai vị phụ phong là
Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục Giáo phận Cần Thơ và Đức cha
Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục giáo phận Thanh Hóa.
Khởi đầu, linh mục phụ tá của tiến chức xin Đức Giám mục Chủ phong tấn phong Giám mục cho ngài.
Cha Phêrô Nguyễn Thái Phúc - quản hạt Bà Rịa - công bố Tông Sắc.
Sau khi công bố Tông Sắc, Đức cha Chủ phong huấn dụ dân Chúa và nhắn nhủ tiến chức:
Kế đến, Đức Giám mục chủ phong thỉnh vấn tiến chức và kinh cầu các Thánh.
Tiếp theo là phần chính yếu của nghi thức tấn phong giám mục.
Giám
mục Chủ phong và các giám mục đặt tay trên tiến chức. Sau đó là lời
nguyện tấn phong : Và giờ đây, xin Cha tuôn đổ trên vị tiến chức này
thần lực phát xuất từ nơi Cha là Thánh Thần Thủ Lãnh mà Cha đã ban cho
con yêu dấu Cha là Đức Giêsu Kitô, và chính Đức Kitô lại ban cho các
thánh tông đồ. Các vị này đã thiết lập Hội Thánh mỗi nơi như một Thánh
Điện Cha, để tôn vinh Cha và ca tụng muôn đời.
Tiếp theo là nghi thức diễn nghĩa
Trao sách Tin Mừng
Trao Nhẫn Giám mục
Đội mũ Mitra
Trao gậy mục tử
Trao hôn bình an
Nghi
thức tấn phong giám mục khép lại sau việc trao hôn bình an. Cừ chỉ này
thể hiện sự hiệp thông và nhận Ngài vào giám mục đoàn. Đang khi đó ca
đoàn cùng cất cao : "Chúa đã xức dầu và thánh hiến tôi, cho tôi làm
người của Chúa ... "
Phụng Vụ Thánh Lễ được cử hành tiếp tục như thường lệ.
Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Đức Tân Giám mục được hai Giám mục phụ phong tháp tùng đi theo chúc lành cho cộng đoàn dân Chúa.
Trước
khi cộng đoàn nhận phép lành cuối lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo
Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Phaolô -
chủ tịch HĐGMVN, đại diện Giáo phận có lời chúc mừng Đức Tân giám mục
phó Giáo phận Bà Rịa.
Lời chúc mừng kết thúc, Đức Tân Giám mục phó có đôi lời cảm ơn cộng đoàn.
Sau Thánh Lễ, những tấm hình lưu niệm được lưu lại với hình ảnh thân thương của Đức Tân Giám mục phó Bà Rịa.
Và rồi cộng đoàn cùng chia vui với Giáo phận, với Đức Cha Emmanuel trong bữa cơm thân mật trọn nghĩa vẹn tình.
Được
biết, trong tâm tình khiêm tốn, khi được hỏi tâm tình khi được chọn làm
giám mục, Đức Cha chia sẻ : … với ánh nhìn ‘miserando atque eligendo’,
lại thương xót và chọn gọi, như với Matthêô và Đức Phanxicô. Việc tuyển
chọn tôi vào hàng giám mục chỉ có thể là một quyết định của lòng thương
xót, và cũng chính vì thế mà tôi vẫn an tâm, vì biết là khi Chúa đã
thương thì Người sẽ thương đến cùng.
Khi được hỏi về ý nghĩa và biểu tượng Đức Cha chọn khi được tấn phong, giản đơn để giải thích :
“Huy
hiệu được thiết kế đơn giản theo ý tưởng về Đức Ái mục tử với hình ảnh
chiếc gậy mang hình Thánh Giá và ngọn lửa biểu tượng Chúa Thánh Thần,
giữa đồng cỏ xanh và dòng suối mát của ân sủng, nơi để người mục tử giúp
cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Hình chim bồ câu giữa ngọn
lửa được trình bày không phải trong tư thế “ngự xuống”, nhưng là đang
bay để dẫn đường. Đầu gậy xoay theo hướng đi của Thánh Thần với chủ ý
diễn đạt phương châm sống và hành động “Vâng nghe Thánh Thần”.
Đây
không là một câu trích trực tiếp từ Thánh Kinh, nhưng được sử dụng
nhiều lần trong các văn kiện và bài giảng hoặc huấn dụ của các Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II, Bênêđictô XVI và Phanxicô; các Thượng Hội Đồng
Giám mục gần đây cũng thường nhắc đến thái độ cần thiết này. Đúng ra
phải nói đầy đủ là “Ngoan ngoãn vâng nghe Thánh Thần”, phải dễ dạy, dễ
bảo trước sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần trong mọi tình huống.
Có
thể nói thêm là những biểu tượng trên huy hiệu có thể nhìn cả từ hướng
mục tử và từ phía đoàn chiên: nếu mục tử phải dẫn chiên đi theo Chúa
Thánh Thần với Đức Ái mục tử trọn vẹn xuất phát từ Tình yêu Thiên Chúa
và hy sinh Thánh giá, thì đoàn chiên cứ luôn an tâm vì người đang dẫn
chiên đi cũng được hướng dẫn bởi Thánh Thần, và nhất là ví cả mục tử lẫn
đoàn chiên đều được bao bọc trong lòng thương xót vô biên của Ba Ngôi
Thiên Chúa”.
Được
biết, với kinh nghiệm sống với người nghèo trong những ngày gian khổ ở
Bình Sơn, Suối Trầu, Chốt Thái, Cẩm Đường, Suối Quít đã để lại trong Đức
Cha những dấu ấn khó phai cũng như cách sống đơn giản với người nghèo.
Với chiếc xe cà tàng, Đức Cha ngược xuôi với những người nghèo như vậy.
Có lần, lu gạo cạn đến độ thầy xứ ngạc nhiên nhưng rồi cha con vẫn vui
vẻ cảnh nghèo như vậy với người nghèo.
Và,
cũng được biết rằng để chuẩn bị cho ngày hồng phúc hôm nay cũng như
những thánh lễ tạ ơn kế tiếp ở Văn Hải, ở Mỹ Hội … Đức Cha cũng rất
khiêm tốn và nhẹ nhàng khước từ những lời đề nghị làm hoành tráng phô
trương. Ngay như ở nhà thờ chính tòa Bà Rịa, Đức Cha cũng ngỏ lời rằng
Thánh Lễ tạ ơn cũng chỉ dâng vào giờ Lễ của cộng đoàn buổi sáng và như
vậy, dĩ nhiên nếu có “tiệc” thì cũng chỉ đơn giản là tô hủ tíu hay bún
bò bình dị.
Không
phải những ngày này mà trước đó, ngay như gia đình, ngay như người chị
ruột của Đức Cha là nữ tu Elizabeth Kim Ngọc – dòng Thánh Phaolô Sài Gòn
– mua cái này, lo cái kia đều “được” Đức Cha từ chối nhận lãnh. Đơn
giản là Đức Cha sống một cuộc sống đơn sơ đạm bạc.
Rất
cẩn thận, Đức Cha Emmanuel dặn dò rằng không được làm hình để phát, Đức
Cha từ chối những hình thức tổ chức rình rang … và muốn đơn giản và nhẹ
nhàng như lối sống giản dị của Đức Cha từ những ngày còn là thầy, là
linh mục Sơn dễ thương của bà con giáo dân Bình Sơn, Mỹ Hội …
Vẫn
ước mong Hội Thánh có những vị mục tử đơn giản, nhẹ nhàng như Đức Tân
Giám Mục phó Bà Rịa Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn đang bắt chước noi gương
Đức Thánh Cha Phanxicô để Hội Thánh luôn luôn là Hội Thánh của người
nghèo, với người nghèo và sống cùng người nghèo. Và, xin trao phó Đức
Cha Emmanuel – cậu Năm thân thương của gia đình – trong tay Chúa, để cậu
Năm – Đức Cha mãi mãi là mục tử nhân lành như lòng Chúa mong muốn.
tuyên xưng đức tin
Người La Mã
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét