Người mục tử thành tín bị bỏ rơi nhưng không bao giờ cay đắng
Người
mục tử tốt lành là người đi theo Chúa Giêsu và không mang theo túi
tiền, bao bị, giày dép, thậm chí khi bị mọi người bỏ rơi thì người ấy
vẫn luôn có Chúa ở bên, sẽ có nhiều sầu khổ nhưng người ấy không bao giờ
cay đắng. Đó là điều Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại
nhà nguyện thánh Marta.
Giải
nghĩa bài đọc trích thư của thánh Phaolô gửi ông Timôthê, Đức Thánh Cha
tập trung vào giai đoạn cuối đời của các tông đồ, ví như của thánh
Phaolô, thánh nhân đã kinh nghiệm sự cô đơn, bị bỏ rơi, trở thành nạn
nhân của những vu cáo, phải xin ăn từ người khác:
Bị
đơn độc, phải ăn xin, bị vu cáo, bị bỏ rơi, nhưng là một Phaolô vĩ đại,
vì là người nghe thấy lời Chúa, nghe được tiếng gọi của Chúa. Ngài phải
đau khổ nhiều và gặp nhiều thử thách trên bước đường loan báo Tin Mừng.
Điều này thật hiển nhiên với các tông đồ, vì Chúa muốn rằng dân ngoại
cũng được hiệp thông trong Giáo Hội. Phaolô cầu nguyện và được nâng lên
tầng trời thứ bảy, được nghe những điều chưa ai từng nghe. Phaolô ở
trong căn phòng đó, tại Roma, chờ đợi kết quả của cuộc tranh luận giữa
một bên là những người Dothái bảo thủ với bên kia là những môn đệ của
ngài. Phaolô đã kết thúc cuộc đời trong sự buồn khổ, trống trải nhưng
không cay đắng, không oán giận.
Những
điều ấy cũng xảy ra với Phêrô, với Gioan Tẩy Giả. Khi Gioan trong cảnh
tù đày cô đơn và đau khổ, ông sai môn đệ đi hỏi Chúa Giêsu xem Ngài có
phải là Đấng Mesia không. Kết thúc cuộc đời, Gioan bị chém đầu chỉ là
“do ý thích của cô vũ công do bà mẹ là dâm phụ sai khiến”. Thánh
Maximilian Kolbe cũng là người tông đồ nhiệt thành với kết thúc bi thảm
như thế. Vị ngôn sứ chân chính chẳng mong gì hơn. Vì như Chúa Giêsu nói:
nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì nó sẽ không sinh hoa
trái. Sau cái chết, sẽ là sự sống lại. Có nhà thần học của các thế kỷ
đầu đã nói: máu của các vị tử đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô
hữu.
Khi
chết đi vì làm chứng cho Chúa Giêsu như thế, thì trở nên hạt giống làm
nảy sinh các Kitô hữu trên khắp mặt đất. Khi người mục tử sống điều ấy
trong đời mình thì không có gì là cay đắng, có lẽ là đơn côi và trống
trải nhưng chắc chắn có Chúa luôn ở cùng. Nhưng nếu người mục tử có rất
nhiều điều gắn bó với cuộc sống mình mà những điều ấy không là các tín
hữu, ví dụ người mục tử ấy gắn bó với tiền bạc, quyền lực và nhiều thứ
khác, cuối cùng họ sẽ không phải cô đơn mà có lẽ cháu chắt của họ sẽ
mong họ chết đi để lấy được gia tài.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài như sau:
Khi
tôi đi thăm các nhà hưu dành cho các linh mục già, tôi thấy rất nhiều
người tốt, nhiều điều tốt, tôi thấy những người đã dâng hiến cả cuộc đời
cho các tín hữu. Có những người nằm bệnh, có người không đi lại được,
có người ngồi xe lăn, nhưng có những nụ cười ở đó. ‘Thật tốt, lạy Chúa’,
‘Rất tốt, thưa Chúa’, họ nói như thế bởi vì họ cảm thấy Chúa ở cùng họ ở
bên họ. Có những ánh mắt sáng lên với câu hỏi: “Giáo Hội sao rồi? Giáo
phận thế nào rồi? Những ơn gọi dạo này thế nào?”. Họ là những người cha.
Họ đã hy sinh cho người khác. Chính Phaolô đã trở nên người ăn xin, nạn
nhân của những tranh cãi, bị tất cả bỏ rơi, nhưng vẫn còn một điều:
Chúa luôn bên tôi. Người mục tử tốt phải là người có được điều này: đi
trên con đường của Chúa và Chúa là điểm tới.
Chúng
ta hãy cầu nguyện cho các mục tử trong giai đoạn cuối đời, những người
đang chờ đợi Chúa đến dẫn đưa. Cầu nguyện để Chúa trở thành sức mạnh,
thành chốn nương ẩn cho các ngài, cho dù các ngài cảm thấy yếu đau và
đơn côi, nhưng Chúa ở cùng các ngài, ở bên các ngài. Xin Chúa ban cho
các ngài sức mạnh ấy.
Tứ Quyết SJ
(Radio Vaticana)
(Radio Vaticana)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét