Đức Thánh Cha viếng thăm tòa Thượng Phụ Chính Thống Georgia
TBILISI. ĐTC bày tỏ lòng quí chuộng Giáo Hội
Chính Thống Georgia và kêu gọi từ bỏ những thành kiến đối với nhau, cùng
trở thành những loan báo Tin Mừng của Chúa.
Giã từ phủ tổng thống, ĐTC đã đến tòa Thượng Phụ lúc gần 5 giờ chiều giờ địa phương, và được Đức Thượng Phụ Ilia II tiếp đón.
Đức Thượng Phụ năm nay 83 tuổi (1933) thụ phong GM năm 1963 khi được 30 tuổi, và làm Viện trưởng thần học viện ở thủ đô Tbilisi, rồi làm GM giáo phận Sukhumi cho đến khi được bầu làm Thượng Phụ hồi năm 1977. Ngài từng làm Chủ Tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève Thụy Sĩ, nhưng năm 1997, dưới sức ép mạnh mẽ của phe thủ cựu, cho rằng tổ chức này chịu ảnh hưởng quá mạnh của Tin Lành, nên Thánh Hội đồng của Chính Thống Georgia buộc lòng phải lui khỏi Hội đồng đại kết. Nhóm thủ cựu này cũng đã biểu tình chống đối cuộc viếng thăm của ĐTC tại Georgia.
Sau khi hội kiến riêng với Đức Thượng Phụ Ilia II, ĐTC đã gặp chung với phái đoàn của hai bên và khoảng 10 đại diện của giới học giả và văn hóa.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói:
”Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi và một ơn đặc biệt được gặp Đức Thượng Phụ và các vị TGM, GM, thành viên của Thánh Hội đồng. Tôi chào thăm thủ tướng và các vị đại diện của giới học giả và văn hóa..”
Tiếp đến, ĐTC nhắc đến sự kiện Đức thượng phụ Ilia II là người đã viết lên một trang sử mới trong quan hệ giữa Chính Thống Georgia với Giáo Hội Công giáo khi đến viếng thăm lần đầu tiên tại Vatican. Trong dịp đó, Đức Thượng Phụ và GM Roma đã trao đổi nụ hôn bình an và hứa cầu nguyện cho nhau. Từ đó nhiều quan hệ và trao đổi đã được tăng cường, các cuộc viếng thăm của các đại diện Tòa Thánh tại Georgia, các sinh viên Chính Thống Georgia nghiên cứu tại thư viện Vatican và học hỏi tại các Đại học Giáo Hoàng ở Roma, và các tín hữu Georgia hiện diện ở Roma, với một thánh đường và có sự cộng tác với cộng đoàn Công giáo địa phương. Và - ĐTC nói - ”nay tôi đến đây như một người hành hương và một người bạn, tôi đến phần đất được chúc phúc này trong lúc các tín hữu Công Giáo cử hành cao điểm của Năm Thánh Lòng Thương Xót.”
ĐTC cũng nhận xét rằng Giáo Hội Chính Thống Georgia vốn ăn rễ sâu nơi lời giảng của các Tông đồ đặc biệt là Thánh Anrê, và Giáo hội Roma, được xây dựng trên cuộc tử đạo của thánh Phêrô Tông Đồ, ngày hôm nay cả hai Giáo Hội được ơn canh tân tình huynh đệ Tông Đồ tươi đẹp, nhân danh Chúa Kitô và vinh danh của Chúa, Phêrô và Anrê là anh em với nhau.. Người Anh em, Đức Thượng Phụ rất thân mến, chúng ta hãy để cho mình được Chúa Giêsu nhìn, để cho lời mời gọi của Chúa thu hút, từ bỏ những gì cầm giữ chúng ta để cùng nhau trở thành những người loan báo sự hiện diện của Chúa”.
ĐTC ca ngợi lòng can đảm của nhân dân Georgia, luôn trỗi dậy sau vô số thử thách.. và ngài nói thêm rằng:
”Người anh em rất thân mến, để Tin Mừng mang lại hoa trái, ngày nay chúng ta cũng được yêu cầu liên kết kiên vững hơn với Chúa và hiệp nhất với nhau. Nhiều vị thánh của đất nước này khuyến khích chúng ta đặt Tin Mừng lên trên mọi sự và loan báo Tin Mừng như trong quá khứ và hơn nữa, không để mình bị ràng buộc vì những thiên kiến và cởi mở đối với sự mới mẻ ngàn đời của Thiên Chúa. Ước gì những khó khăn không trở thành chướng ngại, nhưng khích lệ chúng ta biết nhau nhiều hơn, chia sẻ nhựa sống đức tin, tăng cường cầu nguyện cho nhau và cộng tác trong tình bác ái tông đồ để làm chứng tá chung, để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ hòa bình trên trái đất.”
G. Trần Đức Anh OP
Giã từ phủ tổng thống, ĐTC đã đến tòa Thượng Phụ lúc gần 5 giờ chiều giờ địa phương, và được Đức Thượng Phụ Ilia II tiếp đón.
Đức Thượng Phụ năm nay 83 tuổi (1933) thụ phong GM năm 1963 khi được 30 tuổi, và làm Viện trưởng thần học viện ở thủ đô Tbilisi, rồi làm GM giáo phận Sukhumi cho đến khi được bầu làm Thượng Phụ hồi năm 1977. Ngài từng làm Chủ Tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô ở Genève Thụy Sĩ, nhưng năm 1997, dưới sức ép mạnh mẽ của phe thủ cựu, cho rằng tổ chức này chịu ảnh hưởng quá mạnh của Tin Lành, nên Thánh Hội đồng của Chính Thống Georgia buộc lòng phải lui khỏi Hội đồng đại kết. Nhóm thủ cựu này cũng đã biểu tình chống đối cuộc viếng thăm của ĐTC tại Georgia.
Sau khi hội kiến riêng với Đức Thượng Phụ Ilia II, ĐTC đã gặp chung với phái đoàn của hai bên và khoảng 10 đại diện của giới học giả và văn hóa.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói:
”Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi và một ơn đặc biệt được gặp Đức Thượng Phụ và các vị TGM, GM, thành viên của Thánh Hội đồng. Tôi chào thăm thủ tướng và các vị đại diện của giới học giả và văn hóa..”
Tiếp đến, ĐTC nhắc đến sự kiện Đức thượng phụ Ilia II là người đã viết lên một trang sử mới trong quan hệ giữa Chính Thống Georgia với Giáo Hội Công giáo khi đến viếng thăm lần đầu tiên tại Vatican. Trong dịp đó, Đức Thượng Phụ và GM Roma đã trao đổi nụ hôn bình an và hứa cầu nguyện cho nhau. Từ đó nhiều quan hệ và trao đổi đã được tăng cường, các cuộc viếng thăm của các đại diện Tòa Thánh tại Georgia, các sinh viên Chính Thống Georgia nghiên cứu tại thư viện Vatican và học hỏi tại các Đại học Giáo Hoàng ở Roma, và các tín hữu Georgia hiện diện ở Roma, với một thánh đường và có sự cộng tác với cộng đoàn Công giáo địa phương. Và - ĐTC nói - ”nay tôi đến đây như một người hành hương và một người bạn, tôi đến phần đất được chúc phúc này trong lúc các tín hữu Công Giáo cử hành cao điểm của Năm Thánh Lòng Thương Xót.”
ĐTC cũng nhận xét rằng Giáo Hội Chính Thống Georgia vốn ăn rễ sâu nơi lời giảng của các Tông đồ đặc biệt là Thánh Anrê, và Giáo hội Roma, được xây dựng trên cuộc tử đạo của thánh Phêrô Tông Đồ, ngày hôm nay cả hai Giáo Hội được ơn canh tân tình huynh đệ Tông Đồ tươi đẹp, nhân danh Chúa Kitô và vinh danh của Chúa, Phêrô và Anrê là anh em với nhau.. Người Anh em, Đức Thượng Phụ rất thân mến, chúng ta hãy để cho mình được Chúa Giêsu nhìn, để cho lời mời gọi của Chúa thu hút, từ bỏ những gì cầm giữ chúng ta để cùng nhau trở thành những người loan báo sự hiện diện của Chúa”.
ĐTC ca ngợi lòng can đảm của nhân dân Georgia, luôn trỗi dậy sau vô số thử thách.. và ngài nói thêm rằng:
”Người anh em rất thân mến, để Tin Mừng mang lại hoa trái, ngày nay chúng ta cũng được yêu cầu liên kết kiên vững hơn với Chúa và hiệp nhất với nhau. Nhiều vị thánh của đất nước này khuyến khích chúng ta đặt Tin Mừng lên trên mọi sự và loan báo Tin Mừng như trong quá khứ và hơn nữa, không để mình bị ràng buộc vì những thiên kiến và cởi mở đối với sự mới mẻ ngàn đời của Thiên Chúa. Ước gì những khó khăn không trở thành chướng ngại, nhưng khích lệ chúng ta biết nhau nhiều hơn, chia sẻ nhựa sống đức tin, tăng cường cầu nguyện cho nhau và cộng tác trong tình bác ái tông đồ để làm chứng tá chung, để tôn vinh Thiên Chúa và phục vụ hòa bình trên trái đất.”
G. Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét