Giáo hội thầm lặng tại Trung Quốc: Mẹ Giáo hội không bao giờ quên con cái của mình
WHĐ (27.08.2016) – Trong một bài phân tích khá dài viết
bằng tiếng Hoa đề ngày 31-07-2016 nhan đề “Sự
hiệp thông của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc với Giáo hội hoàn vũ”, Đức hồng y Gioan Thang Hán, giám mục Hong Kong, đã đưa ra một
giải thích chi tiết về những lý do khiến Toà Thánh tiếp tục
đối thoại với Bắc Kinh: để bảo
đảm bảo tự do tôn giáo hơn
nữa cho các cộng đồng Công giáo; đặt lại các giám mục không được chính quyền công nhận và các giám mục bị giam giữ; phục hồi các
giám mục được truyền chức
mà không được Đức giáo hoàng bổ nhiệm.
Đức hồng y Thang Hán cũng ca ngợi “Thư của Đức giáo hoàng
Bênêđictô gửi người Công giáo Trung Quốc năm 2007” là rất giá trị. Và
ngài kết luận: “Những
nguyên tắc đề ra trong Thư này là hoàn toàn đúng đắn. Không chỉ Thư của Đức
giáo hoàng Bênêđictô gửi người Công giáo Trung Quốc năm 2007, các văn kiện của
Công đồng Vatican II cũng kêu gọi đối thoại giữa các thành viên trong Giáo hội,
đối thoại với những người ở ngoài Giáo hội, kể cả chính quyền
dân sự”.
Dựa vào bài viết của của Đức hồng y Thang Hán, trang WHĐ đã có bài điểm qua những nét chính yếu
trong tiến trình đối thoại giữa Toà Thánh và Trung Quốc, để học hỏi kinh nghiệm
giải quyết những khó khăn trong đời sống Giáo hội [Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc và sự
hiệp thông với Toà Thánh].
Cũng dựa trên bài viết
của Đức hồng y Thang Hán, phóng viên Gianni Valente của
Vatican Insider đã đặt một số câu hỏi với Đức cha Giuse Nguỵ Cảnh Nghĩa, một giám mục thuộc “Giáo hội Trung Quốc thầm lặng” tại Tề Tề
Cáp Nhĩ, thuộc tỉnh Hắc
Long Giang ở Đông Bắc Trung Quốc. Trong quá khứ, Đức cha Giuse Nghĩa đã ba lần bị bắt giam và hạn chế
các quyền tự do cá nhân, thời
gian lâu nhất là
hơn hai năm: từ tháng
Chín 1990 đến
tháng Mười Hai 1992.
Đức cha Giuse Nguỵ Cảnh Nghĩa đã trả lời một cách thoải mái và với sự nhạy cảm của một
mục tử chăm sóc các linh hồn. Đức cha khẳng định rằng vì muốn trung thành với Toà
Thánh mà ngài chấp nhận trở thành
một giám mục “chui”, thế
nên giờ đây ngài sẵn sàng đón nhận những chỉ thị của Toà Thánh. Ngài cũng bày tỏ hy vọng rằng giai
đoạn của những thay đổi có thể có và đáng ước mong này “sẽ kéo theo những hoa trái của sự hoán cải nơi mọi người chúng ta”.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
***
– Thưa Đức cha, Đức cha là một giám mục Trung Quốc, điểm nào tác động đến Đức cha nhiều nhất
trong bài viết của Đức hồng y Thang Hán về những khả năng có thể xảy ra trong quan hệ giữa Toà
Thánh, Giáo hội tại Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc trong việc bổ nhiệm các giám mục?
– Bài viết của Đức hồng y Thang Hán về “Sự hiệp thông của Giáo hội tại Trung Quốc với Giáo hội hoàn vũ” gây ấn tượng cho tôi về tính mới mẻ của nó. Điều tôi ấn tượng nhất
là ánh sáng mà Đức hồng y Thang Hán đã nhận được từ trời cao, ánh sáng ấy đã soi sáng cho ngài và giúp ngài nhìn toàn bộ vấn
đề với đôi mắt mới. Ngài bắt đầu từ cách thức Thiên Chúa đã chọn để giao tiếp
với con người, và ngài gợi ý rằng chúng ta cũng hãy sử dụng nhãn quan tương tự để
nhìn vào cuộc đối thoại giữa Toà Thánh và Bắc Kinh. Vì thế Đức hồng y có thể nhìn thấy trước những phát triển
rất quan trọng và tích cực.
– Đức hồng y Thang Hán viết rằng “Toà Thánh có quyền xác định những phương thức thích hợp nhất cho việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc”, và Đức Thánh Cha “có thẩm quyền cụ thể xem xét các điều kiện đặc biệt
của Giáo hội bên trong quốc gia và thiết lập những luật lệ đặc biệt, mà không vi phạm các nguyên lý của đức tin và không phá hủy sự hiệp thông của Giáo hội. Vậy các giám mục được coi là “thuộc
Giáo hội thầm lặng”, trong đó có Đức cha, có sẵn sàng nhìn nhận thực tế này?
– Khi thực thi quyền của mình
trong các vấn đề này, Đức Thánh Cha và Toà Thánh chắc chắn sẽ không mâu thuẫn với đức tin và sẽ
không làm phương hại đến sự hiệp
thông và hiệp nhất của Giáo hội. Các tín hữu Trung Quốc sống ở Trung Quốc, dù thuộc Giáo hội thầm lặng hay Giáo hội
công khai, đều là người Công giáo. Và người Công giáo thì trung thành với Toà
Thánh. Chính vì muốn trung
thành với Toà Thánh mà tôi chấp nhận trở thành một
giám mục “chui”! Giờ đây sao tôi lại có thể từ khước những gì Toà Thánh chỉ thị? Chính vì chúng tôi muốn tuyên
xưng rõ ràng lòng trung
thành với Đức Thánh Cha và Toà Thánh mà chúng tôi đã trở thành một cộng đoàn “chui”, hay đúng hơn là
không chính thức có tên trong hệ
thống dân sự. Và vì thế, giờ đây sao chúng tôi lại từ chối những gì đến từ Đức Thánh Cha và Toà Thánh?
– Trong bài viết khá dài ấy, Đức hồng y Thang Hán viết: “Một số người lo ngại rằng các
cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Vatican sẽ dẫn đến việc loại bỏ các giám mục không chính thức [không được chính quyền công nhận]”. Đức cha là một giám mục không được chính quyền công nhận – Đức cha nghĩ sao?
– Tôi tự hỏi: đâu là những đặc quyền hợp pháp của các cộng đoàn “chui” vốn có nguy cơ sẽ trở thành mâu thuẫn hoặc chuốc lấy
thất vọng trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Toà Thánh? Có giáo luật
và có dân luật,
nhưng từ cả hai quan điểm
này, cuộc đối thoại giữa Toà
Thánh và chính phủ Trung Quốc sẽ không hy sinh một đòi hỏi chính đáng nào của các cộng đoàn “chui”. Về lo ngại rằng Toà Thánh, trong khi đàm phán, có thể bỏ quên các giám mục
đang bị giam trong tù –
những lo ngại ấy xem ra hoàn toàn vô căn
cứ. Làm sao Giáo hội là một người mẹ,
lại có thể quên được con cái của mình, những đứa con tuyên xưng đức
tin đến mức phải trả giá bằng đau khổ? Điều đó không thể xảy ra, vì không thể có chuyện Chúa Thánh Thần bỏ
rơi Giáo hội.
– Đức hồng y Thang Hán viết rằng Toà Thánh, với thoả thuận mà chúng ta đang nói đến, mong muốn thúc đẩy sự hiệp thông trọn vẹn của
Giáo hội tại Trung Quốc, và đã hình dung ra một Hội đồng Giám mục quy tụ tất cả các giám mục hiệp thông với Đức
giáo hoàng, sau khi trường hợp các giám mục
được truyền chức trái phép và bị vạ tuyệt thông được giải quyết. Liệu sẽ có sự chống đối trong các cộng đồng Công giáo Trung Quốc không, sau nhiều thập kỷ chia rẽ?
– Giáo hội của
Thiên Chúa, trong cuộc lữ
hành qua lịch sử, gồm những tội
nhân. Nếu Giáo hội ấy mang hình dạng –một Hội đồng Giám mục Trung
Quốc hiệp thông với Đức giáo hoàng– thì tất cả các giám mục
này sẽ là những người đã hoán cải để cùng nhau đi về Vương quốc của
Thiên Chúa. Lối nhìn này,
nhãn quan này, thật là đẹp. Đây là điều chúng tôi mong được nhìn thấy từ lâu rồi, là điều chúng tôi đã cầu
nguyện nhiều. Cộng đồng
các tín hữu Trung Quốc sẽ không phản đối. Nhưng chúng tôi cũng hy vọng rằng điều
này sẽ kéo theo những hoa trái của việc hoán cải nơi tất cả mọi người chúng tôi. Đây là lúc tất cả mọi người chúng ta phải
nhìn vào tình trạng cụ thể của
đứa con hoang đàng,
như Tin Mừng đã thuật lại:
đứa con bỏ nhà ra đi trong nhiều
năm, rồi cuối cùng để sống còn đã phải đi chăn heo. Chúng ta có thể hình dung ra thân thể đứa con ấy đầy mùi của heo, nên khi trở về nhà, phải tắm rửa càng sớm càng
tốt, bởi vì không ai muốn ở gần người bốc mùi hôi. Chúng ta không muốn thấy đứa con hoang đàng, sau khi được người cha ôm lấy, lại trở về với tình trạng bẩn thỉu của đàn heo, lại ngụp lặn trong đống bùn nhơ, và không muốn được thoát khỏi
rác rưởi và hôi hám. Nếu ai có thái độ ấy và trở về với bùn nhơ, thì có nghĩa là kẻ ấy không có căn tính, không có cảm
giác thuộc về, và ai cũng
sẽ xa lánh kẻ ấy.
– Đức cha có nghe nói gì liên quan đến nội dung của các cuộc đàm phán giữa Toà Thánh và chính phủ
Trung Quốc không?
– Chúng tôi không biết chi tiết, nhưng chúng tôi biết rằng
họ đang làm việc, công việc đang tiến hành, và thế có nghĩa là mọi thứ đang tiến triển. Không cần phải vội vã, bởi vì sẽ rất tốt nếu công việc tiếp diễn đều đặn. Nhưng đồng
thời, chúng tôi hy vọng rằng hai bên sẽ sớm đạt được một kết quả cụ thể, điều đó sẽ tốt cho tất
cả mọi người. Và điều này
càng đến sớm càng tốt.
– Theo một số nhà
bình luận, đối thoại là không thực tế và còn có hại nếu trước hết không loại bỏ áp lực của Hội Công giáo Yêu nước. Có phải như thế không?
– Khi Toà
Thánh và Trung Quốc bắt đầu đàm phán, họ phải được tự do nói về tất cả mọi
thứ. Kể cả Hội Công giáo Yêu nước. Nhưng
không được áp đặt điều
kiện tiên quyết. Chúng ta phải nói
những gì chúng ta nghĩ, và cũng nêu ra những đề nghị, nhưng trước hết Đức Thánh Cha phải cảm thấy được chúng ta ủng hộ hoàn toàn, và tin tưởng vào ngài. Chúng ta không được áp đặt các điều
kiện cho ngài, bảo ngài làm cái này hay không
làm cái kia, kể cả mong muốn áp đặt những ý tưởng của chúng
ta cho ngài. Trong Tin Mừng,
Chúa Giêsu đã trao cho
Phêrô nhiệm vụ củng cố anh em mình trong đức tin. Chúa Giêsu cũng nâng đỡ Đức giáo hoàng trong nhiệm
vụ này. Và chúng ta đừng
mong dạy cho Đức giáo
hoàng làm như thế nào.
– Nhưng nếu có ai đó vẫn cứ hoài nghi thì sao?
–
Các tiêu chí phải theo
không phải là ý kiến của riêng ai, nhưng là Tin Mừng và đức tin của các Tông đồ. Không ai được tin rằng ý tưởng
của mình vượt trên lời
Chúa Giêsu đã nói. Và Chúa
Giêsu, trong Tin Mừng, cũng bảo chúng ta hãy tin vào
Phêrô, vị Tông đồ đã phản bội Người, và đã được Người tha thứ, bởi
vì Phêrô ủng hộ Người. Chắc chắn,
chúng ta phải đi theo chân lý mà chúng ta nhận thức
trong lương tâm mình. Nhưng chính đức tin soi sáng cho lương tâm của
chúng ta, chứ
không phải ngược lại.
–
Đâu là những cơ hội lớn
và cả những cạm bẫy nguy hiểm nhất mà Đức cha nhìn thấy, với tư cách một mục tử, trong hiện tại và tương lai của Giáo hội tại
Trung Quốc?
–
Lúc này, trong xã hội Trung Quốc, người ta cho rằng cần có những điểm tham chiếu về
đạo đức, bởi vì tham nhũng tàn
phá và hủy diệt mọi thứ. Vì
vậy, khắp nơi đều gợi lên một khát vọng về điều thiện hảo, làm việc vì tôn trọng người
khác và vì lợi ích
chung. Và như thế, theo ý
kiến của tôi, đang có một bầu khí thuận lợi cho tinh thần
Tin Mừng. Chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể cùng nhau làm việc. Xã hội Trung Quốc
hy vọng vào sự đóng góp
tích cực và xây dựng của người
Kitô hữu chúng ta.
Nguy cơ là chúng ta sẽ không tận dụng được
hoàn cảnh thuận lợi này, bởi vì chúng ta bị phân tâm và lạc lối trong nhiều chuyện khác. Giống như từ chối
loan báo Tin Mừng, đúng
vào lúc nhiều người có thể hoan hỉ đón nhận.
–
Cách nay một vài tháng, Đức
hồng y Thang Hán đã tái khẳng định cần phải “Trung Quốc hoá” Giáo hội tại Trung Quốc, để Giáo hội không bị coi là một hình thức của thực dân tôn giáo. Đây có phải là một tiến trình khó khăn?
–
Nhưng Matteo Ricci đâu
có đem “Tin Mừng của Ý” hay “Tin Mừng của Pháp” đến Trung Quốc. Ông
đã đem Tin Mừng. Và ông đã theo cách thức của Trung Quốc để đem Tin Mừng vào Trung Quốc.
–
Liệu rồi người ta có thể dễ dàng nghe được các bài giảng và lời của Đức Thánh Cha Phanxicô ở Trung Quốc?
– Chắc chắn như thế. Những lời ấy đã được công bố trên
nhiều trang web, và được người này
chuyền cho người khác. Chúng
tôi đang theo dõi từng bước tất cả các đề nghị liên quan đến Năm Thánh Lòng Thương xót. Trên internet, tôi cũng thấy có nhiều người Trung
Quốc gặp Đức Thánh Cha
trong các buổi Tiếp kiến chung ở Roma, họ gặp ngài tại Quảng trường
Thánh Phêrô. Đức Thánh
Cha thường chào hỏi họ. So với
trước đây, người Trung Quốc dễ dàng đến Roma hơn để
nhìn thấy và chào Đức Thánh Cha nữa. Có một sự gần
gũi hữu hình với Đức Giám mục Roma, mà trước đây không
có. Mọi thứ đã thay đổi và còn
tiếp tục thay đổi.
–
Liệu vai trò của Hội Công giáo Yêu nước cũng sẽ phát triển?
– Cá nhân tôi hy vọng rằng
rồi nó sẽ trở
thành chuyện của quá
khứ. Bởi vì rất nhiều người chẳng còn nhớ Hội này có vai trò gì trong rất nhiều hoàn cảnh. Điều quan trọng
là phải tìm ra những
phương cách mới để giúp người
Công giáo bày tỏ tình yêu của mình với đất nước.
–
Đức cha đã không nghi ngờ gì sau câu chuyện của Đức
cha Tađêô Mã Đạt Khâm, Giám mục Thượng
Hải, và ý kiến của Đức
cha Tađêô về vai trò tích cực của Hội Công giáo Yêu nước.
Nhưng có người đã gọi Đức
cha Tađêô là một kẻ đào ngũ, một kẻ phản bội.
– Không ai có đủ tư cách để đánh giá, phỉ
báng và thoá mạ người
khác là kẻ phản bội.
Không ai có quyền làm điều đó, và bất cứ ai làm thế, là làm một điều rất xấu xa. Chúng ta có thể biết gì về điều đang diễn
ra trong tâm hồn
của Đức cha Mã Đạt
Khâm, sau kinh nghiệm mà
ngài đã trải qua, và sau
khi ngài bị ngăn cản
thi hành tác vụ giám mục suốt bốn năm?
–
Đức cha có thể hình dung được, hay hơn chúng con, điều đã diễn ra trong tâm hồn của Đức cha Mã Đạt Khâm.
– Tôi không có kinh
nghiệm như Đức cha
Mã Đạt Khâm. Nhưng cô đơn thì có, và còn có một thực tế là bị chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Trong những trường hợp ấy, bạn không bao
giờ cô độc: bạn ở trước mặt Thiên
Chúa, và điều bạn nghĩ
và làm, bạn nghĩ và làm trước mặt Thiên Chúa. Có lẽ các tín hữu không thấy được những điều này,
có lẽ những người khác đã phản bội bạn, nhưng bạn luôn ở trước mặt Thiên
Chúa. Và điều đó đáng giá hơn. Chúng
tôi cầu nguyện cho Đức
cha Mã Đạt Khâm với lòng tôn trọng ngài, nhưng không cho phép
mình phán xét tâm hồn người
khác.
– Cha Lombardi, khi còn là Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, đã nói rằng Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Đức
cha Mã Đạt Khâm và cho mọi người Trung Quốc.
– Đức Thánh Cha là một người cha;
ngài nhìn và
phán đoán sự việc với con mắt
của một người cha. Đức
cha Mã Đạt Khâm là một con người cầu nguyện,
Đức Thánh Cha biết điều
này và ngài tin tưởng
Đức cha. Đối với
một người cha, điều quan trọng nhất là thể hiện tình yêu thương với con cái mình.
-o0o-
Minh Đức chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét