label

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Công nương Charlène và hoàng tử Albert ở Vatican

Công nương Charlène và hoàng tử Albert ở Vatican


Công nương Charlène và hoàng tử Albert ở thư viện Dinh Tông tòa trước hình các hoàng tử nhỏ Monaco. Cùng với Đức Tổng Giám mục ngoại trưởng Richard Gallagher.
 
Tại Vatican, hoàng tử và công nương xin Đức Phanxicô ban phép lành cho các bức hình của cặp sinh đôi, bé trai Jacques và bé gái Gabriella của mình. Từ khi trở lại đạo công giáo hai tháng trước khi đám cưới, công nương Charlène là một giáo hữu công giáo sốt sắng.
 
Trước thang máy dẫn lên các văn phòng chính thức của Dinh Tông đồ, Đức Giáo hoàng đã cho đặt bức tượng, không phải là không khôi hài, vì bức tượng có tên “Đức Vô Nhiễm thinh lặng”. Một cách lịch sự nhắc kéo cho khách đang ở đây. Charlène đội khăn quàng thanh lịch màu bánh thánh, mặc áo đầm kiểu măng tô và mang bao tay trắng. Đi đôi giày cao gót, bà theo gót chân của các nhân viên lịch sự hướng dẫn Vatican. Bên cạnh bà là hoàng tử Albert. Ở Dinh Tông đồ, dù dưới thời Đức Phanxicô, nghi lễ vẫn không thay đổi: công nương cúi rạp mình trước Đức Thánh Cha, còn chồng bà thì nghiêng mình. Tôn trọng tục lệ, Đức Giáo hoàng để họ đi trước mình.
 
Đức Phanxicô tiếp họ ở tầng thứ nhì. Trong bộ đồ trắng dành riêng cho các nữ hoàng công giáo, công nương Charlène có vẻ như rất ngạc nhiên, hơn là bà Christine Lagarde, với phái đoàn Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đến gặp Đức Phanxicô cùng ngày, cũng như hơn hoàng tử Albert, người được lớn lên trong gia đình quý tộc. Là người luôn ân cần niềm nở, Đức Giáo hoàng đã nhìn bà với đôi mắt nồng hậu.
 
Trên đường đến phòng tiếp khách, Đức Phanxicô nhường bước cho cặp vợ chồng hoàng gia.
 
Họ nói chuyện gì với nhau trong buổi tiếp kiến riêng hai mươi phút này? Chuyện của các nhà vua? Với giáo hoàng Dòng Tên Argentina thì câu chuyện sẽ khác. Đức Phanxicô đưa họ vào câu chuyện thiết thân của ngài: môi sinh, trợ giúp nhân đạo, các đề tài quốc tế trong đó có đề tài về hòa bình, về an ninh, về sự đón tiếp người di dân, về tình trạng chung của vùng Địa Trung Hải, và cuối cùng là vấn đề Trung Đông. Hoàng tử Albert đứng đầu một hiệp hội hỗ trợ cho các dự án trong lãnh vực thay đổi khí hậu, còn cựu vô định bơi lội thế vận thì thành lập một hiệp hội thể thao giúp các em bé kém may mắn. Nhưng khi Đức Giáo hoàng hỏi tin hai em bé sinh đôi của họ và nói mình sẽ cầu nguyện cho các em thì khuôn mặt của ngài sáng lên. Làm sao không xúc động khi Giáo hoàng 79 tuổi có những cử chỉ của một người ông, chuẩn bị quà cho bé trai Jacques một con rồng bông và một búp bê cho Gabriella cùng với các bức tượng bằng bạc? Ngày 10 tháng 5-2015, khi các em rửa tội, ngài đã gởi phép lành Tòa Thánh đến cho các em. Sau đó Đức Phanxicô tặng cho hai vợ chồng hoàng gia các món quà truyền thống, hai xâu chuỗi, một bằng ngọc, một bằng xà cừ, quyển thông điệp “Niềm Vui Tin Mừng” và một mề đai Thánh Martin de Tours trong hộp nhung có huy hiệu Tòa Thánh. Về phần hoàng tử Albert, ông tặng Đức Phanxicô ấn bản Thông điệp “Chúc tụng Chúa” được in ở Monaco và một đồng tiền có in hình Thánh Devote, hoàng tử giải thích cho Đức Giáo hoàng nghe bằng tiếng Ý chi tiết lý thú, Thánh Devote là thánh bảo vệ Vương quốc được mừng lễ trong tuần này. Một thánh lọt sổ trong kho tàng văn hóa rộng lớn của Đức Jorge Mario Bergoglio, người không ai địch nổi về đời sống và kinh cầu các thánh.
Chỉ có các nữ hoàng công giáo mơi được phép mặc áo trắng trước Đức Giáo hoàng.
 
Chỉ còn vài tuần là đến Mùa Chay, cặp vợ chồng hoàng gia mang biếu Đức Giáo hoàng rau quả từ vườn sinh hóa của mình, một sự chú ý tế nhị với “giáo hoàng của người nghèo” vì khi ngài nhận những món quà sang trọng, ngài vội vàng tặng quỹ từ thiện giáo hoàng để làm lô xổ số, lấy tiền giúp người nghèo và người vô gia cư. Lần xổ sắp tới vào ngày 2 tháng 2, trong các lô có chiếc Lancia Ypsilon màu xám, đồng Rolex bằng sắt cho đàn ông, một xe đạp hai người đạp… Tháng 4-2014, nữ hoàng Anh đến Vatican cũng mang theo một giỏ hoa quả tươi của Balmoral. Nữ hoàng Elizabeth II, đứng đầu Giáo hội Anh giáo đã được năm giáo hoàng tiếp kiến. Con số kỷ lục đối với phụ nữ, tuy vậy nhưng không làm cho hoàng gia Monaco mặc cảm. Dù chỉ rộng 202 hếcta, nước nhỏ nhất trong 180 nước bang giao với Tòa Thánh, Monaco vẫn là nước mà công giáo là quốc giáo, được ghi trong Hiến pháp quốc gia. Vì thế trong thời gian qua hoàng tử Rainier và công nương Grace, họ đã nhiều lần chính thức đến thăm Vatican. Hoàng tử Rainier đã được các Giáo hoàng Piô XII, Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan-Phaolô I và Gioan-Phaolô II tiếp. Tháng 4 2005, Đức Gioan-Phaolô II chết trước ông vài ngày.
 
Một giai thoại dễ thương và đáng ghi nhớ không thoát được giáo hoàng Argentina, người biết mọi chuyện, chắc là ngài được thì thầm cho biết, trong chuyến đi thăm long trọng tháng 6 năm 1959, khi công nương Grace, với khuôn mặt như thánh nữ, mặc tuyền đồ đen tiến đến gặp Đức Roncalli, ngài đã thì thầm bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ ngoại giao của Tòa Thánh: “Bà là người đẹp nhất trong các con gái của tôi.” Một thiên thần đã qua đời… Đương nhiên Charlène, cô gái Phi Châu biết giai thoại dễ thương này. Theo đạo tin lành, nhưng trước khi đám cưới, bà đã trở lại, bà giữ đạo sốt sắng. Từ đó, theo cách của mình, bà trở nên thần bí. Đúng vậy, bà tìm thấy trong tôn giáo một vài chuẩn mực của mình và thích đi tạ ơn Chúa vì Ngài đã cho mình hai đứa con xinh đẹp mạnh khỏe. Thường thường, không kèn không trống, không hộ tống, bà đến tạ ơn Chúa và mang hoa đến Nhà thờ Chính tòa  Đức Mẹ Vô Nhiễm. Nhưng điều làm cho bà xúc động là sáng hôm đó, bà biết, thỉnh thoảng Đức Giáo hoàng cũng kín đáo rời Vatican mang hoa đến đặt dưới chân Đức Mẹ mà ngài tôn kính ở Nhà thờ Đức Bà Cả. Một bí mật chung của hai người.
 
Marta An Nguyễn chuyển dịch
(phanxico.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét