Bế mạc Công đồng, Giáo hội Chính thống gửi sứ điệp cho thế giới
WHĐ (02.07.2016)
– Sau một tuần thảo luận giữa mười Giáo hội Chính thống tại Kriti, Công đồng Toàn Chính thống đã bế
mạc hôm Chúa nhật 26-06 với một sứ điệp mang cung giọng ngôn sứ.
Những cuộc tranh cãi dông dài diễn ra đến tận phút chót.
Nhưng vào chiều tối thứ Bảy
25-06, các chuyên viên của “Đại Công đồng thánh Chính thống” nhóm họp tại Kriti từ đầu tuần đã dốc sức hoàn thành hai bản văn: một thông điệp và một sứ điệp kết thúc, ngắn hơn nhiều, gửi đến “các tín hữu Chính thống và mọi người thiện chí”, trong nghi thức bế mạc vào Chúa nhật 26 tháng Sáu tại nhà thờ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở Chania.
Theo nguồn tin thân cận từ uỷ ban soạn thảo, chính vị
giáo chủ rất có uy tín của Giáo hội Albania là Tổng giám mục Anastasios Tirana đã thúc đẩy để Giáo hội Chính thống có thể trao cho thế giới một sứ điệp mang tính “ngôn sứ” trong một ngôn ngữ “rõ ràng và đơn giản”. Kết quả là một bản văn dài năm trang cho thấy các Giáo hội Đông phương không phải
không muốn biết đến những thách đố
của một thế giới đầy hỗn loạn, mặc dù một chương trình nghị sự rất
eo hẹp và các cuộc thảo luận có khi khiến cho người ta
nghĩ ngược lại.
Những
trục trặc trong việc tổ chức
Chắc hẳn, đã chỉ có mười trong
số mười bốn Giáo hội của Chính thống giáo (gồm 300 triệu tín
hữu) thực sự tham dự Công đồng. Thậm chí chính Giáo hội Chính thống Nga (với
150 triệu tín hữu) –không tham dự Công đồng–, đã áp đặt các điều kiện của mình
khi dời sự kiện này từ trung tâm của Istanbul, nơi đặt
Toà Thượng phụ Constantinopolis, đến Kolymbari, một ngôi làng yên tĩnh ven biển ở cực tây của đảo Kriti ...
Những trục trặc trong việc tổ chức, sự biệt lập của các đoàn đại biểu trong một khu vực
hoàn toàn đóng kín, sự nhiệt tình của các nhà tổ chức –là những người Mỹ thân cận với Toà Thượng phụ Constantinopolis– nhằm giữ cho công chúng và các nhà báo không đến
gần, cả trong các buổi lễ… tất cả những điều ấy khiến cho sự kiện này
bị giới hạn dẫu cho đã được trình bày như là một sự kiện lịch sử.
Một thành công cho Thượng Phụ Constantinopolis
Kể từ khi ly khai với Roma
vào năm 1054, chưa bao giờ tất cả các Giáo hội tự trị
nhóm họp với nhau. Ngoài ra tiến
trình chuẩn bị Công đồng này, đã bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ nay theo
bước Công đồng Vatican II ở phương
Tây, hẳn là để gửi đến
cho thế giới một dấu chỉ sự hiệp nhất đức tin của Chính thống giáo.
Liệu Đức thượng phụ Bartholomaios của Constantinopolis có thành công trong vụ đánh cược này hay không? Một chuyên viên của một phái đoàn nhận định: “Dù sao chúng
tôi vẫn có thể nói đến một thành công. Chẳng
ai đóng sập cửa lại ở dọc đường và sáu văn bản đưa
ra để bỏ phiếu cuối cùng đã được thông qua” (*).
“Tầm quan trọng đặc biệt” của cuộc đối thoại với các Kitô hữu khác
Quả vậy, chính bản văn về đại kết đã kết tinh
phần cốt yếu của các thảo luận, các giám mục bảo thủ nhất
không muốn nhìn nhận các hệ phái Kitô giáo khác là những Giáo hội đích thực. Được dẫn dắt bởi các giám mục Hy Lạp, cuối cùng các giám mục này
đã chấp nhận. Thế là “Tầm quan trọng đặc biệt” của cuộc đối thoại với các Kitô hữu khác đã được khẳng định ngay từ các các đoạn đầu tiên của sứ điệp cuối cùng.
Tiếp theo đó là
một lời mạnh mẽ gửi đến “những quyền lực mạnh mẽ trên
trái đất”, kêu gọi hãy ngừng
lại “việc bành trướng bạo
lực quân sự”. Đặc
biệt các Giáo hội Chính thống đòi hỏi phải bảo vệ các Kitô và các nhóm thiểu số bị đàn áp tại Trung Đông. Cuộc khủng
hoảng người tị nạn vốn gây chia
rẽ châu Âu và liên hệ
đến nhiều quốc gia Chính thống giáo
cũng là trung tâm của những mối quan tâm.
Một quan điểm của Chính thống giáo mang tính toàn cầu
Nhưng ngoài những cấp bách hiện nay, sứ điệp còn đề cập đến một vấn đề lớn của Chính
thống giáo ở đầu thế kỷ XXI
này: tính độc lập của Giáo hội đối với chính quyền. Công
đồng tuyên bố “Giáo
hội Chính thống không xen vào chính trị”, tuy nhiên, Giáo hội Chính thống không chấp
nhận “chủ nghĩa thế tục” vốn “coi ảnh
hưởng thiêng liêng của Giáo hội là bảo thủ một cách võ
đoán”. Một trong những nhà soạn thảo sứ điệp nhấn mạnh
rằng “Có một ý muốn rõ rệt, muốn
tách Chính thống giáo ra khỏi bức
biếm họa mô tả tôn giáo này”.
Việc thiết lập mối liên hệ giữa khủng hoảng sinh
thái và khủng hoảng thiêng liêng, và cả những rủi ro mà
một nền kinh tế “trở thành mục đích tự
tại” đem đến cho con người, hay
một khoa học thoát khỏi mọi đạo
đức, đó là quan điểm
toàn cầu của Giáo hội Chính thống lần
đầu tiên được sứ điệp này nêu ra. “Toàn văn sứ điệp đã đạt được đồng
thuận để bốn Giáo hội vắng mặt ở Kriti cũng
có thể ký”, nguồn tin trên nói
tiếp. Cũng như Giáo hội Công giáo, công
cuộc canh tân của Chính thống giáo cũng sẽ không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
(Samuel Lieven, La Croix)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét