“Đức Phanxicô không sợ kẻ thù của mình”
Chuyên gia về các tội phạm có tổ chức, ký giả Ý Nello Scavo của nhật báo Avvenire vừa xuất bản quyển Các kẻ thù của Đức Giáo hoàng Phanxicô, nói về những người mà Đức Phanxicô làm họ bực mình vì ngài muốn cải cách Giáo hội. Ông trả lời các câu hỏi của báo Thập giá.
Báo
Thập giá: Trong quyển sách của ông, ông nhấn mạnh nhiều đến cách mà vì
lợi ích kinh tế, họ chống đối Đức Phanxicô. Làm sao họ lại bực mình
chuyện này?
Nello Scavo: Ở
Mỹ bây giờ người ta đã thấy các mối liên hệ giữa những người chống đối
Đức Giáo hoàng và nhóm tài phiệt cảm thấy mình bị đe dọa vì các công
kích của ngài chống chủ nghĩa tự do hay về cơn khủng hoảng môi sinh:
ngày nào họ cũng nói Giáo hội không cần phải nói về môi sinh, Đức Giáo
hoàng không biết gì về kinh tế, hoăc đối với vấn đề Cba, họ nói ngài đã
làm một sai lầm lớn.
Ở
Âu châu và đặc biệt ở Pháp, người ta ít nói về việc bán vũ khí, một
trong các lãnh vực kinh tế rất thành công hiện nay, một vấn đề mà Đức
Giáo hoàng rất quan tâm. Nước Pháp là một trong các nước chính xuất cảng
vũ khí. Ở Ý cũng vậy, người ta ghi nhận những vùng sản xuất vũ khí là
những vùng ngập ngừng nhất trong việc tiếp nhận người tị nạn. Như thế
cũng đáng quan tâm để biết các mối dây liên hệ giữa kỹ nghệ vũ khí và
các nhóm chống đối Đức Giáo hoàng.
“Các kẻ thù của Đức Giáo hoàng” cũng là những người ở trong nội bộ Giáo hội…
Nello Scavo: Thượng
hội đồng về gia đình đã cho thấy có những chống đối mạnh, thậm chí có
khuynh hướng muốn làm mất ổn định. Chúng ta đã thấy vụ linh mục
Charamsa, đã được khéo léo dàn xếp để bùng ra trước kỳ khai mạc Thượng
Hội đồng tháng 10 năm 2015. Hoặc vụ “rò rỉ” thư của 13 hồng y gởi cho
Đức Giáo hoàng. Các giai đoạn này cho thấy có âm mưu tẩy chay Thượng hội
đồng. Đó cũng là trường hợp khi có một vài người nhấn mạnh có một vài
đoạn trong tài liệu cuối cùng đã được xác nhận “chỉ với một tiếng nói”:
một cách muốn nói Đức Giáo hoàng chỉ có một thiểu số… và quên đi việc
Đức Giáo hoàng đã có hai phần ba số ủng hộ.
Có các mối dây liên hệ giữa nội thù và ngoại thù không?
Nello Scavo: Có
thể có các mối dây trực tiếp, cá nhân của một vài hồng y hoặc các đại
diện thứ bậc cao cấp Vatican có quan hệ với các nhóm lợi ích quốc tế,
đại diện cho các thế lực chính trị hay kinh tế chống đối với đường lối
chính trị của Đức Giáo hoàng. Nhưng cũng có những mối dây gián tiếp,
những người trong Giáo hội và những người vận động hành lang cùng có các
mục đích chung và làm việc để Đức Giáo hoàng bị yếu đi, để bảo vệ cho
lợi ích riêng của họ.
Một cách cụ thể, họ dùng phương cách hành động nào?
Nello Scavo: Trước
hết là họ bóp méo tin tức. Năm 2014, Unilever và Vodafone cho biết họ
có ý muốn phối hợp với Giáo hội công giáo để tài trợ một loạt các cuộc
hội thảo ở City Luân Đôn về giáo huấn xã hội công giáo. Một tháng sau,
ngân hàng J.P. Morgan, một ngân hàng rất chỉ trích chống tầm nhìn kinh
tế của Đức Giáo hoàng loan báo một “đánh giá tiêu cực” về tình trạng tài
chánh của hai công ty trên.
Nhưng
ví dụ hiển nhiên nhất là vụ cải cách ở Ngân hàng Vatican (IOR). Vì là
ngân hàng Vatican nên ngân hàng này có các liên hệ với các cơ quan tài
chánh quốc tế: các tổ chức lợi ích tài chánh cảm thấy mình bị đe dọa bởi
việc cải cách của Đức Giáo hoàng, họ sẽ làm mọi cách để làm cho vụ cải
cách này thất bại, bằng cách cô lập Ngân hàng Vatican trong giới ngân
hàng thế giới. Nhưng chúng ta có thể nói, bây giờ những ai làm việc ở
Ngân hàng Vatican đều muốn làm theo chỉ thị của Đức Giáo hoàng.
Vụ Vatileaks 2 có nằm trong khuôn khổ này không?
Nello Scavo: Chắc
chắn rồi. Ngay cả người ta có thể cho rằng các động thái chống Đức Giáo
hoàng đã thành công. Khi đọc bản án của toà án Vatican, người ta sẽ
hiểu hơn làm thế nào mà các nhóm lợi ích khác nhau đã âm mưu làm cho
cuộc cải cách của Đức Giáo hoàng thất bại. Nhưng bản án này cũng là một
cách để Vatican nói rằng mình đã lật ngược âm mưu này.
Khi
cầm tù giám chức Angel Vallejo Balda, tòa án cũng cho biết, không một
ai có thể thoát khỏi. Trước kia người ta theo ngạn ngữ: khi có ai không
cùng phe thì cử họ đi chỗ khác. Nhưng bây giờ, các cộng sự của Đức Giáo
hoàng cũng bị ra tòa và bị tù. Điều đó chứng tỏ Đức Phanxicô không sợ.
Ngoài việc bóp méo tin tức, Đức Giáo hoàng có bị đe dọa không?
Nello Scavo: Từ
lâu tôi đã làm việc về vấn đề mafia. Và tôi không quên câu của ông tòa
chống mafia Giovanni Falcone, bị ám sát chết năm 1992: “Người ta bắt đầu
làm cho bạn mất uy tín, sau đó họ cô lập bạn và cuối cùng họ giết bạn”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch(phanxico.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét