Quý vị có biết là Mẹ Têrêsa đã được thị kiến Chúa Giêsu?
Vatican City,(EWTN News/CNA) - Ngay cả cha Sebastian Vazhakala, một người bạn hơn 30 năm của Mẹ Têrêsa cũng không hề biết rằng Mẹ đã trò chuyện và thị kiến Chúa Giêsu trước khi thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Mãi đến khi Mẹ qua đời, cuộc sống nội tâm của Mẹ mới được tiết lộ. Cha Vazhakala, linh mục của Dòng Thừa Sai Bác Ái đã nói với đài phát thanh EWTN như vậy.
Vatican City,(EWTN News/CNA) - Ngay cả cha Sebastian Vazhakala, một người bạn hơn 30 năm của Mẹ Têrêsa cũng không hề biết rằng Mẹ đã trò chuyện và thị kiến Chúa Giêsu trước khi thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Mãi đến khi Mẹ qua đời, cuộc sống nội tâm của Mẹ mới được tiết lộ. Cha Vazhakala, linh mục của Dòng Thừa Sai Bác Ái đã nói với đài phát thanh EWTN như vậy.
Việc
Mẹ đã trò chuyện và gặp gỡ Chúa Giêsu chỉ được biết đến khi hồ sơ phong
thánh của Mẹ Têrêsa được mở ra sau hai năm Mẹ qua đời vào năm 1997, qua
các tài liệu đã được tìm thấy trong các kho lưu trữ của các tu sĩ Dòng
Tên ở Calcutta, qua cha linh hướng và những linh mục gần gũi với Mẹ và
cũng như văn phòng của tòa Giám Mục.
Cha Vazhakala, người đồng sáng lập chi nhánh chiêm niệm Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng với Mẹ Têrêsa đã nói rằng ngài đang giữ bản viết tay của chính Mẹ Têrêsa ghi lại nơi và những chi tiết thảo luận của Mẹ với Chúa Giêsu trong thời gian Mẹ bị ngất trí và thị kiến.
Cha Vazhakala cũng nói rằng trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng Chín năm 1946 đến ngày 3 tháng Mười Hai năm 1947, Mẹ Têrêsa đã liên tục được đối thoại bằng lời và được thị kiến Chúa. Tất cả những việc này đã xảy ra khi Mẹ là nữ tu truyền giáo trong dòng Irish có tên là Các Nữ Tu Loreto, đảm nhận việc dạy học tại trường Thánh Mary ở Calcutta.
Mẹ Têrêsa đã viết rằng một ngày khi rước lễ, Mẹ đã nghe thấy tiếng Chúa Giêsu nói “ Ta muốn những nữ tu Ấn Độ, nạn nhân tình yêu của Ta, những người sẽ là Mary và Martha sẽ hợp lại cùng với Ta để chiếu tỏa tình yêu của Ta trên các linh hồn.”
Chính qua những cuộc đối thoại trong phép Thánh Thể này Mẹ Têrêsa đã được hướng dẫn để lập ra cộng đoàn Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cha Vazhakala giải thích “Mẹ đã gắn bó với Chúa Giêsu vô cùng mật thiết đến nỗi Mẹ có khả năng chiếu tỏa không phải tình yêu của Mẹ, mà là tình yêu của chính Chúa Giêsu qua Mẹ và qua sự biểu lộ của con người với nhau.”
“Chúa Giêsu đã chỉ cho Mẹ những nữ tu nào Ngài muốn nhà dòng của Mẹ để thực hiện những khao khát “Ta muốn các nữ tu xa rời vật chất để mang lấy cái nghèo khó của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu biết vâng phục để mang lấy sự vâng phục của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu đầy yêu thương để thực thi bác ái của Thánh Giá.”
Cũng theo cha Vazhakala, Chúa Giêsu đã nói với Mẹ vào năm 1947, “Con không thể làm việc này cho Cha sao? Cha không thể một mình đến với người nghèo, con có thể mang cha trong con để đến với họ.”
Sau thời gian vui mừng và được an ủi, vào khoảng năm 1949 Mẹ Têrêsa bắt đầu trải nghiệm một giai đoạn “đêm đen và khô khan khủng khiếp” xảy ra trong tâm hồn của Mẹ. Và mới đầu Mẹ nghĩ rằng đó là vì tình trạng tội lỗi của Mẹ, sự bất xứng và sự yếu đuối của Mẹ.”
Lúc này cha linh hướng đã giúp Mẹ hiểu được rằng tình trạng khô khan về tinh thần là một cách Chúa Giêsu muốn Mẹ chia sẻ sự nghèo khổ với những kẻ khốn cùng ở Calcutta.
Giai đoạn này đã kéo dài gần 50 năm mãi cho đến khi Mẹ qua đời và Mẹ rất đau khổ về sự khô khan này. Mẹ đã chia sẻ với cha Vazhakala rằng “Nếu sự tối tăm và sự khô khan của tôi có thể là ánh sáng cho một số linh hồn nào đó thì xin hãy cho tôi chịu như thế. Nếu cuộc đời tôi, những đau khổ của tôi sẽ cứu được một số linh hồn nào đó, thì từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế tôi xin thà được đau khổ và chết.”
Cha Vazhakala nói rằng mọi người trên toàn thế giới đều thấy những việc bác ái Mẹ Têrêsa đã làm cho người cùng khổ, kẻ ốm đau trong các khu ổ chuột ở Calcutta, nhưng “đời sống nội tâm của Mẹ thì không ai được biết.”
Phương châm của Mẹ Têrêsa, cũng như cộng đoàn của Mẹ là những lời của Chúa Giêsu “Ta Khát”. Và họ có thể làm dịu cơn khát của Chúa bằng cách đưa nhiều linh hồn đến với Ngài. “Và trong mỗi nhịp thở, trong mỗi tiếng thở dài, trong mỗi hành động của trí óc sẽ là hành động của tình yêu Thiên Chúa. Đó là lời nguyện hằng ngày của Mẹ. Đó là những gì đã thúc đẩy Mẹ và tất cả những hy sinh, ngay cả mãi đến khi đã 87 tuổi, Mẹ vẫn luôn theo đuổi mà không một chút nghỉ ngơi sao lãng.”
Mẹ Têrêsa đã không bao giờ ngơi nghỉ trong suốt quãng đời trần thế của Mẹ, và Mẹ tiếp tục “ làm việc”cho phần rỗi của các linh hồn khi Mẹ ở Thiên Đàng. “ Khi tôi chết và trở về nhà với Chúa, tôi sẽ mang nhiều linh hồn về với Chúa”.
Mẹ Têrêsa nói “Tôi sẽ không ngủ khi ở Thiên Đàng, nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn bằng cách khác.”
Giuse Thẩm Nguyễn(VCN)
Cha Vazhakala, người đồng sáng lập chi nhánh chiêm niệm Dòng Thừa Sai Bác Ái cùng với Mẹ Têrêsa đã nói rằng ngài đang giữ bản viết tay của chính Mẹ Têrêsa ghi lại nơi và những chi tiết thảo luận của Mẹ với Chúa Giêsu trong thời gian Mẹ bị ngất trí và thị kiến.
Cha Vazhakala cũng nói rằng trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng Chín năm 1946 đến ngày 3 tháng Mười Hai năm 1947, Mẹ Têrêsa đã liên tục được đối thoại bằng lời và được thị kiến Chúa. Tất cả những việc này đã xảy ra khi Mẹ là nữ tu truyền giáo trong dòng Irish có tên là Các Nữ Tu Loreto, đảm nhận việc dạy học tại trường Thánh Mary ở Calcutta.
Mẹ Têrêsa đã viết rằng một ngày khi rước lễ, Mẹ đã nghe thấy tiếng Chúa Giêsu nói “ Ta muốn những nữ tu Ấn Độ, nạn nhân tình yêu của Ta, những người sẽ là Mary và Martha sẽ hợp lại cùng với Ta để chiếu tỏa tình yêu của Ta trên các linh hồn.”
Chính qua những cuộc đối thoại trong phép Thánh Thể này Mẹ Têrêsa đã được hướng dẫn để lập ra cộng đoàn Dòng Thừa Sai Bác Ái.
Cha Vazhakala giải thích “Mẹ đã gắn bó với Chúa Giêsu vô cùng mật thiết đến nỗi Mẹ có khả năng chiếu tỏa không phải tình yêu của Mẹ, mà là tình yêu của chính Chúa Giêsu qua Mẹ và qua sự biểu lộ của con người với nhau.”
“Chúa Giêsu đã chỉ cho Mẹ những nữ tu nào Ngài muốn nhà dòng của Mẹ để thực hiện những khao khát “Ta muốn các nữ tu xa rời vật chất để mang lấy cái nghèo khó của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu biết vâng phục để mang lấy sự vâng phục của Thánh Giá, Ta muốn các nữ tu đầy yêu thương để thực thi bác ái của Thánh Giá.”
Cũng theo cha Vazhakala, Chúa Giêsu đã nói với Mẹ vào năm 1947, “Con không thể làm việc này cho Cha sao? Cha không thể một mình đến với người nghèo, con có thể mang cha trong con để đến với họ.”
Sau thời gian vui mừng và được an ủi, vào khoảng năm 1949 Mẹ Têrêsa bắt đầu trải nghiệm một giai đoạn “đêm đen và khô khan khủng khiếp” xảy ra trong tâm hồn của Mẹ. Và mới đầu Mẹ nghĩ rằng đó là vì tình trạng tội lỗi của Mẹ, sự bất xứng và sự yếu đuối của Mẹ.”
Lúc này cha linh hướng đã giúp Mẹ hiểu được rằng tình trạng khô khan về tinh thần là một cách Chúa Giêsu muốn Mẹ chia sẻ sự nghèo khổ với những kẻ khốn cùng ở Calcutta.
Giai đoạn này đã kéo dài gần 50 năm mãi cho đến khi Mẹ qua đời và Mẹ rất đau khổ về sự khô khan này. Mẹ đã chia sẻ với cha Vazhakala rằng “Nếu sự tối tăm và sự khô khan của tôi có thể là ánh sáng cho một số linh hồn nào đó thì xin hãy cho tôi chịu như thế. Nếu cuộc đời tôi, những đau khổ của tôi sẽ cứu được một số linh hồn nào đó, thì từ tạo thiên lập địa cho đến tận thế tôi xin thà được đau khổ và chết.”
Cha Vazhakala nói rằng mọi người trên toàn thế giới đều thấy những việc bác ái Mẹ Têrêsa đã làm cho người cùng khổ, kẻ ốm đau trong các khu ổ chuột ở Calcutta, nhưng “đời sống nội tâm của Mẹ thì không ai được biết.”
Phương châm của Mẹ Têrêsa, cũng như cộng đoàn của Mẹ là những lời của Chúa Giêsu “Ta Khát”. Và họ có thể làm dịu cơn khát của Chúa bằng cách đưa nhiều linh hồn đến với Ngài. “Và trong mỗi nhịp thở, trong mỗi tiếng thở dài, trong mỗi hành động của trí óc sẽ là hành động của tình yêu Thiên Chúa. Đó là lời nguyện hằng ngày của Mẹ. Đó là những gì đã thúc đẩy Mẹ và tất cả những hy sinh, ngay cả mãi đến khi đã 87 tuổi, Mẹ vẫn luôn theo đuổi mà không một chút nghỉ ngơi sao lãng.”
Mẹ Têrêsa đã không bao giờ ngơi nghỉ trong suốt quãng đời trần thế của Mẹ, và Mẹ tiếp tục “ làm việc”cho phần rỗi của các linh hồn khi Mẹ ở Thiên Đàng. “ Khi tôi chết và trở về nhà với Chúa, tôi sẽ mang nhiều linh hồn về với Chúa”.
Mẹ Têrêsa nói “Tôi sẽ không ngủ khi ở Thiên Đàng, nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn bằng cách khác.”
Giuse Thẩm Nguyễn(VCN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét